Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 12/2003/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 26/07/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2003/PL-UBTVQH11

Hà nội, ngày 26 tháng 07 năm 2003

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 12/2003/PL-UBTVQH11 NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2003 VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XI (2002-2007 và năm 2003;
Pháp lệnh này quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm,

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Pháp lệnh này quy định việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Điều 2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng điều ước quốc tế đó

Điều 3. Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản.

2. Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người.

3. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm.

4. sở chế biến thực phẩm là doanh nghiệp, hộ gia đình, bếp ăn tập thể nhà hàng và cơ sở chế biến thực phẩm khác.

5. Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm có chứa chất độc.

6. Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.

7. Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thành phần thực phẩm trong quá trình chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển thực phẩm nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thực phẩm.

8. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm nhằm hoàn thiện công nghệ xử lý, chế biến thực phẩm.

9. Vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng có hàm lượng thấp cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống của cơ thể con người.

10. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, có tác đụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

11. Thực phẩm có nguy cao là thực phẩm có nhiều khả năng bị các tác nhân sinh học, hóa học, lý học xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

12. Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng các nguồn có hoạt tính phóng xạ để bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.

13. Gen là một đoạn trên phân tử nhiễm sắc thể có vai trò xác định tính di truyền của sinh vật

14. Thực phẩm có gen đã bị biến đổi là thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật có gen đã bị biến đổi do sử dụng công nghệ gen.

Điều 4.

1. Kinh doanh thực phẩm là kinh doanh có điều kiện.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Điều 5.

1. Nhà nước có chính sách và biện pháp để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nham bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Nhà nước tạo điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 7. Người tiêu dùng có quyền được thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và lựa chọn, sử dụng thực phẩm thích hợp; có trách nhiệm thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tự bảo vệ mình trong tiêu dùng thực phẩm, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm; tự giác khai báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; khiếu nại, tố cáo, phát hiện về các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng.

Điều 8. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm trái với quy định của pháp luật;

2. Sản xuất, kinh doanh:

a) Thực phẩm đã bị thiu, thối, biến chất, nhiễm bẩn có thể gây hại cho tính mạng, sức khỏe của con người;

b) Thực phẩm có chứa chất độc hoặc nhiễm chất độc;

c) Thực phẩm có ký sinh trùng gây bệnh, vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật vượt quá mức quy định;

d) Thịt hoặc sản phẩm chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc kiểm tra không đạt yêu cầu;

đ) Gia súc, gia cầm, thủy sản chết do bị bệnh, bị ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân; sản phẩm chế biến từ gia sức, gia cầm, thủy sản chết do bị bệnh, bị ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân;

e) Thực phẩm nhiễm bẩn do bao gói, đồ chứa đựng không sạch, bị vỡ, rách trong quá trình vận chuyển;

g) Thực phẩm quá hạn sử dụng;

3. Sản xuất, kinh doanh động vật, thực vật có chứa mầm bệnh có thể lây truyền sang người, động vật, thực vật;

4. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ nguyên liệu không phải là thực phẩm hoặc hóa chất ngoài Danh mục được phép sử dụng;

5. Sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép;

6. Sử dụng phương tiện bị ô nhiễm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại để vận chuyển thực phẩm;

7. Thông tin, quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa sai sự thật hoặc có hành vi gian dối khác về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chương 2:

SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM

MỤC 1. SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI, SỐNG

Điều 9. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi, sống phải bảo đảm nơi nuôi, trồng, buôn bán thực phẩm không bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh và phải cách biệt với khu vực có khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây nhiễm bẩn thực phẩm.

Điều 10. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi, sống phải thực hiện các biện pháp xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 11. Việc sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất bảo quản thực phẩm, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục và các chất khác có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm phải theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 12. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi, sống có trách nhiệm:

1. Bảo đảm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bị ô nhiễm, được bảo quản ở nơi sạch sẽ, cách ly với nơi bảo quản hóa chất, đặc biệt ỉa hóa chất độc hại và các nguồn gây bệnh khác;

2. Chịu trách nhiệm về xuất xứ thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

MỤC 2. CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Điều 13.

1. Nơi chế biến thực phẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải được đặt trong khu vực có đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Nơi chế biến thực phẩm phải được thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 14.

