Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 358/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 04/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 358/KH-UBND

Lào Cai, ngày 04 tháng 10 năm 2021

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

I. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 797.712 ca nhiễm, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.104 ca nhiễm).

- Vắc xin phòng COVID-19 là giải pháp cần thiết và quan trọng để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội. Các quốc gia trên thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao từ 60-80%. Singapore hiện là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, 80% dân số của nước này đã tiêm đủ 2 liều.

- Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vắc xin qua nhiều kênh khác nhau, phấn đấu đạt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có thể đạt được miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Đến ngày 01/10/2021, tổng số liều vắc xin phòng Covid-19 đã được tiêm là 42.888.157 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 33.069.709 liều, tiêm mũi 2 là 9.818.448 liều.

- Tại Lào Cai, đến ngày 01/10/2021 đã tiếp nhận 171.864 liều, từ 10 đợt cấp của Bộ Y tế, với nhiều loại vắc xin khác nhau như: AstraZeneca, Pfrizer, Moderna, Vero Cell. Đã triển khai tiêm được 190.394 mũi tiêm, trong đó: có 121.256 người (chiếm 25,3% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm) được tiêm mũi 1; 69.138 người (chiếm 14,4% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm) được tiêm mũi thứ 2. Với tỷ lệ này, chưa thể tạo được miễn dịch cộng đồng để phòng chống dịch. Chính vì vậy, cần phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng quy mô lớn đồng loạt trên toàn tỉnh, để nhanh chóng tăng tỷ lệ bao phủ, tỷ lệ sử dụng vắc xin COVID-19, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch triển khai tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội.

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

- Công văn số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19;

- Quyết định số 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

- Quyết định 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế ra về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022.

- Quyết định 1182/QĐ- VSDTTƯ ngày 30/9/2021 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 52.

- Quyết định 2417/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tỉnh Lào Cai

III. NGUYÊN TẮC, MỤC TIÊU

1. Nguyên tắc

- Tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Người dân có nhận thức đầy đủ về vai trò, sự cần thiết, cấp thiết của việc tiêm chủng ngừa Covid-19, không phân biệt loại vaccine, tích cực tham gia tiêm chủng và giữ an toàn trong tiêm chủng.

- Chiến dịch triển khai đồng loạt đến các Trạm Y tế, Phòng Khám đa khoa khu vực.

- Tổ chức triển khai tiêm chủng sớm nhất ngay sau khi tiếp nhận vắc xin. Đảm bảo tiêm hết số lượng vắc xin trước khi hết hạn sử dụng tránh để lãng phí.

- Huy động hệ thống chính trị tham gia chiến dịch tiêm chủng; huy động tối đa các lực lượng trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành hỗ trợ triển khai tiêm chủng.

- Đảm bảo tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ sử dụng vắc xin cao cho người trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Phòng chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng đồng; hình thành cộng đồng an toàn để phát triển kinh tế, xã hội.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo 100% người dân thuộc đối tượng tiêm được cung cấp thông tin đầy đủ về vai trò, sự cần thiết, cấp thiết của việc tiêm chủng ngừa Covid-19, không phân biệt loại vaccine, tích cực tham gia tiêm chủng và giữ an toàn trong tiêm chủng

- Phấn đấu 95% số người từ 18 tuổi trở lên chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các huyện, xã trọng điểm được tiêm mũi 1.

- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

IV. THÔNG TIN CHUNG VỀ VẮC XIN

1. Tên vắc xin: Vắc-xin Vero Cell (tên gọi khác là vắc-xin SARS-CoV-2 Vero Cell, là một trong các loại vắc-xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) thuộc loại vaccine bất hoạt, ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.2%.

Tại Việt Nam, ngày 3/6/2021, vắc xin Sinopharm được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vắc xin thứ ba được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V. Đến nay, vắc xin này đã được phân bổ tiêm tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, gần đây nhất là phân bổ 8 triệu liều, trong đó Hà Nội được phân bổ nhiều nhất lên đến 1,3 triệu liều. Trước đó, Lào Cai đã tiêm 17.000 liều tại các huyện, thành phố. Qua triển khai cho thấy các phản ứng ghi nhận được sau tiêm hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn.

2. Chỉ định

Vắc xin phòng COVID-19 Vero Cell được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo đủ các điều kiện sức khỏe theo Hướng dẫn giám sát của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

3. Chống chỉ định

- Có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2.

- Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit nhôm.

V. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, HÌNH THỨC TRIỂN KHAI

1. Thời gian

- Từ 07/10/2021 đến 15/10/2021 (tổ chức tiêm cả thứ 7 và chủ nhật)

- Tại các xã, phường, thị trấn cần lưu ý triển khai sớm và kết thúc muộn để tạo thuận lợi cho nhân dân đến tiêm.

2. Đối tượng

- Toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

- Tổng số đối tượng tiêm mũi 1: 199.600 người.

(Có bảng phân bổ vắc xin kèm theo)

- Ưu tiên tiêm cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên.

3. Phạm vi triển khai: Trên quy mô toàn tỉnh.

- Thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn: triển khai tiêm cho người dân từ 18 tuổi trở lên của toàn bộ các xã, phường, thị trấn.

- Các huyện còn lại: Ưu tiên tiêm hết cho người dân từ 50 tuổi trở lên, người dân các địa phương có mật độ dân cư đông, đầu mối giao thông, xã có chợ phiên, các đối tượng nguy cơ cao (có công việc thường xuyên tiếp xúc với nhiều người). Các xã chưa được tiêm trong đợt này sẽ được phân bổ vắc xin trong đợt tiếp theo.

4. Hình thức triển khai

- Tổ chức theo hình thức tiêm chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định. Tổ chức tiêm đồng loạt tại các xã được phân bổ vắc xin để đảm bảo tiến độ tiêm.

- Đối với các huyện chưa triển khai tiêm toàn bộ người dân cần bố trí nhân sự của các xã còn lại để hỗ trợ các xã triển khai tiêm đạt hiệu quả.

- Triển khai các điểm tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng một cách đồng bộ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nhân lực, trang thiết bị và an toàn tiêm chủng, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin và vật tư tiêm chủng

- Thực hiện bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C trong toàn bộ quá trình tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển vắc xin ở tất cả các tuyến.

- Sử dụng hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của hệ thống tiêm chủng mở rộng để vận chuyển, bảo quản vắc xin.

- Các đơn vị có đủ dây chuyền lạnh thì bảo quản vắc xin tại đơn vị trong những ngày tổ chức tiêm chủng. Đối với các đơn vị chưa có đủ hệ thống dây chuyền lạnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTKSBT) tỉnh/ TTYT tuyến huyện cung cấp vắc xin cho mỗi buổi tiêm hoặc cấp bổ sung tạm thời hòm lạnh, phích vắc xin cho các đơn vị để triển khai chiến dịch.

- Vắc xin còn tồn cuối đợt tiêm tại các đơn vị được trả lại cho đơn vị cung ứng để điều phối sử dụng trong thời hạn bảo quản.

- Các điểm tiêm tại tuyến huyện lập dự trù và đến lĩnh vắc xin tại kho của Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố.

2. Điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm vắc xin COVID-19

- Rà soát, lập danh sách đối tượng từ 18 tuổi trở lên nhập sẵn trên hệ thống hồ sơ sức khỏe trên địa bàn (bao gồm cả các đối tượng thuộc các ngành đóng trên địa bàn); hoàn thiện trước ngày 05/10/2021.

3. Lập kế hoạch tiêm chủng

- Sau khi được phân bổ vắc xin, các điểm tiêm khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết cho đối tượng. Bản kế hoạch phải xác định rõ thời gian, địa điểm, nhân lực, danh sách, số đối tượng được tiêm tại mỗi thời điểm; các điều kiện đảm bảo an toàn tiêm chủng; có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan.

- Phổ biến kế hoạch tiêm chủng tới các đơn vị thực hiện.

4. Đào tạo, tập huấn

- Yêu cầu các đơn vị tổ chức cập nhật lại cho 100% các cán bộ tham gia chiến dịch tiêm chủng về việc tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển sử dụng vắc xin; hướng dẫn tổ chức điểm tiêm chủng; cập nhật thông tin về vắc xin; tiêm chủng vắc xin an toàn; khám sàng lọc trước tiêm chủng; theo dõi phản ứng sau tiêm, xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng; an toàn tiêm chủng, thống kê báo cáo.

