ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 96/KH-UBND
|
Ninh Bình, ngày
13 tháng 5 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 25-CT/TW, NGÀY 25/10/2023 CỦA BAN BÍ
THƯ VỀ TIẾP TỤC CỦNG CỐ, HOÀN THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA Y TẾ CƠ
SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Chỉ thị số 25-CT/TW,
ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất
lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị số
25-CT/TW);
Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg
ngày 05/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Chỉ thị số 25-CT/TW;
Căn cứ Kế hoạch số 179-KH/TU
ngày 1/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình thực hiện Chỉ thị số
25-CT/TW;
Căn cứ Quyết định số
1093/QĐ-BYT ngày 02/5/2024 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số
281/QĐ-TTg ngày 05/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai
thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW;
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế
hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25- CT/TW trên địa bàn tỉnh, cụ thể như
sau:
A. THỰC TRẠNG
HỆ THỐNG Y TẾ CƠ SỞ
1. Khái
quát về mạng lưới y tế cơ sở
- Theo Chỉ thị số 06-CT/TW ngày
22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương, hệ thống y tế cơ sở bao gồm y tế tuyến
huyện, xã và y tế thôn bản. Tại tỉnh Ninh Bình: Tuyến huyện có 06 phòng Y tế
huyện, thành phố, 08 Trung tâm Y tế huyện đa chức năng, 02 Bệnh viện đa khoa
huyện và 10 phòng khám đa khoa khu vực; Tuyến xã gồm 143 Trạm Y tế xã, phường,
thị trấn cùng đội ngũ y tế thôn bản với trên 1.600 cán bộ hoạt động tại các
thôn, xóm.
- Chỉ thị 25-CT/TW mở rộng phạm
vi hệ thống y tế cơ sở bao gồm: Y tế trường học, y tế cơ quan, nông, lâm trường,
doanh nghiệp và y tế khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất”. Do đó,
hệ thống y tế cơ sở của tỉnh trong giai đoạn hiện nay bao gồm thêm 411 phòng y
tế trường học, 08 trạm y tế cơ quan xí nghiệp.
2. Một số kết
quả nổi bật hoạt động công tác y tế cơ sở trong giai đoạn qua
- Công tác y tế cơ sở đã đạt được
những kết quả tích cực, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác y tế trên địa
bàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn
lan rộng trên địa bàn, khống chế tối đa các trường hợp tử vong do dịch bệnh;
triển khai đầy đủ và có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia/Chương trình Y
tế - Dân số; từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh thực hiện
quy tắc ứng xử, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế, tích cực áp
dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
ngày càng cao của nhân dân. Các đơn vị khám, chữa bệnh tuyến huyện trung bình mỗi
năm triển khai được trên 30 kỹ thuật mới, trong đó một số đơn vị triển khai được
kỹ thuật cao như: Điều trị vàng da sơ sinh, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm,
phẫu thuật cắt thận, túi mật, phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt… Phòng Y tế/Văn
phòng HĐND/UBND các huyện, thành phố đã chủ động tham mưu cho UBND các huyện,
thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về y tế trên địa
bàn phụ trách và tích cực phối hợp với Sở Y tế trong công tác quản lý nhà nước
về y tế trên địa bàn phụ trách.
- Hệ thống y tế tuyến xã tiếp tục
kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, tập trung quản lý sức khỏe
người dân, triển khai quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm (tăng huyết
áp, đái tháo đường), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y
tế cơ sở, tích cực triển khai hoạt động khám chữa bệnh ban đầu và đẩy mạnh xây
dựng xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế. Kết quả đến năm 2023: 80,62% thôn, bản,
tổ dân phố (100% thôn, bản) có nhân viên y tế - cộng tác viên dân số, 85,3% trạm
y tế có bác sỹ làm việc, 100% xã đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn
2011-2020, 90,04% người dân được quản lý, theo dõi sức khỏe.
3. Một số tồn
tại, hạn chế cần quan tâm cải thiện trong thời gian tới
- Một số huyện chưa có phòng Y
tế, nhiệm vụ quản lý nhà nước về y tế được giao cho Văn phòng HĐND/UBND huyện
nên đôi khi công tác phối hợp với ngành Y tế chưa nhịp nhàng, hiệu quả; nhân lực
tại các phòng Y tế còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng nên chưa triển
khai đầy đủ, thường xuyên một số nhiệm vụ theo quy định.
