ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 385/KH-UBND
|
Thành phố Thủ Đức, ngày 01
tháng 10 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TIẾP
TỤC KIỂM SOÁT, ĐIỀU CHỈNH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ TỪNG BƯỚC
PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 30 tháng 9 năm
2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh
các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 16/9/2021 về lãnh đạo thực hiện
công tác phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi hoạt động kinh tế - xã hội trên
địa bàn thành phố Thủ Đức; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức xây dựng và ban
hành kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH:
Trong thời gian qua thành phố Thủ Đức đã triển khai
quyết liệt, đồng bộ, tích cực Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của
Chính phủ, các chỉ đạo, triển khai của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19
Thành phố Hồ Chí Minh, công tác phòng, chống dịch của thành phố Thủ Đức đã đạt được nhiều kết quả khả quan,
các chỉ số về kiểm soát dịch được đánh giá đạt theo tiêu chí hướng dẫn của Bộ Y
tế tại Quyết định 3979/QĐ-BYT ngày 18/8/2021; tỷ lệ tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên đạt trên
99,7% được tiêm mũi 1 và trên 55% được tiêm mũi 2 (trong đó trên 50 tuổi đạt
83%); một số hoạt động kinh tế - xã hội thí điểm mở cửa trở lại tại các địa bàn
đảm bảo an toàn; ý thức của người dân và doanh nghiệp về công tác phòng, chống
dịch được từng bước nâng cao. Tuy nhiên, tình hình dịch
bệnh trên địa bàn thành phố vẫn còn nguy cơ diễn biến phức tạp, đòi hỏi các hoạt
động phục hồi kinh tế của thành phố phải được cân nhắc thận trọng, rất kỹ lưỡng
và phù hợp với thực tế địa bàn.
II. MỤC TIÊU - NGUYÊN TẮC:
1. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh COVID-19
trên toàn địa bàn thành phố; ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết,
trước hết, kéo giảm số ca nhập viện và số ca tử vong đến mức thấp nhất; củng cố,
phục hồi và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống y tế.
- Từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội
thành phố an toàn,
hiệu quả; quan
tâm các hoạt động của khu vực sản xuất, dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội.
- Đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới.
2. Nguyên tắc:
- Phát huy vai trò chủ thể, huy động mọi nguồn lực của
người dân, doanh nghiệp tham gia phòng, chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội.
- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh; quy định, hướng dẫn của Bộ Y
tế; tăng cường phối hợp về chuyên môn với sở ngành để triển khai thực hiện.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phòng, chống
dịch và đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân
và doanh nghiệp; giải quyết hiệu quả, không phát sinh thêm thủ tục hành chính
không cần thiết đối với người dân và doanh nghiệp.
- Tăng cường phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị, Ủy
ban nhân dân các phường bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý các khó khăn,
vướng mắc cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
- Phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc
áp dụng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả và an toàn phòng, chống dịch.
Đề cao trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống
dịch, đảm bảo an toàn cho sản xuất,
kinh doanh.
- Triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn theo phương châm "An toàn
là trên hết", "An toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an
toàn". Bám sát tình hình thực tiễn để xem xét áp dụng các biện pháp giãn
cách xã hội phù hợp.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Từ 18 giờ 00, ngày 30 tháng 9 năm 2021, tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các
biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế -
xã hội theo lộ trình phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh tại thành phố và
kết quả đánh giá mức độ an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
1. Đối với hoạt động phòng, chống dịch
1.1. Đối với hoạt động y tế
a) Công tác tiêm vắc xin:
- Tập trung công tác tiêm ngừa, đẩy nhanh tiến độ theo
số lượng thuốc được phân bổ đảm bảo nhanh nhất, tỷ lệ cao nhất có thể, sớm đạt
mục tiêu 80% người trên 50 tuổi được tiêm mũi 2 tại tất cả các phường, phấn đấu
đến ngày 05/10 đạt 100%; đến ngày
15/10 đạt 65% đến 70% người trên 18 tuổi được tiêm mũi 2; cập nhật đầy đủ thông
tin dữ liệu tiêm chủng của người dân cấp Thẻ Xanh COVID theo quy định.
- Ưu tiên tiêm đủ
liều cho lực lượng tuyến đầu, người có nguy cơ cao (có bệnh nền, trên 50 tuổi,
phụ nữ mang thai), lực lượng sản xuất. Triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em khi
có hướng dẫn của Bộ Y tế và có nguồn vắc xin phù hợp.
b) Công tác xét nghiệm và xác định cấp độ dịch
- Thực hiện nghiêm chiến lược xét nghiệm của Ban Chỉ đạo
Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế để chủ động bóc
tách nguồn lây nhiễm mạnh tại các khu vực nguy cơ cấp 3 và 4 và thực hiện các
biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
- Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% những trường hợp
có triệu chứng nghi ngờ, xét nghiệm giám sát trọng điểm tại các khu vực có nguy
cơ cao, tập trung đông người.
- Hướng dẫn quy trình cụ thể khi phát hiện ca dương
tính để doanh nghiệp xử lý theo quy
trình và yêu cầu cập nhật thông tin đầy đủ tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn.
- Người dân tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên khi
có triệu chứng, nếu dương tính báo ngay cho trạm y tế địa phương để được chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc điều
trị và thực hiện các biện pháp khoanh vùng dập dịch.
- Tiến hành đánh giá cấp độ dịch và quyết định những
biện pháp theo Hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với
dịch COVID-19” của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn lây nhiễm hiện có (F0 đã
phát hiện), kịp thời phát hiện nguồn lây nhiễm mới bằng các kế hoạch xét nghiệm
tùy theo cấp độ nguy cơ.
c) Chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng
- Triển khai quy trình phát hiện và xử lý khi có F0
trong cộng đồng và trong khu vực sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và các khu vực khác phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới,
vừa đảm bảo an toàn, vừa không làm gián đoạn các hoạt động theo hướng dẫn của
Thành phố.
- Duy trì việc vận hành hiệu quả mô hình Trạm Y tế lưu
động và Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng trên tất cả các phường;
đảm bảo 100% các Trạm Y tế có oxy y tế và kịp thời cấp cứu cho người mắc COVID-19
dang cách ly tại nhà.
- Phối hợp Ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp;
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao có
phương án thiết lập Trạm Y tế lưu động cục bộ tại các khu để thực hiện các nhiệm
vụ liên quan đến chống dịch.
- Huy động mọi nguồn lực tham gia công tác chăm sóc F0
tại nhà, bao gồm: các tổ chức thiện nguyện, các phòng khám và nhà thuốc tư
nhân, các bác sĩ gia đình, nhân viên y tế đã nghỉ hưu,... Tăng cường phối kết hợp
Đông - Tây y trong chăm sóc, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý F0.
d) Công tác điều trị
- Sắp xếp lại nhân lực y bác sỹ, trang thiết bị,
phương tiện, vật tư y tế đảm bảo đủ điều kiện để các khu thu dung điều trị F0
theo các tuyến giảm tối đa nguy cơ tử vong, để thích ứng trong tình hình mới
(điều trị bệnh thông thường và khu vực điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19), tiếp
tục phát huy hiệu quả của mô hình điều trị 3 tầng, đảm bảo đầy đủ nhân lực y tế,
trang thiết bị và thuốc đặc trị cho công tác điều trị, hạn chế tối đa số bệnh
nhân trở nặng, kéo giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất có thể:
+ Tầng 1: F0 không triệu chứng, tùy vào điều kiện cơ sở
vật chất gia đình F0 sẽ thực hiện theo 3 phương thức cách ly chủ yếu: cách ly tại
nhà, cách ly tại các khu dịch vụ lưu trú (miễn phí điều trị nhưng có thu phí dịch
vụ), cách ly tại khu thu dung của thành phố (Trung tâm cách ly Cát Lái, Trung
tâm cách ly Linh Trung, Trung tâm cách ly Long Thạnh Mỹ), khuyến khích và tạo
điều kiện hình thức bác sĩ gia đình tư vấn điều trị tại nhà (do các cơ sở y tế
tư nhân, dịch vụ từ các bệnh viện thực hiện).
+ Tầng 2: thu dung điều trị F0 có triệu chứng nhẹ và
trung bình tại 2 bệnh viện Dã chiến: Chung cư Bình Minh với 1500 giường (có
dành riêng 700/1500 giường cho chuyên khoa sản, nhi) và Chung cư C8 Man Thiện với
1200 giường (có khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, chạy thận nhân tạo);
tăng cường hệ thống oxy trung tâm, chuyển giao trang thiết bị từ bệnh viện dã
chiến số 2 tại trường Cao đẳng Công Thương sang bệnh viện dã chiến số 3 Chung
cư C8 Man Thiện để đảm bảo công tác điều trị lâu dài. Thành lập Trung tâm phục
hồi chức năng, vật lý trị liệu và tư vấn tâm lý do ảnh hưởng Covid tại trung
tâm cách ly Trường cao đẳng nghề Thủ Thiêm; Chuyên khoa lão cho bệnh nhân Covid
tại bệnh viện Lê Văn Việt.
+ Tầng 3: thu dung điều trị F0 có triệu chứng nặng tại
3 bệnh viện: Bệnh viện Lê Văn Việt, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện thành phố
Thủ Đức với công xuất 821 giường, có hệ thống cấp cứu đầy đủ nhân lực, thiết bị,
thuốc đặc trị.
đ) Củng cố và phục hồi hệ thống y tế
- Củng cố và nâng cao chất lượng chuyên môn của đội
ngũ y tế, cơ sở vật chất của hệ thống y tế, từ các bệnh viện, Trung tâm Y tế và
Trạm Y tế phường.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách để thu hút mọi nguồn
lực tham gia công tác phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
- Phối hợp Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp
Thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố chủ động xây dựng phương án
và có các biện pháp để kiểm soát tốt, xử lý kịp thời các phát sinh liên quan đến
phòng chống dịch.
1.2. Ứng dụng khoa học công nghệ
a) Sử dụng các ứng dụng do Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống
dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố triển khai để
cung cấp thông tin dịch tễ cho người dân, quản lý sản xuất, kinh doanh và hoạt
động giao thông vận tải.
Yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động
quản lý để nâng cao hiệu quả phòng, chống
dịch COVID-19 và góp phần đẩy nhanh quá trình Chuyển đổi số.
b) Yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị nhà nước, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn Thành phố phải đăng
ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/.
Đến ngày 08 tháng 10 năm 2021; các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ phải thực hiện quét mã QR của toàn bộ người đến liên hệ công
tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành phố (hoặc ứng dụng
PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức hoạt động.
c) Thực hiện đánh giá mức độ thích ứng an toàn trên bản đồ số của
từng Tổ dân phố; các phường cập nhật thường xuyên bản đồ số phục vụ
cho công tác chỉ đạo, điều hành Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố và phường.
d) Nâng cao tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ
quan hành chính nhà nước và tỷ lệ sử dụng đối với các dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, mức độ 4. Khai thác, sử dụng hiệu
quả Kho dữ liệu dùng chung của Thành phố với dữ liệu lớn (big data); liên
thông, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng kết nối chia sẻ
dữ liệu quốc gia (NGSP) và Thành phố (HCM LGSP).
e) Xây dựng cổng thông tin COVID-19 của
thành phố đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác về tình hình dịch bệnh. Phát triển
hệ thống bản đồ số phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch,
trong điều kiện bình thường mới đồng thời cung cấp nhiều tiện ích cho người dân
thành phố. Phát triển ứng dụng "Thành phố Thủ Đức trực tuyến" và Tổng đài 1800-1722 thành cổng
thông tin hợp nhất, đa ngành, đa lĩnh vực, là kênh giao tiếp đa phương tiện giữa
người dân và chính quyền các cấp của thành phố Thủ Đức, bên cạnh tổng đài 1022 của Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Đảm bảo an sinh xã hội và ổn định trật tự, an
toàn xã hội
a) Đảm bảo an sinh xã hội
- Triển khai gói hỗ trợ đợt 3 để trợ cấp cho đối tượng
là người có hoàn cảnh thật sự khó khăn hiện đang có mặt tại Thành phố theo Nghị
quyết số 97/NQ-HĐND ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân
Thành phố, đảm bảo nguyên tắc đúng, đủ đối tượng, không bỏ sót, không trùng lắp.
- Huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ chăm lo cho người già neo đơn và các trẻ mồ côi do dịch COVID-19.
- Tiếp tục hỗ trợ gạo theo nguồn phân bổ của Chính phủ; huy động nguồn lực xã
hội tham gia chăm lo cho Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá
nhân cùng góp sức hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn ổn định cuộc sống.
Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm an
sinh thành phố, các Điểm an sinh tại các phường, không ngừng cải thiện, nâng
cao hiệu quả công tác an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống của người dân.
- Triển khai các giải pháp phù hợp hỗ trợ, tạo điều kiện,
bồi dưỡng, củng cố lực lượng lao động trở lại sản xuất, kinh doanh, không để
thiếu hụt lao động.
b) Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
Xây dựng và triển khai các hoạt động trong khu vực
phòng thủ trước tình hình mới; tiếp tục nắm
chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình,
làm cơ sở đấu tranh để vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dịch bệnh để
chống phá và các vi phạm pháp luật khác; chủ động phát hiện, xử lý ngay từ cơ sở
những dấu hiệu có thể gây mất ổn định an ninh, trật tự, phát sinh thành “điểm
nóng” về an ninh trật tự; đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ trong mọi tình huống.
2. Đối với người dân
- Thực hiện nghiêm 5K, luôn nêu cao tinh thần cảnh
giác, chủ động, linh hoạt và động viên người thân cùng gia đình biết tự bảo vệ
mình, sống khỏe và sống an toàn.
- Tùy vào khả năng của mình, luôn đồng hành, chung
tay, góp sức cùng với chính quyền chăm lo các hoàn cảnh gặp khó khăn.
- Khi tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo
di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng
Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào
hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là người mắc
COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 06 tháng; (2) Đã tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19
(ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất
14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
- Khi có những triệu chứng (ho, sốt, khó thở,...) hoặc
cần cấp cứu y tế, liên hệ ngay với số điện thoại đường dây nóng của Tổ phản ứng nhanh COVID-19 tại địa phương hoặc
Tổng đài cấp cứu 115 hoặc tổng đài 1800-1722 để được hỗ trợ.
- Tự lấy mẫu xét nghiệm bằng test kháng nguyên nhanh
theo yêu cầu của cơ quan y tế hoặc khi có triệu chứng ho, sốt, khó thở. Trong
trường hợp test nhanh có kết quả dương tính, thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân
phường nơi cư trú và cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức
trực tuyến".
- Trường hợp cần được hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực
phẩm, liên hệ ngay các Tổ An sinh xã hội của địa phương, Tổng đài 1022 hoặc
1800-1722 hoặc đăng ký trên ứng dụng An sinh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Thành phố.
- Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Thành phố tiến
hành khai báo y tế tại cửa khẩu và sau đó sử dụng mã QR hoặc giấy tờ thay thế
cho các hoạt động tại thành phố.
3. Đối với hoạt động giao thông vận tải,
kiểm soát lưu thông
- Đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa giữa các địa
phương được thuận lợi, phục vụ đời sống Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh
doanh, xuất nhập khẩu.
- Hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy nội
địa trên địa bàn Thành phố, phù hợp với cấp độ dịch bệnh của từng khu vực, địa phương, theo hướng dẫn
của Sở Giao thông vận tải. Phương tiện giao thông cá nhân chỉ được phép lưu
thông trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh (đường bộ, đường
thủy, đường sắt, đường hàng không) theo lộ trình phù hợp với kế hoạch của Bộ
Giao thông vận tải và quy định của Bộ Y tế.
- Việc lưu thông liên tỉnh của các đối tượng ưu tiên
(công vụ, công nhân, chuyên gia, người đi khám chữa bệnh); tổ chức vận chuyển người lao động về Thành phố và các
trường hợp cấp thiết theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải
- Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô có sử dụng công nghệ kết
nối với hành khách (shipper) thực hiện theo hướng dẫn của Sở Công Thương.
