Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3512/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Nguyễn Thiện
Ngày ban hành: 10/10/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3512/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 10 năm 2012

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

1. Đặt vấn đề

Vị thành niên và thanh niên (VTN/TN) là một lực lượng đông đảo, lực lượng chính để phát triển xã hội trong tương lai, quyết định sự thịnh vượng của đất nước như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2012-2020” của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ. Nghị quyết 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII cũng đã khẳng định: “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.

Vị thanh niên là nhóm tuổi từ 10 - 19 tuổi, thanh niên là nhóm tuổi từ 15 - 24 tuổi (Theo Tổ chức y tế thế giới - WHO), thanh thiếu niên rất hiếu động, luôn tìm tòi và thử nghiệm những cái mới lạ, kể cả những hành vi có hại cho sức khỏe, tinh thần, Những thay đổi thể chất và tâm sinh ở tuổi dậy thì có thể gây nên những xúc động tình cảm và bắt đầu phát triển các mối quan hệ xã hội. Đây là giai đoạn đầy nghịch lý và mâu thuẫn cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ một cách có định hướng, bằng các giải pháp cụ thể.

Hiện nay các hoạt động truyền thông, giáo dục về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) cho VTN/TN còn hạn chế; hệ thống cung cấp dịch vụ tư vấn về chăm sóc SKSS/SKTD, kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của VTN/TN hầu như chưa có. Do vậy, vấn đề cung cấp thông tin, cung cấp các dịch vụ liên quan về chăm sóc SKSS/SKTD cho VTN/TN đã và đang trở thành một nhu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho VTN/TN, Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định: “Cải thiện tình hình SKSS, SKTD của vị thành niên thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với lứa tuổi” là một trong 7 mục tiêu của chiến lược. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2010/QĐ-BYT ngày 07/6/2006 phê duyệt “Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020”.

2. Cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch hành động

- Luật Thanh niên năm 2005;

- Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ; Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ;

- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức Khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 2010/QĐ-BYT ngày 07/6/2006 của Bộ Y tế ban hành “Kế hoạch tổng thể quốc gia về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020”;

- Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS;

- Quyết định số 4617/QĐ-BYT ngày 16/11/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên và thanh niên;

- Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 03/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

Phần II

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, DÂN SỐ VÀ THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VỊ THÀNH NIÊN - THANH NIÊN TỈNH HÀ TĨNH

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, diện tích tự nhiên 6.028 km2; có 12 huyện, thành phố, thị xã; 262 xã, phường, thị trấn trong đó có 4 huyện miền núi, 4 huyện vùng bãi ngang ven biển. Dân số 1.227.036 người (Theo tổng điều tra dân số 01/4/2009), kinh tế còn nhiều khó khăn; song công tác Chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, công tác dân số - sức khỏe sinh sản (trong đó có sức khỏe vị thành niên và thanh niên) đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp quan tâm và đầu tư.

Phân tích số liệu tổng điều tra dân số 01/4/2009 của tỉnh cho thấy: Nhóm vị thành niên chiếm 22,03% dân số; nhóm VTN/TN chiếm 28,59% dân số toàn tỉnh, chia ra các nhóm tuổi như sau:

Nhóm tuổi

Số lượng

Tỷ lệ % so với dân số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

10-14

67 981

63 663

131 644

5,54

5,19

10,73

15-17

50 368

46 793

97 161

4,10

3,81

7,91

18-19

23 734

18 824

42 558

1,93

1,53

3,46

10 - 24

185 013

165 860

350 873

15,08

13,52

28,59

Tuổi trẻ Hà Tĩnh luôn phát huy truyền thống của quê hương, ham học hỏi, có ý chí vươn lên, nhiệt tình, sáng tạo, năng động trong học tập và công tác, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới của quê hương, đất nước. Tuy nhiên, thanh niên Hà Tĩnh cũng mang những đặc điểm chung của thanh niên Việt Nam, đó là nhận thức và kỹ năng sống còn hạn chế, cộng với những thay đổi về tâm sinh lý và mặt trái của cơ chế thị trường nên rất dễ bị lôi kéo, kích động, có nguy cơ cao đối với những vấn đề liên quan đến lối sống như: Sử dụng chất ma túy, lang thang, ham mê điện tử, bê trễ học hành hay những vấn đề về sức khỏe sinh sản (Mang thai và sinh đẻ sớm, phá thai không an toàn, nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV…).

