ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
594/KH-UBND
|
An
Giang, ngày 09 tháng 11 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG
MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH” NĂM 2016
Căn cứ Quyết định số
468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiểm
soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016- 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-BYT
ngày 15/3/2016 của Bộ Y tế ban hành về việc tăng cường giải quyết tình trạng mất
cân bằng giới tính khi sinh;
Thực hiện Hướng dẫn số
459/TCDS-TTGD ngày 20/9/2016 của Tổng cục Dân số - KHHGĐ về việc hướng dẫn các
hoạt động truyền thông về “Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” năm
2016.
UBND tỉnh An Giang ban hành kế
hoạch triển khai các hoạt động truyền thông về giảm thiểu tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh (MCBGTKS) năm 2016, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
- Kêu gọi hành động từ các cấp
lãnh đạo, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà cung cấp dịch vụ y tế và cộng đồng để ngăn chặn lựa chọn
giới tính khi sinh và phân biệt đối xử về giới.
- Nâng cao nhận thức của xã hội,
cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ về tầm quan trọng của việc nâng cao vị thế của
phụ nữ và trẻ em gái nhằm hướng đến một xã hội bình đẳng, bền vững.
- Huy động sự tham gia của cộng
đồng, đặc biệt là cặp vợ chồng mới kết hôn và trẻ em gái vị thành niên là nhân
tố tích cực cho việc thay đổi tư duy và thực hành của người dân không lựa chọn
giới tính khi sinh và không phân biệt đối xử về giới.
II. CHỦ ĐỀ, THÔNG ĐIỆP VÀ NỘI DUNG
1. Chủ đề:
"Đầu tư
cho trẻ em gái vị thành niên là đầu tư cho tương lai bền vững”.
2. Thông điệp và khẩu
hiệu
2.1. Thông điệp
- Trẻ em gái vị thành
niên cần phải được tạo điều kiện để có thể bước vào giai đoạn trưởng thành một
cách an toàn và khỏe mạnh. Các em cũng cần phải có cơ hội để có được tương lai
tươi sáng.
- Hãy để trẻ em gái vị
thành niên được học tập, chăm sóc sức khỏe và không bị bạo hành.
- Hãy để trẻ em gái vị
thành niên được hưởng các quyền của mình, được hiện thực hóa mong ước của các
em và thay đổi thế giới của chúng ta.
- Các nhà lãnh đạo và
cộng đồng phải tập trung và bảo vệ quyền của trẻ em gái vị thành niên thiệt
thòi nhất, đặc biệt là trẻ em nghèo, thất học, bị bóc lột hoặc bị áp đặt bởi những
hủ tục, trong đó có nạn tảo hôn.
- Hãy đầu tư cho y tế
và giáo dục dành cho trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ để tạo cơ hội cho các
em phát huy trọn vẹn năng lực bản thân.
2.2. Khẩu hiệu (Phụ lục 1 kèm theo).
3. Nội dung
- Tăng cường tuyên
truyền về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới
tính khi sinh. Vận động từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về
sinh con trai, con gái.
- Phổ biến các luật nhằm
nêu cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện nay như Luật bình đẳng giới; Luật
phòng, chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân và gia đình nhằm thúc đẩy cộng đồng
thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái và phụ
nữ nói chung, đặc biệt là trẻ em gái của các gia đình sinh con một bề là gái.
- Tuyên truyền các quy
định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi như Pháp lệnh Dân
số, Nghị định số 104/2003/NĐ ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh Dân số, Nghị định 176/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Y tế nhằm nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai
nhi.
- Tăng cường công tác
phối hợp, điều phối giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong việc nâng
cao nhận thức của lãnh đạo và truyền thông lồng ghép với các nội dung chuyên đề
tại cộng đồng về MCBGTKS và thực thi chính sách giảm thiểu MCBGTKS.
4. Phạm vi thời
gian
Các hoạt được triển khai tại 11 đơn vị huyện, thị, thành phố và 156 xã phường,
thị trấn.
Thời gian được triển khai trong
tháng 11/2016, tập trung cao điểm vào trung tuần tháng 11.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU
1. Tổ chức
các sự kiện truyền thông trọng điểm trên kênh truyền thông đại chúng các cấp và
kênh truyền thông trực tiếp tại cơ sở tuyên truyền về mất cân bằng giới tính
khi sinh, bình đẳng giới, tảo hôn.
2. Tổ
chức các hội nghị, hội thảo, giao lưu, tọa đàm các cấp về thực trạng, thách thức
và giải pháp từng bước giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, bình
đẳng giới, tảo hôn, cải thiện sức khỏe trẻ em gái trong những năm tới.
3. Triển
khai các loại hình cung cấp thông tin, mô hình tư vấn, dịch vụ chăm sóc
MCBGTKS, bình đẳng giới, tảo hôn ưu tiên cho các xã vùng khó khăn, vùng có đồng
bào dân tộc.
