BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 271/KH-BYT
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 03 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN
THÔNG VỀ MUA VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TẠI VIỆT NAM NĂM 2021
Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của
Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch
truyền thông về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2021 với
các nội dung cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Tuyên truyền Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày
26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác triển khai tiêm vắc xin
phòng COVID-19, sản xuất vắc xin COVID-19 trong nước, hướng tới mục tiêu đảm bảo
đủ nguồn vắc xin phòng COVID-19 cho phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
2. Cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về diễn
biến tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và Việt Nam; quá trình nghiên cứu,
phát triển và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới, tại Việt Nam; thông
tin về hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 và tác dụng phòng COVID-19 của từng
loại vắc xin cụ thể mà Việt Nam tiếp cận được.
3. Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đến người
dân và cộng đồng, chính quyền các cấp, các cơ quan y tế và các lực lượng tham
gia chống dịch về vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng tại Việt Nam: hiệu quả
phòng bệnh, tính an toàn, lịch trình và liều lượng tiêm, các phản ứng sau tiêm
vắc xin; kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo mức độ vắc xin được
cung cấp, khả năng tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin của Việt
Nam; quá trình sản xuất, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 do Việt Nam sản xuất.
4. Tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của nhân
viên y tế trong việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 và thực thi nhiệm vụ
phòng, chống dịch COVID-19. Huy động sự ủng hộ, tham gia, hỗ trợ nguồn lực của
người dân và cộng đồng xã hội trong quá trình triển khai tiêm vắc xin, đúng đối
tượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
II. Nội dung
1. Thông tin diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên
thế giới và Việt Nam; quá trình nghiên cứu, phát triển và hiệu quả phòng bệnh của
các loại vắc xin phòng COVID-19; tình hình triển khai và sử dụng vắc xin phòng
COVID-19 trên Thế giới và Việt Nam.
2. Thông tin về triển khai nghiên cứu, thử nghiệm
và sản xuất vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam.
3. Thông tin về các loại vắc xin phòng COVID-19 mà
Việt Nam tiếp cận được, phê duyệt sử dụng tại Việt Nam, như: các vắc xin do
COVAX Facility cung ứng cho Việt Nam triển khai tiêm chủng (như vắc xin của
AstraZeneca); vắc xin của Moderna, vắc xin Sputnic V (Nga) và các vắc xin khác
Việt Nam đang tìm kiếm, tiếp cận... về: hiệu quả phòng bệnh, tính an toàn, liều
tiêm, các phản ứng sau tiêm chủng và các thông tin liên quan.
4. Quy trình cấp phép, nhập khẩu, tiếp nhận, bảo quản
vắc xin phòng COVID-19 vào Việt Nam.
5. Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
tại Việt Nam: mục tiêu tiêm chủng, độ bao phủ của vắc xin; đối tượng sử dụng vắc
xin theo quy định của Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ và
tiến độ cung ứng vắc xin; tính sẵn sàng của hệ thống tiêm chủng Việt Nam về nhân
lực thực hiện, hệ thống tiếp nhận, bảo quản vắc xin; quá trình tiếp nhận, vận
chuyển, bảo quản, phân phối vắc xin và vật tư tiêm chủng; tổ chức tập huấn cho
các bộ y tế về triển khai tiêm vắc xin; quá trình tổ chức tiêm chủng theo từng
giai đoạn.
6. Trách nhiệm, nỗ lực của toàn ngành y tế nhân
viên y tế trong việc mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 và công cuộc phòng, chống
dịch COVID-19.
7. Việc hỗ trợ, ủng hộ về nguồn lực (kinh phí, tìm
kiếm vắc xin...) của các cá nhân, tổ chức để người dân Việt Nam được tiếp cận
nhiều hơn, sớm hơn với các nguồn vắc xin phòng COVID-19.
8. Các thông điệp khuyến cáo đến người dân và cộng
đồng về sử dụng vắc xin phòng COVID-19:
- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính
phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19: các nhóm đối tượng ưu tiên tiêm
và miễn phí; các địa bàn ưu tiên tiêm miễn phí; ngân sách chi trả cho mua và sử
dụng vắc xin; huy động sự tham gia, ủng hộ của người dân và các tổ chức chính
trị, xã hội.
- Hiệu quả dự phòng dịch COVID-19, tính an toàn của
vắc xin, lịch trình và liều lượng của vắc xin.
- Các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, xử
lý sự cố, tai biến liên quan đến tiêm vắc xin.
- Khuyến cáo về thực hiện Thông điệp 5K đồng thời
cùng với quá trình triển khai tiêm vắc xin để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch
COVID-19.
9. Kêu gọi người dân ủng hộ, tham gia và hỗ trợ quá
trình mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 nói riêng và cuộc chiến chống
COVID-19 nói chung.
10. Theo dõi và xử lý kịp thời khủng hoảng truyền
thông liên quan đến mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam. Phản
bác, xử lý các thông tin sai lệch, tin đồn, tin giá về vắc xin phòng COVID-19,
trào lưu an-ti vắc xin và phòng, chống dịch COVID-19.
III. Các hoạt động chủ yếu
A. Hoạt động tại Trung ương
1. Cung cấp thông tin cho các
cơ quan báo chí về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam
1.1. Tổ chức các cuộc họp báo, gặp mặt báo chí,
cung cấp thông tin tại giao ban Tổng biên tập...:
- Nội dung: Cung cấp kịp thời, minh bạch, chính xác
đến các cơ quan báo chí các thông tin về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại
Việt Nam thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ, các
thông điệp về sử dụng vắc xin COVID-19 và phòng, chống dịch COVID-19 đến người
dân và cộng đồng. (Nội dung chi tiết tại phần II).
