ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 649
/KH-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 07 tháng 5 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ METHADONE
Phần 1
CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
I. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MA TÚY,
DỊCH HIV/AIDS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
1. Tình hình sử dụng ma túy
Những năm qua, tình hình sử dụng ma túy và tội
phạm về tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phức tạp và ngày càng gia
tăng, đặc biệt ở các huyện, Bố Trạch, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị
xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành liên quan đã
triển khai nhiều chương trình phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy, nhằm nâng
cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về tác hại của ma túy và đẩy mạnh các biện
pháp đấu tranh với các đối tượng nghiện hút, mua bán ma túy, song tình hình sử
dụng, buôn bán ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, hoạt động ngày càng tinh vi
và người sử dụng ma túy có xu hướng ngày càng tăng.
Số người sử dụng ma túy được quản lý phân bổ
theo huyện, thành phố như sau:
Đơn vị
|
Đồng Hới
|
Lệ Thuỷ
|
Ba Đồn
|
Minh Hoá
|
Bố Trạch
|
Tuyên
Hoá
|
Quảng Trạch
|
Quảng Ninh
|
Tổng cộng
|
Số người
|
470
|
22
|
68
|
37
|
114
|
60
|
64
|
70
|
905
|
2. Tình hình dịch HIV/AIDS
Cùng với việc sử dụng ma túy làm cho tình hình
lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ngày càng gia tăng, khó kiểm soát. Tính từ
khi phát hiện dịch HIV/AIDS cho đến nay (31/3/2018) toàn tỉnh Quảng Bình phát
hiện 1.361 trường hợp nhiễm HIV (nội tỉnh 333), trong đó số bệnh nhân AIDS 418
trường hợp (nội tỉnh 276), số người đã tử vong 135 (nội tỉnh 119). Tại 8/8 huyện,
thị xã, thành phố (100%) và 112/159 xã, phường, thị trấn (54%) có người nhiễm
HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở Quảng Bình là 0,15%.
Lũy tích các trường hợp nhiễm HIV, AIDS, tử vong
phân bố theo huyện, thành phố, thị xã như sau:
Địa dư
|
HIV
|
AIDS
|
TV
|
Đồng Hới
|
79
|
56
|
23
|
Quảng Trạch
|
56
|
48
|
26
|
Bố Trạch
|
49
|
42
|
15
|
Ba Đồn
|
47
|
37
|
15
|
Lệ Thủy
|
34
|
31
|
17
|
Quảng Ninh
|
31
|
27
|
9
|
Tuyên Hóa
|
25
|
24
|
12
|
Minh Hóa
|
12
|
11
|
2
|
Ngoại tỉnh
|
1028
|
142
|
16
|
Lũy tích
|
1361
|
418
|
135
|
Số người nhiễm HIV/AIDS ở các vùng đô thị như:
Thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, thị xã Ba Đồn cao hơn ở các
huyện khác.
Nội tỉnh: Nam giới phát hiện nhiễm HIV/AIDS
59,2% chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới 40,8%. Nhiễm HIV tập trung chủ
yếu ở độ tuổi từ 25 - 39 chiếm 63,6% và chiếm tỷ lệ cao qua các năm. Lây nhiễm
HIV qua đường tình dục chiếm 76,3%, đường máu chiếm 15,6%.
II. KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE ĐẾN
QUÝ I NĂM 2018
1. Tình hình triển khai điều trị
nghiện ma túy dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Quảng Bình.
1.1. Cơ sở điều trị
Quảng Bình bắt đầu triển khai điều
trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone từ tháng 8/2014 với cơ sở
điều trị tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Bình, đến nay đã có 03 cơ sở
đang điều trị (Trung tâm Y tế Lệ Thủy, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh,
Trung tâm Y tế Tuyên Hóa và Trung tâm Y tế Ba Đồn đang xây dựng kế hoạch triển
khai).
1.2. Cơ sở vật chất, trang thiết
bị
Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại
03 cơ sở điều trị Methadone cơ bản đảm bảo theo quy định tại Nghị định số
96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ (nay là Nghị định 90/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016, quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế). Đối với Trung tâm Y tế Ba Đồn thì cơ sở vật chất được cấp là của cơ
sở cấp phát thuốc.
1.3. Nhân lực
Trình độ
|
Cơ sở điều
trị Methadone TTPC HIV/AIDS
|
Cơ sở điều
trị Methadone huyện Lệ Thủy
|
Cơ sở điều
trị Methadone huyện Tuyên Hóa
|
Cơ sở
Methadone TX. Ba Đồn (Đang chuẩn bị thành lập)
|
Cộng
|
Chuyên khoa II
|
1
|
|
|
|
1
|
Chuyên khoa I
|
1
|
3
|
|
1
|
5
|
Thạc sĩ
|
1
|
|
|
|
1
|
Bác sĩ
|
3
|
1
|
3
|
1
|
8
|
Cử nhân
|
2
|
1
|
|
1
|
4
|
Kỹ sư
|
1
|
|
|
|
1
|
Y sĩ
|
2
|
1
|
2
|
2
|
7
|
Điều dưỡng
|
3
|
2
|
2
|
1
|
8
|
Trung cấp dược
|
1
|
1
|
3
|
2
|
7
|
Trung cấp kế toán
|
1
|
1
|
|
1
|
3
|
Kỹ thuật viên
|
|
1
|
2
|
1
|
4
|
Khác
|
|
1
|
|
|
1
|
Tổng
|
16
|
12
|
12
|
10
|
50
|
Nhân lực tại các cơ sở cơ bản đã
được đào tạo và lồng ghép vào nhân lực của các đơn vị được giao nhiệm vụ.