1. Việc sử dụng nguyên liệu để chế biến thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh an toàn theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở chế biến thực phẩm phải thực hiện mọi biện pháp để thực phẩm không bị nhiễm bẩn, nhiễm mầm bệnh có thể lây truyền sang người, động vật, thực vật.

3. Cơ sở chế biến thực phẩm phải bảo đảm quy trình chế biến phù hợp với quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 15.

1. Cơ sở chế biến thực phẩm chỉ được phép sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng trong Danh mục được phép sử dụng và sử dụng đúng liều lượng, giới hạn quy định.

2. Bộ Y tế quy định Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng được phép sử dụng và liều lượng, giới hạn sử dụng.

Điều 16. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình chế biến thực phẩm có trách nhiệm:

1. Sử dụng thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Sử dụng đồ chứa đựng, bao gói, dụng cụ, thiết bị bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm;

3. Sử dụng nước để chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn quy định;

4. Dùng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường.

MỤC 3 . BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN THỰC PHẨM

Điều 17.

1. Bao bì thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thực phẩm không bị ô nhiễm và bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn bảo quản, sư dụng và thuận lợi cho việc ghi nhãn.

2. Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thử nghiệm, kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 18.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải áp dụng phương pháp bảo quản thực phẩm thích hợp để bảo đảm thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, giữ được chất lượng, mùi vị và không làm tăng thêm các chất ô nhiễm vào thực phẩm.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hướng dẫn phương pháp bảo quản thực phẩm, quy định liều lượng chất bảo quản thực phẩm và thời gian bảo quản cho từng loại thực phẩm.

Điều 19.

1. Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp thiếu xạ lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ hoặc bằng ký hiệu quốc tế và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về vệ sinh an toàn thực phẩm cho phép lưu hành.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ được kinh doanh thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ thuộc Danh mục thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ và trong giới hạn liều chiếu xạ theo quy định của pháp luật: Bộ Y tế quy định Danh mục thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ.

Điều 20.

1. Thực phẩm có gen đã bị biến đổi hoặc nguyên liệu thực phẩm có gen dã bị biến đổi phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là thực phẩm có gen đã bị ben đổi.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng thực phẩm có gen đã bị biến đổi.

Điều 21. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình vận chuyển thực phẩm phải bảo quản thực phẩm và các thành phần của thực phẩm không bị ô nhiễm do các tác nhân sinh học, hóa học, lý học không được phép có trong thực phẩm, giữ được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng.

Điều 22. Phương tiện sử dụng vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm;

2. Dễ dàng tẩy rửa sạch;

3. Dễ dàng phân biệt các loại thực phẩm khác nhau;

4. Chống được sự ô nhiễm, kể cả khói, bụi và lây nhiễm giữa các thực phẩm với nhau;

5. Duy trì, kiểm soát được các điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển.

MỤC 4. NHẬP KHẨU, XUẤ T KHẨ U THỰC PHẨM

Điều 23. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vì chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình nhập khẩu, xuất khẩu; khi nhập khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam; khi xuất khẩu phải tuân theo quy định của Pháp lệnh này và quy định của pháp luật nước nhập khẩu

Điều 24.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm phải có giấy xác nhận đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của mình.

Chính phủ quy định thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.

Điều 25.

1. Thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu đã được xác nhận đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm do tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng có thể bị kiểm tra nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế áp dụng tại Việt Nam có thể được giảm số lần kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 26.

1. Thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị thu hồi, tái chế, chuyển mục đích sử dụng, tiêu hủy hoặc tái xuất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý thực phẩm mà mình nhập khẩu không đạt yêu cầu.

2. Thực phẩm xuất khẩu không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị tái chế, chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý thực phẩm mà mình xuất khẩu không đạt yêu cầu

Điều 27. Thực phẩm mang theo người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh để tiêu dùng cá nhân; thực phẩm dùng cho nhân viên, hành khách trên phương tiện giao thông nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam; thực phẩm là hàng hóa quá cảnh Việt Nam phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

MỤC 5. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM

Điều 28.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại các Mục 1, 2, 3 và 4 của Chương này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chính phủ quy định Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao, thẩm quyền và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 29.

1. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm và có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn sức khỏe, yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.

Điều 30.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn sức khỏe của những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại cơ sở của mình theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Y tế quy định việc kiểm tra sức khỏe đối với người làm việc tại cơ sơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

MỤC 6. CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 31. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 32. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp kiểm nghiệm, quy định về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi, đồ chứa đựng, vật liệu để làm bao gói thực phẩm, dụng cụ, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều 33.

