Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2977/KH-UBND 2017 phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân Vĩnh Phúc

Số hiệu: 2977/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Vũ Việt Văn
Ngày ban hành: 27/04/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2977/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 27 tháng 04 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 03-NQ/TU NGÀY 05/12/2016 CỦA TỈNH ỦY VÀ ĐỀ ÁN SỐ 4275/QĐ-UBND NGÀY 29/12/2016 CỦA UBND TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tnh Vĩnh Phúc khóa XVI về phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 4275/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;

Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế tại Tờ trình số 42/TTr-SYT ngày 10/4/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05/12/2016 của Tnh ủy và Đán số 4275/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh về phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mc tiêu chung

Xây dựng hệ thống y tế phát triển đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở theo hướng từng bước hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng tốt nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhm giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng sức khỏe, tăng tuổi thọ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; cân đối giữa nhiệm vụ phòng bệnh với khám chữa bệnh. Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực và xác định chức năng, nhiệm vụ phù hợp, khoa học để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp, lồng ghép cht chẽ giữa dự phòng và điều trị. Tập trung nguồn lực đầu tư, sớm xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đảm bảo nhân lực cho các bệnh viện trọng điểm tuyến tỉnh, tuyến huyện để đủ điều kiện thực hiện được hầu hết các kỹ thuật theo phân tuyến và một số kỹ thuật tuyến trên. Chú trọng công tác đào tạo nhân lực và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Xây dựng một số khoa, lĩnh vực mũi nhọn thiết yếu trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh, tạo bước đột phá về uy tín và sự hài lòng của người bệnh đối với ngành y tế. Phấn đấu đến năm 2020, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt mức khá, đến năm 2025 đạt mức tiên tiến và đến năm 2030 đạt mức xuất sắc của cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Thực hiện phát triển kỹ thuật

2.1.1. Tuyến tỉnh:

- Đến năm 2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện được 100% kỹ thuật theo phân tuyến, tối thiểu 30% kỹ thuật của tuyến Trung ương; đến năm 2025 thực hiện được tối thiểu 50% kỹ thuật tuyến Trung ương; đến năm 2030 thực hiện được tối thiểu 60% kỹ thuật tuyến Trung ương, đáp ứng tiêu chuẩn của Bệnh viện Vùng;

- Đến năm 2020, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên thực hiện được 90% kỹ thuật theo phân tuyến, tối thiểu 20% kỹ thuật của tuyến Trung ương; đến năm 2025 thực hiện được tối thiểu 30% kthuật tuyến Trung ương; đến năm 2030 thực hiện được tối thiểu 40% kỹ thuật tuyến Trung ương;

- Đến năm 2020, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh thực hiện được tối thiểu 90% kỹ thuật theo phân tuyến, tối thiểu 15% kỹ thuật của tuyến Trung ương; đến năm 2025 thực hiện được ti thiu 25% kỹ thuật tuyến Trung ương; đến năm 2030 thực hiện được tối thiểu 35% kỹ thuật tuyến Trung ương, đáp ứng tiêu chuẩn của Bệnh viện Vùng;

- Đến năm 2020, Các bệnh viện chuyên khoa tuyến tnh còn lại, thực hiện được trên 90% kỹ thuật theo phân tuyến.

2.1.2. Tuyến huyện: Đến năm 2020, các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện thực hiện được trên 80% kỹ thuật theo phân tuyến, thực hiện được trên 10% kthuật của tuyến trên; đến năm 2025 thực hiện được tối thiu 90% kthuật theo phân tuyến, thực hiện được 15% kỹ thuật tuyến trên; đến năm 2030 thực hiện được ti thiu 95% kỹ thuật theo phân tuyến, thực hiện được 25% kỹ thuật tuyến trên.

2.1.3. Tuyến xã: Đến năm 2020, trạm y tế tuyến xã thực hiện được trên 80% kthuật; phấn đu 90% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe; đến năm 2025 thực hiện được ti thiu 90% kỹ thuật theo của tuyến xã; 100% dân sđược quản lý, theo dõi sức khỏe.

2.2. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở y tế công lập

2.2.1. Tăng cường đầu tư, tạo một bước đột phá vcơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đối với hệ thống y tế của tỉnh:

Tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho Bệnh viện Đa khoa tnh, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh và các bệnh viện, đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thực hiện được hầu hết các kỹ thuật theo phân tuyến và một số kỹ thuật cao của tuyến trên. Xây dựng một số khoa, lĩnh vực mũi nhọn thiết yếu trong hoạt động khám, chữa bệnh của tỉnh như hồi sức tích cực, tim mạch, ung bướu, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa, phục hi chức năng, truyền nhiễm,...

2.2.2. Các công trình, dự án giai đoạn 2016-2020:

a) Đầu tư xây dựng các công trình dự án cho các đơn vị tuyến tnh:

(1) Đến năm 2020, xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, quy mô 500 GB đạt tiêu chun tiên tiến, hiện đại.

(2) Xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên giai đoạn 2, đảm bảo quy mô của bệnh viện là 500 GB, trong 3 năm 2016-2018.

(3) Đến năm 2020, đầu tư xây dựng, hoàn thành việc nâng cấp Trường Trung cấp Y tế thành Trường Cao đẳng Y dược Vĩnh Phúc.

