ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4629/KH-UBND
|
Bình Dương, ngày
16 tháng 10 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC THANH TRA Y TẾ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Quyết định số 2176/QĐ-TTg ngày 04/12/2014 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực Thanh tra y tế đến năm
2020;
Thực hiện Kế hoạch số 25/KH-BYT ngày 14/01/2016 triển
khai thực hiện Đề án Nâng cao năng lực Thanh tra Y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án nâng cao năng lực Thanh tra y tế đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh
như sau:
I. THỰC TRẠNG THANH TRA Y TẾ
- Hiện nay, hệ thống y tế tỉnh bao gồm: hệ thống y
tế cơ sở, y tế dự phòng và hệ thống khám chữa bệnh công lập và tư nhân. Toàn tỉnh
có 130 cơ sở y tế công lập; gần 2300 cơ sở y tế ngoài công lập gồm: 10 bệnh viện,
43 phòng khám đa khoa và 2.200 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân khác, đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Bộ máy Thanh tra Sở Y tế có 03 người (01 Chánh
Thanh tra, 01 Phó Chánh Thanh tra, 01 Thanh tra viên), trong đó: Thanh tra viên
chính: 01; Thanh tra viên: 02. Đối với Thanh tra chuyên ngành có: Số lượng công
chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm (ATTP) của Chi
cục An toàn vệ sinh thực phẩm hiện tại là 06 người gồm 02 lãnh đạo và 04 công
chức; Bộ phận thanh tra thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là 03 người.
Mặc dù nhân lực của Thanh tra y tế còn khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ Thanh tra
y tế đã nỗ lực, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước
về y tế tại địa phương.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực Thanh tra y
tế tỉnh đến năm 2020 nhằm triển khai kịp thời, toàn diện, có hiệu quả các nhiệm
vụ phù hợp với điều kiện của tỉnh; củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất
lượng của đội ngũ Thanh tra viên, công chức Thanh tra y tế góp phần nâng cao hiệu
quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về y tế.
b) Xác định rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ các
sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.
2. Yêu cầu
a) Xác định cụ thể nội dung công việc, yêu cầu về
chất lượng, thời gian tiến hành và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị
trong việc triển khai kế hoạch.
b) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban,
ngành, đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện kế hoạch.
III. NỘI DUNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Tuyên truyền, phổ biến nội
dung kế hoạch
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung kế hoạch
nâng cao năng lực Thanh tra y tế tỉnh đến năm 2020 nhằm nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị ngành y tế; cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động về các lĩnh vực y tế liên quan đến thanh tra. Việc tổ chức tuyên
truyền, phổ biến nội dung kế hoạch được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương
tiện truyền thông đại chúng.
b) Thời gian thực hiện: Tập trung trong năm 2017 và
những năm tiếp theo.
c) Đơn vị chủ trì: Sở Y tế.
d) Đơn vị phối hợp: Báo Bình Dương, Trung tâm truyền
thông giáo dục sức khỏe tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Sở Thông
tin và Truyền thông.
2. Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh,
bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về Thanh tra y tế
a) Nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật
về Thanh tra y tế, về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thanh tra, kịp
thời tổng hợp những nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực
hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, kiến nghị với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung ban hành văn bản mới
hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp.
b) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Đơn vị chủ trì: Sở Y tế.
d) Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Sở
Tài chính, Sở Nội vụ.
3. Kiện toàn tổ chức Thanh tra
y tế
a) Giai đoạn đến hết năm 2017
- Kiện toàn tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,
bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra y tế.
- Tăng cường số lượng thanh tra viên, công chức
thanh tra chuyên ngành về Y tế tại tuyến tỉnh (bao gồm Thanh tra Sở Y tế, Thanh
tra chuyên ngành về ATTP, DS-KHHGĐ) bảo đảm theo vị trí việc làm đáp ứng hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh
tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành về y tế:
+ Về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước
và nghiệp vụ thanh tra:
• 100% công chức thanh tra được đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và thanh tra viên.
• 40% thanh tra viên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính và thanh tra viên chính.
+ Về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên
ngành: 100% công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.
+ Về cơ cấu ngạch công chức thanh tra y tế:
• 90% công chức thanh tra được bổ nhiệm thanh tra
viên.
• Có chế độ ưu tiên bổ nhiệm thanh tra viên chính,
thanh tra viên cao cấp đặc thù đối với ngành y tế theo đúng quy định.
+ Về trình độ học vấn của thanh tra viên và công chức
thanh tra y tế:
• 100% có trình độ đại học trở lên phù hợp về
chuyên môn, nghiệp vụ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thanh tra y tế.
• Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và đạo đức công vụ
cho thanh tra viên và công chức thanh tra chuyên ngành về y tế.
• Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật,
công cụ hỗ trợ; phương tiện đi lại, kinh phí cho các hoạt động thanh tra y tế để
đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
• Xây dựng mạng lưới thanh tra viên, cộng tác viên
thanh tra y tế bảo đảm hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát liên tục từ Sở Y
tế đến đơn vị trực thuộc.
b) Giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm 2020
- Nghiên cứu, sắp xếp, hoàn thiện hệ thống thanh
tra y tế bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế, thông qua tăng cường
chức năng và cơ cấu tổ chức về giám sát, thanh tra hoạt động y tế.
- Tăng cường số lượng thanh tra viên, công chức
thanh tra y tế bảo đảm theo vị trí việc làm đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh
tra y tế.
- Về đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp
vụ thanh tra:
+ 100% công chức thanh tra được đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và thanh tra viên.
+ 60% thanh tra viên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính và thanh tra viên chính.
- Về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên
ngành:
+ 100% công chức được giao nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.
- Về cơ cấu ngạch công chức thanh tra y tế:
+ 95% công chức thanh tra được bổ nhiệm thanh tra
viên.
+ Có chế độ ưu tiên bổ nhiệm thanh tra viên chính,
thanh tra viên cao cấp đặc thù đối với ngành y tế theo đúng quy định.
- Về trình độ học vấn của thanh tra viên và công chức
thanh tra y tế:
+ 100% có trình độ đại học trở lên phù hợp về
chuyên môn, nghiệp vụ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thanh tra y tế, khuyến khích tự
đào tạo nâng cao trình độ.
+ Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, đạo đức công vụ cho
cán bộ, công chức thanh tra y tế.
- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật,
công cụ hỗ trợ; phương tiện đi lại, kinh phí cho các hoạt động thanh tra y tế để
đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Hoàn thiện mạng lưới thanh tra viên, cộng tác
viên thanh tra y tế bảo đảm hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát liên tục từ
Sở Y tế đến đơn vị trực thuộc.
c) Tổ chức thực hiện
- Thời gian thực hiện: Rà soát hàng năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Y tế.
- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Thanh
tra tỉnh.
4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực cho Thanh tra viên, công chức Thanh tra y tế
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức Thanh tra, Thanh
tra viên, cộng tác viên Thanh tra y tế và cán bộ quản lý ngành y tế.
- Tạo điều kiện cho công chức Thanh tra, Thanh tra
viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ trong nước và ngoài nước
do Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra tỉnh, các cơ quan liên quan tổ chức.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học,
kỹ năng quản lý cho Thanh tra viên, công chức Thanh tra y tế.
b) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Đơn vị chủ trì: Thanh tra tỉnh, Sở Nội vụ.
d) Đơn vị thực hiện: Sở Y tế.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ công tác quản lý và hoạt động của Thanh tra y tế
a) Thực hiện công khai hoạt động thanh tra theo quy
định của pháp luật: trên Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình và trên website của
ngành Y tế.
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ phục vụ
công tác Thanh tra y tế đảm bảo công khai, minh bạch; cập nhật các văn bản quy
phạm pháp luật, tài liệu liên quan; trao đổi thông tin về hoạt động và kết quả
hoạt động của các cơ quan Thanh tra y tế.
c) Quản lý việc xử lý đơn thư phản ánh, khiếu nại,
tố cáo; xử lý vi phạm hành chính và các hoạt động thanh tra trong ngành y tế bằng
hệ thống công nghệ thông tin.
d) Đơn vị chủ trì: Sở Y tế.
đ) Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Thông tin và
Truyền thông.
6. Bảo đảm cơ sở vật chất,
trang thiết bị kỹ thuật, tài chính cho hoạt động của Thanh tra y tế
a) Được trang bị đầy đủ trang thiết bị văn phòng,
phương tiện đi lại, trang thiết bị chuyên dụng, công cụ hỗ trợ bảo đảm cho hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả.
- Đảm bảo kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm
tra, giám sát hàng năm của Thanh tra y tế theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang
thiết bị kỹ thuật, kinh phí cho Thanh tra y tế để xây dựng dự toán kinh phí thực
hiện, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
b) Đơn vị chủ trì: Sở Y tế.
c) Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở Nội vụ, Sở
Tư pháp, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bình
Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, các đơn vị liên quan xây dựng kế
hoạch cụ thể để thực hiện; đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng
năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án
nâng cao năng lực Thanh tra y tế đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các sở,
ban, ngành, đơn vị được phân công triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch; trường
hợp có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Y tế tổng hợp, báo cáo đề xuất
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ YT;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở ngành: YT, Nội vụ, TC, TTTT, Thanh tra tỉnh, TP;
- Đài PTTH, Báo BD;
- UBND các huyện, tx, tp;
- LĐVP, Thái, TH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Minh Hưng
|