ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 689/KH-UBND
|
Điện Biên, ngày 26 tháng 3 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2018
Thực hiện Quyết định số
219/QĐ-BNN-QLCL ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc ban hành Kế hoạch Hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực
nông nghiệp năm 2018;
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban
hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2018, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP); phát hiện và ngăn chặn kịp
thời việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản; đẩy lùi và xử lý dứt điểm việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng
hóa chất cấm trong chăn nuôi và trong nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu rõ nét tồn
dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong sản
phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho người
tiêu dùng; xây dựng mô hình chuỗi thực phẩm an toàn, tạo
niềm tin cho người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm thực phẩm nông, lâm,
thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi
cung ứng thực phẩm được thiết lập nhằm tạo ra sản phẩm thực phẩm an toàn và đảm
bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời đảm bảo kiểm soát tận gốc các
mối nguy gây mất an toàn đối với sản phẩm thực phẩm nông nghiệp, góp phần tạo
ra sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn cung cấp cho người tiêu dùng, nâng cao
sức khỏe nhân dân và cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh.
II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT
1. Tăng cường lấy mẫu sản phẩm để
giám sát tập trung vào các vùng trọng điểm, các chuỗi đã
được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để kiểm tra tồn dư thuốc BVTV,
chất bảo quản trong rau, quả, chè; tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản,
phụ gia trong các sản phẩm thịt, thủy sản nuôi, ô nhiễm vi sinh vật trong thịt...;
đặc biệt đẩy mạnh việc lấy mẫu test nhanh sàng lọc nguy cơ gây mất ATTP. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo
vệ thực vật trong rau, củ, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản
phẩm thịt, thủy sản; ô nhiễm vi sinh trong thịt, thủy sản giảm 10% so với năm
2017.
2. Các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng
thực phẩm an toàn từ công đoạn sản xuất, sơ chế, chế biến, vận chuyển, bảo quản,
buôn bán đến người tiêu dùng được phổ biến, hướng dẫn, vận động tuân thủ quy định
pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm. Xây dựng và triển
khai mới ít nhất 03 chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản an
toàn và tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn và công
khai tại nơi bày bán cho người tiêu dùng. Cụ thể: 01 chuỗi gà xương đen Tủa
Chùa, 01 chuỗi gạo nếp tan và 01 chuỗi thủy sản; đồng thời tiếp tục phát triển
và mở rộng 11 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản
an toàn đã được xác nhận.
3. Tỷ lệ đơn vị, tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh (SXKD) sản phẩm nông, lâm, thủy sản đạt điều
kiện đảm bảo ATTP đạt 100%.
4. Nhận thức, trách nhiệm của đơn vị,
cá nhân SXKD về ATTP, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm an toàn có
xác nhận được nâng cao.
5. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ban,
ngành và cơ quan, đơn vị của tỉnh về công tác quản lý an toàn thực phẩm được
tăng cường và thực hiện có hiệu quả.
III NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM
1. Công
tác chỉ đạo điều hành
- Tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện
theo Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị 29-CT/TU ngày
09/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; Chỉ thị 02/CT-UBND
ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm
an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên và các văn bản
của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan liên
quan về chất lượng an toàn thực phẩm.
- Gắn kết chặt
chẽ việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an
toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản với các nhiệm vụ của cơ cấu lại ngành nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
2. Thông tin tuyên truyền về an
toàn thực phẩm
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về an toàn thực phẩm, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cũng như
các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi
vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền về tác hại đối với sức
khỏe người tiêu dùng và thiệt hại kinh tế đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân SXKD
khi sử dụng chất cấm hoặc lạm dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, kháng sinh, hóa chất
cấm; hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, áp dụng sản xuất theo hướng an toàn, đặc
biệt không sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia, thuốc BVTV, thuốc thú y
ngoài danh mục; tuân thủ 4 đúng: "đúng
thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng và đúng cách" về sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y; phổ biến, hướng dẫn người
tiêu dùng nhận biết và ủng hộ sản phẩm an toàn có xác nhận.
- Tuyên truyền, phổ biến đến đơn vị, tổ chức, cá nhân SXKD nông, lâm,
thủy sản biết về các mức xử phạt vi phạm hành chính và có thể bị truy tố hình sự
đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh ATTP trong Bộ luật hình sự số
100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015; Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng
11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP; Nghị định
90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Thú
y.
- Tập huấn và cấp giấy xác nhận về kiến
thức ATTP cho người sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và kinh doanh.
- Thông tin đầy đủ, kịp thời về hiện
trạng an toàn thực phẩm đối với từng loại thực phẩm nông, lâm, thủy sản và hướng
dẫn, khuyến nghị cách ứng xử phù hợp cho người tiêu dùng.