(4) Đến năm 2020, thực hiện cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Tâm thn tỉnh.

(5) Từ năm 2017, triển khai xây dựng quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoàn thành vào năm 2020, để thực hiện sáp nhập các đơn vị thuộc khối y tế dự phòng tuyến tỉnh thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo lộ trình, đảm bảo chức năng nhiệm vụ theo quy định của Bộ Y tế và Đề án s 01-ĐA/TU ngày 30/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

(6) Trong các năm từ 2017-2020, thực hiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế cho các đơn vị y tế tuyến tỉnh, các bệnh viện vệ tinh,... để thực hiện chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, đạt mục tiêu của Nghị quyết.

b) Đầu tư xây dựng các công trình dự án cho các đơn vị tuyến huyện:

(1) Xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình Trung tâm Y tế huyện Sông Lô, quy mô 150 GB, trong 2 năm 2016-2017.

(2) Xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường giai đoạn 3, quy mô 250 GB, trong 2 năm 2017-2018. Thành lập Bệnh viện Đa khoa khu vực Vĩnh Tường 250 GB trên cơ sở nâng cấp lĩnh vực khám chữa bệnh của Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường hiện đang là hạng 11 trong năm 2018; Đến năm 2018, Tổ chức lại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường, sau khi thành lập Bệnh viện Đa khoa khu vực Vĩnh Tường.

(3) Xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo giai đoạn 2, quy mô 150 GB, trong 2 năm 2017-2018.

(4) Xây dựng hoàn thành Trung tâm Y tế thị xã Phúc Yên, quy mô 100 GB, trong 3 năm 2017-2019.

(5) Đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch, tạo cơ sở đthành lập Bệnh viện Đa khoa khu vực Lập Thạch giai đoạn 1.

(6) Đầu tư cải tạo, nâng cấp Trung tâm Y tế các huyện: Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc,...

(7) Trong các năm từ 2017-2020, thực hiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế cho các đơn vị y tế tuyến huyện để thực hiện chuyên môn kthuật theo quy định của Bộ Y tế, đạt mục tiêu của Nghị quyết.

c) Đầu tư xây dựng các công trình, dự án cho các đơn vị tuyến xã:

(1) Đến hết năm 2018, phấn đấu có 100% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

(2) Trong các năm từ 2017-2020, thực hiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để thực hiện chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, đạt mục tiêu của Nghị quyết, đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

2.2.3. Các công trình, dự án giai đoạn 2021-2030:

a) Đu tư xây dựng các công trình dự án cho các đơn vị tuyến tnh

(1) Xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại hoàn thành trước năm 2025.

(2) Cải tạo, nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh và các đơn vị y tế khối dự phòng, chuyên ngành tuyến tỉnh: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh, Trung tâm Pháp y tnh, Trung tâm Giám định y khoa,...

(3) Xây dựng quy hoạch, thành lập Trung tâm Mắt tỉnh, quy mô 50 GB.

(4) Xây dựng quy hoạch, thành lập Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Tim mạch khi có đủ điều kiện về nguồn lực.

(5) Thực hiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế cho các đơn vị y tế tuyến tỉnh, hệ thng bệnh viện vệ tinh (trong các lĩnh vực: Tim mạch, Ung bướu, Ngoại chấn thương, Sản phụ khoa, Nhi khoa, Huyết học lâm sàng, Hi sức cấp cứu, chng độc, Nội tiết, Thần kinh, Truyền nhiễm...) để thực hiện chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, đạt mục tiêu của Nghị quyết.

b) Đu tư xây dựng các công trình dự án cho các đơn vị tuyến huyện:

(1) Đầu tư xây dựng và hoàn thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Lập Thạch 200 GB trên cơ sở nâng cấp lĩnh vực khám chữa bệnh của Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch hiện đang là hạng II; tổ chức lại Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch, sau khi thành lập Bệnh viện Đa khoa khu vực Lập Thạch trước năm 2025.

(2) Cải tạo, nâng cấp Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã.

(3) Thực hiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế cho các đơn vị y tế tuyến huyện, hệ thống bệnh viện vệ tinh để thực hiện chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, đạt mục tiêu của Nghị quyết.

c) Đầu tư xây dựng các công trình dự án cho các đơn vị tuyến xã:

(1) Nâng cấp các trạm y tế xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh để duy trì đạt chuẩn quốc gia bền vng theo quy định của Bộ Y tế.

(2) Thực hiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để thực hiện chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, mục tiêu của Nghị quyết, đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

(3) Xây dựng một số trung tâm xét nghiệm cho cụm trạm y tế xã.

2.3. Giảm tỷ lệ mc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, khng chế các bệnh truyền nhim, các bệnh gây dịch thường gặp, mới ni, không đdịch lớn xảy ra. Kiểm soát các yếu tnguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh học đường, phát triển hệ thống y tế công bng, hiệu quả, chất lượng và bn vững, hướng tới bao phủ chăm sóc, quản lý, theo dõi sức khỏe toàn dân.

2.4. Chủ đng duy trì mức sinh hợp lý, giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh; nâng cao chất lưng dân s, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.

2.5. Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; mrộng đào tạo điều dưng trình độ sau đại học, đại học, cao đng, phấn đấu đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên.

