Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 111/2002/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thể dục, thể thao

Số hiệu: 111/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 31/12/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 111/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2002

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 111/2002/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2002 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH THỂ DỤC, THỂ THAO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thể dục, thể thao ngày 25 tháng 9 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thể dục, thể thao về cơ sở thể dục thể thao; tổ chức giải thi đấu thể thao; thể thao chuyên nghiệp; quản lý nhà nước đối với Liên đoàn thể thao quốc gia; bảo đảm các điều kiện về tài chính, đất đai cho thể dục thể thao.

Điều 2. Cơ sở thể dục thể thao

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở thể dục thể thao công lập và ngoài công lập phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu hoạt động thể dục, thể thao của xã hội.

Điều 3. Tổ chức giải thi đấu thể thao

Các giải thi đấu thể thao tổ chức tại Việt Nam do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép, được bảo đảm các điều kiện về tổ chức và được công nhận các thành tích thi đấu theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 4. Thể thao chuyên nghiệp

Thể thao chuyên nghiệp là một loại hình của thể thao thành tích cao mang tính nhà nghề và hoạt động có mục đích lợi nhuận.

Nhà nước xây dựng và phát triển thể thao chuyên nghiệp nhằm nâng cao trình độ thể thao của một số môn thể thao, đáp ứng nhu cầu văn hoá và giải trí của nhân dân.

Điều 5. Quản lý nhà nước đối với Liên đoàn thể thao quốc gia

1. Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia là tổ chức xã hội về thể dục thể thao có các thành viên tham gia tự nguyện.

2. Nhà nước có trách nhiệm quản lý và tạo điều kiện để Liên đoàn thể thao quốc gia, Hiệp hội thể thao quốc gia (sau đây gọi chung là Liên đoàn thể thao quốc gia) tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Liên đoàn, theo quy định của pháp luật và quy định của tổ chức thể thao quốc tế mà Liên đoàn là thành viên, phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Chương 2:

LOẠI HÌNH, MẠNG LƯỚI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO

Điều 6. Các loại hình cơ sở thể dục thể thao

Cơ sở thể dục thể thao được tổ chức theo hai loại hình: cơ sở thể dục thể thao công lập và cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập.

1. Cơ sở thể dục thể thao công lập bao gồm:

a) Cơ sở thể dục thể thao công lập do Nhà nước thành lập, bổ nhiệm cán bộ quản lý và giao chỉ tiêu biên chế; Nhà nước quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

ưb) Cơ sở thể dục thể thao công lập thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích không vì mục tiêu lợi nhuận và doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận.

2. Cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập bao gồm:

a) Cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập thành lập theo quy định của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ hoạt động không nhằm mục đích thương mại gồm các hình thức bán công, dân lập, tư nhân;

b) Cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, gồm các loại doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Điều 7. Quy hoạch mạng lưới cơ sở thể dục thể thao

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Thể dục Thể thao và các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch các trường đại học, cao đẳng thể dục thể thao.

2. Uỷ ban Thể dục Thể thao xây dựng Quy hoạch chung mạng lưới Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia và các cơ sở thể dục thể thao trong cả nước.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch các cơ sở thể dục thể thao trực thuộc, phù hợp với Quy hoạch chung của ngành thể dục thể thao.

Điều 8. Thủ tục thành lập cơ sở thể dục thể thao

1. Thủ tục thành lập trường đại học thể dục thể thao, trường cao đẳng thể dục thể thao quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Pháp lệnh Thể dục, thể thao thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục.

2. Thủ tục thành lập cơ sở thể dục thể thao quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 của Điều 6 Nghị định này được quy định như sau:

a) Uỷ ban Thể dục Thể thao tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin thành lập trung tâm huấn luyện thể dục thể thao quốc gia; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao xem xét, quyết định thành lập;

b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin thành lập cơ sở thể dục thể thao trực thuộc; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xem xét, quyết định thành lập;

c) Uỷ ban nhân dân các cấp tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin thành lập cơ sở thể dục thể thao do cấp mình quản lý; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xem xét, quyết định thành lập.

3. Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở thể dục thể thao bao gồm:

a) Đơn xin thành lập;

b) Phương án hoạt động đã được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền phê duyệt;

c) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân xin thành lập cơ sở; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc dự án đầu tư và thiết kế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt trong đó có ghi rõ nhu cầu sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa điểm, diện tích dự án xây dựng cơ sở thể dục thể thao;

d) Văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao.

4. Các cơ sở thể dục thể thao thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động chuyên môn với cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có thẩm quyền.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở thể dục thể thao

Cơ sở thể dục thể thao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tiến hành các hoạt động thể dục thể thao theo phương án hoặc nội dung đã đăng ký.

2. Thực hiện các dịch vụ phục vụ người tập theo quy định của pháp luật.

3. Đảm bảo an toàn về người và tài sản cho người tập trong quá trình tập luyện tại cơ sở.

4. Quản lý cán bộ, nhân viên trong cơ sở.

5. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

6. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật tham gia hoạt động thể dục thể thao.

7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở thể dục thể thao

1. Cơ sở thể dục thể thao bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động;

b) Không đảm bảo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên chuyên môn.

2. Cơ sở thể dục thể thao bị giải thể trong các trường hợp sau:

a) Không khắc phục được tình trạng theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân xin thành lập cơ sở thể dục thể thao.

3. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép hoạt động cơ sở thể dục thể thao thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở thể dục thể thao đó.

Điều 11. Cơ sở thể dục thể thao nước ngoài tại Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thành lập Cơ sở thể dục thể thao tại Việt Nam theo quy định sau:

1. Cơ sở thể dục thể thao nước ngoài tại Việt Nam hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

2. Cơ sở thể dục thể thao nước ngoài tại Việt Nam hoạt động không nhằm mục đích thu lợi nhuận thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

Chương 3:

TỔ CHỨC GIẢI THI ĐẤU THỂ THAO

Điều 12. Hệ thống giải thi đấu thể thao

1. Hệ thống giải thi đấu thể thao bao gồm: hệ thống giải thi đấu thể dục thể thao quần chúng và hệ thống giải thi đấu thể thao thành tích cao.

2. Uỷ ban Thể dục Thể thao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Liên đoàn thể thao quốc gia, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức Đại hội thể thao và giải thi đấu thể thao khu vực, châu lục, thế giới tổ chức tại Việt Nam, Đại hội Thể dục, thể thao toàn quốc.

Đại hội thể dục thể thao toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần.

3. Uỷ ban Thể dục Thể thao quản lý hệ thống giải thi đấu thể thao quốc gia.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý Đại hội Thể dục, thể thao, giải thi đấu thể thao của Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 13. Thủ tục xin phép tổ chức giải thi đấu thể thao

1. Cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện tổ chức giải thi đấu thể thao thành tích cao, giải thi đấu thể dục thể thao quần chúng quy định tại khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh Thể dục, thể thao phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải chấp hành những quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

2. Hồ sơ xin phép tổ chức giải thi đấu thể thao bao gồm:

a) Đơn xin tổ chức giải thi đấu thể thao, trong đó nêu rõ nguồn tài chính tổ chức giải; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức giải thi đấu;

b) Dự thảo Điều lệ giải thi đấu thể thao;

c) Danh sách Ban Tổ chức giải thi đấu thể thao;

d) Dự kiến chương trình thi đấu và các hoạt động khác của giải thi đấu thể thao.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao tiếp nhận hồ sơ, cho phép hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức giải thi đấu thể thao theo quy định tại Điều 27, Điều 28 Pháp lệnh Thể dục, thể thao.

Điều 14. Đăng ký tư cách vận động viên

1. Vận động viên tham dự giải thi đấu thể thao thành tích cao và giải thi đấu thể dục thể thao quần chúng quy định tại khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh Thể dục, thể thao phải tiến hành đăng ký cấp thẻ vận động viên.