- Chất lượng khám, chẩn đoán và
chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở chưa cao. Hoạt động của một số trạm y tế và y dược
học cổ truyền còn hạn chế.
- Nhân lực tuyến y tế cơ sở còn
thiếu, nhất là bác sỹ giỏi. Trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc tuyến y
tế cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe.
- Các hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng dân số mới ở kết quả bước đầu, phạm vi tác động đến đối tượng chưa
sâu rộng; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn chưa có nhiều chuyển
biến.
B. NỘI DUNG
KẾ HOẠCH
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức quán triệt nghiêm
túc, sâu sắc nội dung các văn bản: Chỉ thị số 25- CT/TW; Quyết định số
281/QĐ-TTg ; Quyết định số 1093/QĐ-BYT và Kế hoạch số 179-KH/TU nhằm nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức và các
tầng lớp nhân dân.
- Tạo sự thống nhất trong nhận
thức, hành động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính
quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các
ngành trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW.
- Xác định rõ trách nhiệm của
các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành cần xác định
việc củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong
tình hình mới là một nội dung quan trọng trong chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương; mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương xác định
những nội dung trọng tâm, cụ thể hóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, đảm bảo, phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương, đơn vị và các nhiệm vụ trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm giai đoạn 2021-2025, Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
- Bảo đảm sự phối hợp thường
xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện Kế hoạch;
định kỳ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện
để đạt mục tiêu.
II. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu chung
Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở
của tỉnh theo định hướng đổi mới của Trung ương để đảm bảo cung ứng các dịch vụ
y tế có chất lượng, ưu tiên khu vực khó khăn, chủ động ứng phó với các tình huống
khẩn cấp về y tế công cộng, hướng tới công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, hoạt
động của hệ thống y tế cơ sở theo đúng quy định, lộ trình của Trung ương và phù
hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Tăng cường nguồn lực đầu tư
cho phát triển hệ thống y tế cơ sở, phấn đấu cao hơn so với giai đoạn trước.
- Đảm bảo số lượng và chất lượng
nhân lực thực hiện nhiệm vụ tại tuyến y tế cơ sở, phù hợp với vị trí việc làm
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phát triển hoạt động của hệ
thống y tế cơ sở theo đúng định hướng của Trung ương và phù hợp với địa phương.
3. Một số chỉ tiêu đến năm
2030
- Tỷ lệ Trạm Y tế tuyến xã có
bác sỹ cơ hữu đạt 100%, tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế được đào tạo chuyên
môn đạt 100%.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế
đạt trên 95% dân số.
- Tỷ lệ người dân sử dụng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả đạt trên
95%.
- Tỷ lệ dân số được quản lý sức
khỏe đạt trên 95%.
- Người có nguy cơ cao mắc bệnh
được kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khỏe định
kỳ cho toàn dân.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng
cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng
hoạt động của y tế cơ sở
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt,
tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị số 25-CT/TW, Quyết định số 281/QĐ-TTg ,
Kế hoạch số 179-KH/TU và Quyết định số 1093/QĐ-BYT bằng các hình thức phù hợp
nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân với
phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, yêu cầu của công tác chăm sóc sức khoẻ
ban đầu và vai trò, nhiệm vụ của y tế cơ sở; đẩy mạnh phong trào rèn luyện,
nâng cao sức khoẻ toàn dân.
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát của các cấp trong thực hiện trách nhiệm, nâng cao chất lượng
hoạt động và tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế
cơ sở, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn
với mục tiêu bảo đảm công bằng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân
dân. Người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm đối với hoạt động của y tế cơ sở
thuộc phạm vi phụ trách.
- Mở rộng và đa dạng hóa các hoạt
động truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức để nâng cao nhận thức,
thay đổi hành vi trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cá nhân, gia đình
và cộng đồng. Đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
toàn dân.
2. Nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ
chức trong xây dựng, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về
y tế cơ sở
- Đưa mục tiêu, chỉ tiêu về y tế
cơ sở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm, 10 năm, các kế
hoạch dài hạn của tỉnh và các địa phương.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược,
phòng, chống bệnh truyền nhiễm, an toàn thực phẩm… đảm bảo y tế cơ sở giữ vai
trò tuyến đầu trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân
dân.
