HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
81/2012/NQ-HĐND
|
Đồng
Tháp, ngày 10 tháng 07 năm 2012
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ
HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh về Dân số ngày 09
tháng 01 năm 2003, Pháp lệnh Sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số ngày 27 tháng
12 năm 2008;
Sau khi xem xét Tờ trình số 19/TTr-UBND
ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về Kế hoạch hành động thực hiện
Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa – Xã hội Hội đồng nhân dân
Tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu 1: Phấn đấu tốc độ tăng
dân số ở mức khoảng 0,95% -< 1%.
b) Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe, giảm
bệnh, tật và tử vong ở bà mẹ và trẻ em.
Phấn đấu đến năm 2015, giảm tỷ suất
chết trẻ em dưới 5 tuổi còn 7,20‰, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản
xuống dưới 23/100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước
sinh đạt 20%, tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30%.
c) Mục tiêu 3: Phấn đấu duy trì tỷ số
giới tính khi sinh dưới mức 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái, đặc biệt
tập trung giảm ở các huyện có tình trạng mất cân bằng về tỷ số giới tính khi
sinh.
d) Mục tiêu 4: Giảm tỷ lệ phá thai,
cơ bản loại trừ phá thai không an toàn. Đến năm 2015, giảm tỷ lệ phá thai xuống
30/100 trẻ đẻ sống.
e) Mục tiêu 5: Giảm nhiễm khuẩn đường
sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát
hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, chú trọng sàng lọc ung thư đường
sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và mãn kinh.
Phấn đấu giảm 10% số trường hợp nhiễm
khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ ở độ
tuổi sinh đẻ và mãn kinh đến khám được sàng lọc ung thư cổ tử cung và ung thư
vú đạt 15%.
g) Mục tiêu 6: Cải thiện sức khỏe sinh
sản của người chưa thành niên và thanh niên.
Đến năm 2015, tăng tỷ lệ điểm cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện với người chưa thành niên và thanh
niên lên 20% tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, từng
bước giảm số người chưa thành niên có thai ngoài ý muốn.
h) Mục tiêu 7: Tăng cường chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi. Đến năm 2015, 90% cơ sở y tế tuyến huyện trở lên (có quy
mô từ 50 giường bệnh trở lên) có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi.
2. Giải pháp thực hiện
a) Lãnh đạo, tổ chức và quản lý
- Phát huy vai trò cấp ủy đảng và chính
quyền trong việc ban hành các chủ trương, chính sách đối với công tác dân sốc,
chăm sóc sức khỏe sinh sản. Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, chỉ đạo
thực hiện công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, xem đây là một trong những
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công
tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các cấp theo hướng chuyên nghiệp hóa,
đảm bảo triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án về dân số, chăm
sóc sức khỏe sinh sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ổn định, nâng cao năng
lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, sức khỏe sinh sản ở các xã, phường, thị
trấn và đội ngũ cộng tác viên ở các khóm, ấp; đảm bảo chế độ, chính sách đối
với cán bộ làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản.
b) Truyền thông, giáo dục chuyển đổi
hành vi
- Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp
luật.
- Nâng cao hiệu quả thông tin cho lãnh
đạo các cấp.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả các
hoạt động truyền thông.
- Tăng cường giáo dục dân số và sức
khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và bình đẳng giới trong và ngoài nhà trường.
c) Dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản
- Đảm bảo hậu cần và cung cấp phương
tiện tránh thai.
- Làm mẹ an toàn, bao gồm chăm sóc tiền
thai trước, trong và sau sinh, chăm sóc sơ sinh, phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con.
- Kế hoạch hóa gia đình.
- Phá thai an toàn.
- Dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn đường
sinh sản/bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị
thành niên và thanh niên.
- Dự phòng, sàng lọc và điều trị ung
thư đường sinh sản; dự phòng và điều trị vô sinh, giới thiệu dịch vụ tiêm phòng
ngừa ung thư cổ tử cung.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới,
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
d) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính
sách về dân số, sức khỏe sinh sản
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07/2009/NQ-HĐND
ngày 09 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về đẩy mạnh thực
hiện các giải pháp, chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Tích cực rà
soát, nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về dân số.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc
thi hành chính sách, pháp luật về dân số và sức khỏe sinh sản, kiểm soát mất
cân bằng giới tính khi sinh nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ
hợp pháp của công dân. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực dân số, sức khỏe sinh sản và lựa chọn giới tính khi sinh.
e) Xã hội hóa, phối hợp liên ngành và
hợp tác quốc tế
- Khuyến khích các cơ sở ngoài công
lập tham gia cung cấp dịch vụ dân số-sức khỏe sinh sản.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng
dân cư, cá nhân và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp vào công tác dân số và sức khỏe sinh sản. Quy định rõ quyền lợi và nghĩa
vụ của các cơ sở cung cấp dịch vụ.
g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông
tin số liệu
Chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ Dân số và Sức khỏe sinh sản theo hướng chuyên nghiệp hóa; nâng cao
năng lực và tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học về Dân số và Sức khỏe sinh
sản; kiện toàn và đẩy mạnh tin học hóa hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ
liệu chuyên ngành Dân số và Sức khỏe sinh sản. Tăng cường năng lực giám sát, đánh
giá, phân tích và dự báo.
h) Tài chính
Tăng cường đầu tư từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước phục vụ cho công tác Dân số và Sức khỏe sinh sản, đáp ứng được nhiệm
vụ đề ra. Tranh thủ những hỗ trợ hàng hóa, thuốc, trang thiết bị, dụng cụ y tế
cũng như chuyển giao công nghệ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm chủ động cân
đối ngân sách và huy động các nguồn lực khác, đáp ứng nhu cầu của nhân dân sống
tại địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý, đồng thời đảm bảo thực hiện thành công
các mục tiêu của Chiến lược quốc gia.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân
Tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản
Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và báo cáo kết quả thực
hiện với Hội đồng nhân dân Tỉnh.
Điều 3. Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám
sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Đồng Tháp khóa VIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 05 tháng 7 năm 2012
và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Nơi nhận:
- UBTVQH;
- VPCP (I,II);
- Bộ Y tế;
- Cục KTVB (Bộ Tư pháp);
- TT.TU, UBND, UBMTTQ Tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể Tỉnh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thị, thành phố;
- Công báo Tỉnh;
- Lưu:VT.
|
CHỦ
TỊCH
Lê Vĩnh Tân
|