Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 88/2008/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Bùi Thanh Quyến
Ngày ban hành: 22/02/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/2008/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 22 tháng 02 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989;

Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tư­ớng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Hải Dương thời kỳ 2006-2020;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại tờ trình số 05/TTr-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2008, báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá-Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1: Thông qua Quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 như sau:

I. Quan điểm phát triển :

1. Con nguời là động lực, là mục tiêu của các quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đầu t­ư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân là đầu tư­ cho phát triển kinh tế- xã hội của địa phư­ơng.

2. Phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Hải Dư­ơng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 phải cụ thể hoá các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

3. Phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Hải Dư­ơng theo hư­ớng công bằng, hiệu quả và bền vững, gắn y tế chuyên sâu với y tế cơ sở, kết hợp hài hoà giữa phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ với chữa bệnh phục hồi chức năng, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại.

4. Phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Hải Dư­ơng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của tỉnh đồng thời huy động đựơc các tiềm năng, nguồn lực của xã hội, đáp ứng về cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân qua mỗi thời kỳ.

5. Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế theo cụm dân cư­ nhằm tạo cơ hội cho mọi người dân được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng cao.

6. Tăng c­ường đầu tư­ đồng bộ về mọi mặt đặc biệt là về nhân lực y tế nhằm khắc phục tình trạng khác biệt trong chăm sóc sức khỏe giữa thành thị và nông thôn, giữa ngư­ời giàu và ngư­ời nghèo... đồng thời để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của ngư­ời dân, đảm bảo không tụt hậu về Y tế so với các tỉnh trong khu vực.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung:

Không để các bệnh dịch lớn, nghiêm trọng xảy ra, giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do dịch bệnh; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể:

STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1.

Tuổi thọ trung bình

73 tuổi

74 tuổi

75 tuổi

2.

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia

>90%

>90%

>90%

3.

Tỷ lệ trẻ em sinh ra có trọng lượng dưới 2500 gam

<1,8%

1,6%

1,5%

4.

Tỷ lệ trẻ em từ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

<18%

16%

<15%

5.

Tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư

<0,3%

<0,3%

<0,3%

6.

Số người mắc Sốt rét/100.000 dân

<15

13

12

7.

Tỷ lệ trẻ em 8-12 tuổi bị bướu cổ

4,6%

4,3%

4,0%

8.

Số người mắc Lao AFB (+)/100.000 dân

<40

38

35

9.

Tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi

7‰

6,5‰

6‰

10.

Tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi

7,6‰

7,0‰

6,4‰

11.

Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, sởi, bạch hầu, ho gà.

12.

Số giường bệnh/10.000 dân

20

22

25

13.

Số bác sỹ/10.000 dân

5

6

6,5

14.

Tổng giá trị sản xuất thuốc (tỷ/năm)

40-50

50-70

70-100

15.

Tiêu dùng thuốc bình quân (USD /người/ năm)

10

15

17

 

 

 

 

 

 

III. Các giải pháp:

1. Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư y tế:

Chủ động bố trí ngân sách địa phương theo đúng định mức và tiến độ của các đề án y tế đã được phê duyệt. Ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh, lập dự án để tranh thủ nguồn vốn từ trái phiếu, tín phiếu của Chính phủ và từ nguồn vốn vay ODA.

2. Lập quy hoạch sử dụng đất cho phát triển sự nghiệp y tế:

Chủ động đề xuất về nhu cầu sử dụng đất cho các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trong những năm sắp tới

3. Đào tạo và phát triển nhân lực:

Nhanh chóng xây dựng đề án phát triển nhân lực y tế Hải Dương đến năm 2015 và 2020 với việc ban hành các chính sách khuyến khích đào tạo tại chỗ theo địa chỉ và có chính sách thu hút nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao về công tác tại địa phương, ký kết hợp đồng với các cộng tác viên là cán bộ có trình độ chuyên môn cao đã nghỉ hưu tại tỉnh và các địa phương lân cận.

4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

5. Tăng cường xã hội hoá công tác y tế và truyền thông giáo dục sức khoẻ:

Lồng ghép các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các chương trình dự án phát triển kinh tế, tăng cường sự phối hợp liên ngành và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, mở rộng liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị y tế.