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải công bố việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành theo quy định của pháp luật; trường hợp công bố tiêu chuẩn cơ sở thì tiêu chuẩn đó không được thấp hơn Tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn mà mình đã công bố và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có đăng ký kinh doanh phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

MỤC 7. QUẢNG CÁ O, GHI NHÃN THỰC PHẨM

Điều 34.

1. Việc quảng cáo về thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao

, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi và các vấn đề liên quan đến thực phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Người quảng cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo của mình.

2. Nội dung quảng cáo về thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi và các vấn đề liên quan đến thực phẩm phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Điều 35.

1. Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn thực phẩm thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; không được ghi trên nhãn thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào về thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn trên lãnh thổ Việt Nam phải ghi nhãn thực phẩm trước khi xuất xưởng thực phẩm.

3. Nhãn thực phẩm phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Tên thực phẩm;

b) Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất thực phẩm;

c) Định lượng của thực phẩm;

d) Thành phần cấu tạo của thực phẩm;

đ) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thực phẩm;

e) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản thực phẩm;

g) Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng thực phẩm;

h) Xuất xứ của thực phẩm.

Chương 3:

PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ BỆNH TRUYỀN QUA THỰC PHẨM

Điều 36. Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm bao gôm:

1. Bảo đảm vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm;.

2. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;

3. Kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

4. Phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;

5. Điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm;

6. Lưu mẫu thực phẩm theo quy định của pháp luật

Điều 37.

Các biện pháp khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm bao gồm:

a) Phát hiện, tổ chức điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;

b) Đình chỉ sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc;

c) Thu hồi thực phẩm đã sản xuất và đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc;

d) Thông báo kịp thời cho người tiêu dùng về tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm, thực phẩm đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc;

đ) Kịp thời điều tra xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm;

e) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa việc lan truyền bệnh dịch do ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm.

2. Chính phủ phân công cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Điều 38.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm có trách nhiệm chủ động phòng ngừa và kịp thời khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp khắc phục hậu quả, đồng thời phải báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nơi gần nhất và phải chịu mọi chi phí cho việc khắc phục ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ sở y tế hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi gần nhất để có biện pháp phòng ngừa, khắc phục kịp thời

Điều 40. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm ở địa phương; trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm thì phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để khác phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan; đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có thẩm quyền và thông báo cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có khả năng bị lây lan.

Ủy ban nhân dân địa phương nơi có khả năng bị lây lan ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm thông báo cho nhân dân địa phương biết để đề phòng và thực hiện các biện pháp phối hợp khắc phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan.

Điều 41.

1. Trường hợp Uỷ ban nhân dân địa phương nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm không đủ khả năng khắc phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan thì phải đề nghị cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có thẩm quyền giải quyết hoặc hỗ trợ giải quyết.

2. Trường hợp bệnh truyền qua thực phẩm tạo thành dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của con người thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Chương 4:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 42. Nội dung quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm;

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;

4. Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

5. Quản lý việc công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;

7. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm;

8. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

9. Hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm;

10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 43.

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo các nguyên tắc sau đây:

a) Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan thực hiện;

b) Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lưu thông do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Chương 5:

KIỂM TRA, THANH TRA VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 44.

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Chính phủ quy định cụ thể về việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh.

Điều 45.

1. Việc thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm do thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện.

2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm do Chính phủ quy định.

Điều 46. Thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiệm vụ:

1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

2. Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

3. Đề xuất, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 47. Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có các quyền và trách nhiệm sau đây:

1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tư liệu và trả lời những vấn đề cần thiết phục vụ công tác thanh tra; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; trường hợp cần thiết được lấy mẫu xét nghiệm, niêm phong tài liệu, tang vật có liên quan đến nội dung thanh tra, lập biên bản về các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

2. Yêu cầu giám định, kết luận những vấn đề cần thiết để phục vụ công tác thanh tra;

3. Đình chỉ hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây nguy hại hoặc có nguy cơ gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người và những hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, biện pháp xử lý hoặc quyết định thanh tra của mình;

6. Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 48.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là đối tượng thanh tra phải chấp hành quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 49.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục khởi kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ Lý VI PHạM