1. Vấn đề giáo dục và lao động, bạo hành tình dục của Vị thành niên - thanh niên

Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo thì số học sinh bỏ học năm 2011 như sau:

- Trung học cơ sở: 211 em/tổng số 26.276 em, chiếm 0,8%

- Trung học phổ thông: 307 em/ tổng số 25.758 em, chiếm 1,9%

Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì số trẻ em mồ côi cả bố và mẹ 739 em (từ năm 1995 - 2011), hiện có 60 em được nuôi dưỡng tại Làng trẻ em mồ côi. Số em bị xâm hại tình dục: 26 em (từ năm 1995 - 2011). Số trẻ em bị bạo lực được can thiệp của các tổ chức là 3 em (năm 2011)

2. Vị thành niên - thanh niên với vấn đề vi phạm pháp luật, nghiện chích ma túy và tai nạn thương tích

Theo số liệu của Công an tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Số vụ trẻ em vi phạm pháp luật toàn tỉnh năm 2011 là 33 vụ; số vụ tai nạn thương tích độ tuổi dưới 19: 544 vụ, chiếm 20,2% trong tổng số vụ bị tai nạn thương tích xảy ra trên địa bàn.

Số đối tượng nghiện chích ma túy trên địa bàn tỉnh năm 2011 là 637 đối lượng; trong đó có 288 đối tượng trong độ tuổi VTN/TN, chiếm 45,2%.

3. Vấn đề mang thai, sinh đẻ và phá thai ở Vị thành niên - thanh niên

Có thai ngoài ý muốn, sinh đẻ sớm và phá thai trong độ tuổi VTN/TN đang có chiều hướng gia tăng và là vấn đề đáng lo ngại. Theo số liệu của Trung lâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, năm 2011 toàn tỉnh có 28.225 trường hợp có thai, trong đó VTN 338 (chiếm 112% tổng số phụ nữ có thai). Số đối tượng VTN đến phá thai tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm MSI năm 2011 là 286 em; trong tổng số 2.134 chiếm 13,4%%, Đây là con số thấp hơn nhiều so với thực tế vì chưa quản lý được tình hình phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân.

4. Vị thành niên - thanh niên với vấn đề nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS

Số VTN/TN bị nhiễm khuẩn đường sinh sản trên tổng số lượt đến khám 26/7.742 = 0,34% tại Trung tâm CSSKSS tỉnh và MSI năm 2011.

Theo số liệu của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, tại Hà Tĩnh, lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tiêm chích ma túy. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tính đến năm 2011 là 379 trường hợp trong độ tuổi VTN/TN/tổng số 1.368 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, chiếm 27,7%, đây là một tỷ lệ khá cao.

5. Sức khỏe tâm thần Vị thành niên - thanh niên

Hiện nay tình trạng VTN/TN bị căng thẳng tâm lý, trầm cảm, rối loạn tâm thần...do áp lực học tập, do hoàn cảnh gia đình, do mặt trái của cơ chế thị trường, do những thay đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dẫn đến tự tử, gây thương tích cho mình và cho người khác có xu hướng ngày càng gia tăng.

Theo số liệu từ Trạm tâm thần, năm 2011 có 181 lượt VTN/TN đến khám và điều trị bệnh tâm thần trong tổng số 590 lượt bệnh nhân đến khám, chiếm 30,7%, đây là con số đáng quan tâm.

6. Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS

Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS được kiện toàn từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Song cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, nhất là tại tuyến xã; kiến thức, kỹ năng tư vấn, cung cấp dịch vụ thân thiện đối với VTN/TN của cán bộ y tế còn rất hạn chế. Hiện nay, mới chỉ có Trung tâm Chăm sóc SKSS có góc tư vấn thân thiện về SKSS đối VTN/TN.

Phần III

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE VỊ THÀNH NIÊN - THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2013 - 2015, ĐỊNH HUỚNG ĐẾN NĂM 2020

1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng sức khỏe của Vị thành niên - thanh niên cả về thể chất và tinh thần, hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ có hại cho sức khỏe của Vị thành niên - thanh niên như: Có thai ngoài ý muốn, có thai sớm, nhiễm HIV, sử dụng chất gây nghiện, tai nạn thương tích và rối loạn tâm sinh lý.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

2.1. Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức, kỹ năng và hành vi của VTN/TN trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân liên quan đến SKSS/SKTD, HIV, tai nạn thương tích, sử dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần.

