Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 778/KH-UBND 2018 tăng cường bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân Kon Tum

Số hiệu: 778/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Trần Thị Nga
Ngày ban hành: 02/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 778/KH-UBND

Kon Tum, ngày 02 tháng 04 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 139/NQ-CP NGÀY 31/12/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH SỐ 54-CTR/TU NGÀY 21/02/2018 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XV

Căn cứ Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết s20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đng khóa XII “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”;

Căn cứ Chương trình số 54-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tnh khóa XV thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

1.1. Xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để các sở, ban ngành và địa phương tập trung chỉ đạo, xây dựng đề án, nhiệm vụ triển khai đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp, phn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết số 20-NQ/TW đề ra.

1.2. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các sở, ban, ngành, địa phương và người dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.3. Bảo đm sự lãnh đạo của Đảng, sự qun lý thống nhất của Nhà nước trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.4. Khc phục những hạn chế, tồn tại trong thời gian vừa qua đxây dựng các cơ chế, chính sách đi mới các hoạt động bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, bảo đảm thực hiện các mục tiêu Nghị quyết s20-NQ/TW đã đề ra, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Yêu cầu:

2.1. Xác định rõ nhng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để các sở, ban ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động; tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết s20-NQ/TW, Nghị quyết số 139/NQ-CP và Chương trình số 54-CTr/TU.

2.2. Các sở, ban, ngành, địa phương và người dân tham gia tích cực hơn vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, trong đó ngành y tế là nòng cốt. Đưa các mục tiêu, chtiêu về sức khỏe của Nghị quyết vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương.

2.3. Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ vào Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để xây dựng kế hoạch, đề án cụ th liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2.4. Đcao trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban ngành và chính quyền địa phương các cấp trong việc trin khai các nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao sức khỏe cvề thchất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”, có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đến năm 2025, tuổi thọ trung bình của người dân đạt khoảng 68,5 tuổi; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu 95% với 12 loại vắc xin; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 35%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 17%.

- Phấn đấu đến năm 2030, tuổi thọ trung bình của người dân đạt khoảng 69,5 tuổi; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 95% dân số; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 95% với 14 loại vắc xin; giảm tỷ suất tử vong trẻ em: Dưới 5 tuổi còn dưới 47‰, dưới 1 tuổi còn dưới 30‰; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 32%; tỷ lệ duy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 14%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

1.1. Các sở, ban, ngành: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình số 54-CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân thuộc thẩm quyền quản lý nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương.

- Rà soát, bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu về y tế và các lĩnh vực ảnh hưởng đến sức khỏe và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm… của các địa phương, đơn vị.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách y tế và các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

1.2. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thay đổi hành vi, đa dạng hóa các loại hình truyền thông phù hợp với từng đối tượng, từng dân tộc, từng vùng miền để nhân dân tự giác và tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe; tuyên truyền vận động xây dựng nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh, vệ sinh xóa bỏ các tập tục lạc hậu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đẩy mạnh công tác phong trào, cuộc vận động có nội dung, tiêu chí liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Hướng dẫn tạo điều kiện cho nhân dân phát huy vai trò giám sát và huy động các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

 Thời gian thực hiện: Thường xuyên

1.3. Sở thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội, phát huy tinh thần nỗ lực của các ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân để phấn đấu  thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết số 20-NQ/TW đã đề ra.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Nâng cao sức khỏe nhân dân

2.1. Sở Y tế:

- Tập trung các nguồn lực triển khai các đề án, chương trình, dự án về bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của người dân; chăm sóc, có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em…

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 07/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Thông báo số 154-TB/TW ngày 20/02/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư khóa X về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới.

- Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và thực hiện nghiêm các quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; củng cố hệ thống cảnh báo, phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

2.2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục về thể chất, tâm lý cho học sinh, kết hợp chặt chẽ với tập luyện ngoài nhà trường.

- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiện toàn hệ thống y tế học đường và đẩy mạnh công tác y tế học đường để chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với trẻ em, học sinh, sinh viên. Triển khai bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

2.3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Triển khai tốt công tác bảo vệ sức khỏe người lao động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; an toàn lao động; phòng, chống đuối nước trẻ em…

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2.4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân thể trong cơ quan, nhà trường và cộng đồng dân cư. Khai thác và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao. Vận động và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, không gian để người tham gia luyện tập, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao rèn luyện thân thể với nhiều hình thức tổ chức hoạt động.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội về vai trò và tác dụng của thể dục, thể thao trong việc giữ gìn, nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tiếp tục thực hiện các nội dung theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị và Chương trình hành động số 37-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020; Kế hoạch 1633/KH-UBND ngày 02/8/2013 của UBND tỉnh triển khai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2013-2020.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2.5. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành trong công tác phòng chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành. Phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các quy định về dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vi chất dinh dưỡng vào các sản phẩm thực phẩm.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Quản lý chặt chẽ tồn dư kháng sinh và thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; hạn chế tình trạng lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và chất cấm trong chăn nuôi.