Điều 50. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có công phát hiện vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 51. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này hoặc các quy định khác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 52. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Pháp lệnh này hoặc các quy định khác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 53. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2003.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 54. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH



Nguyễn Văn An

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 12/2003/PL-UBTVQH11

Hanoi, July 26, 2003

 

ORDINANCE

ON FOOD HYGIENE AND SAFETY
(No. 12/2003/PL-UBTVQH11 of July 26, 2003)

In order to protect human lives and health, maintain and develop our race; to enhance the efficiency of the State management over food hygiene and safety;

Pursuant to the Socialist Republic of Vietnam's 1992 Constitution which was amended and supplemented under Resolution No.51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;

Pursuant to Resolution No.12/2002/QH11 of December 16, 2002 of the XIth National Assembly, the 2nd session, on the law- and ordinance-making programs of the National Assembly for the XIth Legislature (2002-2007) and 2003;

This Ordinance prescribes food hygiene and safety.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Vietnamese organizations, households and individuals as well as foreign organizations and individuals, that are engaged in food production and business in the Vietnamese territory, must abide by the provisions of this Ordinance and other relevant provisions of law. In cases where the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Ordinance, such international treaties shall apply.

Article 3.- In this Ordinance, the following terms and phrases are construed as follows:

1. Food means the products which humans eat and/or drink in fresh, raw or processed, preserved forms.

2. Food hygiene and safety mean the necessary conditions and measures to ensure that food shall not cause harms to human health and lives.

3. Food production and business means the performance of one, several or all of the activities of cultivating, rearing, harvesting, fishing and catching, preliminarily processing, processing, packaging, preserving, transporting and/or trading in food.

4. Food-processing establishments mean enterprises, households, collective cookhouses, restaurants and other food-processing establishments.

5. Food poisoning means a pathological occurrence due to eating or drinking food which contain toxins.

6. Diseases transmitted via food mean those caused due to eating, drinking food contaminated with pathogenic agents.

7. Food additives mean substances with or without nutritious values, which are added to food ingredients in the course of processing, treating, packaging and transporting food with a view to retaining or improving some characteristics of food.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Micro-nutrients mean vitamins, minerals with low contents necessary for the growth, development and sustainment of human body.

10. Functional food mean those used to support the operation of body organs, which have nutritious value and create ease for body and reduce pathogenic dangers.

11. High-risk food mean those with high possibility of infiltration by biological, chemical and/or physic agents which affect the health of consumers.

12. Food preserved by radiation method are those radiated with sources of radioactive activity to preserve and prevent food from degeneration.

13. Gene means a section of chromosomal molecule playing the role of determining the heredity of organism.

14. Genetically modified food are those originating from organisms genetically modified due to the use of genetic technology.

Article 4.-

1. Food business is a conditional business.

2. Organizations, households and individuals producing and/or trading in food must be accountable for the hygiene and safety of the food they produce and/or trade in.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State shall work out policies and measures to ensure food hygiene and safety with a view to protecting human lives and health.

2. The State shall encourage Vietnamese organizations, households and individuals as well as foreign organizations and individuals that are engaged in food production and business in the Vietnamese territory to apply advanced quality control system in order to ensure food hygiene and safety.

3. The State shall create conditions to expand international cooperation in ensuring food hygiene and safety.

Article 6.- Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to propagate and mobilize people to implement and supervise the implementation of the legislation on food hygiene and safety.

Article 7.- Consumers shall have the right to be informed of food hygiene and safety, to select and use proper food; have the responsibility to observe food hygiene and safety, protect themselves in the use of food, fully comply with the guidance on food hygiene and safety; voluntarily report on food poisoning and diseases transmitted via food; complain about, denounce and detect acts of violating the legislation on food hygiene and safety in order to protect the health of their own and of the community.

Article 8.- The following acts are strictly forbidden:

1. Cultivating, rearing, harvesting, fishing and catching, preliminarily processing, processing, packaging, preserving, transporting or trading in food in contravention of law provisions.

2. Producing or trading in:

a) Stale, rotten, degenerated, contaminated food which may cause harm to human lives and health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Food infected with pathogenic parasites, pathogenic micro-organisms or micro-organisms beyond the prescribed limits;

d) Meat or products of meat, which have not gone through veterinary inspection or have been inspected but fail to meet the requirements;

e) Cattle, poultry, aquatic resources, which die of diseases, poisoning or unclear causes; products processed from cattle, poultry and/or aquatic resources, which die of diseases, poisoning or unclear causes;

f) Food contaminated due to packing, containers which get dirty, broken or torn in the course of transportation;

g) Food with expired use duration.