5. Truyền thông (Chi tiết có Phụ lục đính kèm )

5.1. Nội dung truyền thông

- Truyền đi thông điệp thống nhất nhận thức về chuyển trạng thái “Zero COVID” sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh” với 6 nguyên tắc cơ bản, cốt lõi: “Y tế là trụ cột, là trung tâm; Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; Dữ liệu khoa học, công nghệ then chốt; Ổn định chính trị- xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Vắc xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”; thực hiện từng bước chắc chắn để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn và linh hoạt, đảm bảo hài hòa giữa nới lỏng từng bước và an toàn dịch bệnh, trong đó đặt mục tiêu sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết.

- Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, của tỉnh về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, chú trọng truyền thông các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai;

- Truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”, “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”; “Xét nghiệm là then chốt, vắc-xin là căn cơ để thích ứng an toàn có kiểm soát” trong trạng thái “bình thường mới; thông điệp “5K + vắc xin + xét nghiệm + ý thức người dân”. Thông điệp từ WHO hãy tiêm bất kỳ loại vắc xin có sẵn khi đến lượt. Vắc xin giúp bảo vệ bạn và cả những người xung quanh bạn".

- Truyền thông Kế hoạch chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương; hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID- 19 trong phòng, chống dịch COVID-19, các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi và xử lý phản ứng sau tiêm chủng.

- Phát hiện, nêu gương những cá nhân điển hình trong phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch tiêm chủng an toàn.

5.2. Các hoạt động truyền thông

- Truyền thông kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng về chiến dịch tiêm chủng, vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt mình, các thông điệp, khuyến cáo tiêm chủng an toàn, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng; thông qua các bài viết, phóng sự, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, chương trình truyền hình, phát thanh...

- Phối hợp các sở, ngành, cơ quan, tổ chức truyền thông mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả về hoạt động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Xây dựng các thông điệp, khuyến cáo, tài liệu truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; cung cấp trên kho dữ liệu điện tử tài liệu truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để các địa phương sử dụng truyền thông đến người dân đi tiêm chủng.

- Thực hiện Chiến dịch truyền thông trên hệ thống thông tin điện tử (Báo/trang thông tin điện tử, mạng xã hội) về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; tổ chức các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông ứng dụng internet về chiến dịch.

- Thực hiện chiến dịch truyền thông tại cơ sở (hệ thống loa truyền thanh, bảng tin, tuyên truyền miệng,…)

- Triển khai Đường dây nóng của Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cung cấp thông tin, tư vấn kịp thời cho người dân về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Truyền thông về các tấm gương điển hình trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

6. Đảm bảo an toàn tiêm chủng

- Trong thời gian triển khai tiêm chủng phải duy trì thường trực cấp cứu, xử trí các trường hợp phản ứng, tai biến do tiêm chủng. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện phải bố trí tối thiểu 5 giường hồi sức cấp cứu/điểm tiêm để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

- Các cơ sở tiêm chủng khác phải bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

- Phải thực hiện 5K, giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chủng.

- Khi cần hỗ trợ cấp cứu cho các điểm tiêm trên địa bàn, liên hệ tổ tư vấn hỗ trợ chuyên môn và các cán bộ được giao phụ trách tại Quyết định số 407/QĐ- SYT ngày 19/7/2021 của Sở Y tế.

7. Tổ chức tiêm chủng

- Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách giữa các bàn/vị trí tiêm chủng để phòng chống dịch theo quy định.

- Cơ sở tiêm chủng bố trí tiêm chủng theo khung giờ, chia thành nhiều bàn. Điểm tiêm chủng bảo đảm giãn cách phòng chống dịch; phải sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai tiêm chủng.

- Các cơ sở điều trị tiêm cho các đối tượng cần được theo dõi đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Cập nhật đầy đủ thông tin đối tượng được tiêm: Ghi chép đầy đủ các biểu mẫu khám sàng lọc, cung cấp phiếu xác nhận đã tiêm phòng vắc xin COVID -19 cho người đã được tiêm.

- Yêu cầu phải cập nhật danh sách đối tượng được tiêm sẵn vào phần mềm hồ sơ sức khỏe cá nhân.

8. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng

- Để công khai minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, các đơn vị, địa phương sử dụng nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 để triển khai chiến dịch. Nền tảng bao gồm 4 thành phần: (1) Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn; (2) Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng; (3) Hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; (4) ứng dụng số sức khỏe điện tử.