- Tăng cường kiểm soát lưu thông tại các chốt cửa ngõ
giáp ranh với các tỉnh. Tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông
bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực. Tổ chức các chốt kiểm
soát lưu động trong nội thành theo tình hình thực tế, không để xảy ra tình trạng
tập trung đông người và tránh ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát.
4. Đối với hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.
- Các loại hình hoạt động và các yêu cầu có liên quan
sẽ được hướng dẫn cụ thể tại các phụ lục kèm theo kế hoạch này trên cơ sở kết quả đánh giá cấp độ dịch tại
từng địa bàn theo hướng dẫn Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và
các chỉ số đánh giá cụ thể của các cơ quan, đơn vị chuyên môn và Ủy ban nhân
dân các phường để đề xuất loại hình hoạt động cho phù hợp.
5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở các Bộ tiêu chí của Bộ Y tế, các
bộ tiêu chí Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thủ Đức đối với các lĩnh vực cụ
thể, Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị, liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân
thành phố Thủ Đức ban hành các kế hoạch chi tiết, hướng dẫn cụ thể triển khai
thực hiện theo lĩnh vực do mình phụ trách (nếu có). Tham mưu thành lập các đoàn
kiểm tra liên ngành thường xuyên, đột xuất kiểm tra, giám sát công tác phòng,
chống dịch tại các đơn vị với các loại hình hoạt động trên địa bàn, xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tập trung công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, định hướng
trong toàn hệ thống chính trị, mọi tầng lớp Nhân dân nắm chắc và triển khai hiệu
quả các nội dung của Chỉ thị này, đồng thời kịp thời ghi nhận, tiếp thu các phản
ánh, đánh giá để điều chỉnh phù hợp tình hình.
5.2. Ủy ban nhân dân các phường xây dựng, triển khai kế hoạch thực
hiện quản lý phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong đó lưu ý:
- Khi thực hiện phong tỏa theo điểm, cách ly để phòng,
chống dịch COVID-19 trên địa bàn phải xác định
được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất từng
nhà có thể; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như: phòng dịch, xét nghiệm,
cách ly, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận các loại hình y
tế công - tư, từ sớm, từ xa, từ cơ sở.
- Thành lập các tổ kiểm tra liên
ngành thường xuyên, đột xuất kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trên địa bàn xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm.
- Ủy ban nhân dân phường tự đánh giá cấp độ dịch sau mỗi
7 ngày theo hướng dẫn của ngành y tế, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
xem xét, quyết định việc điều chỉnh mức độ giãn cách xã hội, mở rộng các hoạt động
kinh tế - xã hội phù hợp tại từng khu phố, Tổ dân phố trong quá trình tổ chức thực
hiện.
5.3. Đề nghị Hội đồng nhân dân, Ban Dân vận Thành ủy, Ban Tuyên
giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Thủ Đức và các đoàn
thể chính trị - xã hội phối hợp tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát theo
quy định.
Trên tinh thần phát huy các kết quả đã đạt được trong
phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi kinh tế thành phố, Ủy ban nhân
dân thành phố Thủ Đức yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, các
doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân trên địa bàn thành phố nỗ lực, đoàn kết, quyết
tâm thực hiện nghiêm và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, phục
hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới./.
Nơi nhận:
- TT.TU
- UBND Thành phố HCM;
- Văn phòng UBND Thành phố HCM;
- TT.TU- HĐND-UBND thành phố Thủ Đức;
- Các cơ quan đơn vị trực thuộc;
- Đảng ủy, UBND 34 phường;
- CVP, PCVP;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng
Tùng
|
PHỤ LỤC 1
HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
A. CÁC HOẠT ĐỘNG CHO PHÉP
I. Các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế
công lập, ngoài công lập được hoạt động đảm bảo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn
phòng, chống dịch COVID-19 thuộc lĩnh vực y tế.
Nhóm 1. Bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa công lập,
ngoài công lập:
1. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.
2. Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang.
3. Phòng khám đa khoa.
4. Các loại hình phòng khám chuyên khoa (bao gồm cả: phòng xét
nghiệm, phòng chẩn đoán hình ảnh, phòng
X-quang, phòng chẩn trị y học cổ truyền).
5. Phòng khám y học gia đình.
6. Nhà hộ sinh.
Nhóm 2. Các cơ sở dịch vụ y tế công lập, ngoài công lập:
1. Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ,
đo huyết áp.
2. Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.
3. Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước
và ra nước ngoài.
4. Cơ sở dịch vụ kính thuốc.
5. Cơ sở dịch vụ làm răng giả (nha công).
Nhóm 3. Các cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, sinh phẩm, trang
thiết bị y tế công lập, ngoài công lập.
II. Các hoạt động sản xuất,
thương mại, kinh doanh, dịch vụ phải đảm bảo điều kiện an toàn phòng, chống dịch
COVID-19 của lĩnh vực tương ứng theo từng cấp độ dịch (đính kèm Phụ lục điều kiện
hoạt động)
1. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu Công nghệ cao, Công viên Phần mềm Quang Trung và các cơ sở sản xuất trên địa
bàn thành phố Thủ Đức.
2. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh
nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp; dịch vụ hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp, cơ sở thú y, đối tượng hành nghề thú y.
3. Công trình giao thông, xây dựng.
4. Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm; dược phẩm; xăng, dầu;
điện; nước; nhiên liệu, sửa chữa; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; bưu
chính, viễn thông; dịch vụ mua bán, sửa chữa, bảo trì các loại xe, máy móc, thiết
bị dân dụng, công nghiệp; các hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản; dịch vụ
quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng, trang thiết bị
của các cơ quan, tòa nhà, chung cư.
- Dịch vụ công ích; dịch vụ bảo vệ; trạm thu phí sử dụng
đường bộ; dịch vụ tư vấn xây dựng; dịch vụ vệ sinh môi trường; dịch vụ quan trắc
và xử lý môi trường; dịch vụ giới thiệu việc làm; dịch vụ rửa xe; các dịch vụ
tiện ích như: cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật, giao thông
vận tải.
- Bưu chính, viễn thông; báo chí, xuất bản, in, lịch;
hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến;
cửa hàng sách, thiết bị văn phòng; đường sách; thư viện, phòng tranh, triển lãm
mỹ thuật, nhiếp ảnh; đồ dùng, dụng cụ học tập; công nghệ thông tin; thiết bị
tin học; cửa hàng điện máy; cửa hàng mắt kính; cửa hàng thời trang, may mặc; cửa
hàng vàng bạc đá quý và đồ trang sức.
- Kho dự trữ, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, dịch
vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa.
5. Trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện
lợi, cửa hàng tạp hóa, chợ đầu mối, chợ truyền thống; cơ sở kinh doanh dịch vụ
ăn uống (chỉ được bán hàng mang đi; đối với nhà hàng trong các cơ sở lưu trú,
cơ sở nghỉ dưỡng, tham quan du lịch chỉ được phục vụ tại chỗ cho khách lưu trú,
tham quan, không tổ chức buffet).
6. Cơ sở cắt tóc, gội đầu, thể dục - thể thao (gym, yoga, golf,
tennis...) được hoạt động tối đa 50% công suất và tối đa 10 người tại cùng một
thời điểm.
7. Hoạt động của văn phòng đại diện và chi nhánh thương nhân nước
ngoài tại thành phố.
8. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kho bạc,
các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, logistics; dịch vụ bổ trợ người dân và doanh nghiệp
(công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, thẩm định giá, kiểm toán, dịch vụ tài
chính, bảo hiểm, điểm thu - đổi ngoại tệ,
thừa phát lại, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, tư vấn pháp luật và
các hoạt động tư vấn khác bổ trợ doanh nghiệp, giám định tư pháp, quản lý -
thanh lý tài sản, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký biến động đất
đai), chứng khoán; dịch vụ cầm đồ.
9. Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm hội chợ, triển
lãm, hội nghị, sự kiện kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm:
- Trong nhà: tập trung tối đa 10 người; trường hợp có
ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19 được tập trung tối đa 60 người.
- Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có
ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19 được tập trung tối đa 90 người.
III. Các hoạt động cơ sở tôn
giáo, tín ngưỡng, thờ tự; nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch;
biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, đám tang, đám cưới phải đảm bảo
điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của lĩnh vực tương ứng theo từng cấp
độ dịch (đính kèm Phụ lục điều kiện hoạt động).
1. Hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập
trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ
liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 60 người.
2. Cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan
du lịch được hoạt động tối đa 50% công suất với điều kiện khách đã được tiêm đủ
liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2
âm tính trong 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm.
3. Các sự kiện biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể
thao, thi đấu được tổ chức với quy mô tối đa 60 người với điều kiện có ít nhất
90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.
4. Tổ chức đám cưới, đám tang:
- Trong nhà: tập trung tối đa 10 người; trường hợp có
ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19 được tập trung tối đa 60 người.
- Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có
ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19 được tập trung tối đa 90 người.
IV. Hoạt động giáo dục, đào tạo:
Tiếp tục tổ chức dạy - học gián tiếp, trên môi trường
internet, qua truyền hình; từng bước củng cố các điều kiện để có thể kết hợp dạy
- học trực tiếp. Các
loại hình đào tạo
cho người đã được tiêm đủ liều vắc xin, có thể dạy - học trực tiếp nếu đảm bảo
các tiêu chí an toàn theo quy định của ngành giáo dục.
V. Hoạt động tập trung trong
nhà, ngoài trời phải đảm bảo điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của
lĩnh vực tương ứng theo từng cấp độ dịch (đính kèm Phụ lục điều kiện hoạt động)
- Trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,...): tập
trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ
liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập
trung tối đa 60 người.
- Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có
ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19 được tập trung tối đa 90 người.
VI. Các trường hợp khác phải
được cơ quan có thẩm quyền cho
phép.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP TỤC TẠM DỪNG
1. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ: quán bar, beer club, pub,
spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, rạp xiếc,
vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử.
2. Hoạt động chợ tự phát, bán hàng rong, vé số dạo.
3. Hoạt động khác trừ các trường hợp được cho phép hoạt
động quy định tại Mục A Phụ lục này.
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG
DẪN ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CHỢ ĐẦU MỐI
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Chợ Đầu mối Nông sản Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch
theo quy định và xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chợ đầu mối chỉ được hoạt động
khi đảm bảo các điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện
quét mã QR (trên điện thoại di động thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn
bộ người đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành
phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức
hoạt động.
2. Người lao động (nhân viên đơn vị quản lý chợ, thương nhân,
người lao động thường xuyên tại đơn vị, nhân viên giao hàng, người phụ việc,...)
và khách hàng (khách mua sắm, nhà cung cấp và người đến liên hệ công việc,...)
phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế
HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa
vào hoạt động)
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180
ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất
14 ngày sau tiêm); chủ động đảm bảo các phương án và chịu trách nhiệm thực hiện
các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
3. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số
8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường
hợp ban quản lý chợ, thương nhân, người phụ việc có biểu hiện nghi ngờ mắc
COVID-19 như ho, sốt, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho ban quản
lý chợ, thương nhân, người phụ việc; không thực hiện đối với người đã tiêm đủ
liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá
12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng (nếu có, chỉ khuyến
khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test kháng nguyên nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai
báo đầy đủ các thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được
báo cáo về Ủy ban nhân dân phường, Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức (Trong khoảng
2 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp
dương tính).
- Trường hợp nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng
nguyên thì phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải
thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y
tế. Đơn vị quản lý chợ tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy
trình và kết quả xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám
sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo
kết quả xét nghiệm có trường hợp
dương tính.
4. Về quy định khoảng cách, giao
dịch an toàn
- Đảm bảo kiểm soát mật độ người hoạt động tại địa điểm
kinh doanh theo các quy định phòng, chống dịch (mật độ tối thiểu là 4m2/người
tính theo diện tích kinh doanh) và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
- Có phương án, biện pháp kiểm soát người ra vào chợ
và quy định số lượng khách ra vào không để
ùn ứ, giữ khoảng cách an toàn theo quy
định, bằng các biện pháp như: áp dụng mã QR hoặc thẻ từ để kiểm soát lượng người ra vào chợ; khuyến khích
bán hàng trực tuyến, bán hàng qua điện thoại, thông qua các kênh mạng xã hội hoặc
xây dựng nền tảng thương mại điện tử tại chợ đầu mối nhằm thúc đẩy việc giao dịch trực tuyến, giảm việc
tiếp xúc trực tiếp giữa thương nhân và khách hàng; có biện pháp đảm bảo khoảng
cách an toàn tại bãi đậu xe, bãi giữ xe và khu vực nhà vệ sinh.
- Đảm bảo các biện pháp an toàn trong thanh toán, giao
nhận hàng hóa. Khuyến khích áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
qua nhiều hình như thẻ ngân hàng, ví điện tử ZaloPay, MoMo, VNPAY.... Trường hợp
thanh toán bằng tiền mặt thì phải có khay giao và nhận tiền riêng; hàng hóa phải
được giao qua phương tiện trung gian, tránh tiếp xúc trực tiếp.
- Có sơ đồ hướng dẫn và tổ chức thực hiện lối ra, vào
riêng biệt, di chuyển một chiều, đảm bảo khoảng
cách tối thiểu 02 m giữa hai người; có phương án phân luồng giao thông, tránh
ùn tắc xe vận chuyển hàng hóa tại cổng
chợ và bố trí khu vực lên hàng, xuống
hàng riêng biệt.
5. Kiểm tra, giám sát các biện pháp phòng, chống dịch
- Thực hiện khai báo y tế điện tử thông qua mã
QR-CODE; đo nhiệt độ; đeo khẩu trang; thực hiện rửa tay sát khuẩn cho nhân
viên, thương nhân, người lao động và khách hàng khi vào mua sắm hoặc liên hệ
công việc tại chợ.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát, nhắc nhở việc
đeo khẩu trang, đảm bảo quy định
giãn cách.
- Không được bố trí làm việc đối với nhân viên khi có
một trong các dấu hiệu/triệu chứng như mệt mỏi,
sốt, ho, đau rát họng, khó thở. Khi phát hiện trường hợp nhân viên, thương
nhân, người lao động hoặc khách hàng có các dấu hiệu/triệu chứng nêu trên thì phải tiến hành các biện pháp
kiểm tra y tế và xử lý theo quy định, hướng dẫn của ngành y tế.
6. Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng,
chống dịch
- Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác
phòng chống dịch được bố trí hợp lý tại các bãi, nhà gửi xe, lối ra vào, khu vực
nhà vệ sinh, khu vực ngành hàng.
- Trang bị máy đo thân nhiệt, phun xịt dung dịch khử
khuẩn, thiết bị quét mã QR,...tại
lối ra vào chợ.
- Trang bị bồn rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch sát
khuẩn,... cho nhân viên, thương nhân, người lao động và khách hàng tại các lối
ra vào, khu vực ngành hàng, và các khu vực khác (khu vực trong nhà lồng; khu
nhà vệ sinh; bãi gửi xe,...).
- Trang thiết bị, vật tư y tế khác để xử lý các trường hợp nghi nhiễm theo
hướng dẫn của ngành y tế.
7. Đảm bảo vệ sinh môi trường phòng, chống dịch tại các khu vực
- Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn đối với nền nhà lồng chợ, lối đi
trong chợ, bãi đậu xe, bãi giữ xe và các khu vực công cộng bằng dung dịch tay rửa
ít nhất 01 lần/ngày.
- Thực hiện khử khuẩn đối với khu vực nhà vệ sinh
chung ít nhất 04 lần/ngày.
- Thực hiện thu gom rác và đưa đi xử lý đúng nơi quy định.
Nhân viên thu gom chất thải sử dụng khẩu trang, kính che giọt bắn, găng tay y tế.
Khử khuẩn nhà chứa rác và lối vận
chuyển rác sau thu gom: tối thiểu 01 ngày/lần.
8. Thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch tại đơn vị
- Phát loa nhắc
nhở thương nhân, khách hàng, nhân viên thường xuyên thực hiện biện pháp phòng,
chống dịch COVID-19 ít nhất 02 giờ/lần hoặc các biện pháp thay thế khác như: đặt
biển cảnh báo, bảng thông tin, tuyên
truyền hoặc tranh cổ động,... ở ngay lối ra vào
hoặc nơi dễ thấy về quy định phòng, chống dịch.
- Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ
trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19
và thông tin liên lạc của Trạm y tế phường hoặc đường dây nóng của Ủy ban nhân
dân phường tại lối vào hoặc các vị trí dễ thấy để đảm bảo công tác phối hợp tiếp
nhận thông tin, phản ánh, góp ý của người dân.
9. Ứng dụng công nghệ trong quản
lý hoạt động chợ
Có kế hoạch tổ chức hệ thống logistics nội bộ, áp dụng công nghệ tự động hóa các khâu nhằm
giảm lực lượng lao động phục vụ trực tiếp tại chợ.
10. Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch
Xây dựng kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19
Trong đó, có phương án xử lý khi có ca nghi và nhiễm COVID-19; phương án đóng,
mở cửa hoạt động trở lại sau khi khắc phục các
yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch; kế hoạch tổ chức xét nghiệm, tầm soát
SARS-CoV-2 cho nhân viên, người lao động theo hướng dẫn của ngành y tế.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca
F0
- Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao
động/khách hàng có một trong các biểu
hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... hoặc F0, hoặc F1, hoặc F2 khi đang làm việc tại đơn vị.
Phòng cách ly phải đảm bảo các yêu cầu bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc
(nếu có thể).
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc
theo quy định hoặc nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng
dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0, tiến hành xử lý như sau:
+ Tổ an toàn phòng, chống dịch
đưa F0 vào khu vực cách ly tạm thời, thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường,
Trạm Y tế phường nơi đặt trụ sở để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh
vùng, khử khuẩn theo quy định; triển khai phương án cách ly tập trung tại chỗ
(nếu có).
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ
Đức trực tuyến” (sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc
quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết
bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện cách ly theo
quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực khi có ca nghi
và nhiễm COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Đơn vị quản lý chợ tự đánh giá và triển khai thực hiện theo
các điều kiện quy định tại mục III của hướng dẫn này và chịu trách nhiệm
về kết quả đánh giá, thông báo với Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức để kiểm tra,
giám sát công tác phòng, chống dịch.
Việc tự đánh giá và triển khai thực hiện được áp dụng
đối với từng khu vực ngành hàng trong chợ để đảm bảo việc khoanh vùng, xử lý
khi có trường hợp nhiễm COVID-19 trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng và đảm bảo
duy trì hoạt động an toàn tại điểm kinh doanh khác.
2. Phương pháp đánh giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định
tại mục III của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục
III của hướng dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện
các biện pháp khắc phục và tổ chức đánh giá lại.
- Việc tạm dừng hoạt động hay thực hiện các biện pháp
khắc phục của đơn vị sẽ áp dụng theo từng khu vực ngành hàng trong chợ và theo
mức độ an toàn phòng, chống dịch.
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CHỢ TRUYỀN THỐNG
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Thủ Đức
(nghiêm cấm việc buôn bán chợ tự phát; điểm, khu vực buôn bán lấn chiếm lòng lề
đường).
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch
theo quy định và xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chợ truyền thống chỉ được
hoạt động khi đảm bảo các điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch
COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện
quét mã QR (trên điện thoại di động thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn
bộ người đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành
phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức
hoạt động.
2. Người lao động (ban quản lý chợ, thương nhân, người giao
hàng, phụ việc...) và khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế
HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa
vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau:
(1) Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với
loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).
3. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số
8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường
hợp ban quản lý chợ, thương nhân, người phụ việc có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho,
sốt, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần đối với ban
quản lý chợ, thương nhân, người phụ việc; không thực hiện đối với người đã tiêm
đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời
gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong
vòng 06 tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc
Test kháng nguyên nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai
báo đầy đủ các thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được
báo cáo về Ủy ban nhân dân phường, Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức (Trong khoảng
2 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp
dương tính).
- Trường hợp nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng
nguyên thì phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải
thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y
tế. Ban quản lý chợ tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy
trình và kết quả xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám
sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo
kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính.
4. Về quy định khoảng cách, giao
dịch an toàn
- Đảm bảo kiểm soát mật độ người hoạt động tại địa điểm
kinh doanh theo các quy định phòng, chống dịch (mật độ tối thiểu là 4m2/người tính theo
diện tích kinh doanh) và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
Riêng đối với chợ không có nhà lồng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa
hai người kế cận.
- Quy định số lượng khách ra vào không để ùn ứ, giữ khoảng cách an toàn theo
quy định (tùy theo quy mô chợ): phát phiếu hoặc có giải pháp ứng dụng công nghệ
thông tin để phân chia thời gian, quản lý
số lượt người ra, vào chợ, bố trí thương nhân và khách hàng đến mua, bán theo
ngày chẵn, lẻ (nếu cần).
- Tạo vách ngăn giữa các quầy hàng, người bán với
khách hàng; khuyến khích bán hàng trực tuyến;... Có biện pháp đảm bảo khoảng
cách an toàn tại bãi giữ xe và khu vực nhà vệ sinh.
- Đảm bảo các biện pháp an toàn trong thanh toán, giao
nhận hàng hóa. Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt thì phải có khay giao và nhận
tiền riêng; hàng hóa phải được giao qua phương tiện trung gian, tránh tiếp xúc
trực tiếp. Khuyến khích áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua
nhiều hình như thẻ ngân hàng, ví điện tử ZaloPay, MoMo, VNPAY....
- Có sơ đồ bố trí lối ra vào và tổ chức kẻ vạch hướng
dẫn đảm bảo lối ra, vào riêng biệt, di chuyển
một chiều và giữ khoảng cách tối thiểu
2m giữa hai người (riêng đối với chợ không có nhà lồng không bắt buộc lối ra,
vào riêng biệt).
5. Kiểm tra, giám sát các biện pháp phòng, chống dịch
- Thực hiện khai báo y tế điện tử thông qua mã
QR-CODE; đo nhiệt độ; đeo khẩu trang; kính che giọt bắn (đối với thương nhân);
thực hiện rửa tay sát khuẩn cho nhân viên, thương nhân, người lao động và khách
hàng khi vào mua sắm hoặc liên hệ công việc tại chợ.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát, nhắc nhở việc đeo khẩu trang, đảm bảo quy định giãn cách.
- Không được bố trí làm việc đối với nhân viên đơn vị
quản lý chợ và nhắc nhở khách hàng, thương nhân không vào chợ khi có ít nhất một
trong các triệu chứng mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở.
- Khi phát hiện trường hợp người lao động (ban quản lý
chợ, thương nhân, người giao hàng, phụ việc...) và khách hàng có triệu chứng mệt
mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở;
tiến hành phương án xử lý ca nghi nhiễm COVID-19.
6. Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống
dịch
Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác
phòng chống dịch được bố trí hợp lý tại các bãi, nhà gửi xe, lối ra vào, khu vực
nhà vệ sinh, khu vực ngành hàng.
- Trang bị máy đo thân nhiệt, phun xịt dung dịch khử
khuẩn, thiết bị quét mã QR,...tại
lối ra vào chợ.
- Trang bị bồn
rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn,...
cho nhân viên, thương nhân, người lao động và khách hàng tại các lối ra vào,
khu vực ngành hàng, và các khu vực khác (khu vực trong nhà lồng; khu nhà vệ
sinh; bãi, nhà gửi xe,...).
- Trang thiết bị, vật tư y tế khác để xử lý các trường
hợp nghi nhiễm theo hướng dẫn của ngành y tế.
7. Đảm bảo vệ sinh, môi trường phòng, chống dịch
- Thực hiện thu gom rác và đưa đi xử lý đúng nơi quy định.
Nhân viên thu gom chất thải sử dụng khẩu trang, kính che giọt bắn, găng tay y tế.
Khử khuẩn nhà chứa rác và lối vận chuyển rác
sau thu gom tối thiểu 01 lần/ngày.
- Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn đối với nền nhà lồng chợ, lối đi
trong chợ, và các khu vực công cộng bằng dung dịch tay rửa ít nhất 01 lần/ngày.
Thực hiện khử khuẩn đối với khu vực nhà vệ sinh chung ít nhất 02 lần/buổi.
8. Thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch
- Phát loa nhắc nhở thương nhân, khách hàng thường
xuyên thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ít nhất 02 giờ/lần hoặc
các biện pháp thay thế khác như: đặt biển
cảnh báo, bảng thông tin, tuyên truyền hoặc tranh cổ động,... ngay lối ra vào hoặc nơi dễ
thấy về quy định phòng, chống dịch.
- Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ
trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thông tin liên lạc của Trạm y tế
phường hoặc đường dây nóng của Ủy ban nhân dân phường tại lối vào hoặc các vị
trí dễ thấy để đảm bảo công tác phối hợp tiếp
nhận thông tin, phản ánh, góp ý của người dân.
9. Kế hoạch/phương án phòng, chống dịch
Xây dựng kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19
Trong đó, có phương án xử lý khi có ca nghi và nhiễm COVID-19; phương án đóng, mở cửa hoạt động
trở lại sau khi khắc phục các yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch; kế hoạch
tổ chức xét nghiệm, tầm soát SARS-CoV-2 cho nhân viên, người lao động theo hướng
dẫn của ngành y tế.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca
F0:
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc
theo quy định hoặc nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng
dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0, tiến hành xử lý như sau:
+ Ban Quản lý chợ thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân
phường, Trạm Y tế phường để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng,
khử khuẩn theo quy định.
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ
Đức trực tuyến” (sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết bị thông
minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện cách ly theo quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực có ca nghi hoặc
nhiễm COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1.
Ban quản lý chợ tự đánh giá và triển khai thực hiện theo các điều kiện quy định
tại mục III của hướng dẫn này và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá,
thông báo với Ủy ban nhân dân phường, Phòng Kinh tế để kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch.
Việc tự đánh giá và triển khai thực hiện được áp dụng
đối với từng khu vực ngành hàng trong chợ để đảm bảo việc khoanh vùng, xử lý
khi có trường hợp nhiễm COVID-19 trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng và đảm bảo
duy trì hoạt động an toàn tại điểm kinh doanh khác.
2. Phương pháp đánh giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định
tại mục III của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại
mục III của hướng dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện
các biện pháp khắc phục và tổ chức đánh giá lại.
PHỤ LỤC 4
HƯỚNG
DẪN ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ
(Kèm theo Kế hoạch
số 385/KH-UBND
ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố
Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch
theo quy định và xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cơ sở chỉ được hoạt động
khi đảm bảo các điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện
quét mã QR (trên điện thoại di động thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn
bộ người đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành
phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức hoạt động.
2. Người lao động (nhân viên đơn vị quản lý, thương nhân, người
lao động thường xuyên tại đơn vị, nhân viên giao hàng, người phụ việc...) và
khách hàng (khách mua sắm, nhà cung cấp và người đến liên hệ công việc...) phải
đáp ứng các điều kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch sử
tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau:
(1) Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với
loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm)
3. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số
8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường
hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở...
hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho nhân
viên đơn vị quản lý, người lao động thường xuyên tại đơn vị, người phụ việc;
không thực hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng
tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19 trong vòng 06 tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc
Test kháng nguyên nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai
báo đầy đủ các thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được
báo cáo về Ủy ban nhân dân phường, Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức (Trong khoảng
2 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp
dương tính).
- Trường hợp cơ sở nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh
kháng nguyên thì phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng
nguyên phải thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu
của Bộ Y tế. Cơ sở tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy
trình và kết quả xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám
sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo
kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính.
4. Về quy định khoảng cách, giao
dịch an toàn
- Đảm bảo kiểm soát mật độ người hoạt động tại địa điểm
kinh doanh theo các quy định phòng, chống dịch (mật độ tối thiểu là 4m2/người
tính theo diện tích kinh doanh) và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
- Có phương án, biện pháp bố trí, xếp hàng cho khách
hàng tham gia mua sắm và quy định số lượng khách ra vào không để ùn ứ, giữ khoảng cách an toàn theo
quy định.
- Có biện pháp đảm bảo khoảng cách an toàn tại bãi giữ
xe, kho hàng và khu vực nhà vệ sinh.
- Có sơ đồ
bố trí lối ra vào; tổ chức phân luồng,
kẻ vạch hướng dẫn đảm bảo lối ra, vào riêng biệt, di chuyển một chiều.
+ Tại khu vực cửa vào phải có kẻ vạch giãn cách và tổ
chức kiểm soát, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
+ Tại khu vực quầy thu ngân có vách ngăn giữa thu ngân và khách hàng hoặc giải
pháp đảm bảo khoảng cách trên 2m giữa nhân viên và khách hàng; có kẻ vạch giãn
cách giữa các khách hàng xếp hàng khi thanh toán, đảm bảo tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
Khuyến khích áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp thanh
toán bằng tiền mặt thì phải có khay giao và nhận tiền riêng; hàng hóa phải được
giao qua phương tiện trung gian, tránh tiếp xúc trực tiếp.
5. Kiểm tra, giám sát các biện pháp phòng, chống dịch
- Khai báo y tế điện tử; đo nhiệt độ; đeo khẩu trang; thực hiện rửa tay sát khuẩn
cho nhân viên, thương nhân, người lao động và khách hàng trước khi vào mua sắm
hoặc liên hệ công việc.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát, nhắc nhở việc
đeo khẩu trang, đảm bảo quy định
giãn cách.
- Không được bố trí làm việc đối với nhân viên khi có
một trong các dấu hiệu/triệu chứng như mệt mỏi,
sốt, ho, đau rát họng, khó thở. Khi phát hiện trường hợp nhân viên hoặc khách
hàng có các dấu hiệu/triệu chứng nêu trên thì phải tiến hành các biện pháp kiểm
tra y tế và xử lý theo quy định, hướng dẫn của ngành y tế.
6. Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống
dịch
Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng,
chống dịch được bố trí hợp lý tại các bãi xe,
lối ra vào, quầy thu ngân, khu vực nhà vệ sinh, khu dịch vụ, khu vực ngành
hàng, kho bãi:
- Máy đo thân nhiệt, phun xịt dung dịch khử khuẩn, thiết
bị quét mã QR... tại lối ra vào, quầy thu ngân.
- Dung dịch khử khuẩn,
khẩu trang chuyên dụng và khẩu trang y tế, kính che giọt bắn,
găng tay y tế cho người lao động tại các bộ phận tiếp xúc với khách hàng như
bãi xe, quầy thu ngân, khu vực ngành hàng.
- Trang thiết bị, vật tư y tế khác để xử
lý các trường hợp nghi nhiễm theo hướng dẫn của ngành y tế.
7. Đảm bảo vệ sinh, môi trường phòng, chống dịch tại các khu vực
- Khu vực giao nhận hàng hóa phải tách biệt với khu vực
mua sắm.
- Khử khuẩn khu vực bán hàng đối với các bề mặt khách
hàng thường tiếp xúc: giỏ hàng, xe đẩy hàng, tay nắm cửa, khu nhà vệ sinh
chung, nút bấm thang máy, tay vịn thang cuốn, khu vui chơi trẻ em (nếu có),...
ít nhất 04 lượt/ngày.
- Khử khuẩn đối với nền nhà, lối đi chung, bàn ghế,
các đồ vật trong phòng, quầy kệ, gian hàng... ít nhất 01 lần/ngày.
- Trang bị thùng chứa rác có nắp đậy. Nhân viên thu
gom chất thải sử dụng khẩu trang, kính che giọt bắn, găng tay y tế. Khử khuẩn nhà chứa
rác và lối vận chuyển rác sau thu gom: tối thiểu 01 lần/ngày.
- Tăng cường thông khí tại các phòng, gian bán hàng,
khu vui chơi,... (nếu có); hạn chế sử dụng điều hòa, đảm bảo nhiệt độ trong
phòng không thấp hơn 25°C (ngoại trừ khu vực thực phẩm
tươi sống và kho lạnh).
8. Thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch
- Phát loa nhắc nhở khách hàng, nhân viên thường xuyên
thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ít nhất 02 giờ/lần hoặc các biện
pháp thay thế khác như: đặt biển cảnh báo, bảng thông tin,
tuyên truyền hoặc tranh cổ động... ngay lối
ra vào, nơi dễ thấy về quy định phòng, chống dịch.
- Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ
trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thông tin liên lạc của Trạm y tế
phường hoặc đường dây nóng của Ủy ban nhân dân phường tại lối vào hoặc các vị
trí dễ thấy để đảm bảo công tác phối hợp tiếp
nhận thông tin, phản ánh, góp ý của người dân.
9. Xây dựng kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 theo
các hướng dẫn của ngành y tế. Trong đó, có phương án xử lý khi có ca nghi và
nhiễm COVID-19; phương án đóng, mở cửa hoạt động trở lại khi khắc phục xong các
biện pháp an toàn phòng, chống dịch; có kế hoạch tổ chức xét nghiệm, tầm
soát SARS-CoV-2 cho nhân viên, người lao động theo hướng dẫn của ngành y tế.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca
F0
- Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm
thời cho người lao động/khách hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... hoặc
F0, hoặc F1, hoặc F2 khi đang làm việc tại
đơn vị. Phòng cách ly phải đảm bảo các yêu cầu bố trí tại khu vực riêng, gần cổng
ra vào, tách biệt với khu làm việc (nếu có thể).
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc
theo quy định hoặc nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng
dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0, tiến hành xử lý như sau:
+
Tổ an toàn phòng, chống dịch đưa F0 vào
khu vực cách ly tạm thời, thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường nơi đặt trụ sở để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo
quy định; triển khai phương án cách ly tập trung tại chỗ (nếu có).
+
Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến” (sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR
để cài đặt ứng dụng trên thiết bị thông
minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+
Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp
F1, F2 của F0 để thực hiện cách ly theo quy định.
+
Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực khi có ca nghi và nhiễm COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Cơ sở tự đánh giá và triển khai thực hiện theo các điều kiện
quy định tại mục III của hướng dẫn này và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, thông báo với Phòng Kinh tế
thành phố Thủ Đức để kiểm tra, giám sát
công tác phòng, chống dịch qua địa chỉ email:
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 1 (Quận 2 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 2 (Quận 9 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 3 (Quận Thủ Đức cũ): [email protected]
Việc tự đánh giá và triển khai thực hiện được áp dụng
đối với từng khu vực ngành hàng trong Trung tâm thương mại, siêu thị để đảm bảo việc khoanh vùng, xử lý khi
có trường hợp nhiễm COVID-19 trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng và đảm bảo duy
trì hoạt động an toàn tại điểm kinh doanh khác.
2. Phương pháp đánh giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định
tại mục III của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục III của hướng dẫn này
thì không được phép hoạt động, đồng thời
thực hiện các biện pháp khắc phục và tổ chức đánh giá lại.
- Việc tạm dừng hoạt động hay thực hiện các biện pháp khắc
phục của đơn vị sẽ áp dụng theo từng khu vực ngành hàng trong Trung tâm thương
mại, siêu thị và theo mức độ an toàn phòng, chống dịch.
PHỤ LỤC 5
HƯỚNG DẪN
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI SIÊU THỊ MINI, CỬA HÀNG BÌNH ỔN TIỆN LỢI, CỬA HÀNG
TẠP HÓA
(Kèm theo Kế
hoạch số 385/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm
2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Siêu thị mini, cửa hàng bình ổn/tiện lợi, cửa hàng tạp hóa trên địa
bàn thành phố Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch
theo quy định và xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cơ sở chỉ được hoạt động
khi đảm bảo các điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện
quét mã QR (trên điện thoại di động thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn
bộ người đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành
phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức hoạt động.
3. Người lao động (nhân viên đơn vị quản lý, thương nhân, người
lao động thường xuyên tại đơn vị, nhân viên giao hàng, người phụ việc...) và
khách hàng (khách mua sắm, nhà cung cấp và người đến liên hệ công việc...) phải
đáp ứng các điều kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế
HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa
vào hoạt động);
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau:
(1) Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với
loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm); chủ động đảm bảo các
phương án và chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống
dịch.
4. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số
8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường
hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở...
hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho nhân
viên đơn vị quản lý, thương nhân, người lao động thường xuyên tại đơn vị, người
phụ việc; không thực hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng
tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19
trong vòng 06 tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc
Test kháng nguyên nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai
báo đầy đủ các thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân
dân phường, Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ sau khi kết
thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính).
- Trường hợp cơ sở nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh
kháng nguyên thì phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng
nguyên phải thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập
khẩu của Bộ Y tế. Cơ sở tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên,
quy trình và kết quả xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra,
giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được
báo cáo kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính.
5. Về quy định khoảng cách, giao dịch an toàn
- Đảm bảo kiểm soát mật độ người hoạt động tại địa điểm
kinh doanh theo các quy định phòng, chống dịch (mật độ tối thiểu là 4m2/người
tính theo diện tích kinh doanh) và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
- Có phương án, biện pháp bố trí, xếp hàng cho khách
hàng tham gia mua sắm và quy định số lượng khách ra vào không để ùn ứ, giữ khoảng cách an toàn theo
quy định.
- Có biện pháp đảm bảo khoảng cách an toàn tại bãi giữ
xe, kho hàng và khu vực nhà vệ sinh (nếu có).
- Có sơ đồ bố trí lối ra vào; tổ chức phân luồng, kẻ vạch
hướng dẫn đảm bảo lối ra, vào riêng biệt, di chuyển một chiều (nếu có).
+ Tại khu vực cửa vào phải có kẻ vạch giãn cách và tổ
chức kiểm soát, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
+ Tại khu vực quầy thu ngân có vách ngăn giữa thu ngân
và khách hàng hoặc giải pháp đảm bảo khoảng cách trên 2m giữa nhân viên và
khách hàng; có kẻ vạch giãn cách giữa các khách hàng xếp hàng khi thanh toán, đảm
bảo tối thiểu 2m giữa hai người kế
cận. Khuyến khích áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp
thanh toán bằng tiền mặt thì phải có khay giao và nhận tiền riêng; hàng hóa phải
được giao qua phương tiện trung gian, tránh tiếp xúc trực tiếp.
6. Kiểm tra, giám sát các biện pháp phòng, chống dịch
- Khai báo y tế điện tử; đo nhiệt độ; đeo khẩu trang; thực hiện rửa tay sát khuẩn
cho nhân viên, thương nhân, người lao động và khách hàng trước khi vào mua sắm
hoặc liên hệ công việc.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát, nhắc nhở việc
đeo khẩu trang, đảm bảo quy định giãn cách.
- Không được bố trí làm việc đối với nhân viên khi có
một trong các dấu hiệu/triệu chứng như mệt mỏi,
sốt, ho, đau rát họng, khó thở. Khi phát hiện trường hợp nhân viên hoặc khách
hàng có các dấu hiệu/triệu chứng nêu trên thì phải tiến hành các biện pháp kiểm
tra y tế và xử lý theo quy định, hướng dẫn của ngành y tế.
7. Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch
Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác
phòng, chống dịch được bố trí hợp lý tại các bãi xe, lối ra vào, quầy thu ngân,
khu vực nhà vệ sinh, khu dịch vụ, khu vực ngành hàng, kho bãi:
- Máy đo thân nhiệt, phun xịt dung dịch khử khuẩn, thiết
bị quét mã QR... tại lối ra vào, quầy thu ngân.
- Dung dịch khử khuẩn, khẩu trang chuyên dụng và khẩu trang y tế,
kính che giọt bắn, găng tay y tế cho người
lao động tại các bộ phận tiếp xúc với khách hàng như bãi xe, quầy thu ngân, khu
vực ngành hàng.
- Trang thiết bị, vật tư y tế khác để xử lý các trường
hợp nghi nhiễm theo hướng dẫn của ngành y tế.
8. Đảm bảo vệ sinh, môi trường phòng, chống dịch tại các khu vực
- Khu vực giao nhận hàng hóa phải tách biệt với khu vực
mua sắm (nếu có).
- Khử khuẩn khu vực bán hàng đối với các bề mặt khách
hàng thường tiếp xúc: giỏ hàng, xe đẩy
hàng, tay nắm cửa, khu nhà vệ sinh chung, nút bấm thang máy, tay vịn thang cuốn,
khu vui chơi trẻ em (nếu có),... ít nhất 04 lượt/ngày.
- Khử khuẩn đối với nền nhà, lối đi chung, bàn ghế,
các đồ vật trong phòng, quầy kệ, gian hàng... ít nhất 01 lần/ngày.
- Trang bị thùng chứa rác có nắp đậy. Nhân viên thu
gom chất thải sử dụng khẩu trang, kính che giọt bắn,
găng tay y tế. Khử khuẩn nhà chứa rác và lối vận chuyển rác sau thu gom: tối
thiểu 01 lần/ngày.
- Tăng cường thông khí tại các phòng, gian bán hàng,
khu vui chơi,... (nếu có); hạn chế sử dụng điều hòa, đảm bảo nhiệt độ trong
phòng không thấp hơn 25⁰C (ngoại trừ khu vực thực phẩm
tươi sống và kho lạnh).
9. Thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch
- Phát loa nhắc
nhở khách hàng, nhân viên thường xuyên thực hiện biện pháp phòng, chống dịch
COVID-19 ít nhất 02 giờ/lần hoặc các biện pháp thay thế khác như: đặt biển cảnh
báo, bảng thông tin, tuyên truyền hoặc tranh cổ động... ngay lối ra vào, nơi dễ
thấy về quy định phòng, chống dịch.
- Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ
trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thông tin liên lạc của Trạm y tế
phường hoặc đường dây nóng của Ủy ban nhân dân phường tại lối vào hoặc các vị
trí dễ thấy để đảm bảo công tác phối hợp tiếp
nhận thông tin, phản ánh, góp ý của khách hàng giữa đơn vị và chính quyền địa
phương.
10. Xây dựng kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 theo
các hướng dẫn của ngành y tế. Trong đó, có phương án xử lý khi có ca nghi và
nhiễm COVID-19; phương án đóng, mở cửa hoạt động trở lại khi khắc phục xong các
biện pháp an toàn phòng, chống dịch; có kế hoạch tổ chức xét nghiệm, tầm soát
SARS-CoV-2 cho nhân viên, người lao động theo hướng dẫn của ngành y tế.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca
F0
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc
theo quy định hoặc nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng
dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0, tiến hành xử lý như sau:
+ Thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế
phường để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện
khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ
Đức trực tuyến” (sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng
dụng trên thiết bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện cách ly theo quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực có ca nghi hoặc
nhiễm COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Cơ sở tự đánh giá và triển khai thực hiện theo các điều kiện
quy định tại mục III của hướng dẫn này và chịu trách nhiệm về kết quả
đánh giá và thông báo gửi về:
- Hộ kinh doanh: Ủy ban nhân dân phường để kiểm tra,
giám sát công tác phòng, chống dịch.
- Doanh nghiệp: Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức để kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch
qua địa chỉ email:
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 1 (Quận 2 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 2 (Quận 9 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 3 (Quận Thủ Đức cũ): [email protected]
2. Phương pháp đánh giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định
tại mục III của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục
III của hướng dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện
các biện pháp khắc phục và tổ chức đánh giá lại.
PHỤ LỤC 6
HƯỚNG DẪN
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI SIÊU THỊ, CỬA HÀNG THỰC PHẨM, CỬA HÀNG TIỆN LỢI
(Kèm theo Kế
hoạch số 385/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm
2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Hoạt động kinh doanh thực phẩm tại siêu thị, cửa hàng
thực phẩm, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch
theo quy định và xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cơ sở chỉ được hoạt động
khi đảm bảo các điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện
quét mã QR (trên điện thoại di động thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn
bộ người đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành
phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức
hoạt động.
3. Người lao động, người đến cơ sở (người giao nhận hàng, khách hàng, người liên hệ cơ sở,...)
phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch
sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180
ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1
mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm); chủ động đảm
bảo các phương án và chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn
phòng, chống dịch.
4. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số
8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường
hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở...
hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho người
lao động; không thực hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng
tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19 trong vòng 06 tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc
Test kháng nguyên nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai
báo đầy đủ các thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân
dân phường nơi đặt trụ sở, Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ
sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương
tính).
- Trường hợp cơ sở nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên thì phải
được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải thuộc danh mục
đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y tế. Cơ sở tự chịu trách nhiệm về chất lượng
Test kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách
nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định
khi nhận được báo cáo kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính.
5. Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm (trừ các cơ sở được quy định tại Điều 12, Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm).
6. Đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở phải thực hiện
đúng theo quy định (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, bảo quản, vận
chuyển, nguồn gốc nguyên liệu, các chứng từ liên quan,...).
7. Khu vực kinh doanh trong cơ sở phải đảm bảo mật độ tối thiểu
4m2/người và khoảng cách giữa 02 người tối thiểu là 2m (bao gồm nhân
viên của cơ sở).
8. Các cơ sở phải bố trí khu vực giao - nhận sản phẩm, có bàn
trung chuyển; đảm bảo khoảng cách giữa
02 người tối thiểu là 2m và phải tuân thủ nguyên tắc “5K”. Trang bị đầy đủ nước rửa tay,
xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay và có phương tiện làm khô tay hoặc khăn
làm khô tay sử dụng 01 lần.
9. Xây dựng kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19.
Trong đó, có phương án xử lý khi có ca nghi và nhiễm COVID-19; phương án đóng,
mở cửa hoạt động trở lại sau khi khắc phục các yêu cầu an toàn trong phòng, chống
dịch; kế hoạch tổ chức xét nghiệm, tầm soát SARS-CoV-2 cho nhân viên, người lao
động theo hướng dẫn của ngành y tế.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca
F0
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc
theo quy định hoặc nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng
dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0, tiến hành xử lý như sau:
+ Thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế
phường để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện
khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ
Đức trực tuyến” (sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết bị thông minh theo
hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các
trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện cách
ly theo quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực có ca nghi hoặc
nhiễm COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Cơ sở tự đánh giá và triển khai thực hiện theo các điều kiện
quy định tại mục III của hướng dẫn này và chịu trách nhiệm về kết quả
đánh giá và thông báo gửi về:
- Hộ kinh doanh: Ủy ban nhân dân phường kiểm tra, giám
sát công tác phòng, chống dịch.
- Doanh nghiệp: Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức để kiểm tra, giám sát công tác phòng,
chống dịch qua địa chỉ email:
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 1 (Quận 2 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 2 (Quận 9 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 3 (Quận Thủ Đức cũ): [email protected]
2. Phương pháp đánh giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định
tại mục III của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục
III của hướng dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện
các biện pháp khắc phục và tổ chức đánh giá lại.
PHỤ LỤC 7
HƯỚNG
DẪN ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
(Kèm theo Kế hoạch số
385/KH-UBND
ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân
thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố
Thủ Đức (trừ hoạt động ăn uống hàng rong).
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch
theo quy định và xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cơ sở kinh doanh dịch vụ
ăn uống chỉ được hoạt động khi đảm bảo các điều kiện hoạt động an toàn trong
phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện
quét mã QR (trên điện thoại di động thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn
bộ người đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành
phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức
hoạt động.
3. Người lao động, người đến cơ sở (người giao nhận hàng, khách
hàng, người liên hệ cơ sở,...) phải đáp ứng
các điều kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế
HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa
vào hoạt động)
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng
(ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).
4. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số
8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường
hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở...
hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho người
lao động; không thực hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng
tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19 trong vòng 06 tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc
Test kháng nguyên nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai
báo đầy đủ các thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân
dân phường nơi đặt trụ sở, Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ
sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương
tính).
- Trường hợp cơ sở nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh
kháng nguyên thì phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng
nguyên phải thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập
khẩu của Bộ Y tế. Cơ sở tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên,
quy trình và kết quả xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra,
giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được
báo cáo kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính.
5. Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ
các cơ sở được quy định tại điều 12, Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02
năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn
thực thực phẩm)
6. Đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở phải thực hiện
đúng theo quy định (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận
chuyển, nguồn gốc nguyên liệu, các
chứng từ liên quan ...).