3. Producing and/or trading in animals and/or plants infected with pathogenic agents which may spread to humans, animals, plants.

4. Producing and/or trading in food made of non-food raw materials or chemicals outside the lists of those permitted for use.

5. Producing and/or trading in food additives, food-processing supports, micro-nutrients, functional food, high-risk food, food preserved by radiation method, genetically modified food, without permision of competent State management bodies.

6. Using polluted means, means already used for transportation of poisonous and hazardous substances to transport food.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

FOOD PRODUCTION AND TRADING

Section 1. FRESH AND RAW FOOD PRODUCTION AND TRADING

Article 9.- Organizations, households and individuals that produce and/or trade in fresh and raw food must ensure that the places where the food are reared, cultivated or traded in shall not be polluted by surrounding environments and must be isolated from areas where environmental pollution and/or food contamination may occur.

Article 10.- Organizations, households and individuals that produce and/or trade in fresh and raw food must apply measures to treat wastes according to the law provisions on environmental protection.

Article 11.- The use of fertilizers, animal feeds, plant protection drugs, veterinary drugs, food preservatives, growth stimulants, weight gain stimulants, breeding irritators and other substances related to food hygiene and safety must comply with law provisions.

Article 12.- Organizations, households and individuals that produce and/or trade in fresh and raw food shall have the responsibility:

1. To ensure that the food they have produced and/or traded in are not polluted, are preserved at clean places, isolated from places where chemicals, chiefly toxic chemicals, are preserved and other pathogenic sources;

2. To be accountable for the origins of food they have produced and/or traded in.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.-

1. Food-processing sites of organizations, households or individuals must be located at places which meet the food hygiene and safety conditions.

2. The food- processing sites must be designed, constructed, installed and operated to satisfy the food hygiene and safety requirements.

Article 14.-

1. Raw materials used for food processing must ensure hygiene and safety according to law provisions.

2. The food-processing establishments must apply all measures to keep food from being contaminated or infected with pathogens which may spread to humans, animals and/or plants.

3. The food-processing establishments must ensure that the processing process is conformable with the law provisions on food hygiene and safety.

Article 15.-

1. The food-processing establishments shall only be permitted to use food additives, food-processing supports and micro-nutrients, which are on the lists of those permitted for use, and must use them within the prescribed dosages or limits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Organizations, households and individuals, in the course of food processing, shall have the responsibilities:

1. To use equipment and devices with surfaces which directly contact food being manufactured from materials meeting the food hygiene and safety requirements;

2. To use containers, packings, devices, equipment which satisfy the food hygiene and safety requirements and do not cause food pollution;

3. To use water up to the prescribed standards for food processing;

4. To use detergents, disinfectants, antidotal substances safely without adversely affecting human health and lives and without causing environmental pollution.

Section 3. FOOD PRESERVATION, TRANSPORTATION

Article 17.-

1. Food packages must ensure food hygiene and safety requirements, protect food from being polluted and maintain food quality in the preservation and use duration and must be convenient for labeling.

2. Packages directly contacting food must be tested and inspected in terms of food hygiene and safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organizations, households and individuals that produce and/or trade in food must apply appropriate food-preserving methods in order to ensure that food shall not spoil, degenerate, shall retain their quality, tastes and flavors, and not to increase pollutants in food.

2. Agencies performing the State management over food hygiene and safety shall guide the food-preserving methods, prescribe the dosages of food preservatives and the preservation duration for each kind of food.

Article 19.-

1. Food which are preserved by radiation method and circulated in the Vietnamese territory must have their labels inscribed in Vietnamese with "thuc pham duoc bao quan bang phuong phap chieu xa" (Food preserved by radiation method) or with international signs and must be permitted by competent State management agencies in charge of food hygiene and safety for circulation.

2. Organizations, households and individuals shall only be permitted to trade in radiation-preserved food on the list of food preserved by radiation method and within the law-prescribed radiation dosages.

The Health Ministry shall prescribe the list of food preserved by radiation methods.

Article 20.-

1. Genetically modified food food raw materials must have their labels inscribed in Vietnamese with "thuc pham co gen da bien doi" (Genetically modified food).