2.6. Tiếp tục triển khai Chính sách quốc gia về thuốc; cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu, trang thiết bị có chất lượng; sử dụng thuốc, trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.

3. Các chỉ tiêu y tế cơ bản: Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển, hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống mạng lưới y tế

- Trin khai thực hiện tốt Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05/12/2016, Đề án số 4275/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 và Kế hoạch này, đảm bảo phù hợp với định hướng đổi mới của Đảng, Nhà nước, xu thế phát triển hội nhập y tế quốc tế. Gắn phòng bệnh với chữa bệnh; gắn củng cố, phát triển mạng lưới y tế cơ sở của tỉnh trong tình hình mới theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 với phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu; gắn phát triển y học hiện đại với phát triển y học cổ truyền. Tăng cường đầu tư phát triển y tế công lập đi đôi với việc khuyến khích, phát triển y tế ngoài công lập. Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển loại hình chăm sóc sức khỏe nghỉ dưỡng, dưng lão kết hợp với việc phát triển các điểm vùng du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới y tế dự phòng từ tuyến tỉnh đến cơ sở theo hướng tập trung, tinh gọn đầu mối, rõ chức năng nhiệm vụ, hoạt động hiệu quả; đủ năng lực kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh, không đdịch lớn xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do dịch bệnh. Tăng cường phòng chống các bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, li sống, bệnh nghề nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị chuyên ngành. Kiểm soát an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh hợp lý, giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh,... góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

- Tăng cường đầu tư, tạo một bước đột phá về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đối với hệ thống y tế của tỉnh. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm về y tế, các dự án đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của lĩnh vực y tế: Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Sản Nhi; Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên giai đoạn 2; Trung tâm Y tế huyện Sông Lô; Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường giai đoạn 3; Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo giai đoạn 2; Trung tâm Y tế thị xã Phúc Yên,... để có cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đồng bộ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

- Phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến cơ s. Nâng cao toàn diện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến. Thực hiện tốt Đán bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế, phát triển các chuyên khoa như Tim mạch, Ung bướu, Ngoại chấn thương, Sản phụ khoa, Nhi khoa, Huyết học lâm sàng, Hồi sức cấp cứu, chng độc, Nội tiết, Thần kinh, Truyền nhiễm,... là vệ tinh của các bệnh viện hạt nhân tuyến trung ương, tăng cường phát triển kỹ thuật, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, ứng dụng công ngh thông tin để nâng cao năng lực quản lý các bệnh viện nhất là tuyến tỉnh, tăng cường tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trung ương. Phát triển y tế phổ cập, kết hợp với phát triển y tế chuyên sâu, bệnh viện chuyên khoa. Phát triển các Bệnh viện đa khoa khu vực Vĩnh Tường, Lập Thạch theo lộ trình. Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh ngoài công lập, mạng lưới vận chuyển cấp cứu tại một số bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện khu vực, đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận đầy đủ, thuận lợi với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giảm ti đa tình trạng quá tải ở một số cơ sở y tế. Có lộ trình kết nối với các bệnh viện tuyến trung ương để nhận chuyển giao kỹ thuật bằng các hình thức: luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh, công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, tư vn khám chữa bệnh từ xa,... đến năm 2030 cơ bản người bệnh được điều trị tại các bệnh viện của tỉnh, không phải chuyển về trung ương và làm tt dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và khu vực.

- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở, chú trọng công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe: (i) Tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực, thuốc thiết yếu cho các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến xã, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng khó khăn, để đạt tiêu chí quốc gia y tế xã theo Quyết định số 4667/QĐ- BYT ngày 07/11/2014; (ii) Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở trong bối cảnh chuyển đổi dịch tễ học và thay đổi mô hình bệnh tật, có sự kết nối với các cơ sở y tế chuyên khoa tuyến trên, lồng ghép mô hình và nguyên lý y học gia đình vào hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở; (iii) Đi mới cung ứng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường quản lý sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ và phục hồi chức năng tại nhà, tại cộng đồng, đặc biệt đi với các bệnh không lây nhim. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, áp dụng mô hình quản lý sức khỏe hộ gia đình. Bảo đảm chăm sóc sức khỏe thường xuyên, liên tục, toàn diện, cung ứng các dịch vụ lồng ghép, phối hợp với cả 3 nhóm: bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm và tai nạn thương tích. Triển khai mô hình phòng khám bác sỹ gia đình, quản lý các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản,... hướng đến cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình, người cao tuổi tại cộng đồng.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách quốc gia về y dược cổ truyền. Phát triển nh vực y dược cổ truyền trên cơ sở tiềm năng lợi thế của tỉnh về nguồn dược liệu địa phương. Phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại. Quy hoạch vùng trồng cây thuốc, dược liệu có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, đồng thời phát triển công nghệ sau thu hoạch, bào chế, sản xuất thuc, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuc, phát triển lĩnh vực dược công lập và ngoài công lập. Đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc, vacxin, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh. Quản lý, sử dụng thuc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

2. Tăng cường đầu tư và đổi mới công tác tài chính

- Phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành các dự án trọng điểm Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh; các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của lĩnh vực y tế, căn bản đầu tư xong cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho các tuyến để thực hiện các chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.