6. Phát triển khoa học công nghệ:

Chú trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ gắn liền với tăng cưòng ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh, phòng bệnh và quản lý.

7. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý các cấp, thực hiện phân cấp trong quản lý, nâng cao năng lực lập kế hoạch, chú trọng công tác giám sát đánh giá.

8. Đẩy mạnh hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế:

Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh lân cận trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm. Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật.

IV. Lộ trình thực hiện

a) Từ nay đến năm 2010:

- Xây dựng đề án phát triển nhân lực Y tế Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách về phát triển nhân lực y tế: Đào tạo tại chỗ và chính sách thu hút nhân tài từ các vùng lân cận.

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho các cơ sở Y tế công lập và ngoài công lập đến năm 2010, 2015 và 2020.

- Ban hành các chính sách thu hút đầu tư, tăng cường xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Đổi mới hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe.

- Xây dựng hoàn chỉnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trường Trung học Y tế, Khu quản lý và điều trị bệnh nhân AIDS.

- Nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền thành Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền tỉnh Hải Dương ở địa điểm mới.

- Đầu tư sữa chữa, nâng cấp các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh. Nâng cấp các bệnh viện đa khoa huyện theo Đề án Chính phủ, xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành ở địa điểm mới, chuyển bệnh viện đa khoa thành phố Hải Dương thành bệnh viện chuyên khoa.

- Xây dựng trụ sở mới 12 Trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố.

- 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn được củng cố và nâng cấp đạt tiêu chí Chuẩn quốc gia về y tế xã.

- Nâng cấp Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm và phát triển sản xuất thuốc theo hướng hiện đại hoá, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.

b) Giai đoạn 2011-2015

- Xây dựng bệnh viện Quốc tế 500 giường bệnh.

- Xây dựng mới bệnh viện Nhi, Trung tâm Điều trị chất lượng cao, Trung tâm Dưỡng lão, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Mắt – Da liễu.

- Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, tiếp tục xây trụ sở mới 12 Trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố.

- Tiếp tục xây dựng Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm giáo dục sức khỏe tỉnh.

- Nâng cấp Trường Trung học y tế thành Trường Cao đẳng Y tế.

- Tiếp tục xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho bệnh viện đa khoa tỉnh

- Hỗ trợ các bệnh viện đa khoa huyện, thành phố (mỗi đơn vị 10 tỷ)

c) Giai đoạn 2016 – 2020

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các bệnh viện huyện thành bệnh viện đa khoa hạng II.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã để duy trì trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia.

- Hỗ trợ các bệnh viện đa khoa huyện, thành phố (mỗi đơn vị 10 tỷ)

Điều 2. Giao UBND tỉnh căn cứ Nghị quyết này chỉ đạo cơ quan chuyên môn hoàn chỉnh quy hoạch để phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban TV Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp ( Cục kiểm tra văn bản);
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ngành của tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh uỷ, VP HĐND, VP UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Báo Hải Dương, Công báo tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Bùi Thanh Quyến

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị quyết số 88/2008/NQ-HĐND tỉnh ngày 22/02/2008 của HĐND tỉnh Hải Dương)

1. Quy hoạch phát triển tổ chức và mạng lưới y tế

a) Mô hình mạng lưới y tế công lập đến năm 2015:

- Sở Y tế;

- Các đơn vị sự nghiệp tuyến tỉnh:

+ Bệnh viện đa khoa tỉnh, 6 bệnh viện chuyên khoa, thành lập mới 2 bệnh viện chuyên khoa vào năm 2015, thành lập mới 2 bệnh viện sau năm 2015.

+ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS; Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản; Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khoẻ; Trung tâm kiểm nghiệm Dược - Mỹ phẩm - Thực phẩm; Trung tâm Giám định pháp y; Trung tâm Giám định y khoa.