2. The Government shall prescribe in detail the management and use of genetically modified food.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- Means used for transportation of food must ensure the following conditions:

1. Being manufactured from materials which do not pollute food or food packages;

2. Being easily cleansed and cleaned;

3. Being able to easily distinguish assorted food;

4. Being able to combat pollutants, including smoke, dust and to combat contagion among assorted food;

5. Being able to maintain and control conditions to ensure food hygiene and safety in the course of transportation.

Section 4. FOOD IMPORT, EXPORT

Article 23.- Organizations, households and individuals that import and/or export food, food additives, food-processing supports, micro-nutrients, functional food, high-risk food, radiation-preserved food, genetically modified food must bear responsibility for the hygiene and safety of the food they have imported and/or exported; must comply with the provisions of Vietnamese law when importing them; and must comply with the provisions of this Ordinance and the provisions of the importing countries' laws, when exporting them.

Article 24.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Competent State agencies which conduct the inspection of imported- and exported- food hygiene and safety must be answerable before law for the results of their inspection of food hygiene and safety.

The Government shall prescribe the procedures for inspection of imported- and exported-food hygiene and safety.

Article 25.-

1. Imported, exported food which have already been certified as satisfying the food hygiene and safety requirements by countries which have signed with Vietnam international treaties on mutual recognition in activities of certifying quality, recognizing quality control systems can be inspected if signs of violating the provisions of Vietnamese law on food hygiene and safety are detected.

2. Imported, exported food which have already been certified for standard compatibility, food of production and/or business organizations and individuals that have already been certified as having the food hygiene and safety quality control system compatible with Vietnamese standards or foreign, international standards applied in Vietnam can be entitled to reduction of the number of food hygiene and safety inspections.

Article 26.-

1. Imported food which fail to satisfy the food hygiene and safety requirements can be recovered, recycled, subject to change of use purposes, destroyed or re-exported under decisions of competent State agencies; organizations, households and individuals shall bear all expenses for handling of their imported food which fail to satisfy the requirements.

2. Exported food which fail to satisfy the food hygiene and safety requirements can be re-cycled, subject to change of use purposes, or destroyed under decisions of competent State agencies; households and individuals shall have to bear all expenses for the handling of their exported food which fail to satisfy the requirements.

Article 27.- Food brought along by persons on entry, exit or transit for personal consumption; food used for crew members and passengers on traffic means entering, exiting or transiting Vietnam; food being goods on transit in Vietnam must ensure the food hygiene and safety requirements as provided for in this Ordinance and other relevant legislation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.-

1. Organizations, households and individuals that produce and/or trade in food must comply with the food hygiene and safety conditions prescribed in Sections 1, 2, 3 and 4 of this Chapter.

2. Organizations, households and individuals that produce and/or trade in high-risk food must be granted certificates of satisfaction of food hygiene and safety conditions by competent State agencies.

The Government shall prescribe the list of high-risk food, the competence and procedures for granting certificates of satisfaction of food hygiene and safety conditions.

Article 29.-

1. Persons who are directly engaged in food production and trading must satisfy the health criteria, not suffer from contagious diseases and have knowledge about food hygiene and safety.

2. The Health Ministry shall prescribe the health criteria, the requirements on knowledge about food hygiene and safety for persons directly involved in food production and trading, which are suitable to each production and/or business line.

Article 30.-

1. Organizations, households and individuals that produce and trade in food shall have to ensure the health criteria of persons directly involved in food production and/or trading at their establishments as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 6. ANNOUNCEMENT OF FOOD HYGIENE AND SAFETY STANDARDS

Article 31.- Organizations, households and individuals can only produce and/or trade in food which ensure the food hygiene and safety standards.

Article 32.- The competent State agencies shall promulgate food hygiene and safety standards as well as inspection methods, stipulate the food hygiene and safety management over food, food additives, food-processing supports, micro-nutrients, functional food, high-risk food, radiation-preserved food, genetically modified food, food containers, materials for making food packages, wrappings, devices and equipment used in food production and/or trading.

Article 33.-

1. Organizations and individuals that produce and trade in food with business registration must publicize the application of Vietnamese standards or branch standards according to law provisions; in case of publication of the establishment standards, such standards must not be lower than the branch standards and the Vietnamese standards.

2. Organizations and individuals that produce and trade in food with business registration must strictly comply with the standards they have publicized and the food hygiene and safety regulations promulgated by competent State agencies; regularly inspect and take responsibility for food hygiene and safety with regard to the food they produce and/or trade in.