- Ưu tiên b trí kinh phí hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế theo Nghị quyết số 94/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013, Nghị quyết số 154/2014/NQ-HĐND ngày 22/12/2014 của HĐND tỉnh, Nghị quyết s54/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 của HĐND tỉnh,... bảo đảm nguồn vốn đầu tư cho công trình trọng điểm, các nguồn kinh phí hợp pháp khác đầu tư cho lĩnh vực y tế; các chương trình mục tiêu, bệnh viện tâm thần đảm bảo tỷ lệ chi từ ngân sách cho y tế theo quy định của Chính phủ.

- Từng bước thực hiện chuyển đổi từ bao cấp, hỗ trợ của Nhà nước cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ cơ cấu chi phí vào giá dịch vụ y tế, thực hiện lộ trình tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Sử dụng hiệu quả nguồn tài chính công, đặc biệt là nguồn chi BHYT: tăng cường tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế quản lý bệnh viện công theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả; nghiên cứu thí điểm mô hình quản trị bệnh viện công theo mô hình quản trị doanh nghiệp công ích.

3. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cả về y đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo nâng cao y đức, thực hiện quy chế dân chủ và quy tắc ứng xử, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh theo Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 của Bộ Y tế, xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp.

- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về slượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp trong các lĩnh vực chuyên khoa và các tuyến, đủ trình độ năng lực thi hành nhiệm vụ theo Đề án vị trí việc làm của từng đơn vị; bảo đảm tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ trên vạn dân, tỷ lệ giữa bác sỹ và điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên theo lộ trình. Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nhân lực y tế có trình độ cao để có những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực chuyên khoa và các tuyến. Quan tâm đào tạo cán bộ y tế tuyến xã, bác sỹ gia đình, đào tạo đạt chuẩn trình độ cao đẳng cho các chức danh nghề nghiệp viên chức hạng IV là điều dưỡng, hộ sinh, dược sỹ trung cấp.

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đào tạo, thu hút thầy thuc có trình độ chuyên môn cao cho các chuyên khoa và các tuyến. Phấn đu trong giai đoạn 2016-2020 đào tạo bình quân mỗi năm cho 17-18 tiến sỹ, BSCKII; 50-55 thạc sỹ, BSCKI.

- Nghiên cứu, tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển, thi tuyển vào các trường đại học y, dược để nâng cao trình độ, tay nghề và có đủ bác sỹ, dược sỹ bổ sung cho tuyến huyện, lĩnh vực dự phòng và chuyên ngành đang còn thiếu.

- Nâng cấp Trường Trung cấp Y tế lên thành Trường Cao đẳng Y - Dược Vĩnh Phúc đđảm bảo đào tạo cán bộ y tế đạt chuẩn về chức danh nghề nghiệp và công tác đào tạo thường xuyên của ngành Y tế.

4. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế, đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ

- Chđộng tham gia, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án bệnh viện vtinh của Bộ Y tế, kết nối với các bệnh viện tuyến trung ương. Tích cực hợp tác đào tạo theo gói, kíp kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật mới, hiện đại từ tuyến trung ương để nâng cao trình độ cho các bác sỹ tại các chuyên khoa, các tuyến về các lĩnh vực hồi sức cấp cứu, tim mạch, ung bướu, ngoại khoa, sản nhi, nội tiết.

- Tăng cường hp tác quốc tế, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ nước ngoài cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, phát triển kỹ thuật phòng bệnh, chữa bệnh.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y tế, hệ thống hỗ trợ y tế từ xa trong hội chẩn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, tư vn, đào tạo với các bệnh viện tuyến trung ương, nht là các lĩnh vực y học cơ bản, y học kỹ thuật cao, y học lâm sàng, y tế cộng đồng, quản lý y tế.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư của xã hội cho lĩnh vực y tế, giảm gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ để có các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa, điều dưng đạt tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn tỉnh. Phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, dược liệu, trang thiết bị, vật tư y tế và mỹ phẩm. Khuyến khích các hoạt động nhân đạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Ưu tiên phát triển loại hình chăm sóc sức khỏe nghỉ dưỡng, dưỡng lão kết hợp với phát triển các điểm, vùng du lịch của tỉnh.

- Khuyến khích các cơ sở y tế công lập thực hiện liên doanh, liên kết, vay vốn ngân hàng mua sắm trang thiết bị y tế để phát triển kỹ thuật, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyn, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đi với công tác y tế

- Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xác định trách nhiệm, nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan.

- Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong ngành y tế đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, đủ năng lực để tham mưu, thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển ngành. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao y đức, tinh thần thái độ phục vụ, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ thầy thuc, cán bộ quản lý, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

- y ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khe của nhân dân. Tích cực vận động, khuyến khích hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào và chương trình mục tiêu nhằm nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người dân tại gia đình, cộng đồng, khu dân cư.

7. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về y tế

- Thực hiện hiệu quả Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các đơn vị giai đoạn 2017-2020 trong ngành y tế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn tỉnh, duy trì mô hình trung tâm y tế tuyến huyện 2 chức năng là phòng bệnh, khám chữa bệnh và quản lý các trạm y tế xã, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để sáp nhập các trung tâm, đơn vị làm nhiệm vụ dự phòng tuyến tỉnh thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh vào năm 2020 theo đúng lộ trình của Tỉnh ủy tại Đề án số 01-ĐA/TU ngày 30/11/2016.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển sự nghiệp y tế của ngành. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quan hệ phối hợp giữa ngành y tế với các ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực y tế.