- Phòng Y tế;

- Các đơn vị sự nghiệp tuyến huyện: 13 BVĐK, 12 Trung tâm Y tế dự phòng huyện;

- Trạm Y tế xã: 263;

- Nhân viên y tế thôn bản;

- Mạng lưới sản xuất và cung ứng thuốc.

b) Mô hình mạng lưới y tế ngoài công lập Hải Dương đến năm 2015:

Dự kiến đến 2015 mô hình y tế ngoài công lập phát triển các mô hình sau: các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT; các phòng khám chuyên khoa, phòng khám đa khoa tư nhân; các công ty TNHH sản xuất, kinh doanh dược, các nhà thuốc, đại lý, quầy thuốc; các bệnh viện tư nhân; bệnh viện quốc tế (Bệnh viện Delta và Bệnh viện quốc tế tại khu công nghiệp Việt Hòa); bệnh viện Phụ sản, trung tâm Y tế chất lượng cao, Trung tâm dưỡng lão….

2. Quy hoạch phát triển nhân lực y tế

a) Nhu cầu nhân lực y tế đến năm 2015 và 2020:

- Nhu cầu về số lượng nhân lực y tế đến năm 2015: Hàng năm cần bổ sung 20 bác sĩ và bổ sung 18 dược sĩ đại học. Năm 2020: Hàng năm cần bổ sung 17 bác sĩ và bổ sung 10 dược sĩ đại học.

- Nhu cầu về trình độ: Đến 2015 và 2020, nâng cao tỷ lệ sau đại học, các TYT xã, phường có bác sĩ công tác thường xuyên; duy trì TYT xã, phường có y sĩ sản nhi và nữ hộ sinh; có đủ cán bộ làm công tác YDHCT và cán bộ có chuyên môn về dược; đào tạo nhân viên y tế thôn, nâng dần tỷ lệ NVYT thôn có trình độ trung học. Các cán bộ làm quản lý phải được đào tạo qua các lớp chính trị, quản lý Nhà nước.

- Nhu cầu về các lĩnh vực cần đào tạo: Đào tạo nâng cao: Sau đại học về y, dược; từ y sĩ, trung học lên đại học, cử nhân, cao đẳng. Đào tạo chuyên khoa sâu, chuyên khoa YDHCT, dược, mắt... Đào tạo lại, hội thảo khoa học, tập huấn về chuyên môn, các chương trình mục tiêu quốc gia, sơ cấp cứu, cứu hộ, cứu nạn... Đào tạo chính trị, ngoại ngữ, tin học, quản lý Nhà nước.

b) Biện pháp tiến hành

Kiện toàn tổ chức và rà soát đội ngũ cán bộ; phương thức đào tạo; đột phá về chế độ chính sách nhằm thu hút nhân tài; giải pháp về kinh phí.

3. Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế Dự phòng

- Kiện toàn hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh: đến 2010 hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh gồm Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược-Moá mỹ phẩm-Thực phẩm.

- Phát triển hệ thống y tế dự phòng tại tuyến huyện, thị xã, thành phố: Đến 2010 tập trung củng cố nâng cấp toàn diện 12 Trung tâm y tế dự phòng của huyện/thành phố

+. Kinh phí đào tạo cán bộ y tế dự phòng

Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng và TTB y tế dự phòng tuyến tỉnh

Đơn vị: Triệu VND

 

Kinh phí xây dựng

Kinh phí TTB

Tổng

Trung tâm y tế dự phòng

2.000

12.045

14.045

Trung tâm SK sinh sản

 

1.245

1.245

Trung tâm PC AIDS

3.000

835

3.835

Trung tâm truyền thông GDSK

1.000

885

1.885

Trung tâm Kiểm nghiệm d­ợc-hoá mỹ phẩm-thực phẩm

5.000

15.000

20.000

Tổng

11.000

30.010

41.010

Kinh phí phát triển các Trung tâm y tế dự phòng các huyện/thị xã/TP

Đơn vị: triệu VND

TT

Hạng mục đầu tư

2006 - 2010

2011 - 2020

1

Xây mới, nâng cấp, sửa chữa nhà cửa và cơ sở hạ tầng cho Trung tâm YTDP của 12 huyện, thành phố

4.800 x 12 TT = 57.600

100 x 10n x 12 TT = 12.000

2

Trang thiết bị cho Trung tâm YTDP huyện, thành phố

4.000 x 12 TT = 48.000

100 x 10n x 12 TT = 12.000

 

Tổng

105.600

24.000

 

Chung cho cả thời kỳ 2006 - 2020

129.600

Kinh phí đào tạo:

Nhu cầu hinh phí đào tạo là 2.150 triệu VND

Trong đó giai đoạn 2006-2010: 825 triệu VND

giai đoạn 2011-2020: 1.325 triệu VND

Tổng nhu cầu đầu tư kinh phí cho quy hoạch y tế dự phòng giai đoạn 2006-2020 là: 172.760 triệu đồng.