3. Organizations, households and individuals that produce and trade in food without business registration must strictly comply with the law provisions on food hygiene and safety and be responsible for food hygiene and safety with regard to the food they produce and/or trade in.

Section 7. FOOD ADVERTISEMENT AND LABELING

Article 34.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The advertisers must bear responsibility for the contents of their advertisements.

2. The contents of advertisements of food, food additives, food-processing supports, micro-nutrients, functional food, high-risk food, radiation-preserved food, genetically modified food and food-related matters must be truthful, accurate, clear and not harmful to producers, traders and consumers.

Article 35.-

1. Pre-packed food must be stuck with food labels. Food labels must be inscribed fully, accurately, clearly and truthfully with food constituents and other contents as prescribed by law; food labels must not be inscribed in any form about food with efficacy of substituting curative medicines.

2. Organizations and individuals that produce or trade in pre-packed food in the Vietnamese territory must inscribe food labels before delivering goods from workshops.

3. Food labels must contain the following basic details:

a) The name of the food;

b) The name and address of the food-producing establishment;

c) The food quantity;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Major quality norms of the food;

f) Date of production, use duration, food preservation duration;

g) Instructions on preservation and use of the food;

h) Origin of the food.

Chapter III

PREVENTION AND OVERCOMING OF FOOD POISONING AND DISEASES TRANSMITTED VIA FOOD

Article 36.- Measures to prevent food poisoning and diseases transmitted via food shall include:

1. Ensuring hygiene and safety in the process of food production, trading and consumption;

2. Educating, propagating and disseminating knowledge and practice about food hygiene and safety for producers, traders and consumers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Analyzing dangers of food pollution;

5. Investigating, surveying and archiving data on food hygiene and safety;

6. Keeping food samples according to law provisions.

Article 37.-

1. Measures to overcome food poisoning and diseases transmitted via food shall include:

a) Detecting and treating in time victims of food poisoning and diseases transmitted via food;

b) Stopping the production, trading and use of poisoned food;

c) Recovering food which have been produced, being circulated on markets and poisoned;

d) Notifying in time the consumers of the food poisoning or diseases transmitted via food, food which are being circulated on the market and poisoned;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) Applying measures to prevent the spread of epidemics due to food poisoning or diseases transmitted via food.

2. The Government shall assign specific responsibilities to ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in preventing and over-coming food poisoning and diseases transmitted via food.

Article 38.-

1. Organizations, households and individuals that produce, trade in or use food shall have to take initiative in preventing and promptly overcoming food poisoning and diseases transmitted via food.

2. Organizations, households and individuals that produce, trade in or use food, causing food poisoning or diseases transmitted via food shall have to immediately apply measures to overcome the consequences thereof, and at the same time promptly report such to the local People's Committees or the nearest State management agencies in charge of food hygiene and safety and shall have to bear all expenses for the overcoming of food poisoning or diseases transmitted via food according to law provisions.

Article 39.- Organizations and individuals that detect signs of food poisoning of diseases transmitted via food shall have to immediately notify them to the nearest medical establishments or local People's Committees for working out timely preventive and remedial measures.

Article 40.- The People's Committees at all levels shall have to apply measures to preclude food poisoning or diseases transmitted via food in their respective localities; in cases of food poisoning or diseases transmitted via food, they must apply necessary measures to overcome the consequences and prevent the spread thereof; at the same time, report to the immediate superior State agencies, the competent State management agencies in charge of food hygiene and safety and notify the People's Committees of the localities where the food poisoning or diseases may spread to.

The People's Committees of the localities where food poisoning or diseases transmitted via food may spread to shall have to notify the local population thereof for prevention thereof and the application of measures to coordinate in overcoming the consequences and preventing the spread thereof.