- Đy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong qun lý hệ thống y tế, khám bệnh, chữa bệnh, thanh toán bo hiểm y tế thường xuyên, liên tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ Y tế; công khai minh bạch các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh; thiết lập mạng lưới chuyển tuyến tối ưu, tăng cường liên kết giữa các tuyến và bảo đảm liên tục trong chăm sóc sức khỏe. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Tăng cường trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập; an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường tại các đơn vị y tế, xử lý chất thải y tế; thực hiện quy chế bệnh viện của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

8. Phát triển hệ thống thông tin y tế, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe

- Củng cố, tăng cường phát triển hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030, thiết lập hệ thống quản lý thông tin đủ mạnh và hiệu lực giúp cho các nhà quản lý theo dõi và hoạch định chính sách có đủ thông tin có cht lượng một cách hệ thống, thường xuyên và kịp thời.

- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin truyền thông các chtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về y tế với các hình thức phù hợp; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng chng bệnh tật, rèn luyện thân thể, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Xây dựng ý thức cộng đồng tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, xác định trách nhiệm cụ thể trong công tác truyền thông y tế giữa ngành y tế và các cán bộ, ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan báo chí. Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

- Nâng cao tính chủ động, hiệu quả của công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe để tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và thu hút sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan truyền thông, dư luận và mi người dân. Nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người dân trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

III. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Giai đoạn 2016-2020:

1.1. Nhu cầu vốn đầu tư công: 4.840,8 tỷ đồng. Trong đó:

- Dự án trọng đim Bệnh viện Đa khoa tỉnh, quy mô 1.000 GB, tổng mức đầu tư là: 2.700 tỷ đồng.

- Dự án trọng điểm Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, quy mô 500 GB, tng mức đầu tư là: 1.171 tỷ đồng.

- Các dự án khác còn lại: 969,8 tỷ đng.

1.2. Nhu cầu vốn sự nghiệp dành cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế: 56 tỷ đồng. Trong đó:

- Kinh phí đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ: 40 tỷ đồng.

- Kinh phí do các đơn vị sự nghiệp (cử học viên đi học) hỗ trợ: 16 tỷ đng.

1.3. Nhu cầu từ nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng; liên doanh, liên kết; xã hội hóa đầu tư: 2.500 tỷ đồng.

2. Giai đon 2021-2030:

2.1. Nhu cầu vn đầu tư công: 1.806,5 tỷ đồng.

2.2. Nhu cầu từ nguồn vn vay tín dụng ngân hàng; liên doanh, liên kết; xã hội hóa đầu tư: 2.500 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SY tế

- Chđạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ sơ kết, tổng kết, tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Y tế tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định; Chủ động tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung đảm bảo phù hợp, khả thi.

- Chịu trách nhiệm tham mưu cho Tnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm thúc đy phát trin sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh. Tăng cường mối quan hệ, tranh thủ sự giúp đỡ của các B, ngành Trung ương, đc bit là s ch đo của BY tế về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo nguồn nhân lực y tế, ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động phát triển sự nghiệp y tế.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y, dược trên địa bàn tỉnh theo nội dung của Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế, cân đối, tổng hợp, tham mưu, đề xuất btrí các nguồn vốn đầu tư công trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh cho các Chương trình, dự án phát triển sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh theo nội dung của Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Y tế tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xem xét ban hành quy định về cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để đầu tư cho phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh.

3. S Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan xây dựng dự toán, tham mưu, đề xuất phân bổ kinh phí và hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án, dự toán phát triển sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh theo nội dung của Kế hoạch hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham mưu, đề xuất trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xem xét ban hành quy định về cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đđầu cho phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tham mưu triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động phát triển sự nghiệp y tế.

4. SNội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng các quy định về chuẩn năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, tiêu chun trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chức danh nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Y tế; tham mưu ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và các cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ kinh phí đào tạo, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ bác sỹ, dược sỹ, cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh, báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND xem xét, quyết định.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu, đề xuất, phối hợp kiểm tra, giám sát việc bảo đảm chính sách an sinh xã hội, chính sách y tế cho các đối tượng dễ bị tổn thương (như người nghèo, cận nghèo, người già, đối tượng bảo trợ xã hội...); tham mưu nâng cấp Trường Trung cp Y tế thành Trường Cao đẳng Y dược Vĩnh Phúc.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Công thương, Bảo him xã hội tnh Vĩnh Phúc và các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Đề án chăm sóc, bảo vệ sức khỏe công nhn người trong các nhà máy, công trường, xí nghiệp, khu công nghiệp.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế và nhân lực y tế học đường; giáo dục sức khỏe học đường, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và sức khỏe sinh sản theo lứa tui.

7. Bảo hiểm Xã hội tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan trong quá trình triển khai đầy đủ, kịp thời chính sách, quy định về BHYT đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Phối hợp nâng cao cht lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh đạt chỉ tiêu Chính phủ giao, phù hợp với Kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế Vĩnh Phúc 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên

- Tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tham gia thực hiện Kế hoạch, hỗ trợ ngành y tế tổ chức triển khai các nội dung trên đạt hiệu quả từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở.