2. Kết quả điều trị Methadone (Toàn tỉnh, tính đến ngày 31/3/2018)
- Lũy tích bệnh nhân điều trị: 493
- Bệnh nhân bỏ điều trị: 237
- Bệnh đang quản lý điều trị: 247
- Phân bố bệnh nhân theo từng cơ sở
điều trị:
TT
|
Cơ sở điều trị
|
Số lũy tích
|
Số bỏ điều trị
|
Chuyển đi nơi khác
|
Số đang quản lý điều trị
|
1
|
Trung tâm PC HIV/AIDS
|
373
|
190
|
7
|
176
|
2
|
Huyện Tuyên Hóa
|
72
|
26
|
0
|
46
|
3
|
Huyện Lệ Thủy
|
48
|
21
|
2
|
25
|
|
Cộng
|
493
|
237
|
9
|
247
|
- Công tác chuyên môn được thực hiện
đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Người nghiện được tư vấn, khám sàng lọc và theo dõi sát
tình trạng bệnh nhân nên không có tai
biến xảy ra trong quá trình điều trị.
- Công tác quản lý người tham gia
điều trị chặt chẽ, có sự phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an
và gia đình nên đảm bảo an toàn, trật tự. Tiếp nhận, chuyển
gửi bệnh nhân điều trị đúng qui định. Quản lý hồ sơ bệnh án, ghi chép sổ sách và các thủ tục liên quan đảm bảo
đúng yêu cầu.
- Số bệnh nhân đã và đang tham gia
điều trị trên toàn tỉnh: 493 người, còn thấp so với số lượng người nghiện chích
(theo thông kê) là 905 người. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là nhận thức chưa đầy đủ
về lợi ích của điều trị Methadone của đối tượng nghiện ma túy, điều trị lâu
dài, việc làm không ổn định, vi phạm pháp luật là những trở ngại trong công tác
điều trị.
- Chương trình Methadone được triển
khai đã làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia
điều trị:
+ Bệnh nhân đến tham gia điều trị
Methadone đa số do tái nghiện sau khi đã tự cai nghiện tại nhà, cộng đồng và một
số đã tham gia cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội hoặc hết thời
gian thi hành án ở Trại giam.
+ Đa số bệnh nhân ổn định liều điều
trị Methadone và không lệ thuộc Heroine sau thời gian điều trị 3 tháng. Sau khi
tham gia điều trị 6 tháng có khoảng 80% giảm thèm nhớ heroin và không xuất hiện
hội chứng cai và không sử dụng ma túy.
- Sau khi thực hiện xã hội hóa một
phần về công tác điều trị Methadone, bệnh nhân càng có trách nhiệm hơn trong việc
tuân thủ điều trị, hạn chế việc bỏ liều và tuân thủ tốt hơn các nội quy, quy chế
của Cơ sở điều trị.
- Bệnh nhân tham gia chương trình
Methadone đã có sự cải thiện về mặt sức khỏe và chất lượng cuộc sống: tăng cân,
ăn uống tốt hơn, không còn tình trạng mất ngủ...; chuyển biến tích cực về thái
độ cũng như cuộc sống sau thời gian điều trị.
- Sự cải thiện tích cực về sức khỏe,
chất lượng cuộc sống và mối quan hệ trong cộng đồng của bệnh nhân tham gia
chương trình cũng là những thành công đáng ghi nhận của chương trình. Thời gian
bệnh nhân tham gia điều trị càng dài thì mức độ ổn định về sức khỏe thể chất,
tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao.
- Chương trình còn giúp giảm hành
vi nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị
thông qua công tác tư vấn và đặc biệt là bệnh nhân ngừng chích heroin, giảm
gánh nặng kinh tế cho gia đình, giảm mâu thuẫn trong gia đình.
III. CĂN CỨ
PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống
AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại Thông báo số 589/TB-VPCP ngày
20/12/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc yêu cầu các tỉnh/ thành phố hoàn
thành việc triển khai phần mềm quản lý điều trị Methadone trên toàn quốc trong
quý II năm 2018;
- Công văn số 1512/BYT-AIDS ngày
21/3/2018 của Bộ Y tế về triển khai hệ thống quản lý thông tin điều trị
Methadone quốc gia;
- Công văn số 155/AIDS-DP ngày 13/3/2018
của Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế về hướng dẫn triển khai ứng dụng hệ thống
quản lý điều trị Methadone.
