ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 38/KH-UBND
|
Sơn La, ngày 12 tháng 02 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KIỂM TRA, HẬU KIỂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2020
Thực hiện Kế hoạch số
1518/KH-BCĐTƯATTP ngày 27/12/2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về an toàn thực phẩm
triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm
năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch triển khai tại địa
phương năm 2020 như sau:
A. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
I. MỤC ĐÍCH
1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua hoạt động
kiểm tra, hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh
truyền qua thực phẩm; triển khai hoạt động kiểm tra, hậu kiểm có trọng tâm, trọng
điểm; đánh giá trách nhiệm đơn vị, cá nhân trong thực hiện
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo;
Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh
doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm
chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
2. Đánh giá việc chấp hành pháp luật
về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu,
bảo quản, vận chuyển thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp
ăn tập thể khu công nghiệp, trường học và an toàn thực phẩm tại lễ hội, sự kiện
lớn, kinh doanh thức ăn đường phố; kiểm soát hoạt động sản
xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm
bảo vệ sức khỏe, thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu,
cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ quả và sản phẩm
rau củ quả, thủy sản, sản phẩm thủy sản, phụ gia thực phẩm.v.v... và các sản phẩm
thực phẩm theo sự phân công trách nhiệm của các Sở: Y tế,
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đảm bảo an
toàn thực phẩm đúng theo quy định của pháp luật.
3. Đánh giá tình hình về an toàn thực
phẩm đối với các nhóm thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm định hướng giải pháp quản lý.
4. Thông qua việc kiểm tra, hậu kiểm
tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về an toàn thực
phẩm (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, việc tự công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng
ký bản công bố sản phẩm).
5. Qua công tác kiểm tra, hậu kiểm tiếp
tục tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm: Điều 317
Luật sửa đổi, là bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu
lực từ 01/01/2018; Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về đẩy
mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn
2016-2020; Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016; Nghị
định số 08/2018/NĐ-CP ngày
15/01/2018; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018; Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018; Chỉ thị số
13/CT-TTg của Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm; Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018; Thông tư
số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018; Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày
15/11/2018; Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Trưởng Bộ Y tế hướng
dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức
khỏe; Thông tư số 25/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Trưởng Bộ Y tế quy định
truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế; các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
6. Công tác kiểm tra, hậu kiểm phải
ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh
doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; phát hiện, xử lý nghiêm
tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm và công khai trên phương tiện
thông tin đại chúng theo quy định.
II. YÊU CẦU
1. Công tác kiểm tra, hậu kiểm có trọng
tâm, trọng điểm, tập trung vào các nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố
sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm, sản
phẩm sản xuất tại các cơ sở không có một trong các giấy chứng nhận sau: GMP,
HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 và kiểm soát an toàn thực phẩm tại các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc biệt là
các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, lễ hội và các cơ sở không thuộc
diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Kết hợp kiểm tra, hậu kiểm hồ sơ
và lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ tự
công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm, ghi
nhãn, quảng cáo và chỉ tiêu an toàn cơ sở tự công bố sản phẩm (hoặc các Quy chuẩn,
Tiêu chuẩn, quy định của pháp luật mà cơ sở công bố áp dụng). Hoạt động hậu kiểm
hồ sơ tự công bố sản phẩm được thực hiện thường xuyên tại cơ quan tiếp nhận hồ
sơ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về tự công bố sản
phẩm.
3. Tránh chồng chéo trong hoạt động
kiểm tra, hậu kiểm.
Việc triển khai của các ngành: Y tế,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố Sơn La thực hiện theo phân công phân cấp tại Quyết định số
582/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh Sơn La quy định
phân công, phân cấp và phối hợp quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm tại địa phương.
B. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH
I. TRÁCH NHIỆM
KIỂM TRA, HẬU KIỂM
1. Tại tuyến tỉnh: Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan xây dựng kế hoạch của Ban Chỉ đạo về an toàn thực
phẩm của tỉnh và triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra,
hậu kiểm liên ngành trong các đợt cao điểm về tự công bố sản
phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo,
lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại phụ lục II, III, IV và theo
đúng nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy
định tại Quyết định số 582/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh Sơn La ban hành
Quy định phân công, phân cấp và phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh Sơn La.
a) Lĩnh vực ngành Y tế quản lý
Sở Y tế chỉ đạo các tổ chức tham mưu
tổng hợp, chuyên môn nghiệp vụ, cơ
quan, đơn vị trong ngành tổ chức triển khai kiểm tra, hậu kiểm đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn về tự công bố sản phẩm, đăng ký bản
công bố sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm
các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại điểm c), điểm i), khoản 1, Điều 4 Quyết định số
582/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh Sơn La Ban hành quy định phân công,
phân cấp và phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh Sơn La (tập trung hậu kiểm sản phẩm doanh nghiệp tự công bố, đăng ký bản công bố tại địa phương và phụ gia thực phẩm hỗn hợp); hậu
kiểm cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; phối hợp Cục An toàn thực phẩm hậu kiểm về sản xuất, kinh doanh, nhập
khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương.
b) Lĩnh vực ngành Nông nghiệp quản
lý
Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn bám sát nội dung được phân công chỉ đạo các tổ chức tham mưu tổng hợp, chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan, đơn vị trong ngành tổ chức triển khai kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm tại cơ sở, các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại điểm a), d), đ), e) khoản 2, Điều 4
Quyết định số 582/QĐ-UBND.
c) Lĩnh vực ngành Công Thương quản
lý
Sở Công Thương bám sát nội dung được
phân công chỉ đạo các tổ chức tham mưu tổng hợp, chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan, đơn vị trong ngành tổ chức triển khai
kiểm tra, hậu kiểm tại cơ sở, các sản
phẩm/nhóm sản phẩm tại điểm a), khoản
3, Điều 4 Quyết định số 582/QĐ-UBND.
2. Tại tuyến huyện, xã
Thường trực UBND các huyện, thành phố
giao/phân công các cơ quan, đơn vị chức năng của huyện và Chỉ đạo UBND cấp xã tổ
chức triển khai kiểm
tra, hậu kiểm đối với các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Điểm c, Khoản
5, Điều 4 Quyết định số 582/QĐ-UBND
ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh Sơn La.
II. TRÁCH NHIỆM
CHIA SẺ THÔNG TIN VÀ PHỐI HỢP
Thực hiện theo Điều 5, Điều 6 Quyết định
số số 582/QĐ-UBND của UBND tỉnh và để tránh chồng chéo, bỏ
sót các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Các ngành chức năng: Công Thương,
Nông nghiệp, Y tế có trách nhiệm gửi Kế hoạch thanh tra
chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm của ngành cho các Sở,
ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố. UBND các huyện, thành phố Sơn La
có trách nhiệm gửi Kế hoạch kiểm tra chuyên ngành về an
toàn thực phẩm của địa phương cho các Sở, ngành liên quan.
Căn cứ kế hoạch của các Sở ngành,
UBND các huyện, thành phố. Các ngành, các địa phương điều
chỉnh, bổ sung kế hoạch của năm phù hợp với yêu cầu công tác quản lý về an toàn
thực phẩm theo phân công, phân cấp.
III. TRỌNG TÂM NỘI DUNG KIỂM
TRA, HẬU KIỂM
1. Kiểm tra, hậu
kiểm bảo đảm chất lượng thực phẩm
a) Tập trung kiểm soát chất lượng thực
phẩm các khâu: Nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản; quá trình sản xuất,
chế biến; nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; việc sử dụng phụ gia thực phẩm,
chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; chất cấm
trong chăn nuôi; kiểm soát việc sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, hóa chất bảo vệ
thực vật; tiếp tục kiểm soát việc sử dụng salbutamol trong chăn nuôi, chất vàng
ô trong chế biến thực phẩm; kiểm soát thực phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc
xuất xứ, hết hạn sử dụng, nhập lậu; kiểm soát các nhóm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo văn bản số
1693/BYT-QLD ngày 29/3/2019 của Bộ Y tế.
b) Tăng cường lấy mẫu và kiểm nghiệm
hậu kiểm
2. Đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm
a) Kiểm tra các quy định về công bố sản
phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm
dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực
phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không
đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định. Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm.
b) Tập trung kiểm tra, hậu kiểm:
- Kiểm tra, hậu kiểm về công bố sản
phẩm: Việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ
sơ, tài liệu pháp lý quy định tại Chương II, Chương III Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.
