Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 273/KH-UBND 2021 triển khai công tác thanh tra kiểm tra hậu kiểm an toàn thực phẩm Hải Phòng

Số hiệu: 273/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Lê Khắc Nam
Ngày ban hành: 13/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 273/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 13 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, HẬU KIỂM AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Thanh tra, Luật An toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các văn bản liên quan. Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn phức tạp tại Việt Nam, trên thế giới cũng như trên địa bàn thành phố, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố đã tiếp tục chỉ đạo, triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố phù hợp với diễn biến dịch bệnh, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm. Sở Y tế đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất; qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều trường hợp vi phạm, đồng thời cảnh báo các mối nguy về an toàn thực phẩm, góp phần tích cực trong việc cải thiện tình hình về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Nhằm tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2021 của thành phố; Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai toàn diện, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm. Qua đó đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; đồng thời đánh giá thực trạng việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố; kịp thời ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm; ngăn chặn không cho thực phẩm không bảo đảm an toàn tới tay người sử dụng, góp phần ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố.

b) Thông qua việc thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đặc biệt là trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo phân cấp, việc cấp các loại giấy phép về an toàn thực phẩm và phát hiện những vướng mắc, tồn tại trong công tác quản lý an toàn thực phẩm giữa các ngành, các cấp và giữa các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm với các cơ sở thực phẩm; đồng thời lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

2. Yêu cầu

a) Thanh tra, kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở thực phẩm và qua đó tiến hành đánh giá công tác quản lý về an toàn thực phẩm của các cấp, các ngành.

b) Triển khai thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm liên tục 12/12 tháng trên địa bàn toàn thành phố, bao gồm tất cả các tuyến từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn.

c) Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng có liên quan, các cấp từ thành phố tới các quận, huyện, xã, phường, thị trấn trong việc triển khai thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót đối tượng thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả quản lý về an toàn thực phẩm.

d) Việc thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong năm 2022 cần bám sát chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhất là về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Thực hiện tạm dừng, giãn, hoãn thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đối tượng và phương pháp

a) Đối tượng

- Đối với cơ sở thực phẩm: Trong năm 2022 thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm các cơ sở thực phẩm đã có nhiều vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm.

- Đối với sản phẩm thực phẩm: Hậu kiểm tất cả các nhóm hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc diện tự công bố; đồng thời tập trung ưu tiên thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm các nhóm thực phẩm có nhiều sai phạm được phát hiện hoặc cảnh báo năm 2021 hoặc các nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, như: rau; thủy hải sản; thịt, sản phẩm từ thịt; gia cầm và sản phẩm gia cầm; thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; sữa, rượu, nước giải khát, bánh kẹo; các sản phẩm thực phẩm thuộc diện tự công bố; các loại thực phẩm khác không đảm bảo an toàn.

- Đối với cơ quan quản lý: Tùy theo tình hình thực tế yêu cầu công tác quản lý, các sở quản lý chuyên ngành, các quận, huyện, xã, phường, thị trấn quy định cụ thể việc thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm theo nội dung tại phần II của nội dung Kế hoạch này.

b) Phương pháp

Quy trình chung triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm như sau:

- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm trên địa bàn thành phố

- Các sở, ngành, đơn vị căn cứ Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Sở, ngành, đơn vị; thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; tiến hành thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm trực tiếp tại cơ sở.

- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm kết hợp nghe báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm; thu thập tài liệu liên quan; kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm; lập biên bản thanh tra, kiểm tra; đánh giá, phân tích hồ sơ quản lý, kết quả kiểm nghiệm để hoàn thành báo cáo.

- Tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định.

2. Nội dung thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm

a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm

Tập trung xem xét việc thực hiện các quy định về:

- Hồ sơ công bố/tự công bố đối với thực phẩm, thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

- Ghi nhãn sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

- Quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo quy định tại Luật Quảng cáo và các văn bản liên quan.

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy định.

- Chất lượng của sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm quy định tại các Thông tư của Bộ Y tế về hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm; các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, Tiêu chuẩn Việt Nam, hồ sơ công bố, tự công bố sản phẩm;

- Việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm thực phẩm nhập khẩu.

- Phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sử dụng, kinh doanh, nhập khẩu chất cấm, ngoài danh mục cho phép.

b) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Tập trung xem xét việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm đối với tất cả các loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định, bao gồm: Cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống; cửa hàng ăn uống; cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.

c) Đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

Tập trung xem xét việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng quy định tại Luật An toàn thực phẩm và các quy định liên quan.

d) Đối với cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm

- Việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; trong đó có việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới”

- Việc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố/tự công bố chất lượng thực phẩm; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm; tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; việc thực hiện kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu; triển khai công tác thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm, thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.