Phần 2
KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ METHADONE
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung.
Hệ thống
quản lý thông tin điều trị Methadone nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ bệnh nhân điều
trị Methadone, giúp bệnh nhân dễ dàng kết nối và uống thuốc ở các cơ sở điều trị
Methadone khác nhau ở trên địa bàn tỉnh cũng như toàn quốc, giảm thời gian chờ
đợi cho bệnh nhân, đồng thời tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý điều trị
Methadone.
2. Mục tiêu cụ thể
- Triển khai ứng dụng hệ thống quản
lý điều trị Methadone tại 03 cơ sở điều trị: Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS,
Trung tâm Y tế huyện Lệ Thủy và Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa trong Quý II/2018.
- Triển khai ứng dụng hệ thống quản
lý điều trị Methadone tại Thị xã Ba Đồn ngay sau khi đi vào hoạt động (dự kiến
Quý III/2018)
II. NỘI
DUNG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Tập huấn giảng viên tuyến
tỉnh về sử dụng hệ thống
1.1. Nội dung: Hướng dẫn ứng dụng
hệ thống thông tin trong quản lý điều trị Methadone.
1.2. Thời gian thực hiện:
Trong Quý II/2018
1.3. Thành phần tham gia tập
huấn: Cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
1.4. Đơn vị chịu trách nhiệm:
Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế.
2. Tập huấn cho cán bộ tại
các cơ sở điều trị và cấp phát thuốc Methadone tại tỉnh.
2.1. Nội dung: Ứng dụng hệ thống
thông tin trong quản lý điều trị Methadone.
2.2. Thời gian thực hiện: Quý
II/ 2018
2.3. Thành phần tham gia tập
huấn: Cán bộ làm việc tại Cơ sở Methadone
2.4. Đơn vị chịu trách nhiệm:
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Bình.
3. Lập bệnh án điện tử của
bệnh nhân Methadone.
- Thời gian thực hiện: Quý
II/2018
- Đơn vị chịu trách nhiệm: Các
cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc Methadone trong toàn tỉnh.
4. Cung cấp trang thiết bị
triển khai hệ thống
- Thời gian thực hiện:
Quý II/2018
- Danh mục trang thiết bị:
TT
|
Danh mục
|
Trung tâm PC HIV/AIDS
|
Trung tâm Y tế huyện Lệ Thủy
|
Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa
|
Trung tâm Y tế TX. Ba Đồn
|
Tổng cộng
|
1
|
Máy in thẻ nhựa
|
01
|
0
|
0
|
0
|
01
|
2
|
Thẻ nhựa
|
500
|
0
|
0
|
0
|
500
|
3
|
Máy tính
|
04
|
04
|
04
|
04
|
16
|
4
|
Đầu đọc mã vạch
|
03
|
03
|
03
|
03
|
12
|
5
|
Đường truyền internet
|
01
|
01
|
01
|
01
|
04
|
5. Thuê dịch vụ công nghệ
thông tin triển khai hệ thống
- Năm 2018-2019: Do Cục Phòng
chống HIV/AIDS - Bộ Y tế chi trả.
- Từ năm 2020 trở đi: Do tỉnh
chi trả từ nguồn ngân sách địa phương.
III. KINH
PHÍ HOẠT ĐỘNG.
- Tổng kinh phí dự kiến:
384.140.000 đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành có liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các nội dung
của kế hoạch này. Chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện và các đơn vị trực thuộc
tham mưu giúp Ban Chỉ đạo Phòng chống AIDS và Phòng chống tệ nạn ma túy, mại
dâm huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện.
Chủ trì, phối hợp với các ban,
ngành và thành viên của Ban Chỉ đạo Phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, mại
dâm và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các hoạt động của kế hoạch
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn,
nghiệp vụ trực thuộc Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động trong
phạm vị chức năng, nhiệm vụ được giao. Thường xuyên theo dõi, tổng hợp kết quả
thực hiện, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính
Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân
tỉnh bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí cho hoạt động ứng dụng quản lý điều trị Methadone.
Tạo điều kiện hỗ trợ ngân sách cho
các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, điều trị Methadone. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng và quyết
toán kinh phí theo quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển
cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện việc điều phối các nguồn đầu tư
cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, điều trị Methadone.
4. UBND huyện, thành phố,
thị xã
Trực tiếp
chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên địa bàn. Chủ động đầu
tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
Tập trung chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp chặt chẽ triển
khai thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp can thiệp giảm tác hại
trong dự phòng lây nhiễm HIV, chú trọng đến điều trị điều trị Methadone.
Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan triển
khai thực hiện kế hoạch. Hàng năm báo cáo kết
quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Y tế) theo quy định.
Nơi nhận:
- Cục PC HIV/AIDS, Bộ Y tế;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Y tế, KHĐT, Tài chính;
- UBND các huyện, TX, TP;
- TT PC HIV/AIDS tỉnh;
- Các TTYT: Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ, Ba Đồn;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng
|