ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 659/KH-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 05 tháng 11 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC VI RÚT
SARS-COV-2 THEO VÙNG NGUY CƠ VÀ NHÓM NGUY CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Thực hiện
Công điện số 1409/CĐ:BYT ngày 15/9/2021 của Bộ Y tế về xét nghiệm và một số biện
pháp phòng chống COVID-19 khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn
cách xã hội; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm
thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của
Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai xét nghiệm vi rút
SARS-CoV-2 theo vùng nguy cơ và nhóm nguy cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
- Tổ chức
xét nghiệm phát hiện vi-rút SARS-CoV-2 kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác
điều tra, truy vết, cách ly, khoanh vùng một cách nhanh gọn nhất, trong phạm vi
hẹp nhất.
- Phân tích
các kết quả xét nghiệm theo nhóm nguy cơ, vùng nguy cơ để cung cấp thông tin kịp
thời cho Tỉnh ủy, UBND tính và Ban Chí đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh quyết
định các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch kịp thời.
- Đáp ứng
phòng chống dịch một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Đánh giá mức
độ an toàn Covid-19 để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Công tác lấy,
bảo quản, vận chuyển mẫu xét nghiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về
an toàn sinh học.
- Các cơ
quan, đơn vị, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm phối hợp, tổ chức với
ngành y tế lấy mẫu và xét nghiệm COVID-19.
- Đảm bảo
đáp ứng các yêu cầu lấy mẫu theo kế hoạch và lấy mẫu trong các tình huống đột
xuất phải lấy mẫu trên diện rộng.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Các nhóm đối tượng cần lấy mẫu
1.1.
Nhóm 01: Lấy mẫu để đáp ứng xử lý ngay ổ dịch, điểm nguy cơ dịch
- Người dân
trong cộng đồng khu vực ổ dịch; khu vực đang phong tỏa, cách ly y tế: lấy mẫu lần
đầu và lấy mẫu định kỳ 3 ngày/1 lần để làm sạch mầm bệnh cho đến khi dập tắt ổ dịch.
- Công nhân,
người lao động ở các ổ dịch tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp/cơ
sở sản xuất: lấy mẫu lần đầu và lấy mẫu định kỳ 3 ngày/1 lần để làm sạch mầm bệnh
cho đến khi dập tắt ổ dịch.
- Tất cả các
F1, F2.
- Người tại
các điểm nóng dịch tễ, vừng nguy cơ cao do Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19
huyện, thành phố đề xuất, quyết định.
1.2.
Nhóm 02: Lấy mẫu phòng chống dịch theo quy định chung
- Tất cả người
có triệu chứng nghi mắc Covid-19 phát hiện được tại cộng đồng; cơ sở điều trị,
hiệu thuốc: sốt, ho, đau họng, hội chứng cảm cúm, mất khứu giác, viêm đường hô
hấp, viêm phổi,...
- Bệnh nhân
Covid-19 đang điều trị tại cơ sở y tế, tại cộng đồng và theo dõi sau khi ra viện
cách ly tại nhà.
- Tất cả những
người thuộc diện cách ly y tế theo quy định.
- Bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân tại các cơ sở điều trị phải xét nghiệm sàng lọc theo quy định.
- Nhân viên
y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Các lực lượng
tham gia chống dịch: công an, quân đội, y tế, tổ covid cộng đồng, lực lượng
tham gia tại các cơ sở cách ly, các ban ngành đoàn thể liên quan...
1.3.
Nhóm 03: Lấy mẫu nhóm nguy cơ cao để đánh giá tình hình dịch trong cộng đồng
Tùy theo
tình hình thực tế của từng địa phương để chọn lấy mẫu trong các
nhóm nguy cơ dưới đây:
- Tại cộng đồng:
Người dân sinh sống tại một số khu nhà trọ, các xóm trọ tập trung nhiều công
nhân, người lao động nhập cư, khu vực xung quanh bệnh viện.
- Tại các chợ
đầu mối, chợ truyền thống: Ban quản lý chợ, bảo vệ chợ, trông xe, các hộ buôn
bán lâu năm đông khách hàng trong chợ và một số hộ dân tại khu vực xung quanh
chợ.