2. Uỷ ban Thể dục Thể thao chỉ đạo Liên đoàn thể thao quốc gia quản lý vận động viên, tiến hành đăng ký và cấp thẻ đối với vận động viên tham dự:

a) Đại hội thể thao, giải thi đấu thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam;

b) Đại hội thể dục thể thao toàn quốc, giải thi đấu quốc gia hàng năm từng môn thể thao.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý, đăng ký và cấp thẻ đối với vận động viên tham dự các giải thi đấu thể dục thể thao do đơn vị mình tổ chức.

Điều 15. Ban Tổ chức giải thi đấu thể thao

Ban Tổ chức giải thi đấu thể thao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đảm bảo về chuyên môn, tài chính, cơ sở vật chất, an ninh, trật tự và y tế.

Uỷ ban Thể dục Thể thao hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của Ban Tổ chức giải thi đấu thể thao.

Điều 16. Khen thưởng

1. Uỷ ban Thể dục Thể thao khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong thi đấu thể thao theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Thể dục, thể thao.

2. Uỷ ban Thể dục Thể thao trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong thi đấu thể thao.

Chương 4:

THỂ THAO CHUYÊN NGHIỆP

Điều 17. Điều kiện xây dựng và phát triển thể thao chuyên nghiệp

Những môn thể thao đáp ứng những điều kiện sau đây được xây dựng và phát triển thể thao chuyên nghiệp:

1. Có vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.

2. Có tổ chức để quản lý, điều hành thể thao chuyên nghiệp thuộc Liên đoàn thể thao quốc gia.

3. Có Quy chế thể thao chuyên nghiệp được Uỷ ban Thể dục Thể thao phê duyệt.

4. Có nguồn tài chính, cơ sở vật chất tổ chức giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp.

Điều 18. Huấn luyện viên chuyên nghiệp, vận động viên chuyên nghiệp

1. Huấn luyện viên chuyên nghiệp, vận động viên chuyên nghiệp là người lấy việc huấn luyện, thi đấu thể thao làm nghề nghiệp bảo đảm nguồn thu nhập chính của mình.

2. Huấn luyện viên chuyên nghiệp, vận động viên chuyên nghiệp ký hợp đồng huấn luyện, thi đấu với Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trong nước, Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

1. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là một đơn vị của doanh nghiệp hoặc một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực thể thao chuyên nghiệp và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện thành lập và hoạt động Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp:

a) Có vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp;

b) Có nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện và tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp.

Điều 20. Bản quyền truyền hình giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp

1. Quyền truyền hình giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp bao gồm: quyền ghi hình, phát hình và bán hình giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp.

2. Liên đoàn thể thao quốc gia, Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và tổ chức trực tiếp tổ chức giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp.

3. Chủ sở hữu giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp có quyền chuyển nhượng bản quyền truyền hình giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp cho cơ quan truyền hình thông qua hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình với những điều kiện do hai bên thoả thuận.

4. Cơ quan truyền hình nhà nước được sử dụng quyền truyền hình giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp mà không phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp ghi hình một phần cuộc thi đấu thể thao để đưa tin thời sự, bình luận thể thao, cuộc thi đấu thể thao không thu tiền.

Điều 21. Trách nhiệm của Liên đoàn thể thao quốc gia đối với thể thao chuyên nghiệp.

Đối với môn thể thao có điều kiện xây dựng và phát triển thể thao chuyên nghiệp, Liên đoàn thể thao quốc gia có trách nhiệm sau:

1. Xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao theo quy hoạch phát triển thể dục thể thao, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

2. Xây dựng Quy chế thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao trình Uỷ ban Thể dục Thể thao phê duyệt.

3. Tổ chức, điều hành hoạt động thể thao chuyên nghiệp; quản lý danh sách huấn luyện viên, vận động viên chuyên nghiệp.

ư4. Hỗ trợ chuyên môn, tài chính cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

5. Thực hiện chế độ thu, chi tài chính trong hoạt động thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Trách nhiệm của Uỷ ban Thể dục Thể thao, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với thể thao chuyên nghiệp