- Kiểm tra, hậu kiểm về điều kiện bảo
đảm an toàn thực phẩm: Các cơ sở thuộc diện cấp và không thuộc diện cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng
hậu kiểm đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày
02/02/2018.
- Kiểm tra, hậu kiểm đối với thực phẩm
nhập khẩu: Kiểm tra, hậu kiểm, lấy mẫu kiểm nghiệm theo thứ
tự ưu tiên sau: Các sản phẩm thuộc diện miễn kiểm tra nhà
nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số
15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra giảm, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra thông thường
(đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lục II, III, IV Nghị định số
15/2018/NĐ-CP).
- Kiểm tra, hậu kiểm về ghi nhãn thực
phẩm thực hiện theo quy định có liên quan tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày
14/04/2017 của Chính phủ quy định nội dung bắt buộc trên
nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập
khẩu, cách ghi xuất xứ, định lượng, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa; Nghị
định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.
- Kiểm tra, hậu kiểm về quảng cáo:
Các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện
quảng cáo quy định tại Điều 26 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
ngày 02/02/2018 và các quy định khác có liên quan.
- Kiểm tra, hậu kiểm về sản xuất,
kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương X
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.
- Kiểm tra, hậu kiểm về truy xuất nguồn
gốc thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương XI Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
ngày 02/02/2018.
- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống, thức ăn đường phố: Kiểm tra, hậu kiểm việc chấp hành các quy định chung,
các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; việc sử dụng phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; kiểm soát bảo đảm
an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập, các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, khu du lịch,
lễ hội, sự kiện lớn và thức ăn đường phố.
3. Đối với cơ
quan quản lý về an toàn thực phẩm
Kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước
của các cơ quan, đơn vị tham gia/được giao quản lý an toàn thực phẩm tại địa
phương tập trung vào các nội dung: Cấp, thu hồi bản công bố sản phẩm và sản phẩm
thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản
phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm; công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm;
công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm. Công tác phối hợp liên
ngành.
4. Xử lý vi phạm
Các đoàn kiểm tra, hậu kiểm khi phát
hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật;
Các cơ quan có thẩm quyền ở các cấp áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện
pháp khắc phục hậu quả mạnh mẽ, quyết liệt như: Đình chỉ hoạt động của cơ sở sản
xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; tịch thu tang vật, tạm
dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm; áp dụng
thu hồi các loại Giấy chứng nhận đã cấp theo thẩm quyền.
Thông qua công tác kiểm tra, hậu kiểm,
phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, không để thực
phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu lưu thông trên
thị trường. Kết hợp kiểm tra, hậu kiểm với tuyên truyền.
Việc áp dụng xử lý vi phạm phải đúng
quy định pháp luật, kết quả xử lý công bố công khai trên
các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
5. Căn cứ pháp lý
- Luật Xử lý vi phạm hành chính số
15/2012/QH13;
- Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
số 68/2006/QH11;
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số
05/2007/QH12;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày
02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018
sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày
04/9/2018 để quy định cụ thể về hành vi, thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày
19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật
xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày
19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật
xử lý vi phạm hành chính;
- Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày
01/11/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày
31/7/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú
y;
- Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày
06/5/2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày
14/7/2017 của Chính phủ về kinh doanh Rượu;
- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
- Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày
20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về quyền tác giả, quyền liên quan;
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ định
một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu
dùng; Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành Luật Quảng cáo;
- Thông tư 14/2011/TT-BYT ngày 01/4
/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn chung lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất
lượng, vệ sinh thực phẩm;
- Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày
12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất
lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; Thông tư số
12/2017/TT-BKHCN ngày 28/9/2017 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày
12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước
về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
- Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014
của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
- Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày
01/12/2015 của Bộ Y tế Quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản
xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày
25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế; Thông
tư số 25/2018/TT-BYT ngày 28/9/2018 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực y tế Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
- Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT ngày
13/02/2017; Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018;
Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an
toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu;
- Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày
14/9/2018 của Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an
toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày
15/11/2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách
nhiệm Bộ Công Thương;
- Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày
25/12/2018 quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày
31/10/2018 quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối
với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hành sản xuất tốt
(GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày
30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ
gia thực phẩm;
- Thông tư số 25/2019/TT-BYT ngày
30/8/2019 của Bộ Trưởng Bộ Y tế quy định truy xuất nguồn gốc sản
phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư số 16/2019/TT-BYT ngày
12/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với
vitamin A để bổ sung vào dầu thực vật;
- Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT
ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý giữa Nghị định
số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định
về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất,
vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, an toàn thực phẩm có liên
quan đến phạm vi quản lý của Bộ Công Thương và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày
15/01/2018 của Chính phủ;
- Quyết định số 582/QĐ-UBND ngày
16/3/2018 của UBND tỉnh Sơn La và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan.