- Tại một số
siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi: các nhân viên bán hàng, thu
ngân, nhân viên phục vụ, ban quản lý, bảo vệ, người trông xe.
- Tại một số
cơ sở dịch vụ: karaoke, mát xa, cắt tóc, gội đầu, quán ăn đông người...
- Nhân viên
bán hàng ở cây xăng; các cửa hàng/trạm bán xăng dầu.
- Người bán
vé số; mua bán phế liệu; người bán hàng rong; shipper; người buôn bán liên tỉnh,
liên huyện.
- Một số cơ
quan, đơn vị có giao dịch nhiều với người dân: Hiệu thuốc, Ngân hàng; cơ quan
thuế; Kho bạc; Bưu điện; Bộ phận tiếp dân của một số cơ quan; Bộ phận một cửa;
một số sở, ban, ngành ...
- Tại các bến
xe: Ban quản lý, nhân viên bán vé, bảo vệ, xe ôm, một số lái xe
taxi, lái xe khách, xe tải đường-dài.
- Tại một số
khách sạn, nhà nghỉ có lượng khách lớn: Ban quản lý, lễ tân, nhân viên phục vụ,
chủ cơ sở.
- Tại một số
câu lạc bộ thể thao, sân tennis, phòng tập yoga, phòng tập gym: bảo vệ, trông
xe, huấn luyện viên, người phục vụ, người tập.
- Tại một số
công ty, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp: bảo vệ, trông xe; nhân
viên hành chính, phòng marketing, phòng tài chính, nhân viên bán hàng, một số
công nhân tại các phân xưởng; người bán hàng ở cổng công ty, nhà máy, xí nghiệp,
khu công nghiệp.
- Các nhóm đối
tượng nguy cơ khác (do địa phương tự đánh giá và quyết định theo thực tế).
- Lấy mẫu chọn
điểm một số khu vực dân cư có nguy cơ cao (do địa phương tự đánh giá và quyết định
theo thực tế).
1.4.
Nhóm 04: Lấy mẫu để đánh giá mức độ an toàn COVID-19 cho sản xuất, kinh doanh
- Giao Ban
Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Kạn, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các nhà
máy, xí nghiệp, doanh nghiệp chủ động tổ chức thực hiện theo Quyết định số
2787/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cách ly, xét nghiệm
trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp.
- Các nhà
máy, xí nghiệp, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch triển khai và báo cáo kết quả thực
hiện về Ban Chỉ đạo phòng chống COVID của huyện, thành phố theo định kỳ.
1.5.
Nhóm 05: Lấy mẫu nhóm đối tượng phát sinh để đáp ứng phòng chống dịch theo tình hình thực tiễn chống dịch của địa phương
Ban Chỉ đạo
các huyện, thành phố xây dựng phương án triển khai theo tình hình thực tiễn
phòng, chống dịch tại địa phương.
2. Nội dung thực hiện cụ thể
2.1. Đối
với nhóm 01
- Mục tiêu
xét nghiệm: Phục vụ công tác chống dịch một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Số mẫu xét
nghiệm: Tất cả các đối tượng thuộc nhóm 01 theo thực tế diễn biến tình hình dịch.
- Thời gian
thực hiện: Ưu tiên xét nghiệm nhanh nhất để đảm bảo tốc độ chống dịch, trả lời
kết quả xét nghiệm càng sớm càng tốt (chậm nhất 24 giờ kể từ lúc gửi mẫu). Thực
hiện cho đến khi bóc tách hết F0 ra khỏi ổ dịch.
2.2. Đối
với nhóm 02
- Mục tiêu
xét nghiệm: Phục vụ công tác phòng, chổng dịch và điều trị COVID-19 một cách
nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Số mẫu xét
nghiệm: Tất cả các đối tượng thuộc nhóm 02 theo thực tế.
- Thời gian
thực hiện: Làm xét nghiệm sớm, trả kết quả xét nghiệm chậm nhất 24 giờ kể từ
lúc gửi mẫu.
2.3. Đối
với nhóm 03
- Mục tiêu
xét nghiệm: Để đánh giá và nhận định tình hình dịch tại cộng đồng.
- Số mẫu xét
nghiệm: theo đánh giá diễn biến tình hình dịch của các địa phương.