(Không tính đến kinh phí cho hoạt động thường xuyên của y tế dự phòng và các Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia được cấp hàng năm)

Dựa trên quy định kinh phí nhà nước cấp cho các loại hình đào tạo:

Đơn vị: triệu VND

TT

Hạng mục đầu tư

2006 - 2010

2011 - 2020

1

Đào tạo nhân viên y tế bậc sau đại học của các Trung tâm tỉnh

2 người x 2n x 6,5 x 5 TT = 130

2 người x 2 x 6,5 x 5 TT = 130

2

Đào tạo nghiệp vụ y tế bậc đại học của các Trung tâm tỉnh

2 người x 3n x 6,5 x 5 TT = 195

2người x 3 x 6,5 x 5 TT = 195

3

Lớp bổ túc ngắn ngày cho nhân viên y tế quận/huyện và tuyến d­­ới

2 lớp x 5n x 5 TT x10 = 500

2 lớp x 10n x 5 TT x 10 = 1.000

4

Đào tạo nghiệp vụ y tế trình độ sau đại học của Trung tâm y tế dự phòng huyện

2 người x 2n x 12 Trung tâm x 6,5 = 312

2 người x 2n x 12 Trung tâm x 6,5 = 312

5

Đào tạo nghiệp vụ y tế trình độ đại học của Trung tâm y tế dự phòng huyện

2 người x 2n x 12 Trung tâm x 6,5 = 312

2 người x2n x 12 Trung tâm x 6,5 = 312

 

Tổng

825

1.325

 

Chung cho cả thời kỳ 2006 - 2020

2.150

4. Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và hệ thống cấp cứu

a) Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng:

Stt

Cơ sở

Số giường bệnh (2005)

Số giường bệnh (2010)

Ước tính số giường bệnh (2020)

Ước tính kinh phí đầu tư đến 2020 (tỷ đồng)

Nhu cầu sử dụng đất

1

Bệnh viên đa khoa tỉnh

600

700

800

187,757

60.000 m2

2

Bệnh viện Y học cổ truyền

200

300

300

150

50.000 m2

3

Bệnh viện Lao & phổi

150

180

200

16

 

4

Bệnh viện Tâm thần

150

150

150

11,891

 

5

Bệnh viện Phong Chí Linh

200

150

100

6,902

 

6

Bệnh viện Điều dưỡng & phục hồi chức năng

100

100

100

8,365

 

7

Khu quản lý & điều trị bệnh nhân AIDS thuộc trung tâm phòng chống HIV/AIDS

50

100

150

74

 

8

Bệnh viện Phụ sản

0

100

200

28,9

Kế thừa cơ sở của Bệnh viện đa khoa tỉnh

9

Bệnh viện chuyên khoa Mắt - Da liễu

0

50

100

25

20.000 m2

10

Bệnh viện Nhi

0

100

200

30

20.000m2

11

Trung tâm Y tế chất lượng cao

0

300

500

200

40.000m2

12

Trung tâm Dưỡng Lão

0

150

250

30

25.000m2

13

Bệnh viện chuyên khoa Hải Dương

70

80

100

175
(Theo Dự án nâng cấp bệnh viện huyện)

 

14

Bệnh viện đa khoa Gia Lộc

100

120

150

 

 

15

Bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ

110

150

170

 

 

16

Bệnh viện đa khoa Ninh Giang

110

140

160

 

 

17

Bệnh viện đa khoa Bình Giang

90

100

150

 

 

18

Bệnh viện đa khoa Thanh Hà

120

140

160

 

 

19

Bệnh viện đa khoa Nam Sách

115

130

150

 

 

20

Bệnh viện đa khoa Kim Thành

90

110

150

 

41.500 m2

21

Bệnh viện đa khoa Kinh Môn

110

120

150

 

 

22

Bệnh viện đa khoa Khu vực Nhị Chiểu

40

80

100

 