9. Sau khi tiêm chủng

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến sức khỏe của người được tiêm ngay tại điểm tiêm trong vòng 30 phút. Hướng dẫn gia đình và người được tiêm theo dõi chặt chẽ, thường xuyên tại nhà trong vòng 48 giờ sau tiêm và tiếp tục theo dõi 07 ngày sau khi tiêm chủng về các dấu hiệu: Toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường.

- Vệ sinh khu vực tiêm chủng, dụng cụ, trang thiết bị bằng dung dịch khử khuẩn.

- Vận chuyển ngay vắc xin còn dư về kho bảo quản, lưu trữ theo quy định

10. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng

- Xử lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID- 19 và Văn bản số 102/MT-BYT ngày 04/3/2021 của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Các cơ sở tiêm chủng, có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế. Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ và ghi chép, báo cáo.

11. Thực hành đảm bảo an toàn phòng chống dịch

- Nhân viên tham gia tiêm chủng và người đến tiêm chủng, người nhà phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như: đeo khẩu trang, găng tay, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.

- Giữ khoảng cách, hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với người khác tại điểm tiêm chủng.

12. Giám sát chiến dịch tiêm chủng; ghi chép và báo cáo

- Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau chiến dịch; Chỉ đạo đôn đốc việc đảm bảo tiến độ tiêm chủng.

- Ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng và trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng; thông báo cho người được tiêm chủng về lịch tiêm mũi tiếp theo; Ghi ngày tiêm chủng và ghi chép các sự cố bất lợi sau tiêm chủng trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng. Sau khi hoàn thành lịch tiêm phải cấp cho người được tiêm chủng phiếu xác nhận đã được tiêm chủng.

- Báo cáo định kỳ, đột xuất: Chế độ, hình thức, quy trình, thời gian và nội dung báo cáo theo qui định tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

- Báo cáo hàng ngày: Chế độ, hình thức, qui trình, thời gian báo cáo theo qui định tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế. Nội dung báo cáo theo biểu mẫu báo cáo hàng ngày.

- Sử dụng ứng dụng hồ sơ sức khỏe của Bộ Y tế để thực hiện báo cáo.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách Trung ương

- Vắc xin, một số vật tư tiêm chủng như bơm kim tiêm vắc xin, pha vắc xin, hộp an toàn.

- Phối hợp với các địa phương vận chuyển vắc xin đến kho của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đến các điểm tiêm.

- Chi phí bồi thường cho một số trường hợp tử vong theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

2. Ngân sách địa phương

- Chi phí vận chuyển vắc xin từ kho của tỉnh đến các điểm tiêm (trong trường hợp Bộ Y tế chỉ chuyển đến kho của tỉnh); trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định.

- Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng, bao gồm: chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, các vật tư tiêu hao (ngoài vật tư do Bộ Y tế bảo đảm), chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng...

- Các hoạt động tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện, xã, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.

- Chi phí cho các hoạt động giám sát, hỗ trợ cấp cứu.

- Các hoạt động truyền thông tại địa phương.

- Vật tư tiêm chủng (nếu không được Trung ương cấp)

3. Nguồn kinh phí

- Ngân sách Nhà nước (gồm Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ);

- Quỹ vắc xin phòng COVID-19;

- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác đối với Trung ương và địa phương.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 các cấp

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với địa phương và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả theo từng đợt cấp phát vắc xin COVID-19 và theo theo tình hình thực tế địa phương.

2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Dân vận Tỉnh uỷ; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội.

Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, các ngành, cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, vận động nhân dân đi tiêm vắc xin COVID-19 đúng kế hoạch.

3. Các tiểu ban giúp việc cho Ban Chỉ đạo tiêm vắc xin phòng COVID-19

3.1. Tiểu ban Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin

- Chỉ đạo tổ chức tiếp nhận, bảo quản vắc xin phòng COVID-19 tại các điểm tiếp nhận hoặc các địa điểm huy động khi cần thiết.

- Chỉ đạo tổ chức vận chuyển vắc xin phòng COVID-19 từ các địa điểm bảo quản đến các địa điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định về quản lý vắc xin.

- Chỉ đạo theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

3.2. Tiểu ban Tiêm chủng

- Phối hợp với Tiểu ban Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin để chỉ đạo tổ chức bàn giao, tiếp nhận, vắc xin tại các tuyến cho các điểm tiêm trên toàn tỉnh, đầu mối phân bố và điều chuyển số lượng vắc xin giữa các đơn vị trong tỉnh.