Các chỉ tiêu:

- 70% VTN/TN hiểu biết về thời điểm dễ thụ thai và biết về các biện pháp tránh thai;

- 70% VTN/TN ở khu vực thành thị, đồng bằng và 60% VTN/TN ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi biết cách giữ gìn vệ sinh đường sinh sản, vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh nhiễm khuẩn đường sinh sản;

- 80% VTN/TN hiểu rõ các đường lây truyền HIV và cách phòng tránh; 70% VTN/TN hiểu biết một số hành vi nguy cơ cho sức khỏe như sử dụng chất gây nghiện, rượu, bia, thuốc lá...);

- 70% VTN/TN biết và có thể tiếp cận nơi cung cấp dịch vụ và tư vấn chuyên môn y tế cho những vấn đề về chăm sóc SKSS, tâm lý, tình cảm.

2.2. Mục tiêu 2: Tạo môi trường xã hội thuận lợi cho việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN.

Chỉ tiêu:

- 100% cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể các cấp từ xã, phường, thị trấn đến cấp tỉnh đưa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN/TN vào Nghị quyết, kế hoạch hàng năm của địa phương, đơn vị;

- 70% cha mẹ và thầy giáo, cô giáo bậc trung học được cung cấp thông tin và hỗ trợ cải thiện việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN.

2.3. Mục tiêu 3: Cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ thích hợp và đặc hiệu cho nhu cầu của VTN/TN, đặc biệt coi trọng đến nguyên tắc công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

Chỉ tiêu:

- 90% cơ sở chăm sóc SKSS thực hiện thông tin, giáo dục, tư vấn về SKSS cho VTN/TN;

- 100% cán bộ cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS tuyến tỉnh, huyện được đào tạo về cung cấp dịch vụ thân thiện cho VTN/TN;

- 100% điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS có tài liệu hướng dẫn triển khai dịch vụ thân thiện với TN/TN.

2.4. Mục tiêu 4: Hỗ trợ cho nhóm VTN/TN có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.

Chỉ tiêu:

- 60% VTN/TN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thông tin, giáo dục, truyền thông về chăm sóc SKSS VTN/TN.

- 60% VTN/TN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của lạm dụng chất gây nghiện như thuốc lá, ma túy, rượu bia...;

- 60% VTN/TN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được giáo dục kỹ năng sống phù hợp;

- 70% VTN/TN được cung cấp địa chỉ dịch vụ và tư vấn chuyên môn y tế về chăm sóc SKSS, tâm lý, tình cảm.

3. Các nhóm giải pháp

3.1. Giải pháp thông tin - giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi

- Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức phù hợp, nội dung chủ yếu về chăm sóc SKSS; tình bạn, tình yêu, tình dục an toàn và lành mạnh, phòng có thai ngoài ý muốn, phòng tránh HIV, tai nạn thương tích, ngăn chặn sử dụng chất gây nghiện, tác dụng của phim ảnh đồi trụy...;

- Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Xây dựng chuyên mục, bài viết, phóng sự ...về VTN/TN trên Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh - Truyền hình tuyến huyện, hệ thống truyền thanh cơ sở;

- Truyền thông trong trường học: Từng bước đưa giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống vào các buổi học ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, góc tư vấn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục với nội dung phù hợp từng bậc học, ít nhất đến năm 2015 mỗi năm các em có 2 buổi ngoại khóa về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục;

- Truyền thông tại cộng đồng: Thông qua các hoạt động đoàn thể (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên) cung cấp thông tin, nâng cao hiểu biết và thay đổi hành vi về SKSS, tâm sinh lý VTN/TN cho các đoàn viên, hội viên, nhất là các bậc cha mẹ;

- Tăng cường kỹ năng truyền thông, tư vấn cho nhân viên y tế về chăm sóc SKSS cho VTN/TN;

- Cung cấp số điện thoại đường dây nóng để các em liên hệ khi cần tư vấn, giúp đỡ.