Article 41.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Where diseases transmitted via food turn into dangerous epidemics which spread widely, seriously threatening the human life and health, the law provisions on emergency state must be complied with.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OVER FOOD HYGIENE AND SAFETY

Article 42.- The contents of State management over food hygiene and safety shall include:

1. Elaborating and organizing the implementation of strategies, policies, plannings and plans on food hygiene and safety;

2. Promulgating and organizing the implementation of legal documents on food hygiene and safety, the regulations and standards on food hygiene and safety;

3. Elaborating and organizing the implementation of plans to prevent and overcome food poisoning and diseases transmitted via food;

4. Managing the food hygiene and safety testing and experimenting systems;

5. Managing the promulgation of food hygiene and safety standards, the certifications of satisfaction of food hygiene and safety conditions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Providing professional training and fostering on food hygiene and safety;

8. Organizing the work of information, propagation and dissemination of knowledge and legislation on food hygiene and safety;

9. Entering into international cooperation on food hygiene and safety;

10. Inspecting, examining and settling complaints, denunciations and handling violations of the legislation on food hygiene and safety.

Article 43.-

1. The Government shall perform the unified State management over food hygiene and safety.

2. The Health Ministry shall be accountable to the Government for performing the State management over food hygiene and safety.

3. The ministries and branches shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Health Ministry in performing the State management over food hygiene and safety in their assigned fields according to the following principles:

a) The State management over food hygiene and safety in the production process shall be undertaken primarily by the specialized managing ministries or branches, which shall coordinate with the Health Ministry, the concerned ministries and/or branches in the implementation thereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The People's Committees at all levels shall, within the scope of their respective tasks and powers, perform the State management over food hygiene and safety in their respective localities.

Chapter V

FOOD HYGIENE AND SAFETY EXAMINATION AND INSPECTION

Article 44.-

1. The State management agencies in charge of food hygiene and safety shall, within the scope of their tasks and powers, have to examine the observance of law provisions on food hygiene and safety.

2. The Government shall specify the examination of food hygiene and safety in food production and trading.

Article 45.-

1. The food hygiene and safety inspection shall be undertaken by specialized food hygiene and safety inspectorate.

2. The organization and operation of the specialized food hygiene and safety inspectorate shall be defined by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To inspect the observance of law provisions on food hygiene and safety by organizations and individuals that produce and/or trade in food;

2. To inspect the observance of food hygiene and safety standards; To verify, conclude on, propose competent authorities to handle violations of the legislation on food hygiene and safety;

3. To suggest, participate in the elaboration of legal documents on food hygiene and safety.

Article 47.- In the course of inspection, the inspection teams and inspectors shall have the following rights and responsibilities:

1. To request concerned organizations and individuals to supply information and materials and give answers on necessary matters in service of the inspection; to request the inspected subjects to supply documents, reports on matters related to the inspection contents; in case of necessity, to be entitled to take samples for testing, to seal documents and evidences related to the inspection contents, to make records on violations related to food hygiene and safety according to law provisions;

2. To request the expertise and conclusion on necessary matters in order to serve the inspection work;

3. To stop acts of violating the regulations on food hygiene and safety, which cause harms or threaten to cause harms to human lives and health, and other acts which cause harms to the interests of the State and the legitimate rights and interests of organizations, individuals;

4. To handle according competence or propose competent State bodies to handle violations of the legislation on food hygiene and safety according to law provisions;

5. To be answerable before law for their conclusions, handling measures of inspection decisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 48.-

1. Organizations, households and individuals that produce and/or trade in food shall have to create conditions for inspection teams and inspectors to perform their tasks of inspection over food hygiene and safety;

2. The inspected organizations, households and individuals must abide by decisions of the inspection teams or inspectors on food hygiene and safety.

Article 49.-

1. Organizations, households and individuals shall have the right to complain about or initiate lawsuits against administrative decisions and/or administrative acts of competent agencies, organizations or individuals in the observance of the legislation on food hygiene and safety.

2. Individuals shall have the right to denounce acts of violating the legislation on food hygiene and safety with competent agencies, organizations and/or individuals.

The competence and procedures for settlement of complaints and denunciations and the procedures to initiate lawsuits, which are prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, shall be effected according to the provisions of law.

Chapter VI

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 51.- Organizations and individuals that produce and trade in food and commit acts of violating the provisions of this Ordinance or other law provisions on food hygiene and safety shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, pay compensations therefor according to law provisions.

Article 52.- Those who abuse their positions and powers to violate the provisions of this Ordinance or other law provisions on food hygiene and safety shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, pay compensations therefor according to law provisions.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 53.- This Ordinance shall take implementation effect as from November 1, 2003.

The previous regulations contrary to this Ordinance are hereby all annulled.

Article 54.- The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Ordinance No. 12/2003/PL-UBTVQH11 of July 26, 2003, on food hygiene and safety

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.847

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.170.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!