- ng cường công tác giám sát để đề xuất các nội dung trên, triển khai ở cơ sở hiệu quả.

9. Các sở, ban, ngành, các cơ quan và tổ chức liên quan

- Có trách nhiệm phối hợp chặt chvới Sở Y tế trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung Kế hoạch, đảm bảo tính thống nhất gia các Quy hoạch, Kế hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm cho y tế liên quan đến đơn vị mình.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển y tế thuộc phạm vi của ngành, đơn vị mình, đảm bảo nội dung, tiến độ và hiệu quả.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp chặt chvới Sở Y tế và các sở, ban, ngành có liên quan, chủ động tham mưu và tổ chức triển khai Kế hoạch này trên địa bàn, đảm bảo thng nhất với Quy hoạch, Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và với Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Chỉ đạo, củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân cơ sở, huy động sự tham gia của chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân trên địa bàn.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, giải pháp triển khai duy trì Chuẩn quốc gia theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020, nâng cao cht lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại địa phương; phối hợp với các ngành liên quan của huyện, tỉnh để thực hiện các dự án có liên quan tại địa phương, đảm bảo tính đng bộ, thng nhất và hiệu quả cao.

11. Các cơ quan, doanh nghiệp chuyên ngành y, dược:

Các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y, dược căn cứ vào Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của ngành và phát triển kinh tế - xã hội của tnh; năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ; góp phần thiết thực thúc đẩy phát triển sự nghiệp y tế và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12) các sở, ban, ngành, địa phương báo cáo đánh kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có những khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức gửi về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CPCT, CPVP;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể CT-XH t
nh;
- Các sở, ban, ngành;
- HU, UBND các huyện, thành phố, thị xã;

- CV: NCTH;
-
Lưu: VT, VX3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Vũ Việt Văn

 

PHỤ LỤC 1:

CÁC CHỈ TIÊU Y TẾ CƠ QUAN
(Kèm theo Kế hoạch số 2977/KH-UBND ngày 27/4/2017 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu y tế cơ bản

Năm

2015

2020

2025

2030

I

Chỉ tiêu đầu vào

 

 

 

 

1

Số bác sỹ trên 10.000 dân (người)

10,9

13

15

18

2

Số DSĐH trên 10.000 dân (người)

1,38

2,5

2,7

3

3

Tỷ lệ thôn bn có nhân viên y tế (%)

100

100

100

100

4

Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có BS làm việc (%)

97

100

100

100

5

T ltrạm y tế xã có hộ sinh trung học hoặc y sỹ sn nhi (%)

100

100

100

100

6

Số giường bệnh trên 10.000 dân (không bao gồm giường của TYT) (GB)

31,8

35

40

45

7

Trong đó: GB ngoài công lập

0,9

3,0

6,0

10,0

II

Chỉ tiêu hoạt động

 

 

 

 

8

Tỷ lệ trẻ em dưới 01 tui được tiêm chủng đầy đủ (%)

98,5

>98,5

>98,5

100

9

Tỷ lxã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (%)

64,2

100

100

100

10

T ldân số tham gia BHYT (%)

72,3

90

93

95

11

Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT kết hợp YH bình quân 3 tuyến (%)

14,5

25

28

30

12

Tỷ lệ các cơ sở KCB xử lý cht thải đạt tiêu chuẩn (%)

86,7

90

>90

100

III

Chỉ tiêu đầu ra

 

 

 

 

13

Tuổi thọ trung bình (tuổi)

74,5

75

76

77

14

Tỷ stử vong mẹ trên 100.000 tr sơ sinh sng (bà mẹ)

3,6

<20

<20

<20

15

Tỷ suất tử vong TE dưới 1 tuổi (‰)

4,1

<4,0

<4,0

<4,0

16

Tsuất tử vong TE dưới 5 tuổi (‰)

7,5

<7

<5

<5

17

Quy mô dân số (triệu người)

1,056

1,117

1,310

1,400

18

Tốc độ tăng dân số hàng năm (%)

1,35

1,2

1,1

1,0

19

Tỷ sgiới tính khi sinh (trai/100 gái)

111,5

110

108

105

20

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) (%)

10,1

9,0

7,0

5,0

21

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)

0,17

<0,17

<0,17

<0,17

 

PHỤ LỤC 2:

KHÁI TOÁN NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 2977/KH-UBND ngày 27/4/2017 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Tng stiền

Ghi chú

I

KINH PHÍ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2016-2020

 

 

1

Nguồn vốn đầu tư công cho các cơ sở y tế công lập

4.840,8

 

1.1

Các công trình, hạng mục quyết toán

83,3

 

1.2

Tuyến tỉnh

4.289

 

(1)

Đến năm 2020, xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng Bệnh viện Đa khoa tnh, quy mô 1.000 GB, đt tiêu chun tiên tiến, hiện đại

2.700

Gồm cả TTB

-

Xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng dự án Nhà điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa tnh, 12 tầng, quy mô 710 GB trong 2 năm 2017-2018

 

 

-

y dựng hoàn thành, đưa vào sdụng dự án Nhà kỹ thuật nghiệp vụ (khối đế), chiều cao 5 tầng, trong 2 năm 2018-2019

 

 