- Triển khai thực hiện các chương trình, đề án và tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường nông thôn, được tiếp cận sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường nông thôn, được tiếp cận sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Phát triển hệ sinh thái, bảo đảm sản xuất, lưu thông, phân phối thực phẩm an toàn.

- Tăng cường cải tạo, hạn chế san lấp hệ thống kênh mương, hồ ao; bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và thực hiện nghiêm các quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2.7. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo công tác phòng chống, cai nghiện ma túy.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

2.8. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tới sức khỏe.

- Rà soát đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án xử lý chất thải; khắc phục ô nhiễm các dòng sông, các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, làng nghề.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

2.9. Sở Xây dựng: Rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch cấp nước, thoát nước, hệ thống hạ tầng xã hội thuộc phạm vi quản lý; tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

2.10. Sở Giao thông vận tải:

- Triển khai các giải pháp để bảo đảm vệ sinh môi trường trên các phương tiện vận tải.

- Phát triển hạ tầng giao thông, sử dụng công nghệ tiên tiến trong kiểm soát, quản lý hệ thống giao thông đường bộ.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2.11. Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thảm họa, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

2.12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Chỉ đạo và triển khai thực hiện các chương trình, đề án và các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến nâng cao sức khỏe tại địa phương.

- Quan tâm, tạo điều kiện để mỗi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

3. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:

- Triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; chủ động dự báo, phát hiện sớm, khống chế kịp thời, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm tại các cửa khẩu, lối mở, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan. Tăng cường phát hiện, quản lý, dự phòng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV, điều trị nghiện các chất ma túy bằng Methadone. Kiểm soát tình trạng lao và sốt rét; cơ bản chấm dứt bệnh lao và loại trừ sốt rét vào năm 2030.

- Triển khai đồng bộ các hoạt động dự phòng, giám sát, phát hiện, chn đoán, qun lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính; nâng cao năng lực sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật; đm bảo đến năm 2025 có 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, qun lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm và năm 2030 là 100%.

- Đẩy mạnh kết hợp quân - dân y, y tế ở vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu svà miền núi.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quviệc xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Kế hoạch số 991/KH-UBND ngày 13/4/2017. Triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong qun lý trạm y tế, thông tin y tế cơ sở, tiêm chng, bệnh tật, qun lý hồ sơ sc khỏe cá nhân: đến năm 2025 trên 90% dân số được quản lý sức khỏe và đến năm 2030 là trên 95%.

- Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sn tại các tuyến, trong đó chú trọng tuyến cơ sở.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

4. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án mở rộng quy mô giường bệnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 05/02/2018; phấn đấu đến năm 2025 đạt quy mô trên 38 giường bệnh /vạn dân (trong đó giường bệnh tư nhân chiếm 10%) và đến năm 2030 đạt quy mô trên 46 giường bệnh/vạn dân (trong đó giường bệnh tư nhân chiếm 15%).

- Quy hoạch, phát triển mạng lưới khám chữa bệnh, y dược cổ truyền, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu theo địa bàn dân cư và phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tập trung phát triển hoàn thiện các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh; đến năm 2020 xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh đạt các tiêu chí cơ bản của bệnh viện hạng I quy mô 750 giường bệnh, đến năm 2025 các bệnh viện tuyến tỉnh còn lại và các bệnh viện tuyến huyện đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II. Tiếp tục xây dựng bệnh viện vệ tinh chuyên khoa  Ung bứu, Ngoại chấn thương, Tim mạch tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 và mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh đến các bệnh viện tuyến tỉnh khác.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý đầu tư phát triển kỹ thuật, đảm bảo đến năm 2025 thực hiện tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế; đồng thời phát triển các kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh. Triển khai có hiệu quả lộ trình thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT; liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trong phạm vi toàn tỉnh từ năm 2020 gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ và khuyến khích, tạo điều kiện để người dân được sử dụng dịch vụ y tế ngay tại tuyến dưới, nâng tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80% năm 2025 và trên 90% năm 2030.

- Triển khai hoạt động y học ctruyền lại các trạm y tế; tăng cường áp dụng y học ctruyền kết hợp với y học hiện đại trong phòng bnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe. Nâng cao y đức và tinh thn trách nhiệm phục vụ người bệnh của đội ngũ y, bác sỹ; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm nhng hành vi vi phạm quy chế chuyên môn và đạo đức nghnghiệp khi thực hiện khám, chữa bệnh; xây dựng bnh vin xanh-sạch-đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc người bnh toàn diện.