- Xây dựng cơ chế, chính sách
khuyến khích y tế tư nhân, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng và kết nối với y tế cơ sở trong quản lý sức khỏe
cá nhân.
- Xây dựng và triển khai Đề án
kiện toàn tổ chức bộ máy y tế cơ sở (bao gồm y tế thôn, bản; trạm y tế xã,
phường, thị trấn; trung tâm y tế cấp huyện; y tế trường học, y tế cơ quan,
nông, lâm trường, doanh nghiệp và y tế khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu
chế xuất) phải gắn với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên
địa bàn tỉnh bảo đảm tính thống nhất, hợp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và
đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Thống nhất mô hình tổ
chức, quản lý đối với Trung tâm Y tế cấp huyện theo hướng chịu sự quản lý toàn
diện của UBND cấp huyện, hoàn thiện trước 01/7/2025; thực hiện chức năng
tham mưu quản lý nhà nước về y tế, dân số, an ninh, an toàn thực phẩm trên địa
bàn; có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn, nâng cao chất lượng nguồn lực và tổ chức
hoạt động chuyên môn của y tế cơ sở.
- Rà soát, đánh giá, bố trí, sắp
xếp lại về tổ chức và hoạt động của trạm y tế tuyến xã phù hợp với quy mô, cơ cấu
dân số, kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận của người dân trên địa bàn; gắn với
quản lý toàn diện sức khỏe cá nhân; quản lý và điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh
mạn tính, dinh dưỡng cộng đồng; thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo
mô hình y học gia đình; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại; kết hợp quân
y và dân y; gắn với y tế trường học.
- Rà soát, sắp xếp hệ thống y tế
trường học gắn với y tế cơ sở, bảo đảm mỗi trường học có nhân viên phụ trách
công tác y tế trường học (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) hoặc ký hợp đồng cung ứng
dịch vụ với cơ sở y tế ở địa phương; các trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế cấp
xã có phân công cán bộ phụ trách công tác y tế trường học.
- Rà soát, đánh giá quy mô lao
động, điều kiện thực tiễn và nhu cầu của các khu/cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
căn cứ để nghiên cứu, thành lập cơ sở y tế phù hợp.
3. Huy động
các nguồn lực, tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở gắn với đổi mới cơ chế tài
chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước
- Vận động tổ chức, cá nhân hỗ
trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
y tế cơ sở.
- Đổi mới phương thức phân bổ
ngân sách dựa trên kết quả hoạt động và điều kiện thực tiễn, theo hướng Nhà nước
đặt hàng; thực hiện giao nhiệm vụ cho y tế cơ sở theo các gói dịch vụ y tế cơ bản
theo quy định của cấp có thẩm quyền.
- Chi trả theo hướng khuyến
khích cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý sức khỏe dân cư tại
cộng đồng. Tăng cường nguồn lực cho y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.
- Tổ chức thực hiện theo quy định
của cấp có thẩm quyền về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hướng
tính đúng, tính đủ, xác định rõ chính sách phúc lợi, chính sách an sinh trong
giá dịch vụ y tế.
- Tổ chức thực hiện các chính
sách về đóng bảo hiểm y tế, từng bước mở rộng danh mục dịch vụ thuộc phạm vi của
y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả phù hợp với mức đóng.
4. Tăng cường
đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở
- Xây dựng kế hoạch đào tạo,
tuyển dụng và tổ chức triển khai đảm bảo đến năm 2030 mỗi trạm y tế có ít nhất
một bác sĩ cơ hữu; mỗi thôn, bản có một nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn.
- Xây dựng Đề án vị trí việc
làm, phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
theo phân cấp của địa phương và tuyển dụng với số lượng, cơ cấu phù hợp, đảm bảo
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tại y tế cơ sở.
- Thực hiện chính sách tiền
lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ cho nhân lực y tế cơ sở theo đúng quy định; thực
hiện chính sách thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó
lâu dài tại y tế cơ sở, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi.
- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng
cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở; triển khai thực hiện chính sách đào tạo
đặc thù cho khu vực khó khăn theo quy định; phối hợp linh hoạt các hình thức
đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả
việc luân phiên, luân chuyển, điều động nhân lực y tế để hỗ trợ thường xuyên
cho y tế cơ sở.