1. Uỷ ban Thể dục Thể thao hướng dẫn việc xây dựng và phát triển thể thao chuyên nghiệp; phê duyệt Quy chế thể thao chuyên nghiệp của Liên đoàn thể thao quốc gia; kiểm tra, thanh tra hoạt động thể thao chuyên nghiệp.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý, hỗ trợ và tạo điều kiện xây dựng và phát triển Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LIÊN ĐOÀN THỂ THAO QUỐC GIA

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Thể dục Thể thao

Uỷ ban Thể dục Thể thao thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao đối với Liên đoàn thể thao quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thông báo chương trình, kế hoạch phát triển thể dục thể thao để Liên đoàn thể thao quốc gia xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động;

2. Công nhận luật thi đấu, điều lệ giải thi đấu thể thao quốc gia từng môn theo đề nghị của Liên đoàn thể thao quốc gia;

3. Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức các giải thi đấu thể thao trong hệ thống giải thi đấu thể thao quốc gia hàng năm, giải thi đấu thể thao quốc tế tại Việt Nam do Liên đoàn thể thao quốc gia tổ chức;

4. Quyết định thành lập đội tuyển thể thao quốc gia tham gia các giải thi đấu thể thao quốc tế; triệu tập thành viên đội tuyển thể thao quốc gia để tập huấn và thi đấu; thông qua chương trình, kế hoạch huấn luyện và thi đấu của đội tuyển thể thao quốc gia theo đề nghị của Liên đoàn thể thao quốc gia;

5. Hướng dẫn và tạo điều kiện để Liên đoàn thể thao quốc gia tham gia chương trình hợp tác thể thao quốc tế phù hợp với kế hoạch chung của ngành thể dục thể thao, theo quy định của pháp luật và phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế mà Liên đoàn là thành viên;

6. Phong cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao; công nhận việc phong cấp của các tổ chức thể thao quốc tế cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao Việt Nam theo đề nghị của Liên đoàn thể thao quốc gia;

7. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ của Liên đoàn thể thao quốc gia;

8. Khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Liên đoàn thể thao quốc gia;

9. Quyết định hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân mắc khuyết điểm nghiêm trọng hoặc vi phạm pháp luật trong hoạt động của Liên đoàn thể thao quốc gia.

Điều 24. Thành lập, giải thể Liên đoàn thể thao quốc gia

Uỷ ban Thể dục Thể thao phối hợp với Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, giải thể Liên đoàn thể thao quốc gia, chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động của Liên đoàn thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Thể dục Thể thao hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản, các khoản tài trợ của Liên đoàn thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

BẢO ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH, ĐẤT ĐAI CHO THỂ DỤC THỂ THAO

Điều 26. Ngân sách nhà nước dành cho thể dục thể thao

1. Uỷ ban Thể dục Thể thao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch ngân sách về lĩnh vực thể dục thể thao theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí ngân sách cho hoạt động thể dục thể thao, vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao trong dự toán ngân sách của cấp mình theo các quy định hiện hành; huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp để tăng đầu tư phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của địa phương.

Cơ quan quản lý thể dục thể thao các cấp có trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ và hiệu quả.

Điều 27. Đóng góp, tài trợ cho thể dục thể thao

1. Tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho thể dục thể thao được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Pháp lệnh Thể dục, thể thao. Các khoản đóng góp, tài trợ bao gồm: viện trợ không hoàn lại, tài trợ không vì mục đích lợi nhuận để hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao, nâng cao thành tích các đội tuyển thể thao và các giải thi đấu thể thao; hỗ trợ nhân đạo thể dục thể thao; hỗ trợ thực hiện các dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao.

2. Tổ chức, cá nhân tài trợ cho thể dục thể thao để quảng cáo hoặc vì mục đích lợi nhuận thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho thể dục thể thao

1. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho thể dục thể thao thực hiện theo Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và Chỉ thị số 274-TTg ngày 27 tháng 4 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch và sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển thể dục thể thao.

2. Uỷ ban Thể dục Thể thao căn cứ vào quy hoạch mạng lưới các cơ sở thể dục thể thao, đăng ký nhu cầu sử dụng đất với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới các cơ sở thể dục thể thao ở địa phương để đưa kế hoạch sử dụng đất đai thể dục thể thao vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình.