- Đơn giản hóa các thủ tục trong khám, chữa bệnh gn với vic ứng dụng công nghệ thông tin trong qun lý và điều hành, giám định bo him y tế, chn đoán, xét nghiệm, khám chữa bệnh, qun lý bệnh án điện tử tiến tới liên thông d liu trong khám, chữa bệnh gia các tuyến từ năm 2021.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

5. Đẩy mạnh phát triển ngành Dược

5.1. Sở Y tế:

- Thực hiện đấu thầu thuốc tập trung hàng năm theo đúng quy định. Bo đảm cung ứng đủ thuốc, vc xin, sinh phm y tế, máu và chế phm máu có cht lượng với giá cả hợp lý, đáp ng nhu cầu phòng bnh, cha bnh của nhân dân; khuyến khích sử dụng thuốc sn xut trong nước.

- Phát triển mạng lưới phân phối và cung ứng thuốc đm bo thực hin nghiêm các nguyên tc, tiêu chuẩn về “Thực hành tốtđến năm 2020 có 100% cơ sở bán buôn, nhà thuốc, quầy thuốc ngoài công lập, các kho thuc của các bệnh viện công lập đạt các nguyên tc, tiêu chuẩn về “Thực hành tốt”.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

5.2. S Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kim soát và x lý các vi phạm về giá thuc, thuc kém chất lượng, dược liệu ngoại nhập, thực phm chức năng, trang thiết bị y tế giá và hàng hóa có nguy cơ y hại cho sức khỏe.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

5.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đầu tư phát trin tập trung vùng trồng các loại dược liệu có lợi thế và giá trị kinh tế cao. Bo tn và phát triển nguồn gen sâm Ngọc Linh và các loại dược liu tự nhiên quý hiếm; khai thác bền vững nguồn dược liệu từ tự nhiên có trlượng lớn; đến năm 2030 hoàn thành công tác điều tra, thống kê dược liệu và tổ chức bảo tn, khai thác bền vững; hình thành mới ít nhất 05 cơ sở sản xuất ging dược liệu trong địa bàn toàn tỉnh. Đầu tư hoàn thiện hạ tng vùng trng dược liệu tập trung và hình thành các khu vực sản xuất, chế biến dược liu tại các khu, cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

6. Phát triển nhân lực và khoa học - công nghệ y tế

6.1. Sở Y tế:

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện tăng cường phối hợp, liên kết với các cơ sở y tế tuyến trên để tiếp nhận, chuyển giao các kthuật, công nghệ trong lĩnh vực y tế; thực hiện nghiêm quy định luân phiên người hành nghề trong các cơ sở y tế thuộc địa phương qun lý: Luân phiên gia các bệnh viện tuyến tnh và tuyến huyện và ngược lại; gia các huyện; giữa trung tâm y tế huyện với trạm y tế xã và ngược lại; giữa các xã đ nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế.

- Bảo đảm cân đối trong phân bố nguồn nhân lực y tế giữa các tuyến, giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Chủ trì, phối hợp với SNội vụ và các cơ quan có liên quan tham mưu chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo ngun nhân lực y tế chất lượng cao; chính sách đãi ngộ đối với người có trình độ chuyên môn cao làm việc lại y tế cơ s, các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và người làm nghề hoặc công việc trong các lĩnh vực y tế mang tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...

Thời gian thực hiện: Năm 2019.

- Tập trung đào tạo phát triển nhân lực trong lĩnh vực y tế đảm bo về slượng và chất lượng; phn đấu đến năm 2021 các viên chức ngành Y tế được chuẩn hóa về trình độ từ cao đẳng trở lên theo quy định, đến năm 2025 đạt 11,5 bác sĩ, 01 dược sĩ đại học và 22 điều dưng viên trên 10.000 dân và năm 2030 đt 12 bác sĩ, 1,5 dược sĩ đại hc 25 điềung viên trên 10.000 dân.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

6.2. SNội vụ: Phối hợp với Sở Y tế tham mưu chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao; chính sách đãi ngộ đi với người có trình độ chuyên môn cao làm việc tại y tế cơ sở, các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và người làm nghề hoặc công việc trong các lĩnh vực y tế mang tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...

Thời gian thực hiện: Năm 2019.

6.3. Sở Khoa học và Công nghệ: Triển khai các nội dung liên quan đến thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ y, dược, sinh học.