-

y dựng hoàn thành, đưa vào sdụng dự án Nhà Ban bảo vệ, chăm sóc sức khe cán bộ tỉnh, chiều cao 4 tầng, trong 2 năm 2018-2019

 

 

-

Xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng dự án Nhà tang lễ, khu kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thi, hệ thống xử lý cht thi y tế (rn, lỏng), hệ thống hạ tầng kỹ thuật của bệnh viện, trong 2 năm 2019-2020

 

 

-

Đầu tư mua sắm trang thiết bị đthực hiện phát trin kỹ thuật theo quy đnh ca BY tế, đt mc tiêu của Nghị quyết trong 3 năm 2018-2020

 

 

(2)

Bnh vin Sn - Nhi tnh, quy mô 500 GB

1.171

Gồm cả TTB

-

Xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng dự án Nhà kthuật nghiệp vụ nội trú và hệ thống khí y tế, điều hòa, điều áp cầu thang, thang máy, PCCC, điện nhẹ, Bệnh viện Sn Nhi tỉnh, chiu cao 14 tng, quy mô 500 GB trong 2 năm 2017-2018

 

 

-

Xây dựng hoàn thành, đưa vào sdụng dự án Nhà khoa truyền nhiễm; nhà dinh dưỡng; nhà chống nhiễm khuẩn; nhà phải phẫu bệnh lý, nhà tang lễ; nhà bo v và hthống khu kỹ thuật trong 2 năm 2017-2018;

 

 

-

y dựng hoàn thành, đưa vào sdụng dự án đường dây và trạm biến áp ngoài nhà trong 2 năm 2017-2018

 

 

-

y dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng dự án đường dây và trạm biến áp ngoài nhà trong 2 năm 2017-2018

 

 

-

Xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng dự án hệ thống xử lý nước thải, hệ thống x lý chất thải y tế (rắn, lỏng), hệ thống hạ tầng kỹ thuật của bnh vin trong 2 năm 2018-2019

 

 

-

Xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng dự án sân vườn, nhà gara xe đạp, xe máy, ô tô, bãi đỗ xe, đường giao thông nội bộ, thoát nước mặt, chiếu sáng sân vườn trong 2 năm 2019-2020

 

 

-

Đầu tư mua sm trang thiết bị để thực hiện phát triển kỹ thuật theo quy định của BY tế, đt mc tiêu ca Nghị quyết trong 3 năm 2018-2020

 

 

(3)

Xây dựng hoàn thành, đưa vào sdụng công trình Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên giai đoạn 2, đảm bảo quy mô ca bệnh viện là 500 GB, trong 3 năm 2016-2018

162,2

 

(4)

Dự án Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN giai đoạn 3 (đang quyết toán hoàn thành)

26

 

(5)

Ci to, nâng cp Bnh vin Tâm thn tỉnh

10

 

(6)

Dự án xây dựng công trình Trung tâm Kim soát bệnh tật tỉnh, giai đoạn I

35

 

(7)

Đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch tạo cơ sở để thành lập Bệnh viện Đa khoa khu vực Lập Thạch, giai đoạn I

60

 

(8)

Dự án nâng cấp xây dựng Trường Trung cp Y tế thành Trường Cao đẳng Y dược Vĩnh Phúc

80

 

(9)

Mua sm trang thiết bị y tế cho các bệnh viện còn lại

44,8

 

1.3

Tuyến huyện

378,5

 

(1)

Dự án Trung tâm Y tế thị xã Phúc Yên giai đoạn 1 + 2

96,7

 

(2)

Dán Bệnh viện đa khoa huyện Sông Lô

63,8

 

(3)

Dự án Trung tâm Y tế huyện Tam Dương

80

 

(4)

Dự án Trung tâm Y tế huyện Tam Đo, giai đoạn 2

30

 

(5)

Dự án Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên

55

 

(6)

Dự án Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường, giai đoạn 3

45

 

(7)

Dự án đào tạo bác sỹ gia đình

8

 

1.4

Tuyến xã: trạm y tế xã, phường, thị trn

90

 

2

Nguồn vốn xã hội hóa ca các tchức, cá nhân quc tế và trong nưc 300-500 GB

2,500

 

II

KINH PHÍ ĐU TƯ GIAI ĐOẠN 2021-2030

 

 

1

Ngun vốn đầu tư công cho các cơ sở y tế công lập

1.860,5

 

1.1

Tuyến tỉnh

1,330

 

(1)

D án xây dng Trung tâm Kim soát bệnh tật tỉnh, giai đoạn II

295

 

(2)

Xây mới Trung tâm Ung bướu 50 GB

185

Gm cả TTB

(3)

Xây mới Trung tâm Mt 50 GB

100

Gm cả TTB

(4)

Xây mới Bệnh viện Nội tiết 100 GB

250

Gm cả TTB

(5)

y mi Bệnh viện Tim mạch 100 GB

250

Gm cả TTB

(6)

Nâng cp, ci tạo và mua sm trang thiết bị y tế cho các đơn vị y tế tuyến tỉnh trong ngành

250

 

1.2

Tuyến huyện

460

 

(1)

Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa khu vực Lp Thạch, giai đoạn II

200

 

(2)

Ci tạo, nâng cp Trung tâm Y tế cấp huyện

160

 

(3)

Mua sm trang thiết bị y tế tuyến huyện

100

 

1.3

Tuyến xã

70,5

 

 

Nâng cp 137 Trạm y tế

70,5

 

2

Nguồn vốn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân quốc tế và trong nưc 500GB

2,500

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3:

KHÁI TOÁN NHU CẦU KINH PHÍ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 2977/KH-UBND ngày 27/4/2017 của UBND tỉnh)

I. Đào tạo nhân lực chất lượng cao (TS, BSCKII, ThS, BSCKI)

1. Đào tạo tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II cho các bệnh viện tuyến tnh

- Thời gian đào tạo: 2 năm, cấp bng tốt nghiệp BSCK cp II ca Trường Đại học Y Hà Nội.