3.2. Giải pháp xã hội hóa, tạo môi trường hỗ trợ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN

- Nâng cao sự hiểu biết của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các Sở, ban, ngành liên quan, cha mẹ, thầy cô giáo về những thách thức của việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN/TN, phát triển các hoạt động xã hội, các hình thức giáo dục đối với VTN/TN;

- Đẩy mạnh huy động sự tham gia của cộng đồng, xã hội trong công tác tuyên truyền vận động, tạo sự ủng hộ đối với việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN/TN trên địa bàn;

- Cung cấp thông tin và kỹ năng truyền tải thông tin về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN/TN cho cán bộ lãnh các cấp ủy đảng, chính quyền, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các bậc cha mẹ;

- Phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng (người cao tuổi, các vị chức sắc tôn giáo...) trong việc giáo dục lối sống lành mạnh cho VTN/TN;

- Tạo môi trường thuận lợi tiếp cận dịch vụ thân thiện cho VTV/TN bằng việc triển khai các mô hình tư vấn ngay trong môi trường sống, làm việc, học tập hàng ngày cho VTN/TN, không có thái độ kỳ thị, thiếu tôn trọng khi các em có nhu cầu được tư vấn, cung cấp dịch vụ về chăm sóc SKSS;

- Nâng cao yếu tố bảo vệ, giảm yếu tố nguy cơ môi trường bằng cách thực hiện xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư, cam kết giáo dục con không nghiện hút ma túy, không hút thuốc lá, uống rượu bia, cờ bạc; không đua xe trái phép, cá độ bóng đá..., cha mẹ sống mẫu mực, làm gương cho con cái;

- Khuyến khích các hình thức giáo dục đồng đẳng như nhóm bạn, gốc thân thiện tại trường học, nhà văn hóa, các điểm vui chơi hoặc thành lập các câu lạc bộ...để VTN/TN tham gia sinh hoạt, trao đổi.

3.3. Giải pháp kỹ thuật

- Cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cho VTN/TN tại các cơ sở hoạt động dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Triển khai xây dựng mô hình điểm “Dịch vụ thân thiện” tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS tuyến tỉnh và huyện, từng bước mở rộng tới tuyến xã;

- Triển khai “Dịch vụ tư vấn thân thiện” lồng ghép dịch vụ lâm sàng tại các cơ sở chăm sóc SKSS;

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng “Góc bạn hữu” trong trường học, nhà văn hóa hoặc tại quầy thuốc, hiệu sách. Đây là nơi VTN/TN có thể trao đổi sự hiểu biết và kinh nghiệm, vừa là nơi giới thiệu, cung cấp thông tin để VTN/TN quyết định lựa chọn dịch vụ y tế và tư vấn.

3.4. Giải pháp tài chính

a) Dự toán kinh phí:

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Dự toán kinh phí

Năm 2013

2014 - 2015

2016 - 2020

Tổng

Tổng kinh phí

Trong đó:

663.100

1.304.100

2.141.800

4.109.000

1. Ngân sách Trung ương

442.000

869.400

1.428.000

2.739.400

2. Ngân sách địa phương

221.100

434.700

713.800

1.369.600

- Tỉnh

147.400

289.800

475.800

913.000

- Huyện

49.000

96.600

158.600

304.200

- Xã

24.700

48.300

79.400

152.400

b) Giải pháp huy động:

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Kế hoạch;

- Lồng ghép với các chương trình, dự án đã và đang triển khai trên địa bàn để thực hiện Kế hoạch;

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các dự án hợp tác quốc tế, sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương và huy động sự tham gia của cộng đồng vào thực hiện kế hoạch hành động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên - thanh niên.

Phần IV

QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quản lý, điều hành, phân công nhiệm vụ

1.1. Sở Y tế:

- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe VTN/TN của tỉnh gồm Sở Y tế, các cơ quan chuyên môn thuộc Sở và các ngành, đoàn thể liên quan; trong đó Sở Y tế là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo;

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch; đồng thời theo dõi, giám sát, đánh giá và định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định;

- Trung tâm Chăm sóc SKSS - đơn vị đầu mối triển khai thực hiện Kế hoạch có trách nhiệm căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể hàng năm (bao gồm cả kế hoạch kinh phí) trình Sở Y tế thẩm định, phê duyệt (trước khi phê duyệt cần lấy ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính).