IV. CÔNG TÁC BÁO
CÁO
1. Trách nhiệm báo cáo
- Giao Sở Y tế tham mưu cho Ban Chỉ đạo
về an toàn thực phẩm của tỉnh tổng hợp kết quả kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực
phẩm của toàn tỉnh báo cáo Chính phủ, Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an
toàn thực phẩm và Trưởng Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của tỉnh.
- Định kỳ các Sở: Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Công Thương, UBND các huyện, thành phố tổng hợp báo cáo về Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về An toàn thực
phẩm của tỉnh (qua Văn phòng thường trực: Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm. Số 346 - Chu Văn Thịnh, thành phố Sơn La; ĐT: 3754997; Fax:3754994). Gửi trước bản điện
tử về Email: [email protected] để tổng hợp.
2. Thời gian báo cáo
a) Đối với các đợt kiểm tra, hậu kiểm
liên ngành (Tết Nguyên đán, Tháng hành động về an toàn thực phẩm, Tết Trung thu...) báo cáo theo thời gian quy định cụ thể tại Kế
hoạch chi tiết triển khai kiểm tra, hậu kiểm của từng đợt.
b) Báo cáo 6 tháng: Trước ngày
10/7/2020.
c) Báo cáo năm 2020: Trước ngày
05/01/2021.
(Có mẫu báo cáo công tác kiểm tra,
hậu kiểm kèm theo)
V. KINH PHÍ
Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác
kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy
định của Luật ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp
pháp khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các Sở:
Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương phân công/giao cơ quan chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện cụ thể, thời gian thực hiện kiểm tra, hậu kiểm từ
tháng 03/2020 đến tháng 12/2020.
2. Các
ngành thành viên Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Sơn La phối hợp với các Sở: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công
Thương tổ chức thông tin, tuyên truyền các nội dung tại kế hoạch này; phối hợp chỉ đạo địa phương tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm theo
chức năng, nhiệm vụ được phân công.
3. Báo
Sơn La, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh phối hợp với các Sở: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương và UBND các huyện, thành phố tiếp tục
tổ chức thông tin, phổ biến các chính sách, pháp luật khác
về an toàn thực phẩm, công khai cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, sản phẩm
không an toàn để người dân biết.
4. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Ban Chỉ đạo về an toàn thực phẩm cùng cấp
và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện kiểm tra, hậu kiểm tại địa
phương; phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo về an toàn thực phẩm của
tỉnh thực hiện công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm tại địa bàn tránh chồng
chéo, bỏ sót; thực hiện báo cáo theo quy định.
5. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo UBMTTQ các cấp và các tổ chức
thành viên tuyên truyền thực hiện các chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm;
tiếp tục phối hợp thực hiện Kế hoạch
số 168/KHPH-UBND-MTTQ ngày 27/12/2016 giữa UBND tỉnh Sơn La và UBMTTQ Việt Nam
tỉnh Sơn La thực hiện chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm
giai đoạn 2017-2020./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- TT UBMTTQVN tỉnh;
- Như mục VI;
- Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế;
- CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|