- Chỉ đạo tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại các điểm tiêm chủng trên toàn toàn tỉnh

- Phối hợp với Tiểu ban ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để chỉ đạo việc tổng hợp số liệu tiêm chủng hàng ngày để kịp thời chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.

- Huy động lực lượng Đoàn Thanh niên và các lực lượng khác như Công an, công chức văn hóa, Hội phụ nữ tham gia phối hợp, hỗ trợ triển khai chiến dịch tiêm chủng.

3.3. Tiểu ban An toàn tiêm chủng

- Phối hợp với Tiểu ban Tiêm chủng để chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng.

- Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan xây dựng các hướng dẫn về tiêm chủng, xử lý sự cố bất lợi tiêm chủng.

- Chỉ đạo việc xử trí cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Phân tích, đánh giá điều trị các trường hợp gặp sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Chỉ đạo việc thực hiện 5K, giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chủng.

3.4. Tiểu ban giám sát chất lượng vắc xin

- Phối hợp với các Tiểu ban để chỉ đạo công tác giám sát chất lượng vắc xin, đảm bảo chất lượng vắc xin từ khi tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, tiêm chủng.

3.5. Tiểu ban ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông

- Phối hợp với các Tiểu ban để chỉ đạo việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin quản lý toàn bộ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 từ khâu tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân bổ đến khi tiêm chủng.

- Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hồ sơ sức khỏe cá nhân cho tiêm chủng; xây dựng hệ thống chứng nhận tiêm chủng.

- Phối hợp với Tiểu ban Tiêm chủng chỉ đạo tổng hợp dữ liệu về nhu cầu, số lượng, tiến độ vắc xin phòng COVID-19 cho các điểm tiêm chủng và công khai trên bản đồ số hóa chiến dịch tiêm chủng.

- Chỉ đạo công tác truyền thông chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh.

4. Sở Y tế

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại từng địa phương.

- Cung cấp tài liệu chuyên môn cho các cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành, đoàn thể phục vụ cho công tác truyền thông, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, lợi ích của chiến dịch.

- Dự trù, tiếp nhận và bảo quản, cấp phát đủ vắc xin, vật tư, phương tiện tiêm chủng, đáp ứng cho kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 tại các đơn vị, địa phương trong tỉnh.

- Thiết lập các điểm tiêm chủng phù hợp, đảm bảo cho việc triển khai chiến dịch thuận lợi, đúng quy định và đạt mục tiêu.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị các phương án đảm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử lý các tai biến, biến chứng nặng sau tiêm vắc xin, đảm bảo an toàn cho các đối tượng tiêm chủng trong chiến dịch.

- Chỉ đạo các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện bố trí cán bộ tham gia Chiến dịch.

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong, sau tại các địa phương, cơ sở có tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19.

- Tổng hợp kết quả hàng ngày, báo cáo tiến độ về Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh, kết thúc chiến dịch báo cáo, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến dịch.

5. Công an tỉnh.

- Chỉ đạo công an các cấp đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo quy định về phòng chống dịch bệnh tại các điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Chỉ đạo phối hợp rà soát những công dân mất hoặc không có chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân để cấp mới, cấp lại và cung cấp số chứng minh nhân dân của những công dân này cho cơ quan y tế, để tiến hành nhập liệu thông tin trước khi triển khai tiêm chủng.

- Điều tra xử lý nghiêm những trường hợp tung tin giả mạo, tin sai sự thật, kích động, để người dân hoang mang, không tham gia tiêm chủng; những cá nhân, tổ chức cung cấp giấy chứng nhận hoàn thành tiêm chủng COVID-19 giả mạo.

6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Đầu mối liên hệ với Quân khu 2 trong việc tổ chức tiếp nhận, bảo quản vắc xin phòng COVID-19 và bàn giao tại các điểm tiếp nhận hoặc các địa điểm huy động khi cần thiết.

- Cử cán bộ quân y tham gia hỗ trợ chiến dịch tiêm phòng COVID-19 cho các địa phương.

7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chỉ đạo các đồn biên phòng tham gia, hỗ trợ vào công tác tiêm chủng tại các địa phương.

8. Sở Tài chính

Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động triển khai chiến dịch và hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo các quy định hiện hành.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì và phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Chiến dịch tiêm chủng theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

- Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền trước và trong thời gian tổ chức chiến dịch; kiểm soát các thông tin trên mạng xã hội liên quan đến công tác tiêm chủng

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai công tác truyền thông kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về chiến dịch tiêm chủng, vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt mình, các thông điệp, khuyến cáo tiêm chủng an toàn, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng.

- Xây dựng các thông điệp, khuyến cáo, tài liệu truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Thực hiện Chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; tổ chức các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông ứng dụng internet về Chiến dịch.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19, khuyến cáo người dân đi tiêm chủng, hướng dẫn cách theo dõi, xử trí vớicác phản ứng sau tiêm.

- Tăng thời lượng phát sóng, tin bài tuyên truyền về mục tiêu, lợi ích của chiến dịch.

- Cử phóng viên tiếp cận và đưa tin kịp thời các hoạt động triển khai tại các đơn vị, địa phương trong thời gian triển khai chiến dịch.

- Phối hợp với Công an tỉnh xử lý nghiêm minh các thông tin xấu độc, thông tin sai sự thật liên quan đến công tác tiêm chủng.

10. Các sở, ban, ngành có liên quan

- Phổ biến, quán triệt và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức chiến dịch.

- Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, nhân viên trong ngành, đoàn thể hiểu biết về lợi ích, hiệu quả của chiến dịch để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân, cho cộng đồng.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên địa bàn quản lý; chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với địa phương và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả, không lãng phí, đảm bảo giãn cách; giao cho địa phương việc bố trí sắp xếp thời gian, số lượng người đến tiêm đảm bảo giãn cách theo quy định của Bộ Y tế; bố trí các điểm tiêm hợp lý cho nhân dân.

- Chỉ đạo, giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cấp xã trong việc vận động Nhân dân đi tiêm đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch; địa bàn nào được ưu tiên tiêm sẽ tiêm toàn bộ người dân trên địa bàn, “tiêm đến đâu xong đến đó”.

- Chủ động bố trí, sắp xếp nguồn lực cho các điểm tiêm triển khai đạt hiệu quả cao. Huy động tối đa các lực lượng ngoài ngành Y tế hỗ trợ ngành y tế tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn như: Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Công an, quân đội, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, công chức của các xã....

- Bố trí kinh phí, đầu tư trang thiết bị cần thiết như máy tính, máy in phục vụ công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 (để kết nối phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử), kinh phí hỗ trợ các điểm tiêm cho người dân giải khát, ăn nhẹ; rà soát cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đảm bảo kết nối internet ổn định tại các điểm tiêm.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn đảm bảo thường trực, hỗ trợ cấp cứu tại các điểm tiêm trong suốt quá trình triển khai chiến dịch.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị truyền thông trên địa bàn tuyên truyền về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19, theo dõi các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng, vận động người dân đi tiêm chủng…

- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai thực hiện tại các đơn vị, địa phương trong địa bàn trong các đợt tổ chức tiêm chủng.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm với các ban ngành, địa phương khi kết thúc chiến dịch và báo cáo về Ban Chỉ đạo tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch của đơn vị để triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ phòng, chống COVID-19 tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và TH tỉnh;
- UBMTTQ VN và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH3, VX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Giàng Thị Dung

BẢNG PHÂN BỔ VẮC XIN PHÒNG COVID-19 VERO CELL (199.600 LIỀU)

(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày /10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Đơn vị

Số người ≥ 18 tuổi

Số chưa tiêm

Dự kiến phân bổ

Ghi chú

Liều

1

Lào Cai

101,473

53,563

40,000

Tiêm toàn thành phố

2

Sa Pa

46,290

32,867

20,000

Tiêm toàn thị xã

3

Bắc Hà

42,200

32,859

20,000

Tiêm toàn huyện

4

Bảo Thắng

67,875

53,245

35,000

Tiêm toàn huyện

5

Bảo Yên

55,872

47,034

35,000

Tiêm toàn huyện

6

Văn Bàn

57,607

50,090

25,000

Tiêm toàn huyện

7

Bát Xát

51,350

43,287

10,000

Ưu tiên tiêm cho đối tượng từ 50 tuổi trở lên, đối tượng nguy cơ cao; các địa điểm đầu mối giao thông, mật độ dân cư cao.

8

Mường Khương

36,373

29,520

10,000

9

Si Ma Cai

21,639

17,584

4,600

480,679

360,049

199,600

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 358/KH-UBND tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngày 04/10/2021 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


103

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.23.59
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!