 

23

Bệnh viện đa khoa Chí Linh

130

150

200

 

 

24

Bệnh viện đa khoa Thanh Miện

100

110

150

 

 

25

Bệnh viện đa khoa Cẩm Giàng

90

110

150

 

 

26

Các Trạm y tế xã

 

 

 

22,2

481.300m2

 

Tổng cộng

2725

3920

4990

935,124

739.000m2

 

Dân số

 

1.780.000

1.900.000

 

 

 

Giường bệnh bình quân/10.000 dân

15,9

22

(theo Quy hoạch là 20 giường bệnh, số còn lại thuộc Bệnh viện tư)

26,2

(theo Quy hoạch là 25 giường bệnh, số còn lại thuộc Bệnh viện tư)

 

 

- Các trạm y tế xã: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị cho trạm y tế, đảm bảo 100% Trạm y tế đạt tiêu chuẩn theo Chuẩn quốc gia về y tế xã.

- Các bệnh viện tư: Đến năm 2010 phấn đấu có 2 - 3 giường bệnh tư nhân/10.000 dân và đến năm 2020 sẽ có 4 - 5 giường/10.000 dân.

- Về tổng diện tích đất: Cần khoảng 739.000m2, trong đó 563.500 m2 vào năm 2010 và 175.500 m2 vào năm 2020.

b) Quy hoạch hệ thống cấp cứu:

- Tuyến tỉnh: Trung tâm Cấp cứu chuyên sâu, trạm cấp cứu 05 thuộc khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh với biên chế 15 cán bộ.

- Tuyến huyện/thị: 13/13 Bệnh viện huyện có bộ phận Hồi sức cấp cứu độc lập.

- Tuyến xã: 100% cán bộ Y tế xã/phường được tập huấn các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu.

- Có 6 chốt cấp cứu đặt trên Quốc lộ 5.

- Các cơ sở tham gia cấp cứu khác: Quân y viện 7, các phòng khám đa khoa và 247 cơ sở khám, chữa bệnh của y tế tư nhân...

5. Quy hoạch phát triển y học cổ truyền

a) Quy hoạch về hệ thống tổ chức, quản lý:

- Định hướng đến 2010:

+ Kiện toàn bộ phận quản lý y dược học cổ truyền của Sở Y tế thuộc phòng Nghiệp vụ y.

+ Nâng cấp bệnh viện Y dược học cổ truyền của tỉnh thành bệnh viện đa khoa y học cổ truyền.

+ Thành lập khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền cho các xã/phường/thị trấn.

+ Củng cố các Hội Đông y từ tỉnh đến xã, phường; thành lập Hội Châm cứu cấp huyện và thành phố trực thuộc; tăng số lượng hội viên hàng năm.

+ Xây dựng vườn lưu trữ gen và cung cấp cây thuốc giống.

+ Thành lập Trung tâm kế thừa của Hội Đông y tỉnh.

- Định hướng đến 2020:

+ Thành lập Khoa kiểm nghiệm Y dược học cổ truyền trong Trung tâm kiểm nghiệm dược của tỉnh.

+ Thành lập cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh dược liệu và thuốc y học cổ truyền thuộc Công ty cổ phần dược - Vật tư y tế Hải Dương (hoặc thành lập Công ty Đông dược).

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Y dược học cổ truyền .

b) Quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực:

c) Quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền:

- Cơ sở y tế công lập:

+ Bệnh viện y học cổ truyền: Năm 2010 sẽ nâng lên là Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền với 300 giường bệnh, phát triển thành trung tâm Y dược học cổ truyền kỹ thuật cao của tỉnh và khu vực. Diện tích đất cần 5 ha. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 150 tỷ VNĐ.

+ Các khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa: số giường bệnh chiếm 10 -15% tổng số giường điều trị của bệnh viện đa khoa huyện.

+ 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có phòng chẩn trị Y dược học cổ truyền.

- Cơ sở y tế ngoài công lập:

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập các loại hình khám chữa bệnh bệnh Y dược học cổ truyền, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc đông dược.

c) Quy hoạch về cung ứng và sử dụng thuốc cổ truyền:

6. Quy hoạch phát triển mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc

a) Mô hình hệ thống dược:

b) Quy hoạch hệ thống quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Dược:

- Thành lập Phòng quản lý Dược – an toàn vệ sinh thực phẩm - Mỹ phẩm tại Sở Y tế.