7. Cơ sở kinh doanh phải có biện pháp kiểm soát phòng chống dịch
COVID-19 theo hướng dẫn ngành y tế đối với người lao động và người ra vào cơ sở:
Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách -
Không tập trung - Khai báo y tế, đo thân nhiệt.
8. Cơ sở phải bố trí khu vực giao nhận sản phẩm,
có bàn trung chuyển và tách biệt với các khu vực
khác; đảm bảo khoảng cách giữa 02 người tối thiểu là 02
mét. Trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay và có
phương tiện làm khô tay hoặc khăn làm khô tay sử dụng 01 lần.
9. Xây dựng kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19.
Trong đó, có phương án xử lý khi có ca nghi và nhiễm COVID-19; phương án đóng,
mở cửa hoạt động trở lại sau khi khắc phục các yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch; kế hoạch tổ chức xét nghiệm,
tầm soát SARS-CoV-2 cho nhân viên, người lao động theo hướng dẫn của ngành y tế.
10. Trường hợp cơ sở được phép phục vụ ăn uống tại chỗ, phải đảm bảo mật độ tối
thiểu 04m2/người, khoảng cách giữa 02 người tối thiểu là 02 mét hoặc
bố trí vách ngăn.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca
F0
- Đối với cơ sở kinh doanh có từ 10 lao động trở lên:
Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/khách hàng có một
trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau
rát họng, khó thở... hoặc F0, hoặc F1,
hoặc F2 khi đang làm việc tại đơn vị. Phòng cách ly phải đảm bảo các yêu cầu bố
trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc (nếu có thể)
hoặc có thể trưng dụng làm khu thu dung và điều trị (đối với doanh nghiệp có số
lượng lao động từ 500 người trở lên).
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc
theo quy định hoặc nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng
dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0 tại đơn vị, tiến hành xử
lý như sau:
+ Tổ an toàn phòng, chống dịch của cơ sở kinh doanh đưa
F0 vào khu vực cách ly tạm thời, thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm
Y tế phường nơi đặt trụ sở để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh
vùng, khử khuẩn theo quy định; triển khai phương án cách ly tập trung tại chỗ
(nếu có); trường hợp cơ sở kinh doanh dưới
10 lao động thì thông báo cơ quan y tế địa phương tiến hành đưa ca F0 đi cách
ly.
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ
Đức trực tuyến” (sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng
dụng trên thiết bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện cách ly theo
quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực khi có ca nghi
và nhiễm COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Cơ sở tự đánh giá và triển khai thực hiện theo các điều kiện
quy định tại mục III của hướng dẫn này và chịu trách nhiệm về kết quả
đánh giá và thông báo gửi về:
- Hộ kinh doanh: Ủy ban nhân dân phường kiểm tra, giám
sát công tác phòng, chống dịch.
- Doanh nghiệp: Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức để kiểm
tra, giám sát công tác phòng, chống dịch qua địa chỉ email:
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 1 (Quận 2 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 2 (Quận 9 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 3 (Quận Thủ Đức cũ): [email protected]
2. Phương pháp đánh giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định
tại mục III của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục
III của hướng dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện
các biện pháp khắc phục và tổ chức đánh giá lại.
PHỤ LỤC 8
HƯỚNG
DẪN ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT
(Kèm theo Kế hoạch số
385/KH-UBND
ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân
thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch
theo quy định và xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cơ sở chỉ được hoạt động
khi đảm bảo các điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện
quét mã QR (trên điện thoại di động thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn
bộ người đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành
phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức hoạt động.
3. Người lao động, người sử dụng lao động phải đáp ứng các điều
kiện sau
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế
HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng
PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau:
(1) Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với
loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).
4. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số
8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường
hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở...
hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần
cho người lao động; không thực hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất
14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng
(nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test kháng nguyên
nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai báo đầy đủ các
thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân dân phường nơi đặt
trụ sở, Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ sau khi kết thúc
ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính).
- Trường hợp cơ sở nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng
nguyên thì phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải
thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y
tế. Cơ sở tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy trình và kết
quả xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực
hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét
nghiệm có trường hợp dương tính.
5. Quy định khoảng
cách an toàn tại nơi làm việc
Đảm bảo mật độ người lao động ở các phân xưởng (tính bằng số diện tích
làm việc cho 01 người lao động) từ 4m2 trở lên và khoảng cách giữa
02 người lao động từ 2m trở lên. Trường hợp không đảm bảo thì phải có vách ngăn
giữa 02 người lao động hoặc người lao động có sử dụng kính che giọt bắn.
6. Quy định kiểm tra,
giám sát
- Bố trí nhân lực thực hiện đo thân nhiệt; giám sát việc đeo khẩu
trang, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế điện tử tại cổng ra vào và tại mỗi khu
vực sản xuất; đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m và tránh tập trung đông người đối
với người lao động, khách ra, vào cơ sở.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19
tại cơ sở thông qua phương tiện giám sát (như lắp đặt camera theo dõi tự động,
quét mã nhận diện QR,...) hoặc bố trí lực lượng tại chỗ kiểm tra, nhắc nhở, hướng
dẫn người lao động tuân thủ quy định phòng, chống dịch.
- Có số điện thoại liên hệ của Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường
để kịp thời xử lý khi xuất hiện ca nghi nhiễm COVID-19.
7. Quy định cơ sở vật
chất, y tế
- Cung cấp đầy đủ khẩu trang y tế cho người lao động mỗi ngày và bố trí
dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí có tiếp xúc chung như cây ATM, bình nước
uống công cộng, máy bán hàng tự động, thang máy,... bố trí thùng rác có nắp đậy
tại các vị trí thuận tiện.
- Có hợp đồng với đơn vị y tế (nhà nước hoặc tư nhân) hoặc bố trí nhân
lực y tế chuyên trách tại cơ sở để theo dõi sức khỏe của người lao động theo
quy định, hướng dẫn của ngành y tế; xây dựng quy chế y tế cơ sở và thường xuyên
gắn kết với y tế địa phương.
- Bố trí khu vực/phòng cách ly tạm thời đối với F0, F1 tại cơ sở theo
quy định, hướng dẫn của ngành y tế.
8. Quy định vệ sinh
môi trường
- Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường tại nơi làm việc/nơi lưu trú
ít nhất 01 lần/ngày, nhà vệ sinh ít nhất 04 lần/ngày; bố trí dung dịch sát khuẩn
hoặc xà phòng rửa tay tại nơi làm việc, trước cửa ra vào, nơi giao nhận hàng
hóa, nơi ăn uống, khu vực nhà vệ sinh và nơi lưu trú tập trung của người lao động;
vệ sinh, khử khuẩn quần áo, kính che giọt bắn,... sau khi kết thúc ca làm việc
(nếu có).
- Tạo môi trường thông thoáng tại nơi làm việc; tăng cường thông khí tự
nhiên nhà xưởng bằng hệ thống cửa mở/quạt hút gió, hạn chế sử dụng điều hòa.
9. Quy định tổ chức bữa
ăn ca cho người lao động
- Người cung cấp dịch vụ ăn uống phải được kiểm tra, giám sát sức khỏe,
đảm bảo các điều kiện vệ sinh, đeo khẩu trang và găng tay khi phục vụ.
- Thực hiện giãn cách tại khu vực nhà ăn: sắp xếp giờ nghỉ giải lao/ăn
trưa lệch giờ; cung cấp suất ăn cá nhân; tránh tập trung đông người ở căng tin,
nhà ăn trong một khung giờ, tránh ngồi đối diện, không nói chuyện khi ăn; đảm bảo
khoảng cách 2 m giữa 02 người lao động khi ăn hoặc lắp vách ngăn giữa các vị
trí ngồi ăn.
- Bố trí bồn rửa tay, nước sát khuẩn tại khu vực nhà ăn.
- Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn khu vực ăn trước và sau khi phục vụ bữa
ăn.
10. Quy định việc lưu
thông của người lao động
- Đối với người di chuyển bằng xe cá nhân: Có bản cam kết của người lao
động di chuyển bằng xe cá nhân đảm bảo tuân theo lộ trình đã đăng ký từ nơi ở đến
nơi làm việc (cung đường xanh).
- Đối với người lao động di chuyển bằng xe đưa đón của cơ sở: phương tiện
phải đảm bảo quy định về phòng, chống dịch (đảm bảo không gian thông thoáng, lập
danh sách và vị trí ngồi cố định trên xe, bố trí dung dịch sát khuẩn tay và nhiệt
kế để đo thân nhiệt của người lao động, vệ sinh khử khuẩn đầy đủ trước và sau mỗi
lần đưa, đón người lao động), đảm bảo điều kiện lưu thông và lộ trình đã đăng
ký với cơ quan có thẩm quyền; tài xế được xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong
vòng 72 giờ; người lao động tuân thủ 5K.
11. Quy định việc lưu
trú của người lao động
- Nơi lưu trú tập trung (Khu lưu trú tại cơ sở sản xuất, Khu nhà trọ tập
trung, ký túc xá; khách sạn, nhà nghỉ,...) và nơi lưu trú riêng (nhà riêng) của
người lao động phải đáp ứng theo các quy định, hướng dẫn của ngành y tế.
- Có thống kê, cập nhật danh sách nơi ở thuộc vùng xanh của từng người
lao động. Có danh sách người lao động làm việc ở bộ phận có tiếp xúc trực tiếp
với người bên ngoài doanh nghiệp (tài xế, nhân viên kinh doanh, quản lý, bảo vệ,...),
người có nguy cơ cao.
- Có giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống phần mềm
quản lý người lao động trong việc lưu thông và lưu trú (nếu có).
12. Quy định về
Phương án tổ chức sản xuất
- Căn cứ vào quy mô, điều kiện hoạt động, đơn vị lựa chọn áp dụng một
trong những phương thức: (1) “3 tại chỗ” hoặc “3 tại chỗ theo kíp”; (2) “1 cung
đường 2 điểm đến” hoặc “1 cung đường - 2 điểm đến mở rộng”; (3) “4 xanh” (người
lao động xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh, nơi ở xanh); (4) kết hợp 3
phương thức nêu trên; hoặc xây dựng phương án tổ chức sản xuất phù hợp với điều
kiện thực tế của đơn vị đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Căn cứ vào thực tế triển khai và kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh
phương án cho phù hợp. Có thông báo cho cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa
phương nơi trú đóng để tổ chức thẩm định, kiểm tra, giám sát.
- Xây dựng phương án phòng, chống dịch tại cơ sở, trong đó: thành lập
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, các Tổ an toàn COVID-19; có phương án xử
lý khi phát hiện ca nghi và nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế; tổ chức
thực hiện các cam kết về phòng, chống dịch tại nơi làm việc theo quy định, hướng
dẫn của ngành y tế.
13. Tuyên truyền, phổ
biến cho người lao động về các quy định phòng, chống dịch COVID-19 như các khuyến
cáo mới nhất của Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố về công tác
phòng, chống dịch; tài liệu truyền thông về rửa tay, quy định 5K, đeo khẩu
trang đúng cách,...
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca F0
- Đối với cơ sở có từ 10 lao động trở lên: Bố trí phòng/khu vực cách ly
tạm thời cho người lao động/khách hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt,
ho, đau rát họng, khó thở... hoặc F0, hoặc F1, hoặc F2 khi đang làm việc tại
đơn vị. Phòng cách ly phải đảm bảo các yêu cầu bố trí tại khu vực riêng, gần cổng
ra vào, tách biệt với khu làm việc (nếu có thể) hoặc có thể trưng dụng làm khu
thu dung và điều trị (đối với doanh nghiệp có số lượng lao động từ 500 người trở
lên).
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc theo quy định hoặc
nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại
Công Văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0 tại đơn vị, tiến hành xử lý như sau:
+ Tổ an toàn phòng, chống dịch của cơ sở đưa F0 vào khu vực cách ly tạm
thời, thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường nơi đặt trụ sở
để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định;
triển khai phương án cách ly tập trung tại chỗ (nếu có); trường hợp cơ sở kinh
doanh dưới 10 lao động thì thông báo cơ quan y tế địa phương tiến hành đưa ca
F0 đi cách ly.
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến”
(sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết
bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện
cách ly theo quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực khi có ca nghi và nhiễm
COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Cơ sở tự đánh giá
và triển khai thực hiện theo các điều kiện quy định tại mục III của hướng dẫn
này và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá và thông báo gửi về:
- Hộ kinh doanh: Ủy ban nhân dân phường để kiểm tra, giám sát công tác
phòng, chống dịch.
- Doanh nghiệp: Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức để kiểm tra, giám sát
công tác phòng, chống dịch qua địa chỉ email:
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 1 (Quận 2 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 2 (Quận 9 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 3 (Quận Thủ Đức cũ): [email protected]
Việc tự đánh giá và triển khai thực hiện được áp dụng đối với từng cơ sở
và trong từng khu vực sản xuất (từng phân xưởng, dây chuyền, khu vực sản xuất,
từng cụm...) để đảm bảo việc khoanh vùng, xử lý khi có trường hợp nhiễm
COVID-19 trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng và đảm bảo duy trì hoạt động an
toàn tại các khu vực sản xuất.
2. Phương pháp đánh
giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định tại mục III
của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục III của hướng
dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc
phục và tổ chức đánh giá lại. Việc tạm dừng hoạt động hay thực hiện các biện
pháp khắc phục của đơn vị sẽ áp dụng theo từng phân xưởng, dây chuyền, khu vực
sản xuất, từng cụm... và theo mức độ an toàn phòng, chống dịch.
PHỤ LỤC 9
HƯỚNG DẪN ĐIỀU
KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày
01 tháng 10 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Các công trình giao thông trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định và
xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đơn vị chỉ được tổ chức thi công công
trình giao thông khi đảm bảo các tiêu chí về hoạt động an toàn trong phòng, chống
dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện quét mã QR (trên điện thoại di động
thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn bộ người lao động, người đến liên hệ
công tác, làm việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành phố (hoặc ứng dụng
PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức hoạt động.
2. Người lao động tại
công trường đáp ứng các điều kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện
lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi
bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm
2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).
3. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày
30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao
động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở... hoặc có yếu tố
dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho người lao động; không thực
hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian
ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06
tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test kháng nguyên
nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai báo đầy đủ các thông
tin xét nghiệm của
đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân dân phường nơi đặt
trụ sở, Phòng Quản lý đô thị thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ sau khi kết
thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính).
- Trường hợp nếu tự xét nghiệm bang test nhanh kháng nguyên thì phải được
hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải thuộc danh mục đã
được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y tế. Đơn vị tự chịu
trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm.
Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành
xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét nghiệm có trường hợp
dương tính.
4. Thành lập Ban chỉ
đạo/Tổ phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường, gồm: Đại diện chủ đầu tư
(Trưởng ban/Tổ trưởng), tư vấn giám sát; chỉ huy trưởng, giám sát an toàn của
các nhà thầu, người làm công tác y tế... (thành viên). Nhiệm vụ Ban Chỉ đạo/Tổ
theo hướng dẫn tại Công văn số 3373/BXD-GĐ ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng).
5. Ban hành Kế hoạch/Phương
án thi công gắn với công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nội dung theo hướng dẫn
tại Công văn số 3373/BXD-GĐ ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng về tăng cường
phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng, trong đó tập trung chi tiết
các nội dung: Phương án huy động nhân sự, nhiên liệu, vật tư, vật liệu xây dựng,
các dịch vụ khác phục vụ thi công, sinh hoạt của người lao động trên công trường.
Phương án phải tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về phòng
chống dịch như: đo thân nhiệt, khai báo y tế, kiểm soát đeo khẩu trang, giữ khoảng
cách cho tất cả người lao động ra/vào công trường, không cho phép người không
có nhiệm vụ vào công trường và yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp vật tư, vật
liệu, thiết bị, dịch vụ,... cho công trường phải có cam kết đảm bảo thực hiện
các quy định về phòng, chống dịch theo quy định.
6. Thực hiện nguyên tắc
5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế).
7. Ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý điều hành thi công trên công trường (họp trực tuyến,
camera giám sát,...).