5. Đổi mới
mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cơ sở
- Đổi mới mạnh mẽ phương thức
hoạt động của y tế cơ sở theo hướng chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe,
sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không
lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; thực hiện quản lý sức
khỏe người dân tại gia đình và cộng đồng. Sớm hoàn thành mục tiêu mọi người dân
đều được theo dõi, quản lý sức khỏe toàn diện.
- Thực hiện các giải pháp nhằm
nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế; các giải pháp đảm bảo quyền lợi của người
dân sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở do bảo hiểm y tế
chi trả; tăng cường quản lý sức khỏe người dân; thường xuyên rà soát, đánh giá
người có nguy cơ cao mắc bệnh và tổ chức kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một
lần, hướng tới kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn dân.
- Phát triển mô hình bác sĩ gia
đình, thiết lập hệ thống chuyển tuyến chuyên môn linh hoạt. Phát huy vai trò,
hiệu quả của y học cổ truyền trong phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Triển
khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của y tế cơ sở; đẩy mạnh
chuyển đổi số, tăng cường kết nối giữa y tế cơ sở với y tế tuyến trên và người
dân trong tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh từ xa; thống kê, quản lý dữ liệu về y tế
cơ sở thống nhất với hệ thống y tế trong cả nước.
(Một số nhiệm vụ chủ yếu tại
Phụ lục kèm theo).
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí: Từ
Ngân sách nhà nước và các nguồn khác hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm xây dựng dự
toán và phân bổ kinh phí: Cơ quan được phân công chủ trì thực hiện các nội
dung, nhiệm vụ cụ thể quy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm chủ động sắp xếp,
bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp
khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên
quan để thực hiện.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị,
địa phương chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch
đảm bảo tiến độ, hiệu quả, chất lượng, tiết kiệm; định kỳ báo cáo kết quả thực
hiện (qua Sở Y tế) về UBND tỉnh.
2. Sở Y tế chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện, thường xuyên đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh
theo quy định.
3. Đề nghị Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh tuyên truyền, vận động đoàn
viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào rèn
luyện, nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của
bản thân và cộng đồng; giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 25- CT/TW, Quyết định
số 281/QĐ-TTg và Kế hoạch số 179-KH/TU và Kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện các
khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về UBND tỉnh
(qua Sở Y tế) để kịp thời xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội;
- Các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP6.
HP_VP6_KH
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 25-CT/TW
(Kèm theo Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 13/5/2024 của UBND tỉnh Ninh Bình)
TT
|
Nội dung nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian hoàn thành
|
1.
|
Tổ chức nghiên cứu, quán triệt,
tuyên truyền và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW; Quyết định số
281/QĐ-TTg và Kế hoạch số 179-KH/TU
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
|
Các cơ quan liên quan
|
Quý II, III năm 2024
|
2.
|
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát chính quyền, cơ quan chuyên môn trong thực hiện trách nhiệm,
nâng cao chất lượng hoạt động và tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận,
sử dụng dịch vụ y tế cơ sở, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu bảo đảm công bằng trong bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân.
|
Người đứng đầu các cấp chính quyền, ngành y tế
|
Các sở, ban, ngành liên quan và địa phương
|
Thường xuyên
|
3.
|
Thường xuyên tuyên truyền, vận
động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân
phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, yêu cầu của công tác chăm sóc sức khoẻ
ban đầu và vai trò, nhiệm vụ của y tế cơ sở. Mở rộng và đa dạng hoá các hoạt
động truyền thông, giáo dục sức khoẻ, phổ biến kiến thức để nâng cao nhận thức,
thay đổi hành vi trong bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ. Đẩy mạnh phong
trào rèn luyện, nâng cao sức khoẻ toàn dân
|
Các sở, ban, ngành, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh
Bình, UBND các huyện, thành phố
|
Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan
|
Thường xuyên
|
4.
|
Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về
y tế cơ sở vào trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng
năm, 5 năm và chiến lược phát triển dài hạn của của tỉnh, các ngành, các cấp
và địa phương.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố
|
Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan
|
Thường xuyên
|
5.
|
Thực hiện thống nhất mô hình
tổ chức, quản lý đối với trung tâm y tế cấp huyện do Uỷ ban nhân dân cấp huyện
quản lý toàn diện.