- Công khai các đơn vị, tổ chức, cá
nhân SXKD thực phẩm nông, lâm, thủy sản bảo đảm chất lượng ATTP, đồng thời công
khai cơ sở loại C (không đạt điều kiện đảm bảo ATTP), cơ sở
sản xuất sản phẩm không an toàn, cơ sở vi phạm về ATTP.
- Xây dựng phóng sự tuyên truyền, quảng
bá địa điểm sản xuất, bày bán sản phẩm an toàn, hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm an toàn.
3. Giám sát chất lượng, an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; trọng tâm giám sát thực phẩm
trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận
- Tổ chức lấy mẫu giám sát, cảnh báo
và điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở SXKD vi phạm các
quy định về chất lượng ATTP; tập trung lấy mẫu xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm
an toàn trước, trong và sau cấp xác nhận.
- Tổ chức giám sát an toàn thực phẩm,
tập trung vào thực phẩm rủi ro cao, tiêu thụ nhiều (nhóm sản phẩm rau, củ, quả, thịt, thủy sản...) nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và
thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp nông sản thực phẩm không bảo
đảm an toàn.
4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm
- Tổ chức kiểm tra, phân loại, xử lý
cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản theo quy định.
- Kiểm tra, thẩm định cấp giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở SXKD sản phẩm nông, lâm, thủy sản
theo quy định; giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y, thuốc bảo vệ
thực vật cho các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thuốc BVTV;
giấy chứng nhận vệ sinh thú y.
- Tiếp tục hướng dẫn cấp huyện/xã tổ
chức triển khai Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT quy định điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
- Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm
tại các chợ, các cơ sở chuyên doanh nông, lâm thủy sản; đẩy mạnh việc kiểm tra,
kiểm soát an toàn thực phẩm trong các dịp lễ, tết trong năm.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
thanh tra phù hợp với Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với
doanh nghiệp. Tăng cường các đợt thanh tra đột xuất và
thanh tra tập trung vào các công đoạn có nguy cơ cao trong chuỗi sản phẩm như
buôn bán vật tư nông nghiệp, sản xuất ban đầu, giết mổ, sơ chế, chế biến nông sản, thủy sản nhằm phát hiện, xử
lý kịp thời cơ sở vi phạm, các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng
quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.
- Thực hiện phối hợp giữa các sở
ngành liên quan trong quản lý, kiểm soát ngăn chặn việc lạm
dụng hóa chất công nghiệp, nguyên liệu kháng sinh trong sản xuất, chế biến, bảo
quản nông sản thực phẩm. Phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm việc tàng trữ,
lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục;
các tổ chức, cá nhân đưa tạp chất vào tôm, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi,
bơm nước, tiêm thuốc an thần vào gia súc trước khi giết mổ.
5. Tổ chức kết nối sản xuất và
kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn
- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát
triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh; liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.
- Kiểm tra và cấp giấy xác nhận thực
phẩm an toàn cho cơ sở bày bán sản phẩm nông, lâm, thủy sản theo Quyết định
3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
- Kiểm tra, giám sát sản phẩm trước
khi đưa ra thị trường, đánh giá, cảnh báo nguy cơ và truy xuất, xử lý các trường
hợp vi phạm. Trọng tâm, trọng điểm giám sát là chỉ tiêu dư lượng thuốc BVTV
trên rau, quả; dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm trong chăn nuôi; chất bảo quản
sản phẩm nông, lâm, thủy sản không có trong danh mục được
phép sử dụng.
- Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thực
phẩm an toàn đối với một số sản phẩm: Gà xương đen Tủa Chùa; Nếp tan Điện Biên
Đông; sản phẩm thủy sản và một số sản phẩm khác khi cơ sở có nhu cầu và đủ điều
kiện.
- Tổ chức, phối hợp triển khai hỗ trợ
các đơn vị tham gia các đợt hội chợ triển lãm, kết nối sản phẩm nhằm tạo cơ hội
để các doanh nghiệp cung ứng, tìm đầu ra, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản
phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Quảng bá, cung cấp thông tin về các
cơ sở SXKD nông, lâm, thủy sản đã được
chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh; thông tin địa chỉ nơi
bày bán sản phẩm nông, lâm, thủy sản ATTP có xác nhận.
6. Nâng
cao năng lực
- Hoàn thiện phân công, phân cấp quản
lý ATTP lĩnh vực nông nghiệp tuyến huyện, xã, phường đảm bảo
không chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ.
- Tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng
làm công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết
bị phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đặc biệt là các trang thiết bị kiểm
tra nhanh tại hiện trường.
IV. NGUỒN KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách
địa phương giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và các
huyện, thị xã, thành phố theo kế hoạch hàng năm và các nguồn vốn từ các đề án,
dự án, nguồn xây dựng nông thôn mới chi cho tiêu chí an toàn thực phẩm để thực
hiện các nhiệm vụ:
- Thông tin, truyền thông về ATTP
trong SXKD, tiêu dùng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn và tập huấn kiến thức
ATTP.