- Thời gian
thực hiện: Theo diễn biến tình hình dịch tại địa phương có thể lấy mẫu tần suất
1-3 tuần/01 lần.
2.4. Đối
với nhóm 04
- Mục tiêu
xét nghiệm: Đảm bảo tiêu chí an toàn Covid-19 đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội.
- Số mẫu xét
nghiệm: Thực hiện lẩy xét nghiệm cho nhóm có yếu tố nguy cơ, các đối tượng khác
theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và theo diễn biến tình hình dịch bệnh tại
địa phương.
- Thời gian
thực hiện: Tùy theo tình hình, có thể lấy mẫu tần suất 1-3 tuần/01 lần.
2.5. Đối
với nhóm 05
- Mục tiêu
xét nghiệm: Để đáp ứng các yêu cầu đột xuất phát sinh trong công tác phòng chống
dịch.
- Số mẫu xét
nghiệm: Số lượng đối tượng theo từng tình huống cụ thể.
- Triển khai
thực hiện: Theo diễn biến tình hình dịch tại địa phương
- Thời gian
thực hiện: Theo diễn biến tình hình dịch tại địa phương có thể lấy mẫu tần suất
1-3 tuần/01 lần.
3. Khả năng chuyên môn đảm bảo thực hiện kế hoạch
3.1.
Năng lực xét nghiệm
Đơn vị
|
Số máy PCR tự động hoàn toàn
|
Năng lực xét nghiệm
(mẫu đơn/ngày)
|
Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh
|
02
|
2.000
|
Bệnh viện
đa khoa tỉnh
|
02
|
1.000
|
Cộng
|
04
|
3.000
|
3.2.
Năng lực lấy mẫu
Tên đơn vị lấy mẫu
|
Số đội và năng lực lấy mẫu(số mẫu/ngày)
|
Trung tâm kiểm
soát bệnh tật
|
04 đội x 350 mẫu = 1.400
|
Bệnh viện
Đa khoa tỉnh
|
02 đội x 350 mẫu = 700
|
Trung tâm
y tế huyện/thành phố
|
16 đội x 300 mẫu = 4.800
|
Cộng
|
6.900
|
4. Kỹ thuật xét nghiệm
Xét nghiệm bằng
kỹ thuật Realtime RT-PCR mẫu đơn hoặc mẫu gộp và hoặc Test nhanh kháng nguyên.
5. Tần suất lấy mẫu: Tùy diễn diễn
biến tình hình dịch tại địa phương mà có thể thực hiện lấy mẫu như sau:
5.1. Đối
với nhóm 01: lấy mẫu
tùy theo tình hình diễn biến dịch.
5.2. Đối
với nhóm 02: lấy mẫu
tùy theo tình hình diễn biến dịch.
5.3. Đối
với nhóm 03, 04, 05:
Tùy theo tình hình, có thể lấy mẫu tần suất 1-3 tuần/01 lần.
III. KINH PHÍ: Từ
nguồn kinh phí phòng, chống dịch và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Sở Y tế
- Chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai kế hoạch
xét nghiệm đúng theo mục đích, yêu cầu, tiến độ.
- Tổng hợp,
dự toán kinh phí thực hiện theo quy định đối với các đơn vị tuyến tỉnh, trình
thẩm định và trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Giao nhiệm
vụ và chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; đảm
bảo các điều kiện thực hiện, duy trì và tăng tối đa công suất lấy mẫu xét nghiệm
và tổ chức xét nghiệm khi có tình huống dịch xảy ra trong cộng đồng.
- Rà soát,
có phương án bố trí, sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm trong ngành để đáp ứng
khả năng xét nghiệm sàng lọc COVID-19.
- Thực hiện
rà soát, đánh giá năng lực xét nghiệm COVID-19 tại các phòng xét nghiệm khác
trên địa bàn tỉnh, sẵn sàng mở rộng, bổ sung thêm phòng xét nghiệm
khi tình hình diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, đáp ứng phương châm “bốn
tại chỗ”.
- Chỉ đạo
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với các đơn vị lấy mẫu để tiếp nhận
mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, thực hiện xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm trong
vòng 24 giờ.
- Chủ động
xây dựng phương án đề xuất với Bộ Y tế hỗ trợ trong trường hợp vượt quá khả
năng lấy mẫu và năng lực xét nghiệm của tỉnh.