- Thời gian: theo tình hình cụ thể mua, sử dụng vắc
xin phòng COVID-19 tại Việt Nam.
- Thành phần tham dự:
+ Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
+ Lãnh đạo Bộ Y tế, các Vụ, Cục, đơn vị chức năng của
Bộ Y tế: Cục Y tế dự phòng, Chương trình tiêm chủng quốc gia, Cục Quản lý Dược,
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Vụ Truyền thông và Thi
đua khen thưởng và các đơn vị khác.
+ Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan
báo chí.
+ Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
+ Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam: WHO, CDC, UN...
+ Các phóng viên các hàng thông tấn, báo chí nước
ngoài (theo đề nghị cụ thể của Vụ Thông tin báo chí - Bộ Ngoại giao).
- Đơn vị đầu mối: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen
thưởng.
- Đơn vị phối hợp: Cục Y tế dự phòng, Dự án tiêm chủng
mở rộng quốc gia, Cục Quản lý Dược, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý Khám
chữa bệnh. Văn phòng Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương và các đơn
vị có liên quan theo yêu cầu cụ thể của từng cuộc họp báo, gặp mặt báo chí.
- Kinh phí: từ nguồn kinh phí năm 2021 của Trung
tâm Truyền thông GDSK Trung ương.
1.2. Hội thảo cung cấp thông tin về vắc xin phòng
COVID-19 tại Việt Nam cho các phóng viên các cơ quan báo chí.
- Phối hợp một số tổ chức quốc tế: UNICEF, WHO, ...
tổ chức 02 hội thảo tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp kịp thời
các thông tin cung cấp thông tin về vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam.
- Dự kiến tổ chức trong tháng 3-4/2021.
1.3. Tổ chức đưa phóng viên tham gia các hoạt động
về sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại cơ sở theo kế hoạch của Bộ Y tế.
2. Xây dựng thông điệp, khuyến
cáo truyền thông về vắc xin phòng COVID-19
2.1. Nội dung thông điệp; các thông điệp, khuyến
cáo cần đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ chuyển tải qua các kênh truyền
thông; tập trung vào các nội dung chính sau đây:
- Các nhóm đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19
theo quy định tại Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ và các quy
định của Nhà nước.
- Hiệu quả phòng dịch COVID-19 của các loại vắc xin
sử dụng tại Việt Nam, tính an toàn của vắc xin, lịch trình và liều lượng của vắc
xin.
- Các phản ứng sau tiêm vắc xin, xử lý phản ứng sau
tiêm.
- Khuyến cáo thực hành an toàn tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19.
- Quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng
vắc xin nhập khẩu.
- Quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vắc
xin phòng COVID-19 của Việt Nam, hiệu quả, tính an toàn của vắc xin.
- Khuyến cáo về thực hiện Thông điệp 5K phòng, chống
COVID-19 đồng thời cùng với quá trình triển khai tiêm vắc xin để đảm bảo an
toàn phòng, chống dịch COVID-19.
- Kêu gọi người dân ủng hộ, tham gia và hỗ trợ quá
trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 và cuộc chiến chống dịch COVID-19.
2.2. Hình thức thể hiện thông điệp: chú trọng các loại
hình thông điệp có hiệu quả lan truyền mạnh, hướng đến đa dạng các nhóm đối tượng
đích, bao gồm:
- Tin nhắn SMS trên điện thoại di động, tin nhắn
trên Zalo.
- Infographic chuyển tải trên website, báo điện tử,
báo viết, trên mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Twitter, Tiktok, Lotus và
các ứng dụng trên nền tảng Internet, các màn hình quảng cáo, màn hình thông tin
nội bộ.
- Videoclip đăng tải, phát sóng trên các đài truyền
hình, các trang tin, báo điện tử, mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Twitter,
Tiklok, Lotus và các ứng dụng trên nền tảng Internet, các màn hình quảng cáo,
màn hình thông tin nội bộ.
- Audio spot đăng tải, phát sóng trên các đài phát
thanh, các trang tin, báo điện tử, mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Twitter,
Lotus và các ứng dụng trên nền tảng internet, các màn hình quảng cáo, màn hình
thông tin nội bộ, và hệ thống thông tin cơ sở: loa đài xã/phường, truyền thông
lưu động.
- Các tài liệu truyền thông truyền thống: tờ rơi,
apphich, poster, pano, bộ tài liệu hỏi đáp... (loại hình này chỉ sử dụng trong
trường hợp cần thiết để hạn chế sự lây truyền của COVID-19).
2.3. Tài liệu truyền thông triển khai tiêm vắc xin
phòng COVID-19 sẽ được đăng tải, cập nhật thường xuyên trên Kho dữ liệu truyền
thông phòng, chống dịch COVID-19/ Thư mục: Tài liệu truyền thông về vắc xin
COVID-19: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61grRw2dJqjAsJoGsYyQ?e=PZHftd
2.4. Đơn vị thực hiện:
- Vụ Truyền thông &TĐKT chủ trì, phối hợp với Cục
Y tế dự phòng, Chương trình tiêm chủng quốc gia, Trung tâm truyền thông, giáo dục
sức khỏe Trung ương và các đơn vị liên quan xây dựng thông điệp, khuyến cáo và
các sản phẩm truyền thông khác.