3. Xử lý vi phạm

- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm phải kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Xử lý quyết liệt và công bố công khai cơ sở vi phạm trên phương tiện thông tin địa chúng. Trường hợp cần thiết, các đoàn của tuyến trên chuyn hồ sơ vụ việc vi phạm đã được phát hiện cho tuyến dưới (Ủy ban nhân dân hoặc Công an, Quản lý thị trường...) nơi có cơ sở được thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm để xử lý và theo dõi việc khắc phục sai phạm.

- Các đoàn thanh tra, kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý các trường hợp vi phạm do mình phát hiện, do các đoàn của tuyến trên bàn giao lại theo quy định; tuyệt đối không để thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, không có nhãn hoặc có nhãn sai quy định hoặc chưa công bố chất lượng... lưu thông trên thị trường.

4. Báo cáo kết quả

- Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan (khi được phân công thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm), Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm các quận, huyện có trách nhiệm báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm theo từng đợt, 6 tháng và cả năm về Sở Y tế (qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố.

- Đối với các đợt thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm trong dịp Tết Nguyên đán, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Tết Trung thu và các đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất (nếu có); các đoàn thanh tra, kiểm tra của thành phố và các quận, huyện gửi báo cáo theo thời gian quy định ghi trong các bản Kế hoạch chi tiết triển khai thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm của từng đợt.

- Ngoài báo cáo định kỳ và báo cáo theo đợt thanh tra, kiểm tra; theo yêu cầu quản lý hoặc ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên báo cáo theo từng thời điểm.

- Thời hạn báo cáo 6 tháng đầu năm 2022:

+ Báo cáo nhanh: Trước ngày 15/6/2022.

+ Báo cáo đầy đủ: Trước ngày 10/7/2022.

- Báo cáo năm 2022:

+ Báo cáo nhanh: Trước ngày 15/12/2022.

+ Báo cáo đầy đủ: Trước ngày 10/01/2023.

Trên cơ sở báo cáo của các sở quản lý chuyên ngành, các sở, ngành liên quan và các quận, huyện; Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) có trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm theo từng đợt, 6 tháng và cả năm, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Bảo đảm kinh phí

Kinh phí phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm từ nguồn kinh phí của Trung ương, địa phương cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành năm 2022

a) Tại tuyến thành phố: Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố tổ chức 03 đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm, bao gồm:

- Đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đối tượng thanh tra, kiểm tra trọng điểm là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán như: Thịt, sản phẩm từ chế biến từ thịt; thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản; bia, rượu, nước giải khát; bánh, mứt, kẹo; rau, củ, quả; nước mắm, gia vị...

- Đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022. Đối tượng theo chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 và Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm các quận, huyện, xã, phường, thị trấn.

- Đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu. Đối tượng kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm sử dụng nhiều trong đợt Tết Trung thu: Bánh nướng, bánh dẻo, bánh ngọt, quả nhập khẩu...

Ngoài các đợt thanh tra, kiểm tra nêu trên, tùy theo tình hình thực tế, Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về an toàn thực phẩm sẽ chỉ đạo và tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đột xuất khi cần thiết.

Trong các đợt thanh tra, kiểm tra diện rộng như đã nêu, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị liên quan tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành; tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành do Cơ quan Thường trực đề xuất, trong đó có các thành viên thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; căn cứ tình hình thực tế có thể mời đại diện các đơn vị liên quan.

b) Tại các quận, huyện, xã, phường, thị trấn:

- Đối với các quận, huyện: Phòng Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu cho Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm quận, huyện triển khai hoạt động kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Phòng Y tế cử đại diện tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành thành phố khi đoàn làm việc tại địa bàn.

- Đối với các xã, phường, thị trấn: Công chức cấp xã kiêm nhiệm theo dõi an toàn thực phẩm phối hợp với Trạm Y tế tham mưu cho Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm địa phương tổ chức hoạt động kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm các đoàn sẽ lấy mẫu để kiểm nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định.

2. Triển khai thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm trong Ngành Y tế

- Giao Sở Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2022 và tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:

+ Quý I/2022: Tập trung triển khai thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm trong đợt Tết Nguyên đán; thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các lễ hội, bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến xuất ăn sẵn trên địa bàn thành phố theo phân cấp quản lý;

+ Quý II/2022: Tập trung thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”; thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn.

+ Quý III/2022: Tập trung thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước đá dùng liền; kiểm tra, hậu kiểm sau công bố các sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trên địa bàn thành phố; thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đợt Tết Trung thu 2022.