Điều 29. Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng thể thao

a) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng thể thao theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự.

b) Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng thể thao được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Xã hội, Quỹ Từ thiện nhằm tài trợ cho việc phát hiện và đào tạo tài năng thể thao.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 31. Uỷ ban Thể dục Thể thao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 32. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 111/2002/ND-CP

Hanoi, December 32, 2002

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON PHYSICAL TRAINING AND SPORTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the September 25, 2000 Ordinance on Physical Training and Sports;
At the proposal of the Minister-Chairman of the Physical Training and Sport Commission,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Objects and scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Physical training and sport establishments

The State encourages and creates conditions for organizations and individuals to build public or non-public physical training and sport establishments in line with planning and plans on physical training and sport development, meeting the societys demands for physical training and sport activities.

Article 3.- Organization of tournaments

The tournaments organized in Vietnam shall be permitted by competent State bodies, be given conditions in term of organization and have their competition achievements recognized under the provisions of Vietnamese law.

Article 4.- Professional sports

Professional sports constitute a form of high-achievement sports of professional nature and operating for profit purposes.

The State shall build up and develop professional sports with a view to raising the levels of some sports, meeting the people cultural and entertainment demands.

Article 5.- The State management over the National Sport Federation

1. The National Sport Federation and Association are social physical training and sport organizations comprising voluntary members.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

TYPES, ORGANIZATIONAL NETWORKS AND OPERATION OF PHYSICAL TRAINING AND SPORT ESTABLISHMENTS

Article 6.- Types of physical training and sport establishments

Physical training and sport establishments are organized in two types: the public physical training and sport establishments and the non-public physical training and sport establishments.

1. The public physical training and sport establishments include:

a) The public physical training and sport establishments set up by the State which also appoints their managerial officials, assigns the payroll norms, manages, invests in material foundations and provides funding for regular-spending tasks;

b) The public physical training and sport establishments set up under the provisions of the Law on State Enterprises, including the State enterprises engaged in public-utility activities not for profit purposes and the State enterprises conducting business activities for profit purposes.

2. Non-public physical training and sport establishments include:

a) The non-public physical training and sport establishments set up under the provisions of the Governments Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 and operating for non-commercial purposes, which are organized in forms of semi-public, people-founded and private establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Planning on physical training and sport establishment networks

1. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Commission for Physical Training and Sports as well as relevant bodies in drawing up the planning on physical training and sport universities and colleges.

2. The Commission for Physical Training and Sports shall draw up the general planning on networks of the national centers for sport training and the physical training and sport establishments throughout the country.

3. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the provincial-level Peoples Committees shall draw up plannings on their attached physical training and sport establishments in line with the general planning of the physical training and sport service.

Article 8.- Procedures for setting up physical training and sport establishments

1. The procedures for setting up physical training and sport universities and colleges, prescribed at Point a, Clause 1, Article 33 of the Ordinance on Physical Training and Sports, shall comply with the provisions of the Education Law.

2. The procedures for setting up physical training and sport establishments, prescribed at Point a of Clause 1 and Point a of Clause 2 of Article 6 of this Decree, are prescribed as follows:

a) The Commission for Physical Training and Sports shall receive and appraise the dossiers of application for setting up national centers for physical and sport training; the Minister-Chairman of the Commission for Physical Training and Sports shall consider and decide on the setting up thereof;

b) The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall receive and appraise the dossiers of application for setting up their attached physical training and sport establishments; the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall consider and decide on the setting up thereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A dossier of application for setting up a physical training and sport establishment shall include:

a) The application for setting up;

b) The operation planning already approved by a competent State management body in charge of physical training and sports;

c) The competent bodys documents certifying the conditions on material foundations, technical facilities and equipment of the organization or individual applying for the setting up of the establishment; the land use right certificate or the investment project and the design already considered and approved by the competent State body, which clearly state the land use demand or the written approval of the location and acreage of the project for the construction of the physical training and sport establishment by the competent State body;

d) The professional diplomas and/or certificates of sport trainers and instructors.