- Giám sát chất lượng, an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Hỗ trợ kết nối sản xuất và kinh
doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn (xây dựng mô hình chuỗi thực phẩm
an toàn).
- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động
kiểm tra, giám sát (mua sắm trang thiết bị phục vụ thanh tra, kiểm tra và
thông tin tuyên truyền).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm
chỉ đạo triển khai xây dựng kế hoạch từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo tiến độ.
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND
các cấp có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.
- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai
thực hiện Kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn kết quả thực hiện theo quy định.
- Thẩm định, hướng dẫn các đơn vị sử
dụng kinh phí để triển khai các nội dung trong Kế hoạch này.
2. Sở
Tài chính
Phối hợp hướng dẫn các đơn vị sử dụng
kinh phí để triển khai các nội dung trong Kế hoạch này và thực hiện kiểm tra,
quyết toán theo quy định.
3. Sở Y tế
- Phối hợp tuyên truyền phổ biến các
sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn theo chuỗi và có xác nhận để người tiêu
dùng biết, lựa chọn và sử dụng; đặc biệt yêu cầu các bếp
ăn tập thể trên địa bàn tỉnh sử dụng nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn được xác
nhận.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám
sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản tại các cơ sở thuộc phạm vi quản
lý của Sở Y tế, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực
phẩm theo quy định.
- Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc truy xuất nguồn gốc
thực phẩm khi có các dấu hiệu, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản theo
phân công tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về việc
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
4. Sở Công Thương
- Tăng cường các hoạt động thanh tra,
kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm, chất lượng
vật tư nông nghiệp lưu thông trên thị trường, nhãn mác sản
phẩm; hỗ trợ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại,
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ và quảng bá sản phẩm an toàn.
- Phối hợp và tổ chức kiểm soát, ngăn
chặn việc lạm dụng hóa chất công nghiệp, nguyên liệu kháng sinh trong sản xuất,
chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm.
5. Công an tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra
chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP đối với sản phẩm thực phẩm lưu thông trên
thị trường. Điều tra, phát hiện, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu; các
cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
ngoài danh mục; các tổ chức, cá nhân đưa tạp chất vào tôm,
sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tiêm thuốc an thần, bơm nước vào gia súc trước
khi giết mổ.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Điện Biên Phủ, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thông tin kịp thời về thực hiện Kế hoạch hành động năm cao điểm
ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền vận động các đơn vị,
cá nhân sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản thực hiện tốt công tác đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm; tập trung tuyên truyền các quy định, quy chuẩn về sản
xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành chính,
xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về an
toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Kịp thời đưa tin đối với các tổ chức,
cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm để nhân dân
phòng tránh.
- Đưa tin phản ánh đúng đắn công tác
quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Tăng cường truyền thông, quảng bá
cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp chất lượng cao; thực phẩm
nông, lâm, thủy sản an toàn.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Liên Đoàn Lao động
tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Đoàn TNCS HCM tỉnh Điện Biên
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp
và PTNT tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn;
trọng điểm là các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; xây dựng
phát triển mô hình “Mỗi làng một sản phẩm”; bảo đảm các xã
được công nhận Nông thôn mới đáp ứng và duy trì tiêu chuẩn bảo đảm an toàn thực
phẩm theo Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân và các hội viên, đoàn viên tích cực tham gia các hoạt động đảm bảo
thực hiện thành công năm hành động đảm bảo an toàn thực phẩm
lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng các phong trào thi đua, hưởng ứng,
tham gia xây dựng các mô hình điểm an toàn thực phẩm tại địa phương.
8. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch cụ
thể để thực hiện công tác đảm bảo chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản trên địa
bàn theo phân cấp.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các đơn vị có liên quan triển khai thực
hiện Kế hoạch này trên địa bàn quản lý.
9. Chế độ báo cáo
Định kỳ UBND các huyện, thị xã, thành
phố; các đơn vị liên quan gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn theo quy định (qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm
và thủy sản: Số 313 - Tổ 12 - P. Him Lam - TP. Điện Biên Phủ. Email:
Chicucqlclnltsdb@gmail.com) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
(B/c);
- TT Tỉnh ủy (B/c);
- TT HĐND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các đoàn
thể tỉnh;
- LĐ UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: NNPTNT, Tài
chính; Y tế; Công Thương; Công an tỉnh, Bộ CHBĐBP tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố;
- Báo ĐBP, Đài PTTH tỉnh, Cổng TTĐT
tỉnh;
- LĐVP, P.KGVX(đ/c Tân);
- Lưu: VT, KTN(NNT)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò Văn Tiến
|