4. Tổ
chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, đáng giá việc thực hiện các chủ trương, chính
sách, pháp luật hiện hành của Đảng và Nhà nước về MCBGTKS, bình đẳng giới, tảo
hôn ở các cấp như thực trạng, khó khăn, thách thức mà trẻ em gái vị thành niên
đang gặp phải và đưa ra các giải pháp, chính sách nhằm giải quyết vấn đề đó.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
CHÍNH
1. Xây dựng kế hoạch
và tổ chức triển khai
- Cấp tỉnh: Căn cứ
theo kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông về giảm thiểu tình trạng mất
cân bằng giới tính khi sinh năm 2016 của UBND tỉnh, Sở Y tế chỉ đạo cho Chi cục
Dân số - KHHGĐ hướng dẫn cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện, thị, thành phố
tổ chức triển khai thực hiện.
- Cấp huyện, thị,
thành phố: Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn cho các xã có tỷ số giới tính
còn cao (>109 trẻ em trai/100trẻ em gái) triển khai thực hiện.
- Cấp xã: Xây dựng
kế hoạch triển, huy động các ngành, đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận động về
giới và giới tính khi sinh tại địa bàn khóm, ấp.
2. Công tác truyền
thông
2.1. Tuyên truyền thông điệp, khẩu hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời
gian triển khai thực hiện.
2.2. Tuyên truyền về thực trạng mất cân bằng giới tính
khi sinh của tỉnh, của địa phương (thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, giải pháp
để kiểm soát và giảm thiểu tình trạng MCBGTKS); đặc biệt ở địa phương có tỷ số giới tính khi sinh còn cao.
2.3. Phổ biến các văn
bản quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh cho lãnh đạo các cơ sở có
khả năng cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai và cán bộ trực tiếp tham gia
cung cấp dịch vụ này tại các cơ sở y tế.
2.4. Tổ chức sinh hoạt
các câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ ba, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sản
xuất, xây dựng gia đình văn hóa của phụ nữ sinh con một bề là gái không sinh
con thứ ba ở địa phương.,treo băng
ronl, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tờ rơi….
2.5. Tăng cường
sự phối hợp của các Ban, ngành, đoàn thể tại các địa phương và huy động cộng
tác viên dân số và các đoàn thể tại xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận
động người dân không lựa chọn giới tính khi sinh.
2.6. Nhân bản
và cung cấp các sản phẩm truyền thông về GTKS cho người dân, trước hết là các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ
nạo phá thai; những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi
không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên.
3. Giám sát, kiểm tra
Triển khai
công tác giám sát tiến độ thực hiện và công tác phối kết hợp giữa các ban,
ngành, đoàn thể các cấp, thực hiện kiểm tra giám sát ở 100% cấp huyện, thị,
thành phố và ít nhất ở 50% cấp xã, phường, thị trấn.
4. Thống
kê, báo cáo, tổng kết
Các địa phương
phải thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp, xây dựng báo cáo gửi về Sở Y tế
(Chi cục Dân số - KHHGĐ) gồm:
+ Kế hoạch triển khai các hoạt động
truyền thông về giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2016
trước ngày 10/11/2016.
- Báo cáo kết quả các hoạt động
truyền thông về giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2016
trước ngày 30/11/2016.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí chi cho các hoạt động
trong kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông về giảm thiểu tình trạng mất
cân bằng giới tính khi sinh năm 2016 được hỗ trợ từ ngân sách địa phương; với tổng
kinh phí: 30.020.000 đồng; (Phụ lục 2 kèm theo)
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Trên cơ sở Kế hoạch này, UBND tỉnh
yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ chủ động
xây dựng hướng dẫn chi tiết, tổ chức triển khai cho các Trung tâm Dân số- KHHGĐ
các huyện, thị, thành phố và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Tổng cục
Dân số- KHHGĐ đúng thời gian quy định./.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ. CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|
PHỤ LỤC 1
KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN
(Kèm theo Kế hoạch ngày 09 tháng 11 năm
2016 của UBND tỉnh An Giang)
1. ĐẦU TƯ CHO TRẺ EM VỊ
THÀNH NIÊN LÀ ĐẦU TƯ CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2. HÃY ĐỂ TRẺ EM GÁI
ĐƯỢC HỌC TẬP, CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ KHÔNG BỊ BẠO HÀNH
3. HÃY ĐẦU TƯ Y TẾ VÀ
GIÁO DỤC CHO TRẺ EM GÁI VÀ PHỤ NỮ ĐỂ TẠO CƠ HỘI CHO CÁC EM PHÁT HUY TRỌN NĂNG LỰC
CỦA BẢN THÂN
4. KHÔNG MANG THAI Ở
TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÌ SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC VÀ TƯƠNG LAI CỦA CON BẠN
5. TƯ VẤN VÀ KHÁM SỨC
KHỎE TIỀN HÔN NHÂN ĐỂ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
6. KHÔNG KẾT HÔN CẬN
HUYẾT THỐNG ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG NỒI
7. THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG
GIỚI GÓP PHẦN ĐẢM BẢO CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
8. NHIÊM CẤM LỰA CHỌN
GIỚI TÍNH THAI NHI DƯỚI MỌI HÌNH THỨC
9. HÃY ĐỂ VIỆC SINH
CON TRAI HAY CON GÁI THEO CÁCH TỰ NHIÊN
10. KHÔNG PHÂN BIỆT GIỚI
TÍNH, KHÔNG LỰA CHỌN GIỚI TÍNH THAI NHI.