- Vụ Truyền thông &TĐKT phối hợp với Tổ chức Y
tế thế giới WHO, UNICEF và các đơn vị liên quan xây dựng các thông điệp, Bộ tài
liệu hỏi đáp, Bộ cẩm nang dành cho đường dây nóng và các sản phẩm truyền thông
khác.
- Các sản phẩm truyền thông sẽ được cung cấp cho
các cơ quan truyền thông, báo chí để phối hợp truyền thông đến người dân và cộng
đồng.
- Các đơn vị y tế, các Sở Y tế sử dụng các sản phẩm
truyền thông để thực hiện truyền thông tại địa phương và lĩnh vực quản lý.
2.4. Nguồn kinh phí:
- Kinh phí truyền thông phòng, chống dịch COVID-19
năm 2021 của Bộ Y tế: để xây dựng các sản phẩm truyền thông như: tin nhắn, các
infographic, videoclip, audiospot và các tài liệu truyền thông khác.
- Kinh phí thực hiện truyền thông từ các nguồn hỗ
trợ hợp pháp của COVAX Falcility, UNICEF, WHO và các tổ chức quốc tế (nếu có).
- Các nguồn hỗ trợ hợp pháp.
3. Phối hợp các cơ quan báo chí
truyền thông về vắc xin phòng COVID-19
3.1. Nội dung và hình thức phối hợp:
- Xây dựng các tin, bài, phóng sự, chương trình
truyền hình, chương trình phát thanh, tổ chức các tọa đàm, giao lưu trực tuyến,
các chương trình truyền thông ... nhằm cung cấp thông tin minh bạch, chính xác
đến người dân về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam (nội
dung chi tiết tại phần II).
- Mời phóng viên tham gia các hoạt động thực tế triển
khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các cơ sở y tế, các địa phương, đơn vị để
truyền thông mạnh mẽ cho triển khai tiêm vắc xin.
3.2. Đơn vị thực hiện:
- Vụ Truyền thông &TĐKT chủ trì phối hợp Văn
phòng Bộ Y tế và các đơn vị liên quan thực hiện hoạt động truyền thông với các
cơ quan báo chí.
3.3. Nguồn kinh phí:
- Kinh phí truyền thông phòng, chống dịch COVID-19
năm 2021 của Bộ Y tế giao Vụ Truyền thông &TĐKT thực hiện.
- Kinh phí truyền thông, giáo dục sức khỏe năm 2021
của Bộ Y tế giao Vụ Truyền thông &TĐKT thực hiện (lồng ghép trong hoạt động
phối hợp với các cơ quan báo chí).
- Kinh phí truyền thông từ các nguồn hỗ trợ hợp
pháp của COVAX Falcility, UNICEF, WHO và các tổ chức quốc tế (nếu có).
- Các nguồn hỗ trợ hợp pháp.
4. Truyền thông trên mạng xã hội,
tin nhắn SMS và các hình thức truyền thông mới
4.1. Nội dung truyền thông: chi tiết tại phần II.
4.2. Hình thức truyền thông:
- Truyền thông trên các trang mạng xã hội: truyền
thông mạnh mẽ về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam trên
Facebook, Zalo, Viber, Youtube, TikTok, Lotus, Gapo..., chú trọng cung cấp các
tin nhắn, khuyến cáo, thông điệp về vắc xin phòng COVID-19, kế hoạch triển khai
và giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của người dân, bác bỏ thông tin sai sự thật,
tin đồn, tin giả về vắc xin phòng COVID-19 và quá trình triển khai tiêm.
Truyền thông trên các trang mạng xã hội thông qua
các đăng tải các tài liệu truyền thông như: tin nhắn, bài viết, hình ảnh/infographic,
videoclip, audiospot...; tổ chức các chương trình truyền thông, các tọa đàm,
giao lưu trực tuyến, giải đáp thắc mắc và các hoạt động truyền thông khác.
Vụ Truyền thông &TĐKT xây dựng kế hoạch, phối hợp
với UNICEF triển khai các chiến dịch truyền thông về vắc xin COVID-19 trên mạng
xã hội.
- Gửi các tin nhắn SMS khuyến cáo, thông điệp về vắc
xin phòng COVID-19 đến các thuê bao di động của tất cả các mạng di động tại Việt
Nam.
- Tiếp tục thực hiện truyền thông về vắc xin phòng
COVID-19 như: truyền thông trong thang máy các tòa nhà, truyền thông trên các
màn hình quảng cáo, các màn hình thông tin nội bộ...
4.2. Đơn vị thực hiện:
- Vụ Truyền thông &TĐKT là đầu mối chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan thực hiện truyền thông trên mạng xã hội, tin nhắn
SMS và các hình thức truyền thông mới.
- Cục Y tế dự phòng, Chương trình Tiêm chủng mở rộng
quốc gia thực hiện truyền thông trên Mạng xã hội theo kế hoạch được phê duyệt.
4.3. Nguồn kinh phí:
- Kinh phí truyền thông phòng, chống dịch COVID-19
năm 2021 của Bộ Y tế (giao Vụ Truyền thông &TĐKT) để thực hiện truyền thông
trên mạng xã hội và các hình thức truyền thông mới.
- Kinh phí truyền thông từ các nguồn hỗ trợ hợp
pháp của COVAX Falcility, UNICEF, WHO và các tổ chức quốc tế (nếu có).