4. The physical training and sport establishments set up under the State Enterprise Law or the Enterprise Law must register their professional operations with the competent State management agencies in charge of physical training and sports.

Article 9.- Tasks and powers of the physical training and sport establishments

The physical training and sport establishments shall have the following tasks and powers:

1. To carry out physical training and sport activities according to planning or registered contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To ensure life and property safety for trainees during the process of their training at the establishments.

4. To manage officials and employees in the establishments.

5. To manage and use land, material foundations, technical facilities and equipment according to law provisions.

6. To assist and create conditions for children, elderly people and disabled persons to participate in physical training and sport activities.

7. Other tasks and powers as prescribed by law.

Article 10.- Operation suspension, dissolution of physical training and sport establishments

1. Physical training and sport establishments shall be suspended from their operations in the following cases:

a) Serious violation of the regulations on organization and operation;

b) Failure to meet the regulations on material foundations, facilities and equipment and the contingent of professional personnel.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Failure to redress the situation prescribed in Clause 1 of this Article;

b) At the proposal of the organizations or individuals that have applied for the setting up of the physical training and sport establishments.

3. The competent authorities that are competent to decide on the setting up or permit the operation of physical training and sport establishments shall be competent to suspend their operation or dissolve such physical training and sport establishments.

Article 11.- Foreign physical training and sport establishments in Vietnam

Foreign organizations and individuals as well as international organizations in Vietnam, overseas Vietnamese may set up physical training and sport establishments in Vietnam under the following regulations:

1. Foreign physical training and sport establishments in Vietnam operating for profit purposes shall comply with the Law on Foreign Investment in Vietnam and other relevant provisions of Vietnamese law.

2. Foreign physical training and sport establishments in Vietnam operating for non-profit purposes shall comply with the separate regulations of the Government.

Chapter III

ORGANIZATION OF TOURNAMENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The systems of tournaments include: the system of mass physical training and sport competitions and the system of high-achievement sport competitions.

2. The Commission for Physical Training and Sports shall assume the prime responsibility and coordinate with the provincial/municipal Peoples Committees in reporting to and asking the Prime Minister to permit the organization of regional, continental and world olympiads and/or tournaments in Vietnam as well as national sport meets.

The national sport meets shall be organized in every four years.

3. The Commission for Physical Training and Sports shall manage the system of national tournaments.

4. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the provincial/municipal Peoples Committees shall have to manage their own olympiads and tournaments.

Article 13.- The procedures to apply for permission to organize sport tournaments

1. Organizations and individuals that are fully capable of organizing high-achievement sport tournaments, mass physical training and sport competitions prescribed in Clause 3. Article 13 of the Ordinance on Physical Training and Sports must be permitted by competent State management bodies and must abide by the relevant law provisions, except otherwise provided for by international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

2. The dossiers of application for organizing a sport tournament shall include:

a) The application for organizing the sport tournament, clearly stating the financial sources for the organization of the tournament; the material foundations, technical facilities and equipment which satisfy the requirements of tournament organization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The list of members of the Tournament Organizing Committee;

d) The projected competition program and other activities of the sport tournament.

3. The State management agencies in charge of physical training and sports shall receive the dossiers and permit or submit them to the competent State agencies to permit the organization of sport tournaments as provided for in Articles 27 and 28 of the Ordinance on Physical Training and Sports.

Article 14.- Registering athletes? eligibility

1. Athletes participating in high-achievement sport tournaments as well as mass physical training and sport competitions, which are prescribed in Clause 3, Article 13 of the Ordinance on Physical Training and Sports, must register for the granting of athletes cards.

2. The Physical Training and Sports Commission shall direct the National Sport Federation to manage athletes, carry out the registration and grant cards to the athletes participating in:

a) Regional, continental and world olympiads and/or tournaments organized in Vietnam;

b) National sport meets and the annual national tournament for each sport.

3. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the provincial/municipal Peoples Committees shall have to manage, register and grand cards to, athletes participating in sport competitions organized by their units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Sport Tournament Organizing Committees, composed of representatives of agencies and organizations, shall have to ensure the professional qualification, finance, material foundations, security, order and healthcare.

The Physical Training and Sports Commission shall guide the setting up and operation of the sport tournament-organizing committees.

Article 16.- Commendation

1. The Physical Training and Sports Commission shall commend and reward athletes and coaches, who record high achievements in sport competitions, under the provisions in Article 29 of the Ordinance on Physical Training and Sports.

2. The Physical Training and Sports Commission shall report to the Prime Minister or the State President for commending and/or rewarding athletes and coaches, who record exceptionally outstanding achievements in sport competitions.

Chapter IV

PROFESSIONAL SPORTS

Article 17.- Conditions for building up and developing professional sports

Sports which satisfy the following conditions shall be built and developed into professional sports:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Having organizations to manage and administer professional sports, which belong to the National Sport Federation.

3. Having the Professional Sport Regulations approved by the Physical Training and Sports Commission.

4. Having financial sources, material foundations for organizing professional sport tournaments.

Article 18.- Professional trainers, professional athletes

1. Professional trainers and professional athletes are persons who take the sport training and competitions as their profession ensuring their principal income sources.

2. Professional trainers and professional athletes shall sign training or competition contracts with domestic or foreign professional sport clubs according to the provisions of law.

Article 19.- Professional sport clubs

1. A professional sport club is an unit of enterprises or an enterprise, which carries out business and/or service activities in the field of professional sports and other activities according to the provisions of law.

2. Conditions for setting up and operating professional sport clubs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Having financial sources and material foundations, facilities and equipment, which satisfy the requirements of professional sport training, coaching and competitions.

Article 20.- Copyright for telecast professional sport competitions

1. The rights to telecast professional sport competitions shall include: the rights to record images, broadcast images and sell images of professional sport tournaments.

2. The National Sport Federation, the professional sport clubs and the organizations directly involved in organizing professional sport tournaments are owners of the professional sport tournaments.

3. The owners of professional sport tournaments are entitled to transfer their copyrights for telecast professional sport tournaments to television agencies through contracts on transfer of television copyrights under the terms agreed upon by the two parties.

4. The State-run television agencies are entitled to exercise the right to telecast the professional sport tournaments without having to implement the provisions in Clause 3 of this Article in cases where they record part of the sport competitions for news reports, sport commentaries, or where such are free-of-charge sport competitions.

Article 21.- Responsibilities of the National Sport Federation for professional sports

For sports which can be built and developed into professional sports, the National Sport Federation shall have the following responsibilities:

1. To elaborate plans and programs for development of sport events into professional sports according to the planning on physical training and sport development, suitable to Vietnams conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To organize and run professional sport activities; manage the lists of professional trainers and athletes.

4. To provide professional and financial support for professional sport clubs.

5. To implement the regime of financial revenue and expenditure in professional sport activities under the provisions of law.

Article 22.- Responsibilities of the Physical Training and Sports Commission, the Peoples Committees of all levels for professional sports

1. The Physical Training and Sports Commission guides the building and development of professional sports; approve the professional sports regulations of the National Sport Federation; examine and inspect professional sport activities.

2. The Peoples Committees of all levels shall have the responsibilities to manage, support and create conditions for building and developing professional sport clubs under the provisions of law.

Chapter V

STATE MANAGEMENT OVER THE NATIONAL SPORT FEDERATION

Article 23.- Tasks and powers of the Physical Training and Sports Commission

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To notify programs and plans on physical training and sport development to the National Sport Federation for the latter to draw up activity programs and plans;

2. To recognize competition rules, sport tournament regulation for each sport event at the proposal of the National Sport Federation;

3. To guide and inspect the organization of sport tournaments within the system of annual sport tournaments, international sport tournaments organized in Vietnam by the National Sport Federation;

4. To decide on the setting up of national sport teams for participation in international tournaments; to summon members of the national teams for training and competitions; to adopt training and competition programs and plans of national sport teams at the proposal of the National Sport Federation;