- Đầu tư phương tiện kỹ thuật cho thanh tra Dược, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Thanh tra Dược - Phòng quản lý Dược và Trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm.

c) Quy hoạch hệ thống quản lý kiểm soát chất lượng thuốc:

- Hoàn chỉnh cơ sở, bổ sung trang thiết bị kỹ thuật, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự cho trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm.

- Xây dựng Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP, đồng bộ với cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO tại các công ty sản xuất thuốc tân dược và đông dược theo lộ trình của Bộ Y tế.

- Kiện toàn tổ chức và hoạt động của các Hội đồng kiểm nhập, các đơn vị thông tin thuốc tại các đơn vị sự nghiệp y tế trong toàn ngành.

d) Quy hoạch hệ thống sản xuất thuốc và phát triển các vùng chuyên canh dược liệu

- Phát triển sản xuất thuốc theo hướng hiện đại hoá.

- Quy hoạch các vùng xen canh và chuyên canh nuôi trồng dược liệu đáp ứng nhu cầu phát triển y học cổ truyền tại địa phương, trao đổi trong nước và xuất khẩu. Phát triển những dược liệu có thế mạnh của tỉnh như cây gấc, ích mẫu, nhân trần, trinh nữ hoàng cung... làm nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc.

đ) Quy hoạch hệ thống lưu thông phân phối cung ứng thuốc

e) Quy hoạch hệ thống Dược trong các đơn vị sự nghiệp y tế (các bệnh viện và các cơ sở y tế dự phòng)

g) Hệ thống đào tạo và phát triển nhân lực:

Phát triển và mở ngạch đào tạo dược sỹ trung học trong trường trung học y tế của tỉnh. Năm 2010: đảm bảo 0,5 dược sỹ đại học/10.000 dân, năm 2020: 1dược sỹ đại học/10.000 dân.

7. Tổ chức thực hiện

a) Sở Y tế

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án, dự án mới về phát triển y tế như:

+ Đề án qui hoạch đào tạo nguồn nhân lực y tế đến năm 2010.

+ Đề án nâng cao năng lực hệ thống điều trị đến năm 2010.

+ Dự án xây dựng Trung tâm y tế chất lượng cao.

- Tổng hợp xây dựng dự toán chi hàng năm của các đơn vị y tế, phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng phương án phân bổ từ nguồn kinh phí cho các đơn vị y tế triển khai thực hiện.

- Ch đạo các đơn v y tế xây dng d án trin khai thc hin quy hoch; hàng năm t chc kim tra, tng hp báo cáo UBND tnh.

- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các đơn vị y tế triển khai thực hiện công tác đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo đóng quy định hiện hành.

- Trong quá trình thc hin, có vn đề mi phát sinh, S Y tế có trách nhim tng hp, đề xut báo cáo UBND tnh xem xét, điu chnh cho phù hp.

b) Sở Kế hoạch Đầu tư

Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế trong việc cân đối vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh cho các đơn vị y tế trực thuộc thực hiện quy hoạch.

c) Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Y tế trong việc bố trí đảm bảo nguồn vốn chi hoạt động thường xuyên và thực hiện quy hoạch theo tiến độ hàng năm.

d) Sở Tài nguyên Môi trường

Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị lien quan rà soát, điều chỉnh và phân bổ quỹ đất cho các hạng mục đầu tư trong quy hoạch đồng thời ban hành và giám sát thực hiện các quy định về bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường nhằm ngăn chặn nguy cơ gây bệnh, phối hợp cùng Sở Y tế tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng 2020.

đ) Sở Nội vụ

Phi hp với S Y tế tiếp tc kin toàn b máy t chc, thc hin các chính sách, chế độ đãi ng phù hp vi điu kin lao động đặc thù ca nhân viên y tế.

e) Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và Sở Tài nguyên và Môi trường ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng mới theo quy hoạch./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 88/2008/NQ-HĐND ngày 22/02/2008 quy hoạch phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.590

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.156.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!