- Các nguồn hỗ trợ hợp pháp.
5. Hoạt động của Đường dây nóng
Bộ Y tế 19009095
- Bổ sung nội dung cung cấp thông tin, giải đáp thắc
mắc của người dân liên quan đến triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong hoạt
động của Đường dây nóng Bộ Y tế 19009095.
- Vụ Truyền thông &TĐKT phối hợp với UNICEF xây
dựng Bộ tài liệu cung cấp thông tin liên quan đến triển khai tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cho Đường dây nóng hoạt động. Các tài liệu sẽ được cung cấp cho Đường
dây nóng Bộ Y tế và Đường dây nóng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
6. Theo dõi và xử lý khủng hoảng
truyền thông liên quan đến triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Duy trì hoạt động Nhóm công tác về truyền thông
triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, để theo dõi, quản lý kịp thời các khủng
hoảng truyền thông về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các phản ứng
sau tiêm vắc xin (nếu có).
- Thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và mạng xã
hội để phát hiện và xử lý kịp thời các tin giá, tin đồn, tin sai sự thật liên
quan đến triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Cung cấp kịp thời, minh bạch, chính xác các thông
tin về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 để phản bác các tin giả, tin đồn.
7. Nâng cao năng lực truyền
thông nguy cơ phòng, chống COVID-19 và truyền thông về triển khai tiêm vắc xin
COVID-19
- Tổ chức Tập huấn truyền thông nguy cơ phòng, chống
COVID-19 và tiêm vắc xin COVID-19 cho cán bộ y tế tham gia công tác chống dịch
COVID- 19 và triển khai các hoạt động truyền thông, tiêm vắc xin của các đơn vị
Trung ương và Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
+ Trong năm 2021 - 2022, Vụ Truyền thông và Thi
đua, khen thưởng phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới WHO, UNICEF xây dựng kế hoạch
và tổ chức các lớp tập huấn, đạo tạo kỹ năng Truyền thông nguy cơ và Truyền
thông về vắc xin COVID-19, truyền thông xử lý phản ứng sau tiêm chủng AEFI cho
cán bộ y tế và cán bộ tiêm chủng trong cả nước.
- Tập huấn kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe về
vắc xin COVID-19 cho cán bộ y tế để truyền thông trực tiếp cho người dân và cộng
đồng.
B. Hoạt động tại các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương
1. Xây dựng kế hoạch truyền
thông về vắc xin phòng COVID-19
- Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố
xây dựng kế hoạch truyền thông về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 của địa
phương, có thể lồng ghép trong kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19.
- Bố trí nguồn lực (nhân lực, trang thiết bị, kinh
phí) để thực hiện kế hoạch truyền thông về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19
của địa phương.
2. Tổ chức cung cấp thông tin
về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19
- Nội dung: Tổ chức cung cấp thông tin về mua và sử
dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam và tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ
Y tế.
- Hình thức thực hiện: cung cấp thông thông qua họp
báo, gặp mặt báo chí hoặc trong các cuộc làm việc, cuộc họp, mời phóng viên
tham gia các hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Thời gian thực hiện: trong năm 2021.
3. Hoàn chỉnh thông điệp truyền
thông phù hợp tình hình địa phương
3.1. Nội dung thông điệp: theo hướng dẫn của Bộ Y tế,
bao gồm:
- Các nhóm đối tượng tiêm vac xin phòng COVID-19
theo quy định tại Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ và các quy
định của Nhà nước.
- Hiệu quả phòng dịch COVID-19 của các loại vắc xin
sử dụng tại Việt Nam, tính an toàn của vắc xin, lịch trình và liều lượng của vắc
xin.
- Các phản ứng sau tiêm vắc xin, xử lý phản ứng sau
tiêm.
- Khuyến cáo thực hành an toàn tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19.
- Quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng
vắc xin nhập khẩu.
- Quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vắc
xin phòng COVID-19 của Việt Nam, hiệu quả, tính an toàn của vắc xin.
- Khuyến cáo về thực hiện Thông điệp 5K phòng, chống
COVID-19 đồng thời cùng với quá trình triển khai tiêm vắc xin để đảm bảo an
toàn phòng, chống dịch COVID-19.
- Kêu gọi người dân ủng hộ, tham gia và hỗ trợ quá
trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 và cuộc chiến chống dịch COVID-19.
3.2. Hình thức thông điệp: chú trọng các loại hình
thông điệp phù hợp đặc điểm của địa phương, có hiệu quả lan truyền mạnh, hướng
đến đa dạng các nhóm đối tượng đích, bao gồm:
- Tin nhắn SMS trên điện thoại di động.
- Infographic chuyển tải trên website, báo điện tử,
báo viết, trên mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Twitter, Lotus và các ứng dụng
trên nền tảng internet, các màn hình quảng cáo, màn hình thông tin nội bộ.
- Videoclip đăng tải, phát sóng trên các đài truyền
hình, các trang tin, báo điện tử, mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Twitter,
Tiktok, Lotus và các ứng dụng trên nền tảng internet, các màn hình quảng cáo,
màn hình thông tin nội bộ.
- Audio spot đăng tải, phát sóng trên các đài phát
thanh, các trang tin, báo điện tử, mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Twitter,
Lotus và các ứng dụng trên nền tảng Internet, các màn hình quảng cáo, màn hình
thông tin nội bộ, và hệ thống thông tin cơ sở: loa đài xã/phường và hệ thống
thông tin di động.