5. To guide and create conditions for the National Sport Federation to participate in international sports cooperation programs in line with the general plan of the physical training and sport service, in accordance with law provisions and with the regulations of the international sport organization of which the Federation is a member;

6. To bestow ranks on athletes, trainers and referees; to recognize ranks bestowed by international sport organizations for Vietnamese athletes, trainers, referees at the proposal of the National Sport Federation;

7. To guide and inspect the implementation of the Charter of the National Sport Federation;

8. To commend and/or reward or propose the Prime Minister or the State President to commend and/or reward organizations and individuals that have recorded outstanding achievements in the activities of the National Sport Federation;

9. To decide or propose the competent agencies to handle organizations and/or individuals who have committed serious errors or law violations in the activities of the National Sport Federation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Physical Training and Sports Commission shall coordinate with the Ministry of the Interior in reporting to the Prime Minister for his/her permission to set up or dissolve the National Sport Federation, approve the Charter on organization and operation of the National Sport Federation strictly according to law provisions.

Article 25.- Tasks and powers of the Finance Ministry

The Finance Ministry shall have the responsibility to coordinate with the Physical Training and Sports Commission in guiding and inspecting the reception, management and use of financial sources, assets and financial assistance by the National Sport Federation according to the provisions of law.

Chapter VI

ENSURING FINANCIAL AND LAND CONDITIONS FOR PHYSICAL TRAINING AND SPORT ACTIVITIES

Article 26.- State budget set aside for physical training and sports

1. The Physical Training and Sports Commission shall coordinate with the Finance Ministry and the Planning and Investment Ministry in elaborating the budget plans for physical training and sports according to the provisions of the State Budget Law.

2. The Peoples Committees at all levels shall have to arrange budgets for physical training and sport activities, investment capital for construction of physical training and sport material foundations in their respective budget estimates according to the current regulations; mobilize and use lawful resources for increase of development investment in the cause pf physical training and sports of their localities.

The physical training and sport management agencies at all levels shall have to manage and use budgets for the right purposes, in accordance with regulations and in an efficient manner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organizations and individuals that make contributions or donations to physical training and sports are entitled to enjoy the preferential policies as provided for in Clause 1, Article 53 of the Ordinance on Physical Training and Sports. The contributions and donations include: non-refundable aids, financial assistance for non-profit purposes to support the training and fostering of sport talents, heightening the achievements of national sport teams and sport tournaments; physical training and sport humanitarian support; supports for implementation of projects on scientific and technological research and application in the field of physical training and sports.

2. Organizations and individuals that provide financial support for physical training and sports for advertisement or profit purposes shall comply with the provisions of law.

Article 28.- Planning and plans on land use for physical training and sports

1. The elaboration of planning and plans on land use for physical training and sports shall comply with the Governments Decree No.68/2001/ND-CP of October 1, 2001 on planning and plans on land use and the Prime Ministers Directive No.274-TTg of April 27, 1996 on land planning and use in service of the cause of physical training and sport development.

2. The Physical Training and Sports Commission shall base itself on the physical training and sport establishment network planning to register the land use demands with the provincial-level Peoples Committees for the inclusion thereof into the land use planning and plans of the localities.

3. The provincial-level Peoples Committees shall base themselves on the planning of the physical training and sport establishment networks in their respective localities to include the plans on land use for physical training and sports into the land use planning and plans of their respective localities.

Article 29.- Funds in support of development of sport talents

a) The State encourages organizations and individuals to set up funds in support of development of sport talents under the provisions in Article 115 of the Civil Code.

b) The funds in support of development of sport talents are set up and operate under the provisions of the Governments Decree No. 177/1999/ND-CP of December 22, 1999 on promulgating the Regulation on organization and operation of social funds, charity funds with a view to providing financial support for the discovery and training of sport talents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.- This Decree takes implementation effect 15 days after its signing. The previous regulations contrary to this Decree are all hereby annulled.

Article 31.- The Physical Training and Sports Commission shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.

Article 32.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 111/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 Hướng dẫn Pháp lệnh Thể dục, thể thao

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.384

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.186.26
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!