8. Trên công trường
được trang bị đủ các trang thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết để phòng, chống dịch:
như nhiệt độ kế, khẩu trang y tế, xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn
tay (chứa ít nhất 70% cồn),... và có phòng/khu vực riêng để xử trí khi phát hiện
người có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca F0
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc theo quy định hoặc
nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại
Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0 tại công trường, tiến hành xử lý như sau:
+ Ban chỉ đạo/Tổ phòng, chống dịch COVID-19 đưa F0 vào khu vực cách ly
tạm thời, thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường nơi đặt
trụ sở để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy
định; triển khai phương án cách ly tập trung tại chỗ (nếu có).
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến”
(sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết
bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện
cách ly theo quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực khi có ca nghi và nhiễm
COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Đơn vị tự đánh giá
và triển khai thực hiện theo các điều kiện quy định tại mục III của hướng dẫn
này và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, thông báo với Ủy ban nhân dân phường,
Phòng Quản lý đô thị để kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch.
2. Phương pháp đánh
giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định tại mục III
của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục III của hướng
dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc
phục và tổ chức đánh giá lại.
PHỤ LỤC 10
HƯỚNG DẪN ĐIỀU
KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định và
xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đơn vị chỉ được tổ chức thi công xây dựng
khi đảm bảo các tiêu chí về hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải đăng ký mã QR
tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện quét mã QR (trên điện thoại di động
thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn bộ người đến liên hệ công tác, làm
việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm
soát và tổ chức hoạt động.
2. Các tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện
lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi
bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm
2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).
3. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày
30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao
động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở... hoặc có yếu tố
dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho người lao động; không thực
hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian
ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06
tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test kháng nguyên
nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai báo đầy đủ các
thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân dân phường nơi đặt
trụ sở, Phòng Quản lý đô thị thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ sau khi kết
thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính).
- Trường hợp nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên thì phải được hướng
dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải thuộc danh mục đã được cấp
số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y tế. Đơn vị tự chịu trách
nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm. Trạm Y
tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý
ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét nghiệm có trường hợp
dương tính.
4. Về quy định khoảng
cách, an toàn lao động
- Phải có biện pháp tổ chức thi công hợp lý để đảm bảo khoảng cách,
giãn cách theo quy định; hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần. Trong trường hợp bất
khả kháng, do đặc thù công việc bắt buộc phải tiếp xúc gần dưới 2m hoặc có nguy
cơ lây nhiễm thì người lao động phải được trang bị và sử dụng kính (loại ôm sát
mặt) hoặc chụp mặt nạ.
- Phải có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo thông gió khi làm việc trong
nhà, trong các không gian kín (ví dụ: phòng kín, tầng ngầm...).
- Có phương án, biện pháp kiểm soát người ra vào công trường không để
ùn ứ, giữ khoảng cách an toàn theo quy định, bằng các biện pháp như: phân luồng
và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người, phân chia thời gian, quản lý số
lượt người ra, vào... Có biện pháp đảm bảo khoảng cách an toàn tại khu vực nhà
ăn, bãi giữ xe và nhà vệ sinh.
- Đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch trong thanh toán,
giao nhận vật tư, trang thiết bị. Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt thì phải
có khay giao và nhận tiền riêng; vật tư, trang thiết bị phải được giao qua
phương tiện trung gian, tránh tiếp xúc trực tiếp và phải được khử khuẩn.
5. Kiểm tra, giám sát
các biện pháp phòng, chống dịch
- Thành lập Tổ an toàn Covid-19.
- Khai báo y tế điện tử; đo nhiệt độ; đeo khẩu trang; thực hiện rửa tay
hoặc sát khuẩn tay người lao động và khách đến liên hệ công tác tại công trường.
- Trang bị hệ thống camera giám sát tại cổng/lối ra vào; tổ chức lực lượng
kiểm tra, giám sát, nhắc nhở việc đeo khẩu trang, đảm bảo giãn cách và các quy
định phòng, chống dịch.
- Không bố trí làm việc đối với người lao động và khách liên hệ công
tác vào công trường khi có ít nhất một trong các triệu chứng mệt mỏi, sốt, ho,
đau rát họng, khó thở; đồng thời, tiến hành phương án xử lý ca nghi nhiễm
COVID-19.
- Khử khuẩn toàn bộ khuôn viên ít nhất 01 lần/tuần.
- Bảng tuyên truyền “5K” và các biện pháp phòng, chống dịch.
- Có bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời cho F0, F1.
- Bố trí thùng rác có nắp đậy tại các vị trí thuận tiện.
- Có số điện thoại liên hệ của Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường
để kịp thời xử lý khi xuất hiện ca nghi nhiễm COVID-19.
6. Trang bị các thiết
bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch
- Thành lập Bộ phận y tế trên công trường và phải được trang bị đủ các
trang thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết để phòng, chống dịch: như máy đo thân
nhiệt, máy phun xịt dung dịch khử khuẩn, thiết bị quét mã QR, khẩu trang y tế,
xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay (chứa ít nhất 60% cồn), thuốc
thông thường.
- Trang thiết bị, vật tư y tế khác để xử lý các trường hợp nghi nhiễm
theo hướng dẫn của ngành y tế.
7. Đảm bảo vệ sinh,
môi trường phòng, chống dịch tại các khu vực
- Thực hiện thu gom rác và đưa đi xử lý đúng nơi quy định. Nhân viên
thu gom chất thải sử dụng khẩu trang, kính che giọt bắn, găng tay y tế. Khử khuẩn
nhà chứa rác và lối vận chuyển rác sau thu gom: tối thiểu 01 lần/ngày.
- Khử khuẩn toàn bộ khuôn viên ít nhất 01 lần/tuần.
8. Thông tin tuyên
truyền về phòng, chống dịch tại công trường
- Phát loa nhắc nhở người lao động và khách liên hệ công tác vào công
trường thường xuyên thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ít nhất 02
giờ/lần hoặc các biện pháp thay thế khác như: đặt biển cảnh
báo, bảng thông tin, tuyên truyền hoặc tranh cổ động,... ngay lối ra vào hoặc
nơi dễ thấy về quy định phòng, chống dịch.
- Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác
phòng, chống dịch COVID-19 và thông tin liên lạc của Trạm y tế phường hoặc đường
dây nóng của Ủy ban nhân dân phường tại lối vào hoặc các vị trí dễ thấy để đảm
bảo công tác phối hợp tiếp nhận thông tin, phản ánh, góp ý của khách hàng giữa
đơn vị và chính quyền địa phương.
9. Có kế hoạch/phương
án phòng, chống dịch tại đơn vị theo hướng dẫn của ngành y tế
Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị theo hướng
dẫn của ngành y tế. Trong đó, có phương án xử lý khi đơn vị có ca nghi và nhiễm
COVID-19; phương án đóng, mở cửa hoạt động trở lại sau khi khắc phục các yêu cầu
an toàn trong phòng, chống dịch; có kế hoạch tổ chức xét nghiệm, tầm soát
SARS-CoV-2 cho nhân viên, người lao động theo hướng dẫn của ngành y tế.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca F0
- Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động khi có một
trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... hoặc F0, hoặc
F1, hoặc F2 khi đang làm việc tại đơn vị. Phòng cách ly phải đảm bảo các yêu cầu
bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc (nếu có
thể) hoặc có thể trưng dụng làm khu thu dung và điều trị (đối với doanh nghiệp
có số lượng lao động từ 500 người trở lên).
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc theo quy định hoặc
nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại
Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0 tại đơn vị, tiến hành xử lý như sau:
+ Tổ an toàn phòng, chống dịch của đơn vị đưa F0 vào khu vực cách ly tạm
thời, thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường nơi đặt trụ sở
để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định;
triển khai phương án cách ly tập trung tại chỗ (nếu có).
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến”
(sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết
bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực
hiện cách ly theo quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực khi có ca nghi và nhiễm
COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Đơn vị tự đánh giá
và triển khai thực hiện theo các điều kiện quy định tại mục III của hướng dẫn
này và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, thông báo với Ủy ban nhân dân phường,
Phòng Quản lý đô thị để kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch.
2. Phương pháp đánh
giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định tại mục III
của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục III của hướng
dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc
phục và tổ chức đánh giá lại.
PHỤ LỤC 11
HƯỚNG DẪN ĐIỀU
KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định và
xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cơ sở chỉ được hoạt động khi đảm bảo các
điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải có Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện quét mã QR (trên điện thoại di động
thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn bộ người đến liên hệ công tác, làm
việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm
soát và tổ chức hoạt động.
3. Người lao động làm
việc tại cơ sở lưu trú du lịch
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch
sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi
bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm
2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).
- Người lao động chưa được tiêm vắc-xin chỉ được làm việc trực tuyến
4. Khách lưu trú
- Khách lưu trú từ 18 tuổi trở lên đảm bảo tiêm đầy đủ các mũi tiêm ngừa
COVID-19 với loại vắc-xin đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng và đã qua
14 ngày tính từ mũi tiêm cuối hoặc đã hồi phục sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2 (có
xác nhận của cơ sở y tế hoặc có xác nhận đủ kháng thể theo quy định trong trường
hợp cá nhân tự điều trị tại nhà).
- Khách lưu trú dưới 18 tuổi có giấy chứng nhận xét nghiệm nhanh âm
tính SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ trước khi tham gia chương trình du lịch.
5. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày
30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao
động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở... hoặc có yếu tố
dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho người lao động; không thực
hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian
ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06
tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test kháng nguyên
nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai báo đầy đủ các
thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân dân phường nơi đặt
trụ sở, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ sau
khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính).
- Trường hợp cơ sở nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng
nguyên thì phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải
thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y
tế. Cơ sở tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy trình và kết
quả xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực
hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét
nghiệm có trường hợp dương tính.
6. Vệ sinh, khử khuẩn
phòng, chống dịch bệnh
- Cơ sở có cung cấp các sản phẩm vệ sinh khử khuẩn hoặc bố trí chỗ rửa
tay bằng nước sạch với xà phòng tại khu vực làm việc, khu vực cung cấp dịch vụ
và có biện pháp nhắc nhở sử dụng.
- Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật,... tại
khu vực làm việc, khu vực cung cấp dịch vụ tối thiểu 01 lần/ngày; đối với các vị
trí thường xuyên tiếp xúc như tay nắm các cửa, tay vịn cầu thang/lan can, nút bấm
thang máy,... thực hiện tối thiểu 02 lần/ngày.
- Có quy trình xử lý chất thải và phân loại rác (nhất là rác thải nguy
hại) trong trường hợp phát hiện trường hợp khách hoặc nhân viên dương tính hoặc
tiếp xúc gần với F0.
7. 100% người lao động,
khách đến liên hệ và khách lưu trú đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc,
tiếp xúc.
8. 100% người lao động,
khách đến liên hệ, khách lưu trú được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào cơ sở lưu
trú làm việc hoặc sử dụng dịch vụ. Đối với khách lưu trú khuyến khích đo nhiệt
độ hàng ngày.
9. Bố trí từ 02 người
trở lên/phòng đối với khách là một gia đình hoặc có cùng yếu tố dịch tễ. Các
khách đi riêng lẻ và không cùng yếu tố dịch tễ phải ở khác phòng.
10. Tổ chức ăn uống
cho khách lưu trú
Chỉ phục vụ ăn uống theo hình thức mang đi đối với khách không lưu trú.
Đối với khách lưu trú chỉ phục vụ ăn uống tại phòng. Trường hợp tổ chức ăn uống
tại khu vực nhà hàng cho khách lưu trú hoặc khách tham quan theo đoàn thì bố
trí khu vực, vị trí ngồi riêng theo từng nhóm khách cùng yếu tố dịch tễ, khoảng
cách ngồi giữa các nhóm khác yếu tố dịch tễ tối thiểu 2m, vị trí ngồi so le,
không ngồi đối diện. Nhân viên phục vụ phải đeo khẩu trang và bao tay trong suốt
quá trình thực hiện.
11. Tổ chức các cuộc
họp, hội nghị, hội thảo tại cơ sở lưu trú
- Cơ sở lưu trú có bố trí điểm đo thân nhiệt, khử khuẩn tay và phát khẩu
trang đại biểu tham dự, lập danh sách khách tham dự trước 01 ngày diễn ra sự kiện.
- Khoảng cách bố trí chỗ ngồi và giao tiếp từ 2m trở lên; số lượng
khách tối đa theo quy định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Thành
phố.
- Bố trí phục vụ giải khát, nước uống và thức ăn tại chỗ cho từng đại
biểu tham dự theo hình thức tại chỗ với suất ăn, uống cá nhân; không phục vụ ăn
tập trung sau cuộc họp, hội nghị, hội thảo.
- Có các biển báo hoặc thông báo hướng dẫn, nhắc nhở đại biểu thực hiện
các quy định phòng, chống dịch COVID-19 trong phòng họp, hội nghị, hội thảo.
12. Cơ sở lưu trú có
thực hiện truyền thông, khuyến cáo cho người lao động, khách lưu trú về dịch bệnh
và các biện pháp bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của ngành y tế và cơ quan chức
năng có thẩm quyền.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca F0:
- Cơ sở lưu trú có bố trí ít nhất 1 phòng cách ly và 1 phòng chờ theo
quy định của ngành y tế và có trang bị một số đồ bảo hộ cá nhân dự phòng (tối
thiểu 03 bộ) cho nhân viên để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Phòng cách ly
phải đảm bảo có tiện nghi lưu trú tối thiểu và được trang bị thêm một số vật dụng
phòng chống dịch như: khẩu trang, dung dịch khử khuẩn, máy đo nồng độ oxy
(SPO2), một số loại thuốc y tế cơ bản, thùng rác có nắp đậy, túi đựng chất thải
nguy hại màu vàng và vị trí phòng thuận tiện cho việc di chuyển đi cấp cứu.
- Có phân công nhân sự làm đầu mối thông tin hỗ trợ khách. Có danh
sách, thông tin Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường nơi đặt trụ sở để hỗ
trợ khi cần và có quy trình xử lý các tình huống đảm bảo công tác phòng chống dịch.
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc theo quy định hoặc
nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại
Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0 tại đơn vị, tiến hành xử lý như sau:
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện
cách ly theo quy định.
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến”
(sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết
bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực khi có ca nghi và nhiễm
COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Các cơ sở lưu trú
tự đánh giá và triển khai thực hiện theo các điều kiện quy định tại mục III
của hướng dẫn này và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, thông báo với Ủy
ban nhân dân phường, Phòng Văn hóa và Thông tin để kiểm tra, giám sát công tác
phòng chống dịch.
2. Phương pháp đánh
giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định tại mục III
của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục III của hướng
dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc
phục và tổ chức đánh giá lại.
PHỤ LỤC 12
HƯỚNG DẪN ĐIỀU
KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định và
xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cơ sở chỉ được hoạt động khi đảm bảo các
điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải có Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện quét mã QR (trên điện thoại di động
thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn bộ người đến liên hệ công tác, làm
việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm
soát và tổ chức hoạt động.
3. Người lao động làm
việc tại doanh nghiệp và người lao động tham gia phục vụ trong chương trình du
lịch do doanh nghiệp tổ chức
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện
lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi
bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm
2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).
- Người lao động chưa được tiêm vắc-xin chỉ được làm việc trực tuyến.
4. Khách du lịch
- Khách du lịch từ 18 tuổi trở lên đảm bảo tiêm đầy đủ các mũi tiêm ngừa
COVID-19 với loại vắc-xin đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng và đã qua
14 ngày tính từ mũi tiêm cuối hoặc đã hồi phục sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2 (có
xác nhận của cơ sở y tế hoặc có xác nhận đủ kháng thể theo quy định trong trường
hợp cá nhân tự điều trị tại nhà).
- Khách du lịch dưới 18 tuổi có giấy chứng nhận xét nghiệm nhanh âm
tính SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ trước khi tham gia chương trình du lịch.
5. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày
30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao
động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở... hoặc có yếu tố
dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho người lao động; không thực
hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian
ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06
tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test kháng nguyên
nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai báo đầy đủ các
thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân dân phường nơi đặt
trụ sở, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ sau
khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính).