- Các tài liệu truyền thông truyền thống: tờ rơi,
apphich, poster, pano, bộ tài liệu hỏi đáp... (loại hình này chỉ sử dụng trong
trường hợp cần thiết để hạn chế sự lây truyền của COVID-19).
3.3. Các tỉnh, thành phố truy cập Kho dữ liệu truyền
thông phòng, chống dịch COVID-19/ Thư mục: Tài liệu truyền thông về vắc xin
COVID-19: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61grRw2dJqjAsJoGsYyQ?e=PZHftd để tải
các tài liệu truyền thông Bộ Y tế đã xây dựng, bổ sung, cập nhật phù hợp đặc điểm
tình hình địa phương để thực hiện truyền thông triển khai tiêm vắc xin phòng
COVID-19.
4. Tổ chức truyền thông tại cộng
đồng
- Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và kế hoạch truyền
thông của địa phương, Sở Y tế tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông trực
tiếp cho các nhóm đối tượng đích và người dân sinh sống trên địa bàn về vắc xin
phòng COVID-19 và kế hoạch tiêm vắc xin tại địa phương.
- Nội dung truyền thông cho người dân bám sát các nội
dung truyền thông tại mục II của kế hoạch này, chú trọng về hiệu quả phòng dịch
COVID-19, các phản ứng sau tiêm vắc xin và kế hoạch tiêm vắc xin tại địa
phương.
5. Phối hợp các cơ quan báo
chí truyền thông về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19
- Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và kế hoạch truyền
thông của địa phương, Sở Y tế phối hợp với các cơ quan báo chí của địa phương
truyền thông các thông điệp, khuyến cáo về vắc xin phòng COVID-19; kế hoạch triển
khai tiêm vắc xin tại địa phương, kêu gọi sự ủng hộ, tham gia, hỗ trợ của người
dân cho quá trình triển khai tiêm vắc xin tại địa phương và các nội dung liên
quan.
- Nội dung phối hợp: xây dựng các tin, bài, phóng sự,
chương trình truyền hình, chương trình phát thanh, tổ chức hoặc tiếp sóng các tọa
đàm, giao lưu trực tuyến của Bộ Y tế tổ chức...
6. Truyền thông trên mạng xã
hội, tin nhắn SMS và các hình thức truyền thông mới
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và kế hoạch truyền
thông của địa phương, Sở Y tế triển khai các hoạt động truyền thông như sau:
- Truyền thông trên các trang mạng xã hội: xây dựng
mới hoặc tiếp tục hoạt động các trang của địa phương trên mạng xã hội để truyền
thông mạnh mẽ về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam trên các
trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, Viber, Youtube, TikTok, Lotus, Gapo..., chú
trọng cung cấp các khuyến cáo, thông điệp về vắc xin phòng COVID-19, kế hoạch
triển khai và giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của người dân, bác bỏ thông tin
sai sự thật, tin đồn, tin giả về vắc xin phòng COVID-19 và quá trình triển khai
tiêm.
Truyền thông trên các trang mạng xã hội thông qua
các đăng tải các tài liệu truyền thông của Bộ Y tế cung cấp và đã được hiệu chỉnh
phù hợp với điều kiện của địa phương như: tin nhắn, bài viết, hình ảnh/
infographic, videoclip, audiospot...; tổ chức các chương trình truyền thông,
các tọa đàm, giao lưu trực tuyến, giải đáp thắc mắc và các hoạt động truyền
thông khác.
- Gửi các tin nhắn SMS khuyến cáo, thông điệp về vắc
xin phòng COVID-19 đến các thuê bao di động đang hoạt động tại địa phương.
- Tiếp tục thực hiện truyền thông về vắc xin phòng
COVID-19 như: truyền thông trong thang máy các tòa nhà, truyền thông trên các
màn hình quảng cáo, các màn hình thông tin nội bộ...
7. Hoạt động của Đường dây
nóng tỉnh, thành phố
- Bổ sung nội dung cung cấp thông tin, giải đáp thắc
mắc của người dân liên quan đến triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong hoạt
động của Đường dây nóng của địa phương.
- Sử dụng tài liệu cung cấp thông tin về vắc xin
COVID-19 cho hoạt động của Đường dây nóng do Trung ương cung cấp, bổ sung phù hợp
cho Đường dây nóng của địa phương hoạt động.
8. Theo dõi và xử lý khủng hoảng
truyền thông liên quan đến mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19
- Chủ động thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và
mạng xã hội để phát hiện và xử lý kịp thời các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật
liên quan đến mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương. Cung cấp kịp
thời, minh bạch, chính xác các thông tin về kế hoạch tiêm vắc xin phòng
COVID-19 để phản bác các tin giả, tin đồn.
- Theo dõi, quản lý kịp thời các khủng hoảng truyền
thông về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các phản ứng sau tiêm vắc
xin tại địa phương (nếu có), báo cáo Bộ Y tế để phối hợp xử lý kịp thời, hiệu
quả.
9. Nâng cao năng lực truyền
thông cho cán bộ Y tế
- Tham gia tập huấn về truyền thông nguy cơ phòng,
chống COVID-19 và vắc xin COVID-19, tập huấn kỹ năng truyền thông giáo dục sức
khỏe về vắc xin COVID-19 theo kế hoạch tập huấn cụ thể của Bộ Y tế.
- Tổ chức các lớp tập huấn của địa phương về truyền
thông vắc xin COVID- 19 cho cán bộ y tế để truyền thông trực tiếp đến người dân
và cộng đồng.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Phân công nhiệm vụ các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc Bộ Y tế
1.1. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng
- Chủ trì và phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức
thực hiện Kế hoạch Truyền thông về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt
Nam năm 2021 sau khi được Lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp với Văn phòng Bộ Y tế, Cục Y tế
dự phòng, Chương trình tiêm chủng quốc gia, Cục Quản lý Dược, Vụ Kế hoạch - Tài
chính, Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương tổ chức các cuộc họp báo, gặp mặt
báo chí cung cấp thông tin về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan quản lý,
xây dựng và cập nhật Kho dữ liệu truyền thông phòng, chống dịch COVID-19/các
tài liệu truyền thông về vắc xin phòng COVID-19; xây dựng các tài liệu truyền
thông trên mạng xã hội, tin nhắn SMS, các infographic, videoclip, audiospot và
các tài liệu truyền thông hiện đại khác.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai
các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội, tin nhắn SMS và các hình thức truyền
thông mới.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai
các hoạt động phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện các hoạt động truyền
thông mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
- Chủ trì, phối hợp nhóm công tác truyền thông về vắc
xin phòng COVID- 19 để theo dõi, quản lý, báo cáo Lãnh đạo Bộ để xử lý khủng hoảng
truyền thông và các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến mua, sử dụng
vắc xin phòng COVID-19.
- Phối hợp Văn phòng Bộ Y tế, các đơn vị có liên
quan cập nhật bổ sung tài liệu truyền thông về vắc xin phòng COVID-19 cho hoạt
động của đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095.
- Tổ chức tập huấn về truyền thông nguy cơ phòng,
chống COVID-19 và vắc xin COVID-19 cho cán bộ y tế tham gia công tác chống dịch
COVID-19 và triển khai các hoạt động truyền thông về vắc xin của các đơn vị
Trung ương và Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
- Hướng dẫn, giám sát hoạt động truyền thông mua, sử
dụng vắc xin phòng COVID-19 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo
cáo Lãnh đạo Bộ để xử lý kịp thời, nhất là khi có khủng hoảng truyền thông liên
quan đến vắc xin.
1.2. Cục Y tế dự phòng, Chương trình tiêm chủng mở
rộng quốc gia
- Phối hợp với Vụ Truyền thông &TĐKT và các Vụ,
Cục, đơn vị liên quan tổ chức các cuộc họp báo, gặp mặt báo chí cung cấp thông
tin về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam; phân công Lãnh đạo
cung cấp thông tin tại họp báo, chuẩn bị nội dung của họp báo.
- Phối hợp với Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn
vị liên quan xây dựng các thông điệp, khuyến cáo, tài liệu truyền thông về vắc
xin phòng COVID-19.
- Phối hợp Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn vị
liên quan chuẩn bị nội dung và tham gia các phóng sự, tọa đàm, chương trình
truyền hình, chương trình phát thanh...trong khuôn khổ phối hợp với các cơ quan
báo chí truyền thông vắc xin phòng COVID-19.
- Tham gia nhóm công tác truyền thông về vắc xin
phòng COVID-19 để theo dõi, quản lý, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế để xử lý khủng hoảng
truyền thông và các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến vắc xin
phòng COVID-19.
1.3. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý Dược, Văn
phòng Bộ Y tế, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo
- Phối hợp với Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn
vị liên quan tổ chức các cuộc họp báo, gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về
mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam; phân công Lãnh đạo cung cấp
thông tin tại họp báo, chuẩn bị nội dung của họp báo.
- Văn phòng Bộ Y tế chủ trì bổ sung nội dung truyền
thông về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong hoạt động của Đường dây
nóng Bộ Y tế 19009095.
- Phối hợp Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn vị
liên quan chuẩn bị nội dung và tham gia các phóng sự, tọa đàm, chương trình
truyền hình, chương trình phát thanh...trong khuôn khổ phối hợp với các cơ quan
báo chí truyền thông về vắc xin phòng COVID-19.
- Tham gia nhóm công tác truyền thông về vắc xin
phòng COVID-19 để theo dõi, quản lý, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế để xử lý khủng hoảng
truyền thông và các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến vắc xin
phòng COVID-19.
1.4. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung
ương
- Phối hợp với Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn
vị liên quan tổ chức các cuộc họp báo, gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về
triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam.
- Phối hợp Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn vị
có liên quan tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe về vắc xin
COVID-19 cho cán bộ y tế để truyền thông trực tiếp cho người dân và cộng đồng.
1.5. Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, các đơn vị
trực thuộc Bộ Y tế
- Phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông về
mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 theo phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ Y tế.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
- Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
xây dựng kế hoạch truyền thông về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 của địa
phương, có thể lồng ghép trong kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và bố trí
nguồn lực (nhân lực, trang thiết bị, kinh phí) để thực hiện kế hoạch.
- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để triển
khai các hoạt động: cung cấp thông tin về triển khai vắc xin phòng COVID-19 tại
địa phương; hoàn chỉnh thông điệp truyền thông phù hợp tình hình địa phương và
tổ chức truyền thông tại cộng đồng về vắc xin phòng COVID-19; phối hợp các cơ
quan báo chí địa phương truyền thông về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19; thực
hiện truyền thông trên mạng xã hội, tin nhắn SMS và các hình thức truyền thông
mới; bổ sung nội dung cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của người dân liên
quan đến triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong hoạt động Đường dây nóng
của địa phương.
- Chủ động thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và
mạng xã hội để phát hiện và xử lý kịp thời các khủng hoảng truyền thông, tin giả,
tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại
địa phương; báo cáo Bộ Y tế để phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Tham gia tập huấn về truyền thông nguy cơ phòng,
chống COVID-19 và tiêm vắc xin coVID-19, tập huấn kỹ năng truyền thông giáo dục
sức khỏe về triển khai tiêm vắc xin COVID-19 theo kế hoạch tập huấn cụ thể của
Bộ Y tế; tổ chức tập huấn truyền thông vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch Truyền thông về triển khai
tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2021. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ
được giao, đề nghị các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, các đơn vị
trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn
trương tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi
đua, khen thưởng).
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát
sinh vấn đề mới đề nghị liên hệ Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng theo số
điện thoại: 024.62827979; email: [email protected] để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế
xem xét chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để phối hợp);
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Đ/c Thứ trưởng (để phối hợp);
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra, VP Bộ (để thực hiện);
- TT Truyền thông GDSKTW (để thực hiện);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế (để thực hiện);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện);
- Lưu VT, TT-KT.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG VỀ MUA VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TẠI
VIỆT NAM NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 271/KH-BYT ngày 10 tháng 03 năm 2021 của Bộ Y tế)
TT
|
Nội dung hoạt động
|
Thời gian dự kiến
|
Đơn vị thực hiện
|
Đơn vị phối hợp
|
Nguồn kinh phí
|
Ghi chú
|
1
|
Cung cấp thông tin cho
các cơ quan báo chí về mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Tổ chức các cuộc họp báo, gặp mặt báo chí, cung cấp
thông tin tại giao ban Tổng biên tập
|
Tháng 3 -12/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR, Cục Quản lý Dược,
Vụ KHTC, Cục QL Khám chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông
GDSK Trung ương
|
Kinh phí Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương
|
(theo tình hình cung ứng và sử dụng vác xin)
|
1.2
|
Hội thảo cung cấp thông tin về vắc xin phòng
COVID-19 tại Việt Nam cho phóng viên các cơ quan báo chí
|
Tháng 3- 4/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT, UNICEF, WHO
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR, Cục Quản lý Dược,
Vụ KHTC, Cục QL Khám chữa bệnh.
|
Kinh phí hỗ trợ của UNICEF
|
|
1.3
|
Tổ chức đưa phóng viên tham gia các hoạt động về
sử dụng vắc xin phòng COVID-19 tại cơ sở
|
Tháng 3 -12/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR. Cục Quản lý Dược,
Vụ KHTC, Cục QL Khám chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông
GDSK Trung ương
|
- Kinh phí Truyền thông GDSK năm 2021.
- Kinh phí Truyền thông phòng, chống COVID-19 năm
2021
|
|
2
|
Xây dựng thông điệp,
khuyến cáo truyền thông về vắc xin phòng COVID-19
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Tin nhắn SMS trên điện thoại di động
|
Tháng 3 -12/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR, Văn phòng Bộ Y tế,
Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương
|
- Kinh phí Truyền thông GDSK năm 2021.
- Kinh phí Truyền thông phòng, chống COVID-19 năm
2021
|
|
2.2
|
Tin nhắn trên Zalo
|
|
2.3
|
Infographic
|
Tháng 3 -12/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT phối hợp với UNICEF,
WHO
|
- Kinh phí Truyền thông GDSK năm 2021.
- Kinh phí Truyền thông phòng, chống COVID-19 năm
2021
- Kinh phí hỗ trợ của WHO, UNICEF (nếu có).
|
|
2.4
|
Videoclip
|
|
2.5
|
Audio spol
|
|
2.6
|
Tài liệu truyền thông truyền thống: tờ rơi,
apphich, poster, pano, bộ tài liệu hỏi đáp, bài phát thanh ...
|
Loại hình này chỉ sử dụng trong trường hợp cần
thiết để hạn chế sự lây truyền của COVID-19
|
2.7
|
Đăng tải, cập nhật thường xuyên trên Kho dữ liệu
truyền thông phòng, chống dịch COVID-19
|
Năm 2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
|
|
|
3
|
Phối hợp các cơ quan
báo chí truyền thông về vắc xin phòng COVID-19
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Xây dựng các tin, bài, phóng sự, chương trình truyền
hình, chương trình phát thanh, tổ chức các tọa đàm, giao lưu trực tuyến, các chương
trình truyền thông... cung cấp thông tin đến người dân về mua và sử dụng vắc
xin phòng COVID- 19 tại Việt Nam
|
Tháng 3 -12/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR, Cục Quản lý Dược,
Vụ KHTC, Cục QL Khám chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông
GDSK Trung ương
|
- Kinh phí Truyền thông GDSK năm 2021.
- Kinh phí Truyền thông phòng, chống COVID-19 năm
2021
|
|
3.2
|
Mời phóng viên tham gia các hoạt động thực tế triển
khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các cơ sở y tế, các địa phương, đơn vị
|
Tháng 3 -12/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR, Cục Quản lý Dược,
Vụ KHTC, Cục QL Khám chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông
GDSK Trung ương
|
- Kinh phí Truyền thông GDSK năm 2021.
- Kinh phí Truyền thông phòng, chống COVID-19 năm
2021
|
|
4
|
Truyền thông trên mạng
xã hội, tin nhắn SMS và các hình thức truyền thông mới
|
|
|
|
|
|
4.1
|
Truyền thông trên các trang mạng xã hội Facebook,
Zalo, Viber, Youtube, TikTok, Lotus, Gapo...: tin nhắn, bài viết, hình ảnh/inforgraphic,
videoclip, audiospot...; tổ chức các chương trình truyền thông, các tọa đàm,
giao lưu trực tuyến, giải đáp thắc mắc và các hoạt động truyền thông khác.
|
Tháng 3 -12/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR, Cục Quản lý Dược,
Vụ KHTC, Cục QL Khám chữa bệnh, Văn phòng Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông
GDSK Trung ương
|
- Kinh phí Truyền thông GDSK năm 2021.
- Kinh phí Truyền thông phòng, chống COVID-19 năm
2021
|
Cung cấp các tin nhắn, khuyến cáo, thông điệp về
vắc xin phòng COVID-19, kế hoạch triển khai và giải đáp các thắc mắc, câu hỏi
của người dân, bác bỏ thông tin sai sự thật, tin đồn, tin giả về vắc xin
phòng COVID-19 và quá trình triển khai tiêm.
|
4.2
|
Triển khai các chiến dịch truyền thông về vắc xin
COVID-19 trên mạng xã hội.
|
Quý II - Quý IV/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR, Cục Quản lý Dược,
Vụ KHTC, Cục QL Khám chữa bệnh
|
- Kinh phí hỗ trợ của UNICEF (nếu có).
|
|
4.3
|
Gửi các tin nhắn SMS khuyến cáo, thông điệp về vắc
xin phòng COVID-19 đến các thuê bao di động của tất cả các mạng di động tại
Việt Nam
|
Tháng 3 -12/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR, Cục Quản lý Dược,
Vụ KHTC, Cục QL Khám chữa bệnh
|
|
|
4.4
|
Truyền thông trong thang máy các tòa nhà, truyền
thông trên các màn hình quảng cáo, các màn hình thông tin nội bộ…
|
Tháng 3 -12/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Các đơn vị hỗ trợ
|
Kinh phí hỗ trợ hợp pháp (nếu có)
|
|
5
|
Hoạt động của Đường
dây nóng Bộ Y tế 19009095
|
|
|
|
|
|
5.1
|
Cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của người
dân liên quan đến vắc xin phòng COVID-19 trong hoạt động của Đường dây nóng Bộ
Y tế 19009095
|
Năm 2021
|
Văn phòng Bộ Y tế
|
Vụ Truyền thông &TĐKT và các đơn vị liên quan
|
Kinh phí hoạt động của Đường dây nóng
|
|
5.2
|
Xây dựng Bộ tài liệu cung cấp thông tin vắc xin
phòng COVID-19 cho Đường dây nóng hoạt động; cung cấp cho Đường dây nóng Bộ Y
tế và Đường dây nóng các tỉnh, thành phố
|
Tháng 3- 5/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
|
- Kinh phí hỗ trợ của UNICEF (nếu có).
|
|
6
|
Theo dõi và xử lý khủng
hoảng truyền thông liên quan đến vắc xin phòng COVID-19
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động Nhóm công tác về truyền thông vắc xin
phòng COVID-19
|
Năm 2021
|
Nhóm công tác
|
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các
đơn vị liên quan
|
|
|
|
Thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và mạng xã
hội để phát hiện và xử lý kịp thời các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên
quan đến triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
|
Năm 2021
|
Nhóm công tác
|
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các
đơn vị liên quan
|
|
|
|
Phản bác các tin giả, tin đồn
|
Năm 2021
|
Nhóm công tác
|
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các
đơn vị liên quan
|
|
|
7
|
Nâng cao năng lực truyền
thông nguy cơ phòng, chống COVID-19 và truyền thông vắc xin COVID-19
|
|
|
|
|
|
7.1
|
Tận huấn truyền thông nguy cơ phòng, chống
COVID-19 và tiêm vắc xin COVID-19 cho cán bộ y tế
|
Tháng 3- 8/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR, Cục Quản lý Dược,
Vụ KHTC, Cục QL Khám chữa bệnh
|
- Kinh phí Truyền thông GDSK năm 2021.
- Kinh phí Truyền thông phòng, chống COVID-19 năm
2021
|
|
7.2
|
Phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới WHO, UNICEF
xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp lập huấn, đào tạo kỹ năng Truyền thông
nguy cơ và Truyền thông về vắc xin COVID-19, truyền thông xử lý phản ứng sau
tiêm chủng AEFI cho cán bộ y tế và cán bộ tiêm chủng trong cả nước
|
Tháng 5- 8/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
|
- Kinh phí hỗ trợ của WHO, UNICEF (nếu có).
|
|
|
Tập huấn kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe về
vắc xin COVID-19 cho cán bộ y tế để truyền thông trực tiếp cho người dân và cộng
đồng.
|
Tháng 3- 8/2021
|
Vụ Truyền thông &TĐKT
|
Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR, TT Truyền thông
GDSK TW
|
- Kinh phí Truyền thông GĐSK năm 2021.
- Kinh phí Truyền thông phòng, chống COVID-19 năm
2021
|
|