+ Quý IV/2022: Tập trung thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp trên địa bàn thành phố; thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế chưa được kiểm tra trong thời gian trước đó của năm 2022;

+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của cấp trên và theo yêu cầu quản lý.

Địa bàn thanh tra, kiểm tra cụ thể sẽ do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ động đề xuất theo yêu cầu của công tác quản lý và các yếu tố nguy cơ mất an toàn thực phẩm được cảnh báo.

- Lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu và đánh giá kết quả:

+ Lấy mẫu kiểm nghiệm trong các đợt thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm: Tại tuyến thành phố, Sở Y tế giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì thống nhất với các đoàn thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, các cơ quan kiểm nghiệm quy định cụ thể số lượng, chủng loại mẫu cần lấy, chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với tình hình bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương và nguồn kinh phí phục vụ kiểm nghiệm.

+ Lấy mẫu giám sát, phân tích và cảnh báo nguy cơ: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm xây dựng kế hoạch, tiến hành lấy mẫu các sản phẩm thực phẩm chế biến bao gói sẵn, thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, thức ăn chế biến sẵn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố; tiến hành phân tích, đánh giá kết quả, cảnh báo nguy cơ về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

+ Kiểm nghiệm mẫu: Việc kiểm nghiệm mẫu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Phòng hoặc các đơn vị kỹ thuật trong, ngoài địa bàn thành phố đủ điều kiện thực hiện. Đối với một số chỉ tiêu kiểm nghiệm, khi cần thiết sẽ chuyển mẫu về các Viện Trung ương để thực hiện.

+ Đánh giá kết quả: Kết quả kiểm nghiệm mẫu được đánh giá theo tiêu chuẩn do cơ sở tự công bố, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng và các quy định của pháp luật hiện hành.

- Thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra trong Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch triển khai thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm lĩnh vực được phân công quản lý, trong đó chú trọng các nội dung:

- Phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm theo sự phân công của Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về An toàn thực phẩm trong các đợt cao điểm: Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Tết Trung thu.

- Thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch về chất lượng, an toàn thực phẩm:

+ Thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm đợt Tết Nguyên đán năm 2022 đối với các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản, thủy sản theo kế hoạch được phê duyệt; tạm dừng, giãn hoãn khi có quyết định của đoàn kiểm tra liên ngành thành phố trong dịp Tết Nguyên đán; sau khi đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm thành phố kết thúc kết thúc, tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các cơ sở còn lại theo phân cấp quản lý.

+ Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành các cơ sở chế biến nông sản.

+ Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành các cơ sở chế biến thủy sản.

+ Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành các cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản.

+ Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh muối.

- Thanh tra, kiểm tra đột xuất theo quy định.

- Thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý.

4. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra trong Ngành Công Thương

Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch triển khai thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm lĩnh vực được phân công quản lý và tổ chức thực hiện, trong đó chú trọng các nội dung:

- Phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm theo sự phân công của Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về An toàn thực phẩm trong các đợt cao điểm: Tết Nguyên đán, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Tết Trung thu.

- Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành an toàn thực phẩm lĩnh vực được phân công quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm: Bia, rượu, nước giải khát; sản phẩm chế biến bột, tinh bột; sản phẩm sữa chế biến; dầu thực vật; bánh, mt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

- Kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm.

- Thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý.

5. Cục Quản lý thị trường

Tập trung kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường. Đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố, phối hợp với các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm thành phố, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm quận, huyện thực hiện. Tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Thời điểm triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm chia thành 3 giai đoạn:

- Đợt kiểm tra hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

- Đợt kiểm tra hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022.

- Đợt kiểm tra hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2022.

6. Triển khai công tác kiểm tra tại Ủy ban nhân dân các cấp

- Tại các quận, huyện, xã, phường, thị trấn: Căn cứ kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố và tình hình thực tế tại địa phương, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, chỉ đạo Phòng Y tế, công chức cấp xã kiêm nhiệm theo dõi an toàn thực phẩm, Trạm Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý.

- Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm quận, huyện, xã, phường, thị trấn cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm của cấp trên trong các đợt cao điểm: Tết Nguyên đán, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Tết Trung thu.

Yêu cầu: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ: YT, NN& PTNT, CT;
- Cục ATTP - Bộ Y tế;
- TT
TU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các sở: YT, NN&PTNT, CT;
- UBND các quận, huyện;
- Cục QLTT HP;
- Chi cục ATVSTP;
- CPVP;
- Các phòng: VX, NNTN&MT, XDGT&CT, NC&KTGS;
- CV: YT, NN, CT;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Khắc Nam

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 273/KH-UBND ngày 13/12/2021 triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2022 trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.615

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.0.255
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!