- Trường hợp cơ sở nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng
nguyên thì phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải
thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y
tế. Cơ sở tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy trình và kết
quả xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực
hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét
nghiệm có trường hợp dương tính.
6. Các điểm đến trong
chương trình du lịch thuộc cấp độ 1 (vùng xanh) và đủ điều kiện hoạt động theo
các tiêu chí an toàn phòng chống dịch.
7. Số lượng khách
trong mỗi chương trình du lịch đảm bảo theo đúng quy định của Ban Chỉ đạo phòng
chống dịch Thành phố về số lượng người tập trung nơi công cộng.
8. 100% người lao động,
khách đến liên hệ và khách du lịch đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc,
du lịch.
9. 100% người lao động,
khách đến liên hệ, khách du lịch được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào đơn vị
hay tham gia chương trình du lịch.
10. Thực hiện vệ
sinh, khử khuẩn tại trụ sở, khu vực làm việc, khu vực cung cấp dịch vụ theo quy
định
- Doanh nghiệp có cung cấp các sản phẩm vệ sinh khử khuẩn hoặc bố trí
chỗ rửa tay bằng nước sạch với xà phòng tại khu vực làm việc, khu vực tham
quan, khu vực cung cấp dịch vụ và có biện pháp nhắc nhở sử dụng.
- Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật... tại khu vực
làm việc, khu vực cung cấp dịch vụ tối thiểu 01 lần/ngày; đối với các vị trí
thường xuyên tiếp xúc như tay nắm các cửa, tay vịn cầu thang/lan can, nút bấm
thang máy... thực hiện tối thiểu 02 lần/ngày.
11. Đảm bảo khoảng
cách từ 2m trở lên trong giao tiếp, làm việc tại trụ sở doanh nghiệp. Đối với
khách tham gia chương trình du lịch thì đảm bảo giữ khoảng cách 2m trở lên giữa
những nhóm khách không cùng yếu tố dịch tễ.
12. Doanh nghiệp thực
hiện truyền thông, khuyến cáo cho người lao động, khách du lịch về dịch bệnh và
các biện pháp bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của ngành y tế và cơ quan chức
năng có thẩm quyền.
13. Doanh nghiệp bố
trí đường dây nóng, phân công nhân sự là đầu mối thông tin hỗ trợ khách; có
danh sách, thông tin các đơn vị y tế gần nhất hỗ trợ khi cần và có qui trình xử
lý các tình huống đảm bảo công tác phòng chống dịch
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca F0:
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc theo quy định hoặc
nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại
Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0, tiến hành xử lý như sau:
+ Thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường để chuyển
cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến”
(sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết
bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện
cách ly theo quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực có ca nghi hoặc nhiễm COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Cơ sở tự đánh giá
và triển khai thực hiện theo các điều kiện quy định tại mục III của hướng dẫn
này và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, thông báo với Ủy ban nhân dân phường,
Phòng Văn hóa và Thông tin để kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch.
2. Phương pháp đánh
giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định tại mục III
của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục III của hướng
dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc
phục và tổ chức đánh giá lại.
PHỤ LỤC 13
HƯỚNG DẪN ĐIỀU
KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH NGOÀI TRỜI
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Hoạt động đối với các điểm tham quan du lịch ngoài trời trên địa bàn
thành phố Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định và
xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cơ sở chỉ được hoạt động khi đảm bảo các
điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải có Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện quét mã QR (trên điện thoại di động
thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn bộ người đến liên hệ công tác, làm
việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm
soát và tổ chức hoạt động.
3. Người lao động làm
việc tại doanh nghiệp và người lao động tham gia phục vụ tại điểm tham quan:
- 100% người lao động làm việc tại các doanh nghiệp và người lao động
tham gia phục vụ trong chương trình du lịch do doanh nghiệp tổ chức có sử dụng
mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin
(đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi
bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm
2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).
- Người lao động chưa được tiêm vắc-xin chỉ được làm việc trực tuyến.
4. Khách tham quan
- Khách tham quan từ 18 tuổi trở lên: đảm bảo tiêm đầy đủ các mũi tiêm
ngừa COVID-19 với loại vắc-xin đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng và đã
qua 14 ngày tính từ mũi tiêm cuối hoặc đã hồi phục sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2
(có xác nhận của cơ sở y tế hoặc có xác nhận đủ kháng thể theo quy định trong
trường hợp cá nhân tự điều trị tại nhà).
- Khách tham quan dưới 18 tuổi: có giấy chứng nhận xét nghiệm nhanh âm
tính SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ trước khi tham gia chương trình du lịch.
5. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày
30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao
động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở... hoặc có yếu tố
dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho người lao động; không thực
hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian
ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06
tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test kháng nguyên
nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai báo đầy đủ các
thông tin xét
nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân dân phường nơi đặt
trụ sở, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ sau
khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính).
- Trường hợp cơ sở nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng
nguyên thì phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải
thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y
tế. Cơ sở tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy trình và kết
quả xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực
hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét
nghiệm có trường hợp dương tính.
6. Số lượng khách
tham quan không quá 30% sức chứa của điểm tham quan.
7. 100% người lao động,
khách đến liên hệ và khách tham quan đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc,
tham quan.
8. 100% người lao động,
khách đến liên hệ, khách tham quan được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào đơn vị
hay tham gia chương trình tham quan.
9. Thực hiện vệ sinh,
khử khuẩn tại trụ sở, khu vực làm việc, khu vực cung cấp dịch vụ theo quy định
- Doanh nghiệp có cung cấp các sản phẩm vệ sinh khử khuẩn hoặc bố trí
chỗ rửa tay bằng nước sạch với xà phòng tại khu vực làm việc, khu vực tham
quan, khu vực cung cấp dịch vụ và có biện pháp nhắc nhở sử dụng.
- Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật... tại khu vực
làm việc, khu vực cung cấp dịch vụ tối thiểu 01 lần/ngày; đối với các vị trí
thường xuyên tiếp xúc như tay nắm các cửa, tay vịn cầu thang/lan can, nút bấm
thang máy... thực hiện tối thiểu 02 lần/ngày.
10. Đảm bảo khoảng
cách từ 2m trở lên trong giao tiếp, làm việc tại trụ sở doanh nghiệp. Đối với
khách tham quan thì đảm bảo giữ khoảng cách 2m trở lên giữa những nhóm khách
không cùng yếu tố dịch tễ.
11. Doanh nghiệp thực
hiện truyền thông, khuyến cáo cho người lao động, khách tham quan về dịch bệnh
và các biện pháp bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của ngành y tế và cơ quan chức
năng có thẩm quyền.
12. Doanh nghiệp bố
trí khu vực dự phòng làm điểm cách ly khách khi cần thiết; có trang bị một
số đồ bảo hộ cá nhân dự phòng (tối thiểu 3 bộ) cho nhân viên sử dụng khi cần
13. Doanh nghiệp bố
trí đường dây nóng, phân công nhân sự là đầu mối thông tin hỗ trợ khách; có
danh sách, thông tin các đơn vị y tế gần nhất hỗ trợ khi cần và có qui trình xử
lý các tình huống đảm bảo công tác phòng chống dịch
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca F0:
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc theo quy định hoặc
nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại
Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0, tiến hành xử lý như sau:
+ Thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường để chuyển
cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến”
(sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết
bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện
cách ly theo quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực có ca nghi hoặc nhiễm COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Cơ sở tự đánh giá
và triển khai thực hiện theo các điều kiện quy định tại mục III của hướng dẫn
này và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, thông báo với Ủy ban nhân dân
phường, Phòng Văn hóa và Thông tin để kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống
dịch.
2. Phương pháp đánh
giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định tại mục III
của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục III của hướng
dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc
phục và tổ chức đánh giá lại.
PHỤ LỤC 14
HƯỚNG DẪN ĐIỀU
KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC, THỂ THAO
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày
01 tháng 10 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
Các hoạt động thể dục, thể thao (gym, yoga, golf, tennis...) trên địa
bàn thành phố Thủ Đức.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định và
xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cơ sở chỉ được hoạt động khi đảm bảo các
điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Điều kiện bắt buộc
1.1. Phải có Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
1.2. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện quét mã QR (trên điện thoại di động
thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn bộ người đến liên hệ công tác, làm
việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm
soát và tổ chức hoạt động.
1.3. Người lao động
(nhân viên, hướng dẫn viên, người phục vụ,... do đơn vị hoạt động thể dục thể
thao quản lý, người lao động thường xuyên tại đơn vị) người sử dụng lao động phải
đảm bảo đủ điêu kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch
sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi
bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm
2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).
1.4. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày
30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao
động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở... hoặc có yếu tố
dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho người lao động; không thực
hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian
ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06
tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test kháng nguyên
nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai báo đầy đủ các thông tin
xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân dân phường nơi đặt
trụ sở, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ sau
khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính).
- Trường hợp cơ sở nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên thì
phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải thuộc
danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y tế.
Cơ sở tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy trình và kết quả
xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện
và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả
xét nghiệm có trường hợp dương tính.
1.5. Người tham gia tập
luyện thể dục thể thao đảm bảo điều kiện đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh
COVID-19.
1.6. Thu thập thông
tin khách hàng (thông qua mã QR, khai báo y tế trực tiếp hoặc trực tuyến), theo
dõi, cập nhật hàng ngày đối với các đối tượng đến tập luyện.
1.7. Người tham gia
hướng dẫn thể dục thể thao, người tập luyện thể dục thể thao và nhân viên phục
vụ phải tuân thủ 5K trong quá trình sinh hoạt, tiếp xúc trực tiếp.
1.8. Bố trí khu vực
đo thân nhiệt tại cửa vào đơn vị, trang bị xịt khuẩn, nước rửa tay thuận tiện bằng
nước sạch với xà phòng tại các khu vực tập luyện. Khử khuẩn bề mặt trang thiết
bị dụng cụ (bao gồm dụng cụ cá nhân), khử khuẩn không gian tập luyện 2 lần/ngày.
1.9. Về quy định khoảng
cách, mật độ an toàn, xếp hàng tại khu vực dịch vụ, tập luyện, phải đảm bảo một
trong các điều kiện sau: (lưu ý không sử dụng máy điều hòa, phải mở cửa thông
thoáng).
- Đối với hoạt động thể dục thể thao ngoài trời mật độ tối thiểu là
10m2/người và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
- Đối với hoạt động thể dục thể thao tại: trung tâm; nhà tập luyện; nhà
thi đấu; câu lạc bộ thể dục thể thao mật độ tối thiểu là 8m2/người và giữ khoảng
cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
- Đối với hoạt động thể dục thể thao trong phòng tập mật độ tối thiểu
là 6m2/người và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
2. Các điều kiện thực hiện bổ sung
2.1. Về phương án bố
trí lối ra vào khu vực hoạt động tập luyện thể dục thể thao. Có sơ đồ hướng dẫn
và tổ chức thực hiện lối ra, vào riêng biệt, di chuyển theo hướng một chiều.
2.2. Đơn vị hoạt động
thể dục thể thao có thực hiện truyền thông và khuyến cáo các giải pháp phòng,
chống dịch bệnh cho người tham gia hướng dẫn thể dục thể thao, người tập luyện
thể dục thể thao và nhân viên phục vụ theo khuyến cáo ngành y tế hoặc cơ quan
có thẩm quyền bằng nhiều hình thức phù hợp, đa dạng.
2.3. Công khai thông
tin liên lạc của cán bộ đầu mối, phụ trách chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống
dịch COVID-19 tại đơn vị và phối hợp công tác với cơ quan có thẩm quyền; có số
điện thoại liên hệ của Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường để kịp thời xử
lý khi xuất hiện ca nghi nhiễm COVID-19.
2.4. Có kế hoạch/phương
án quản lý, điều hành, phối hợp, kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại
đơn vị. Phải đảm bảo theo quy định của cơ quan y tế; kịch bản khi có ca nghi và
nhiễm COVID-19; phương án đóng, mở cửa hoạt động trở lại khi khắc phục xong các
biện pháp an toàn phòng, chống dịch. Căn cứ vào thực tế triển khai và kết quả
kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kế hoạch/phương án cho phù hợp. Có thông báo
cho Ủy ban nhân dân phường, Phòng Văn hóa và Thông tin để tổ chức kiểm tra,
giám sát.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca F0
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc theo quy định hoặc
nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại
Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0, tiến hành xử lý như sau:
+ Thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường để chuyển
cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến”
(sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết
bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện
cách ly theo quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực có ca nghi hoặc nhiễm COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Cơ sở tự đánh giá
và triển khai thực hiện theo các điều kiện quy định tại mục III của hướng dẫn
này và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá và thông báo gửi về:
- Hộ kinh doanh: Ủy ban nhân dân phường để kiểm tra, giám sát công tác
phòng, chống dịch.
- Doanh nghiệp: Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Thủ Đức để kiểm
tra, giám sát công tác phòng, chống dịch.
2. Phương pháp đánh
giá
- Được hoạt động khi đạt từ 11 điều kiện trở lên và không có điều kiện
nào trong nhóm bắt buộc không đạt theo quy định tại mục III của hướng dẫn
này. Lưu ý các điều kiện khác chưa đạt phải khắc phục ngay trong vòng 48 giờ.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định thì không được phép
hoạt động, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục ngày và tổ chức đánh giá
lại.
PHỤ LỤC 15
HƯỚNG DẪN ĐIỀU
KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ KHÁC
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày
01 tháng 10 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng hoạt động
- Cung cấp lương thực, thực phẩm; dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước;
nhiên liệu, sửa chữa; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; bưu chính, viễn
thông; dịch vụ mua bán, sửa chữa, bảo trì các loại xe, máy móc, thiết bị dân dụng,
công nghiệp; các hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản; dịch vụ quản lý, vận
hành, bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng, trang thiết bị của các cơ
quan, tòa nhà, chung cư.
- Dịch vụ công ích; dịch vụ bảo vệ; trạm thu phí sử dụng đường bộ; dịch
vụ tư vấn xây dựng; dịch vụ vệ sinh môi trường; dịch vụ quan trắc và xử lý môi
trường; dịch vụ giới thiệu việc làm; dịch vụ rửa xe; các dịch vụ tiện ích như:
cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải.
- Bưu chính, viễn thông; báo chí, xuất bản, in, lịch; hoạt động kinh
doanh thương mại điện tử, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cửa hàng sách,
thiết bị văn phòng; đường sách; thư viện, phòng tranh, triển lãm mỹ thuật, nhiếp
ảnh; đồ dùng, dụng cụ học tập; công nghệ thông tin; thiết bị tin học; cửa hàng
điện máy; cửa hàng mắt kính; cửa hàng thời trang, may mặc; cửa hàng vàng bạc đá
quý và đồ trang sức.
- Kho dự trữ, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ vận
chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kho bạc, các cơ sở
kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, logistics; dịch vụ bổ trợ người dân và doanh nghiệp (công chứng,
luật sư, đấu giá tài sản, thẩm định giá, kiểm toán, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, điểm thu
- đổi ngoại tệ, thừa phát lại, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, tư vấn
pháp luật và các hoạt động tư vấn khác bổ trợ doanh nghiệp, giám định tư pháp,
quản lý - thanh lý tài sản, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký biến
động đất đai), chứng khoán; dịch vụ cầm đồ.
- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản
xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp; dịch vụ hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp, cơ sở thú y, đối tượng hành nghề thú y.
- Hoạt động của văn phòng đại diện và chi nhánh thương nhân nước ngoài
tại thành phố.
- Cơ sở cắt tóc, gội đầu.
* Lưu ý: Tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh quán bar, beer
club, pub, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu
phim, rạp xiếc, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, bán hàng rong, vé số dạo,
các hoạt động khác trừ trường hợp được cho phép hoạt động nêu trên.
II. Nguyên tắc hoạt động
Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định và
xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cơ sở chỉ được hoạt động khi đảm bảo các
điều kiện hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
III. Điều kiện hoạt động
1. Phải có Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện quét mã QR (trên điện thoại di động
thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn bộ người đến liên hệ công tác, làm
việc, giao dịch; sử dụng ứng dụng của Thành phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm
soát và tổ chức hoạt động.