- Dự kiến kinh phí bình quân là: 288 triệu đồng/ học viên cho ckhóa học, theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính; Thông báo s1640/TB-ĐHYHN ngày 16/12/2015 của Trường Đại học Y Hà Nội.

- Dự kiến kinh phí htrợ của tỉnh là: 14 tđồng.

2. Đào tạo thc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I

- Thời gian đào tạo: 2 năm, cấp bng tốt nghiệp ThS, BSCK cp I của Trường Đại học Y Hà Nội.

- Dự kiến kinh phí bình quân là: 143 triệu đồng/ học viên cho cả khóa học, theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính; Thông báo số 1640/TB-ĐHYHN ngày 16/12/2015 của Trường Đại học Y Hà Nội.

- Dự kiến kinh phí hỗ trợ của tỉnh là: 13 tỷ đồng.

II. Đào tạo cho các trạm y tế tuyến xã

Dự kiến kinh phí hỗ trợ ca tỉnh là: 13 tỷ đng.

1. Đào tạo chuẩn chức danh nghề nghiệp cho viên chc trạm y tế tuyến xã đến năm 2020

- Dự kiến kinh phí bình quân là 14,5 triệu đồng/ học viên, thực hiện theo Nghị quyết số 23/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2010; Thông tư số 139/2010/TT- BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.

- Dự kiến kinh phí hỗ trợ của tỉnh là: 10 tỷ đồng.

2. Đào tạo liên tc chuyên ngành bác sĩ gia đình

- Thời gian đào tạo: 3 tháng, cấp chứng ch, đào tạo ngn hạn không có kinh phí đào tạo, chỉ có học phí.

- Dự kiến kinh phí bình quân là: 4,8 triệu đồng/ học viên, thực hiện theo Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011; Thông tư s139/2010/TT- BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.

- Dự kiến kinh phí hỗ trợ của tỉnh là: 01 tỷ đng.

3. Đào tạo lại nhân viên y tế thôn bản

- Thời gian đào tạo: 3 tháng, cp chứng chỉ, đào tạo ngn hạn không có kinh phí đào tạo, chỉ có học phí.

- Dự kiến kinh phí bình quân là: 4,8 triệu đồng/ học viên, thực hiện theo Quyết định s 37/2011/QĐ-UBND ngày 21/9/2011; Thông tư số 139/2010/TT- BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.

- Dự kiến kinh phí hỗ trợ của tỉnh là: 02 tỷ đồng.

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU ĐÀO TẠO BÁC SỸ TRÌNH ĐỘ CAO TUYẾN TỈNH, TUYẾN HUYỆN

TT

Đơn vị

Tổng số bác sỹ

Trong đó

Nhu cầu đào tạo để đạt chuẩn

CKI trở lên

Tỷ lệ %

CKII, Tiến sĩ

Tỷ lệ %

CKI trở lên

CKII, Tiến sĩ

I

Các BV tuyến tỉnh

480

209

43,5

26

5,4

43

70

1

BVĐK tỉnh

184

102

55,4

7

3,8

Đạt

30

2

BVĐK KV Phúc Yên

122

61

50,0

12

9,8

Đạt

15

3

BV Sản Nhi

77

23

29,9

1

1,2

16

16

4

BV Y học ctruyn

41

11

26,8

2

4,9

10

7

5

BVPHCN

25

7

28,0

3

12,0

6

2

6

BV Tâm thần

31

5

16,1

1

3,2

11

Khuyến khích

II

Tuyến huyện

293

69

23,5

7

2,4

72

 

7

TTYT Vĩnh Tường

50

12

24,0

1

2,0

13

Khuyến khích

8

TTYT Lập Thạch

31

7

22,6

2

6,6

9

nt

9

TTYT Yên Lạc

41

13

31,7

 

 

8

nt

10

TTYT Tam Dương

34

7

20,6

 

 

10

nt

11

TTYT Bình Xuyên

34

7

20,6

1

2,9

10

nt

12

TTYT Sông Lô

27

7

25,9

1

3,7

7

nt

13

TTYT Tam Đảo

29

4

13,7

 

 

11

nt

14

TTYT Vĩnh Yên

28

8

28,6

 

 

6

nt

15

TTYT Phúc Yên

19

4

21,0

2

10,5

6

nt

III

Các đơn vị còn lại

89

16

18,0

7

7,7

22

Khuyến khích

 

Tng cng:

862

294

34,1

40

4,6

137

70

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2977/KH-UBND ngày 27/04/2017 về thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU và Đề án 4275/QĐ-UBND về phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.260

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.209.107
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!