- Thực hiện
việc kiểm tra, giám sát triển khai xét nghiệm COVID-19 tại các đơn vị.
- Tổng hợp kết
quả thực hiện kế hoạch báo cáo UBND tỉnh.
2. Công
an tỉnh
Bố trí lực
lượng đảm bảo an ninh trật tự tại các địa điểm lấy mẫu, đảm bảo giãn cách, an
toàn phòng chống dịch và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
3. Sở Tài
chính
- Tham mưu bảo
đảm kinh phí để tổ chức thực hiện nhiệm vụ xét nghiệm sàng lọc vi rút
SARS-CoV-2 và các chế độ, phụ cấp cho cán bộ y tế theo quy định.
- Hướng dẫn,
giám sát thực hiện chính sách, chế độ tài chính về công tác phòng, chống dịch bệnh
theo quy định.
4. Sở Lao
động Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo
các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để
công tác lấy mẫu đạt kế hoạch đề ra.
- Phối hợp với
Sở Y tế giám sát quá trình tổ chức lấy mẫu theo kế hoạch.
5. Sở
Giao thông Vận tải
Điều phối
phương tiện hỗ trợ triển khai các đợt lấy mẫu xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng.
Tổng hợp báo cáo số lượng các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động vận tải xe khách,
xe taxi…để Sở Y tế triển khai lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
6. Sở Thông
tin truyền thông
- Tổ chức tập
huấn trực tuyến cho ngành y tế về nền tảng lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm điện
tử trực tuyến.
- Phối hợp với
Sở Y tế xây dựng các giải pháp công nghệ thông tin để quản lý thông tin mẫu bệnh
phẩm, kết quả xét nghiệm. Đảm bảo các thông tin mẫu xét nghiệm thu thập và trả
kết quả chính xác, đầy đủ, kịp thời.
7. Ban Quản
lý các Khu công nghiệp tỉnh
- Tổng hợp,
lập danh sách các doanh nghiệp, số lượng lao động của từng doanh nghiệp trong
Khu công nghiệp, thứ tự ưu tiên theo nhóm đối tượng nguy cơ.
- Chỉ đạo
các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp tổ chức sắp xếp người lao động thực hiện
nghiêm việc đeo khẩu trang, giãn cách, đúng thứ tự lấy mẫu (tuyệt đối đảm bảo
an toàn phòng chống dịch).
- Phối hợp với
Sở Y tế giám sát quá trình tổ chức lấy mẫu tại các doanh nghiệp thuộc Khu công
nghiệp.
8. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ động
xây dựng kế hoạch, bảo đảm kinh phí cho Trung tâm Y tế để tổ chức thực hiện nhiệm
vụ xét nghiệm sàng lọc vi rút SARS-CoV-2 tại địa phương.
- Chỉ đạo
các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, các doanh nghiệp ngoài Khu công nghiệp,
Trung tâm thương mại, Siêu thị,... trên địa bàn thực hiện đánh giá nguy cơ lây
nhiễm COVID-19, trên cơ sở đó lựa chọn, lập danh sách các đối tượng ở các khu vực,
những nơi có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 để được xét nghiệm sàng lọc
SARS-CoV-2 ngẫu nhiên hay có chỉ định.
- Trong trường
hợp vượt khả năng xét nghiệm tại địa phương, báo cáo về Sở Y tế, Tiểu ban Xét
nghiệm để hỗ trợ thực hiện (lấy mẫu, xét nghiệm). Tuyệt đối không để tình trạng
quá tải xét nghiệm do công suất xét nghiệm không đáp ứng được.
- Chủ trì,
phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh và các đơn
vị liên quan triển khai các công tác phòng, chống dịch; kiểm tra,
giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp làm tốt công tác phòng, chống dịch
COVID-19.
Trên đây là
Kế hoạch Triển khai xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 theo vùng nguy cơ và nhóm nguy
cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.
Nơi nhận:
* Gửi
bản điện tử:
- Bộ Y tế
(b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thành viên BCĐ PCD COVID-19 tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Ban Quản lý KCN tỉnh;
- CVP, PCVP (Ô. Nguyên);
- Lưu: VT, VXNV (V).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|