7. Đổi mới hệ thống quản lý, cung cấp dịch vụ y tế và quản lý tài chính

7.1. Sở Y tế:

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hthống tổ chức y tế theo hưng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ y tế theo 3 cấp chun môn (gm: chăm sóc ban đầu, chăm sóc cp 2, chăm sóc cp 3); hệ thng trạm y tế xã, phường, thị trn gn với y tế học đường và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Đẩy mạnh hệ thống cp cứu tại cộng đồng và trước khi vào bệnh viện.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Sáp nhập Bệnh viện Y dược ctruyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng thành một bệnh viện chuyên khoa tuyến tnh về y dược ctruyền và phục hi chức năng; gii thể 07 phòng khám đa khoa khu vực còn lại; sp xếp các đơn vị y tế tuyến huyện thành một Trung tâm Y tế thực hiện đa chức năng gồm: cung cấp dịch vụ chuyên môn, kthuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, dân svà các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật; sp xếp các khoa y học ctruyền và phục hồi chức năng của các bệnh viện tuyến tỉnh để phát huy hiu quả và đúng theo quy định về phân hạng của từng bệnh viện.

Thời gian thực hiện: Năm 2018.

- Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo lộ trình và chtrương của nhà nước; thực hiện quyền tự chủ vnhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, qun lý sức khỏe người dân: đa dạng hóa các hình thức hợp tác công - tư. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở y tế, tập trung vào cung cp dịch vụ y tế chất lượng cao, theo yêu cầu và các mô hình hoạt động không vì lợi nhuận.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả của Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo; thực hiện các gii pháp nhm phòng, chống, ngăn chặn và chm dứt tình trạng lợi dụng ch trương xã hội hóa đlạm dụng các ngun lực công.

Thời gian thực hiện: Năm 2018

- Đẩy mạnh và mrộng việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mc độ 4 tại Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc.

Thời gian thực hiện: Năm 2018.

7.2. S Tài chính: Phối hợp với SY tế tham mưu cấp thm quyền bố trí kinh phí thực hiện công tác bo vệ, chăm sóc và nâng cao sc khỏe nhân dân trong tình hình mới phù hợp với điều kiện cân đi ngân sách của địa phương hàng năm và đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Hướng dn, kiểm tra các đơn vị sdụng kinh phí theo đúng quy định và phân cấp qun lý hiện hành. Trong đó:

- Tập trung b trí, hỗ trợ ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện vùng khó khăn, các lĩnh vực phong, lao, tâm thần...

- Thực hiện nguyên tắc y tế công cộng do ngân sách nhà nước bo đảm là chủ yếu; khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tế và người dân chi tr; chăm sóc sức khỏe ban đầu do bo hiểm y tế, người dân và ngân sách nhà nước cùng chi trả; bo him y tế đi vi người lao động phi do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp; ngân sách nhà nước bo đảm đối với một số đối tượng chính sách.

- Từng bước chuyn chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người tham gia bảo him y tế gn với lộ trình tính đúng, đủ gdịch vụ y tế. Đẩy mạnh phương thức nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng và thực hiện cơ chế giá gn với cht lượng dịch vụ, khuyến khích s dng dịch vụ y tế ở tuyến dưới.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

7.3. SKế hoạch và Đầu tư:

- Vận động nguồn vn hỗ trợ phát triển chính thc (ODA) và nguồn vn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đtriển khai các dự án ưu tiên thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Tham mưu phân bvốn đu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước, vn đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư các trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

7.4. Bo him xã hội tnh phối hợp với Sở Y tế:

- Trin khai đồng bộ và hiệu quả các gii pháp thực hiện bo him y tế toàn dân, nâng cao năng lực, chất lượng giám định bảo him y tế bo đảm khách quan, minh bạch.

- Thực hiện các gii pháp đồng bộ chống lạm dụng, trục lợi, bo đm cân đi quỹ bảo him y tế và quyền lợi của người tham gia bảo him y tế, cơ sở y tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh ci cách hành chính, giảm phiền hà trong giám định, thanh toán bo hiểm y tế, thực hiện thanh toán kịp thời, đầy đủ với các cơ skhám, chữa bệnh.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

7.5. SNội vụ: Phối hợp vi Sở y tế tham mưu bố trí, sp xếp mạng lưới y tế địa phương theo quy định.

8. Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

Sở Y tế tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế. Tiếp tục vận động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế. Phối hợp với các tnh giáp biên giới của Lào và Campuchia trong phòng, chống các bệnh dịch như HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm mới ni khác...

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các s, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cKế hoạch này, xây dựng kế hoạch (chương trình) chi tiết đ trin khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12), báo cáo kết quả thực hiện về S Y tế để tng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Giao S Y tế ch trì theo dõi, đôn đốc việc trin khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm (trước 31/12) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo khi có yêu cầu./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính ph (b/c);
- Bộ
Y tế (b/c);
- Thường trực Tnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP UBND tỉnh, PVP phụ trách;
- Lưu: VT, KGVX3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Nga

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 778/KH-UBND ngày 02/04/2018 thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP và Chương trình 54-CTr/TU về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do tỉnh Kon Tum ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


885

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.117.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!