- Riêng ngành Y tế, tập trung thực hiện các nội dung:

+ Thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật gồm cán bộ y tế (sản khoa, nhi khoa, y tế cộng đồng, truyền thông...), các chuyên gia tâm lý, khoa học xã hội và những người có kinh nghiệm về VTN/TN trên địa bàn tỉnh;

+ Kết hợp và lồng ghép các hoạt động, chương trình, dự án liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN/TN như: Chương trình chăm sóc SKSS; Làm mẹ an toàn; Phòng, chống HIV/AIDS; Phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; Dân số - KHHGĐ; Phòng, chống tai nạn, thương tích;

+ Triển khai điểm cung cấp dịch vụ tư vấn thân thiện cho VTN/TN tại các cơ sở chăm sóc SKSS.

1.2. Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Trên cơ sở đề xuất của Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định tham mưu, đề xuất UBND tỉnh hàng năm bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này;

- Giám sát, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí theo kế hoạch được phê duyệt.

1.3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban ngành, đoàn thể thực hiện giáo dục sức khỏe sinh sản cho VTN/TN trong trường học, bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động về giáo dục giới tính, SKSS cho VTN/VTN;

- Chỉ đạo xây dựng “Góc tư vấn thân thiện”, tủ sách tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

1.4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Quản lý, chỉ đạo thực hiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Trẻ em tàn tật, lang thang, mồ côi;

- Triển khai có hiệu quả công tác ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phối hợp với các ngành liên quan thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, tránh tai nạn, thương tích ở trẻ em;

- Chỉ đạo xây dựng “Góc tư vấn thân thiện”, tủ sách tại các cơ sở đào tạo nghề.

1.5. Cục Thống kê:

Phối hợp với Sở Y tế thu thập, xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN/TN.

1.6. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:

- Chỉ đạo, phối hợp với Sở Y tế xây dựng các chương trình truyền thông, các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN/TN;

- Xây dựng các điểm, khu vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên;

- Lồng ghép chương trình chăm sóc sức khỏe VTN/TN vào các buổi biểu diễn văn hóa, nghệ thuật ở vùng sâu, vùng xa.

1.7. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác:

Phối hợp với Sở Y tế đưa nội dung bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN vào kế hoạch, chương trình hoạt động của đơn vị, triển khai đến các cấp hội cơ sở và hội viên; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo giáo dục kỹ năng sống cho VTN/TN trong trường học.

1.8. UBND huyện, thành phố, thị xã:

- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nội dung của Kế hoạch của tỉnh và tình hình, đặc điểm của địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện kế hoạch hoạt động của địa phương mình;

- Tăng cường đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu và nội dung của Kế hoạch.

2. Tiến trình thực hiện

2.1. Năm 2013:

Đây giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm, mục tiêu chính là nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chương trình của cán bộ tuyến tỉnh, nâng cao nhận thức và tạo sự ủng hộ của cộng đồng và toàn xã hội đối với chương trình, cụ thể:

- Phổ biến, triển khai kế hoạch cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Sở, ban ngành, đoàn thể và các đơn vị trong ngành Y tế;

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức và ủng hộ của xã hội và cộng đồng, tạo môi trường thuận lợi triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch;

- Xây dựng mô hình điểm cung cấp “Dịch vụ tư vấn thân thiện”, “Tiền hôn nhân, “Câu lạc bộ VTN - TN”, “Góc bạn hữu”, ”Góc tư vấn thân thiện” tại tuyến tỉnh và huyện (Trung tâm Chăm sóc SKSS, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” Chi cục Dân số - KHHGĐ, một số trường học...);

- Nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng tư vấn cho cán bộ cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS các tuyến, các thầy giáo, cô giáo về chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên.

2.2. Giai đoạn 2014 - 2015:

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, tư vấn;

- Mở rộng các mô hình can thiệp dựa trên kết quả đánh giá năm 2013.

2.3. Định hướng hoạt động giai đoạn 2016 - 2020:

- Đẩy mạnh giáo dục sức khỏe, truyền thông thay đổi hành vi;

- Mở rộng mô hình cung cấp dịch vụ thân thiện toàn diện (cung cấp thông tin, tư vấn, dịch vụ lâm sàng);

- Nâng cao kỹ năng giám sát, đánh giá của tuyến tỉnh, huyện để hỗ trợ cho việc bổ sung, cập nhật chính sách cũng như điều chỉnh các can thiệp;

- Tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN/TN.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ và đạt mục tiêu đề ra. Định kỳ 6 tháng, một năm có báo cáo về Sở Y tế (Trung tâm chăm sóc SKSS) - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thiện

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch hành động 3512/KH-UBND ngày 10/10/2012 thực hiện Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.510

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.185.170
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!