|
Sở Y tế
|
Sở Nội vụ, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố
|
Trước ngày 01/7/2025
|
6.
|
Rà soát, đánh giá quy mô lao
động, điều kiện thực tiễn và nhu cầu của các khu/cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh căn cứ để nghiên cứu, thành lập cơ sở y tế phù hợp theo hướng dẫn của Bộ
Y tế.
|
UBDN các huyện, thành phố
|
Sở Y tế và các sở, ban, ngành có liên quan
|
Từ năm 2026
|
7.
|
Vận động tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật
chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở.
|
Sở Y tế
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan
|
Thường xuyên
|
8.
|
Thực hiện giao nhiệm vụ cho y
tế cơ sở theo các gói dịch vụ y tế cơ bản.
|
Sở Y tế
|
Các sở, ngành liên quan và địa phương
|
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (từ năm 2026)
|
9.
|
Tổ chức thực hiện theo quy định
của cấp có thẩm quyền về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo
hướng tính đúng, tính đủ, xác định rõ chính sách phúc lợi, chính sách an sinh
trong giá dịch vụ y tế.
|
Sở Y tế
|
Các sở, ngành liên quan và địa phương
|
Theo lộ trình do Chính phủ quy định
|
10.
|
Tổ chức thực hiện các chính
sách về đóng bảo hiểm y tế, từng bước mở rộng danh mục dịch vụ thuộc phạm vi
của y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả phù hợp với mức đóng
|
Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Y tế
|
Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan và địa phương
|
Theo tiến độ thực hiện Luật bảo hiểm y tế
|
11.
|
Thực hiện chính sách đột phá
để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó lâu dài tại y
tế cơ sở, nhất là vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh theo
quy định
|
Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố
|
Sở Nội vụ, Sở Tài chính và sở, ngành liên quan
|
Thường xuyên
|
12.
|
Xây dựng Đề án vị trí việc
làm, phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
theo phân cấp của địa phương và tuyển dụng với số lượng, cơ cấu phù hợp, đảm
bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tại y tế cơ sở.
|
Các đơn vị sự nghiệp y tế
|
Sở Nội vụ, Sở Y tế và sở, ngành liên quan
|
Thường xuyên
|
13.
|
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng
cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở; triển khai thực hiện chính sách đào
tạo đặc thù cho khu vực khó khăn theo quy định; phối hợp linh hoạt các hình
thức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
|
Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố
|
Các sở, ngành liên quan
|
Thường xuyên
|
14.
|
Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả
việc luân phiên, luân chuyển, điều động nhân lực y tế để hỗ trợ thường xuyên
cho y tế cơ sở.
|
Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố
|
Các sở, ngành liên quan
|
Thường xuyên
|
15.
|
Đổi mới mạnh mẽ phương thức
hoạt động của y tế cơ sở theo hướng chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe,
sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không
lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; thực hiện quản lý
sức khỏe người dân tại gia đình và cộng đồng. Sớm hoàn thành mục tiêu mọi người
dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe toàn diện.
|
Sở Y tế
|
Các sở, ngành liên quan và địa phương
|
Thường xuyên
|
16.
|
Phát triển mô hình bác sĩ gia
đình, thiết lập hệ thống chuyển tuyến chuyên môn linh hoạt. Phát huy vai trò,
hiệu quả của y học cổ truyền trong phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Triển
khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của y tế cơ sở; đẩy
mạnh chuyển đổi số, tăng cường kết nối giữa y tế cơ sở với y tế tuyến trên và
người dân trong tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh từ xa; thống kê, quản lý dữ liệu
về y tế cơ sở thống nhất với hệ thống y tế trong cả nước
|
Sở Y tế
|
Các sở, ngành liên quan và địa phương
|
Thường xuyên
|
17.
|
Triển khai đồng bộ hệ thống
công nghệ thông tin trong hoạt động của y tế cơ sở; đẩy mạnh chuyển đổi số,
tăng cường kết nối giữa y tế cơ sở với y tế tuyến trên và người dân trong tư
vấn, khám bệnh, chữa bệnh từ xa; thống kê, quản lý dữ liệu về y tế cơ sở thống
nhất với hệ thống y tế trong cả nước.
|
Sở Y tế
|
Các sở, ngành liên
quan và địa phương
|
Thường xuyên
|