3. Người sử dụng lao
động, người lao động, khách hàng (khách mua sắm, nhà cung cấp và người đến liên
hệ công việc...) phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện
lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi
bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm
2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm); chủ động đảm bảo các phương án và chịu
trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
4. Về xét nghiệm
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 8228/BYT-MT ngày
30/9/2021 về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh:
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao
động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở... hoặc có yếu tố
dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ 02 tuần/lần cho người lao động; không thực
hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian
ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06
tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test kháng nguyên
nhanh.
+ Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai báo đầy đủ các
thông tin xét nghiệm
của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo về Ủy ban nhân dân phường, Phòng
Kinh tế thành phố Thủ Đức (Trong khoảng 2 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm
và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính).
- Trường hợp cơ sở nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên thì
phải được hướng dẫn của Trạm Y tế phường. Test nhanh kháng nguyên phải thuộc
danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu của Bộ Y tế.
Cơ sở tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy trình và kết quả
xét nghiệm. Trạm Y tế phường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện
và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét nghiệm
có trường hợp dương tính.
5. Về quy định khoảng
cách, giao dịch an toàn
- Đảm bảo kiểm soát mật độ người hoạt động tại địa điểm kinh doanh theo
các quy định phòng, chống dịch (mật độ tối thiểu là 4m2/người tính
theo diện tích kinh doanh) và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
- Có phương án, biện pháp bố trí, xếp hàng cho khách hàng và quy định số
lượng khách ra vào không để ùn ứ, giữ khoảng cách an toàn theo quy định.
- Có biện pháp đảm bảo khoảng cách an toàn tại bãi giữ xe, kho hàng và
khu vực nhà vệ sinh (nếu có).
- Có sơ đồ bố trí lối ra vào; tổ chức phân luồng, kẻ vạch hướng dẫn đảm
bảo lối ra, vào riêng biệt, di chuyển một chiều (nếu có).
+ Tại khu vực cửa vào phải có kẻ vạch giãn cách và tổ chức kiểm soát, đảm
bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
+ Tại khu vực quầy thu ngân có vách ngăn giữa thu ngân và khách hàng hoặc
giải pháp đảm bảo khoảng cách trên 2m giữa nhân viên và khách hàng; có kẻ vạch
giãn cách giữa các khách hàng xếp hàng khi thanh toán, đảm bảo tối thiểu 2m giữa
hai người kế cận. Khuyến khích áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt thì phải có khay giao và nhận tiền riêng;
hàng hóa phải được giao qua phương tiện trung gian, tránh tiếp xúc trực tiếp.
6. Kiểm tra, giám sát
các biện pháp phòng, chống dịch
- Khai báo y tế điện tử; đo nhiệt độ; đeo khẩu trang; thực hiện rửa tay
sát khuẩn cho người lao động và khách hàng.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm
5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khai báo y tế - Khử khuẩn - Không tập trung đông
người).
- Không được bố trí làm việc đối với người lao động khi có một trong
các dấu hiệu/triệu chứng như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở. Khi phát
hiện trường hợp người lao động hoặc khách hàng có các dấu hiệu/triệu chứng nêu
trên thì phải tiến hành các biện pháp kiểm tra y tế và xử lý theo quy định, hướng
dẫn của ngành y tế.
7. Trang bị các thiết
bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch
Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch
được bố trí hợp lý tại các bãi xe, lối ra vào, quầy thu ngân, khu vực nhà vệ
sinh, khu dịch vụ, khu vực ngành hàng, kho bãi:
- Máy đo thân nhiệt, phun xịt dung dịch khử khuẩn, thiết bị quét mã
QR... tại lối ra vào, quầy thu ngân.
- Dung dịch khử khuẩn, khẩu trang chuyên dụng và khẩu trang y tế, kính
che giọt bắn, găng tay y tế cho người lao động tại các bộ phận tiếp xúc với
khách hàng.
- Trang thiết bị, vật tư y tế khác để xử lý các trường hợp nghi nhiễm
theo hướng dẫn của ngành y tế.
8. Đảm bảo vệ sinh,
môi trường phòng, chống dịch tại các khu vực
- Khu vực giao nhận hàng hóa phải tách biệt với khu vực mua sắm (nếu
có).
- Khử khuẩn bề mặt khu vực khách hàng thường tiếp xúc: giỏ hàng, xe đẩy
hàng, tay nắm cửa, khu nhà vệ sinh chung, nút bấm thang máy, tay vịn thang cuốn,...
ít nhất 04 lượt/ngày.
- Khử khuẩn đối với nền nhà, lối đi chung, bàn ghế, các đồ vật trong
phòng, quầy kệ, gian hàng... ít nhất 01 lần/ngày.
- Trang bị thùng chứa rác có nắp đậy. Nhân viên thu gom chất thải sử dụng
khẩu trang, kính che giọt bắn, găng tay y tế. Khử khuẩn nhà chứa rác và lối vận
chuyển rác sau thu gom: tối thiểu 01 lần/ngày.
- Tăng cường thông; hạn chế sử dụng điều hòa, đảm bảo nhiệt độ trong
phòng không thấp hơn 25°C (ngoại trừ khu vực thực phẩm tươi sống và kho lạnh).
9. Thông tin tuyên
truyền về phòng, chống dịch
- Nhắc nhở khách hàng, người lao động thường xuyên thực hiện biện pháp
phòng, chống dịch COVID-19 hoặc các biện pháp thay thế khác như: đặt biển cảnh
báo, bảng thông tin, tuyên truyền hoặc tranh cổ động... ngay lối ra vào, nơi dễ
thấy về quy định phòng, chống dịch.
- Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác
phòng, chống dịch COVID-19 và thông tin liên lạc của Trạm y tế phường hoặc đường
dây nóng của Ủy ban nhân dân phường tại lối vào hoặc các vị trí dễ thấy để đảm
bảo công tác phối hợp tiếp nhận thông tin, phản ánh, góp ý của khách hàng giữa
đơn vị và chính quyền địa phương.
10. Xây dựng kế hoạch/phương
án phòng, chống dịch COVID-19 theo các hướng dẫn của ngành y tế. Trong đó, có
phương án xử lý khi có ca nghi và nhiễm COVID-19; phương án đóng, mở cửa hoạt động
trở lại khi khắc phục xong các biện pháp an toàn phòng, chống dịch; có kế hoạch
tổ chức xét nghiệm, tầm soát SARS-CoV-2 cho người lao động theo hướng dẫn của
ngành y tế.
IV. Phương án xử lý khi xuất hiện ca F0
- Đối với cơ sở có từ 10 lao động trở lên: Bố trí phòng/khu vực cách ly
tạm thời cho người lao động/khách hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt,
ho, đau rát họng, khó thở... hoặc F0, hoặc F1, hoặc F2 khi đang làm việc tại
đơn vị. Phòng cách ly phải đảm bảo các yêu cầu bố trí tại khu vực riêng, gần cổng
ra vào, tách biệt với khu làm việc (nếu có thể) hoặc có thể trưng dụng
làm khu thu dung và điều trị (đối với doanh nghiệp có số lượng lao động từ 500
người trở lên).
- Định kỳ 02 tuần/lần thực hiện test, khám sàng lọc theo quy định hoặc
nghi ngờ người có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại
Công văn số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021).
- Trường hợp phát hiện ca F0 tại đơn vị, tiến hành xử lý như sau:
+ Tổ an toàn phòng, chống dịch của cơ sở đưa F0 vào khu vực cách ly tạm
thời, thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế phường nơi đặt trụ sở
để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn
theo quy định; triển khai phương án cách ly tập trung tại chỗ (nếu có); trường
hợp cơ sở kinh doanh dưới 10 lao động thì thông báo cơ quan y tế địa phương tiến
hành đưa ca F0 đi cách ly.
+ Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến”
(sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết
bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
+ Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện
cách ly theo quy định.
+ Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực khi có ca nghi và nhiễm
COVID-19.
V. Đánh giá điều kiện hoạt động
1. Cơ sở tự đánh giá
và triển khai thực hiện theo các điều kiện quy định tại mục III của hướng dẫn
này và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá và thông báo gửi về:
- Hộ kinh doanh: Ủy ban nhân dân phường để kiểm tra, giám sát công tác
phòng, chống dịch.
- Doanh nghiệp: Phòng Kinh tế thành phố Thủ Đức để kiểm tra, giám sát
công tác phòng, chống dịch qua địa chỉ email:
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 1 (Quận 2 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 2 (Quận 9 cũ): [email protected]
+ Doanh nghiệp thuộc khu vực 3 (Quận Thủ Đức cũ): [email protected]
2. Phương pháp đánh
giá
- Được hoạt động khi đạt đủ các điều kiện theo quy định tại mục III
của hướng dẫn này.
- Trường hợp không đạt đủ điều kiện theo quy định tại mục III của hướng
dẫn này thì không được phép hoạt động, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc
phục và tổ chức đánh giá lại.
PHỤ LỤC 16
HƯỚNG DẪN ĐIỀU
KIỆN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày
01 tháng 10 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
I. Đối tượng và điều kiện hoạt động:
1. Hoạt động của các
cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít
nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19
được tập trung tối đa 60 người.
2. Các sự kiện biểu
diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, thi đấu được tổ chức với quy mô tối
đa 60 người với điều kiện có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc
xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.
3. Tổ chức đám cưới,
đám tang:
- Trong nhà: tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người
tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung
tối đa 60 người.
- Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người
tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung
tối đa 90 người.
4. Hoạt động tập
trung trong nhà, ngoài trời:
- Trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,...): tập trung tối đa 10 người;
trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã
khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 60 người.
- Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người
tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung
tối đa 90 người.
5. Các hoạt động xúc
tiến thương mại bao gồm hội chợ, triển lãm, hội nghị, sự kiện kết nối cung cầu,
tiêu thụ sản phẩm:
- Trong nhà: tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người
tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung
tối đa 60 người.
- Ngoài trời: tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người
tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung
tối đa 90 người.
II. Điều kiện phòng, chống dịch
1. Phải đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/ và thực hiện quét mã QR (trên điện thoại di động
thông minh hoặc được in trên giấy) của toàn bộ người tham dự; sử dụng ứng dụng
của Thành phố (hoặc ứng dụng PC-COVID) để kiểm soát và tổ chức hoạt động.
2. Người tổ chức và
người tham dự phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện
lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
- Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi
bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm
2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm); chủ động đảm bảo các phương án và chịu
trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
3. Về quy định khoảng
cách, giao dịch an toàn
- Đảm bảo kiểm soát mật độ người tham dự theo các quy định phòng, chống
dịch (mật độ tối thiểu là 4m2/khu vực tổ chức hoạt động) và giữ khoảng
cách tối thiểu 2m giữa hai người kế cận.
- Có phương án, biện pháp bố trí, xếp hàng cho người tham dự và quy định
số lượng người tham dự ra vào không để ùn ứ, giữ khoảng cách an toàn theo quy định.
- Có biện pháp đảm bảo khoảng cách an toàn tại bãi giữ xe, khu vực nhà
vệ sinh (nếu có).
- Có sơ đồ bố trí lối ra vào; tổ chức phân luồng, kẻ vạch hướng dẫn đảm
bảo lối ra, vào riêng biệt, di chuyển một chiều (nếu có).
4. Kiểm tra, giám sát
các biện pháp phòng, chống dịch
- Khai báo y tế điện tử; đo nhiệt độ; đeo khẩu trang; thực hiện rửa tay
sát khuẩn cho người tham dự.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm
5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khai báo y tế - Khử khuẩn - Không tập trung đông
người).
- Khi phát hiện trường hợp người tham dự có các dấu hiệu/triệu chứng mệt
mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì phải tiến hành các biện pháp kiểm tra y
tế và xử lý theo quy định, hướng dẫn của ngành y tế.
5. Trang bị các thiết
bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch
Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch
được bố trí hợp lý tại các bãi xe, lối ra vào, khu vực nhà vệ sinh, khu dịch vụ...:
- Máy đo thân nhiệt, phun xịt dung dịch khử khuẩn, thiết bị quét mã
QR... tại lối ra vào.
- Dung dịch khử khuẩn, khẩu trang y tế cho người tham dự.
- Trang thiết bị, vật tư y tế khác để xử lý các trường hợp nghi nhiễm
theo hướng dẫn của ngành y tế.
6. Tăng cường thông
khí; hạn chế sử dụng điều hòa, đảm bảo nhiệt độ trong phòng không thấp hơn
25°C.
7. Thông tin tuyên
truyền về phòng, chống dịch
- Nhắc nhở người tham dự thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
hoặc các biện pháp thay thế khác như: đặt biển cảnh báo, bảng thông tin, tuyên
truyền hoặc tranh cổ động... ngay lối ra vào, nơi dễ thấy về quy định phòng, chống
dịch.
- Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác
phòng, chống dịch COVID-19 và thông tin liên lạc của Trạm y tế phường hoặc đường
dây nóng của Ủy ban nhân dân phường tại lối vào hoặc các vị trí dễ thấy để đảm
bảo công tác phối hợp tiếp nhận thông tin, phản ánh, góp ý của người tham dự.
10. Xây dựng kế hoạch/phương
án phòng, chống dịch COVID -19 theo các hướng dẫn của ngành y tế. Trong đó, có
phương án xử lý khi có ca nghi và nhiễm COVID-19.
III. Phương án xử lý khi xuất hiện ca F0
- Người tổ chức thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường, Trạm Y tế
phường để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo
quy định.
- Cập nhật thông tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến”
(sử dụng CHPlay hoặc Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết
bị thông minh theo hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
- Tạo tài khoản, đăng ký xét nghiệm và tiến hành khai báo đầy đủ các
thông tin xét nghiệm của đơn vị tại địa chỉ trang web: https://vnkm.yte.gov.vn/xetnghiem/tochuc.
- Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của F0 để thực hiện
cách ly theo quy định.
- Tiến hành phong tỏa tạm thời khu vực khi có ca nghi và nhiễm
COVID-19.
PHỤ LỤC 17
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT
ỨNG DỤNG “THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC TRỰC TUYẾN” TRÊN THIẾT BỊ THÔNG MINH
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND
ngày 01 tháng 10 năm 2021
của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
PHỤ LỤC 18
HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI
NGƯỜI DÂN
(Kèm theo Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày
01 tháng 10 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân thành phố Thủ Đức)
Người dân tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:
1. Luôn nêu cao tinh
thần cảnh giác, chủ động, linh hoạt và động viên người thân cùng gia đình tự bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe và sống an toàn.
2. Thực hiện nghiêm
5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khai báo y tế - Khử khuẩn - Không tập trung đông
người).
3. Khi tham gia lưu
thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch
sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng
PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình
giấy tờ sau: (1) Là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 06 tháng; (2) Đã tiêm
chủng vắc xin ngừa coVID-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và
ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Trường hợp đi lại liên tỉnh phải thực hiện theo quy định của Sở Giao
thông vận tải.
4. Khi có những triệu
chứng (ho, sốt, khó thở...) hoặc cần cấp cứu y tế, liên hệ ngay với Tổng đài đường
dây nóng y tế, tư vấn sức khỏe cho nhân dân qua số điện thoại 18001722 của
thành phố Thủ Đức hoặc Tổng đài cấp cứu 115.
5. Tự lấy mẫu xét
nghiệm bằng test kháng nguyên nhanh theo yêu cầu của cơ quan y tế hoặc khi có
triệu chứng ho, sốt, khó thở. Trong trường hợp test nhanh có kết quả dương
tính, thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân phường nơi cư trú và cập nhật thông
tin ca F0 vào ứng dụng “Thành phố Thủ Đức trực tuyến” (sử dụng CHPlay hoặc
Apple Store hoặc quét mã QR để cài đặt ứng dụng trên thiết bị thông minh theo
hướng dẫn PHỤ LỤC 17).
6. Trường hợp người
dân cần được hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, liên hệ ngay các Tổ An
sinh xã hội của địa phương, Tổng đài 1022 hoặc đăng ký trên ứng dụng An sinh của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố.