ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2649/KH-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
VỀ TỔ CHỨC THÁNG CAO ĐIỂM TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ TỪ 5 ĐẾN
DƯỚI 18 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong thời gian qua, thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện đã triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ
12 đến dưới 18 tuổi đang sinh sống, học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến hết ngày 28 tháng 7 năm 2022, 46,6% trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được
tiêm mũi 1, 24% trẻ được tiêm mũi 2; tỷ lệ trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm
mũi 1, mũi 2 chiếm tỷ lệ rất cao (gần 100%), nhưng tỷ lệ tiêm mũi nhắc chỉ đạt
19% (tính dân số của Thành phố Hồ Chí Minh theo Công văn số 2413/UBND-VX
ngày 14 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố).
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19
trên địa bàn Thành phố gia tăng trở lại, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ và Bộ Y tế, nhằm bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh, Ủy ban nhân dân Thành
phố xây dựng Kế hoạch tổ chức Tháng cao điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ
từ 5 đến dưới 18 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
I. MỤC TIÊU
Đảm bảo bao phủ vắc xin phòng
COVID-19 mũi cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi nhắc lại (mũi 3) cho
trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn
thành trong tháng 8 năm 2022.
II. NGUYÊN TẮC
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và
các quận, huyện chịu trách nhiệm về triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo tiến
độ tiêm vắc xin cho trẻ trước ngày 31 tháng 8 năm 2022 (nếu đủ điều kiện).
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI
GIAN, HÌNH THỨC TIÊM VẮC XIN
1. Đối tượng
Tất cả trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi chưa
tiêm chủng đủ liều cơ bản vắc xin phòng COVID-19 và liều nhắc lại đối với trẻ từ
12 đến dưới 18 tuổi.
Lưu ý: Người từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm mũi nhắc lại sau mũi 2 năm tháng; trẻ
đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng.
2. Hình thức
- Đối với trẻ đi học: tiêm tại trường
học hoặc tại điểm tiêm được cơ sở giáo dục và y tế địa phương phối hợp lựa chọn
phù hợp, đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng, chống dịch bệnh.
- Đối với trẻ không đi học: tiêm tại
điểm tiêm cố định hoặc lưu động trên địa bàn do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện lựa chọn.
- Đối với trẻ đang điều trị nội trú tại
các khoa nhi của các bệnh viện hoặc trẻ có bệnh lý nền được địa phương chuyển tới
các bệnh viện: tổ chức tiêm vắc xin tại bệnh viện (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú
tại tỉnh, thành khác đang điều trị tại bệnh viện).
3. Thời gian triển khai: Từ nay đến hết ngày 31 tháng 8 năm 2022.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị triển
khai thực hiện kế hoạch, theo dõi, kiểm tra tình hình; tham mưu Ủy ban nhân dân
Thành phố giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có); báo cáo kết quả thực hiện về
Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế.
- Thường xuyên theo dõi tiến độ tiêm,
quản lý chặt chẽ việc điều phối, cấp phát, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho
các đơn vị.
- Đảm bảo phân công lực lượng nhân
viên y tế tham gia hỗ trợ các địa phương trong công tác tiêm vắc xin phòng
COVID-19 (nếu cần); đảm bảo công tác cấp cứu tại các điểm tiêm; bố trí xe cấp cứu
với đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, thuốc cấp cứu theo đúng cơ số quy định;
đảm bảo việc cấp cứu tại chỗ và vận chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
- Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên
truyền, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng trong Tháng cao điểm tiêm vắc
xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi (tính đến tháng 8 năm 2022)
trên địa bàn Thành phố bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố Thủ
Đức, các quận, huyện: phối hợp ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội; các đơn vị liên quan tổ chức các điểm tiêm, buổi tiêm chủng
đảm bảo các quy định chuyên môn, an toàn tiêm chủng và phòng, chống dịch; nhập
liệu và báo cáo đầy đủ theo quy định.
- Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tham
gia hỗ trợ tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo sự phân công của Sở Y tế; chịu
trách nhiệm đảm bảo an toàn, chất lượng về chuyên môn tiêm chủng theo đúng hướng
dẫn của Bộ Y tế; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng hướng dẫn hoặc tiếp
nhận xử trí kịp thời khi có trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin liên hệ hoặc trực
tiếp đến cơ sở; báo cáo đầy đủ thông tin tình hình tiếp nhận, xử trí các trường
hợp sự cố bất lợi sau tiêm tại cơ sở theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tuyên
truyền lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới
18 tuổi đến đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở giáo dục, các cơ sở bảo trợ
xã hội; vận động phụ huynh đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, lập danh sách học sinh trong độ
tuổi quy định chưa được tiêm chủng đầy đủ, thống kê số lượng gửi Sở Y tế làm đầu
mối để theo dõi, giám sát độ bao phủ vắc xin của trẻ; phối hợp Trung tâm Y tế tổ
chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ ngay tại trường học thuận tiện cho trẻ.
- Chỉ đạo hiệu trưởng các cơ sở giáo
dục vận động từng phụ huynh đưa trẻ đến điểm tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch;
theo dõi tiến độ tiêm của tất cả các học sinh đang theo học tại trường; huy động
giáo viên, nhân viên của các trường tham gia hỗ trợ công tác tổ chức tiêm chủng
tại trường; gửi tin nhắn đến các phụ huynh, người giám hộ về thông điệp truyền
thông “Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố đang gia tăng trở lại,
các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi đi tiêm vắc xin phòng
COVID-19 (mũi 1 và mũi 2) nếu chưa tiêm. Đối với trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi,
hãy tiêm mũi nhắc lại. Tiêm vắc xin là giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ”.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế thực
hiện tuyên truyền Tháng cao điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến
dưới 18 tuổi trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo các cơ quan báo, đài trên địa bàn
Thành phố thông tin tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin
phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi, thời gian và địa điểm triển khai
để người dân biết và đồng thuận cho trẻ tiêm chủng.
- Gửi tin nhắn đến người dân về thông
điệp truyền thông “Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố đang gia
tăng trở lại, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi đi tiêm vắc
xin phòng COVID-19 (mũi 1 và mũi 2) nếu chưa tiêm. Đối với trẻ từ 12 đến dưới
18 tuổi, hãy tiêm mũi nhắc lại. Tiêm vắc xin là giải pháp hiệu quả nhất để bảo
vệ trẻ”.
4. Đài Truyền hình Thành phố, Đài
Tiếng nói nhân dân Thành phố, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ
(VTV9): phối hợp ngành Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật Thành phố) thực hiện các chuyên đề về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19; đồng
thời nghiên cứu, sắp xếp bố trí các chuyên mục trong bản tin, các hình thức
tuyên truyền phù hợp trên sóng phát thanh, truyền hình nhằm tăng thời lượng, tần
suất thông tin về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19.
5. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện
Chỉ đạo các phòng chức năng, các đơn
vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn triển khai các nội dung
sau:
- Rà soát, lập danh sách các trẻ
trong độ tuổi từ 5 đến dưới 18 tuổi đang quản lý (bao gồm các học sinh theo học
tại các cơ sở giáo dục, các trẻ không đi học, các trẻ đang nuôi dưỡng tại các
cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn) chưa tiêm chủng đầy đủ mũi.
- Gửi thông tin tuyên truyền đến các
phụ huynh về thông điệp truyền thông “Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn
Thành phố đang gia tăng trở lại, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ từ 5 đến dưới 18
tuổi đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 (mũi 1 và mũi 2) nếu chưa tiêm. Đối với trẻ
từ 12 đến dưới 18 tuổi, hãy tiêm mũi nhắc lại. Tiêm vắc xin là giải pháp hiệu
quả nhất để bảo vệ trẻ”.
- Huy động nhân lực của các đơn vị trực
thuộc, trang thiết bị và phương tiện tham gia phục vụ công tác hậu cần, an
ninh, tổ chức Tháng cao điểm theo hướng dẫn của ngành Y tế.
- Xây dựng phương án phối hợp giữa điểm
tiêm và cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để xử lý kịp thời các trường hợp sự cố nặng
sau tiêm; giám sát các điểm tiêm tuân thủ yêu cầu chuyên môn và yêu cầu phòng,
chống dịch bệnh.
- Chủ động quản lý, điều phối lịch
tiêm dựa trên số lượng trẻ đi học tại các trường và không đi học địa phương, địa
điểm tiêm, đội tiêm, đội cấp cứu đã phân công cho địa phương và thực tế tình
hình dịch bệnh.
- Xây dựng kế hoạch tiêm chủng chi tiết
cho từng điểm tiêm, trường học theo từng ngày, có phân công nhiệm vụ, nhân sự cụ
thể và nhập danh sách điểm tiêm vào đường link đã triển khai của Sở Y tế (Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố) trước 16 giờ 00 ngày hôm trước để công bố
trên Cổng thông tin và để Trung tâm cấp cứu 115 có cơ sở hỗ trợ, đảm bảo mạng
lưới cấp cứu kịp thời.
- Theo dõi, giám sát tiến độ tiêm vắc
xin phòng COVID-19 các trẻ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 18 tuổi đang quản lý; chịu
trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố nếu tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng
COVID-19 đối với trẻ em không đạt (nếu đủ điều kiện).
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ kết quả thực
hiện tiêm chủng hàng ngày của địa phương chậm nhất trước 08 giờ 00 sáng ngày
hôm sau về Sở Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Tháng
cao điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện theo
nhiệm vụ được phân công, trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc,
khó khăn báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Y tế) để kịp
thời hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận:
- BCĐ QG PCD COVID-19;
- Bộ Y tế;
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
- Viện Pasteur TP.HCM;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQVN Thành phố;
- Văn phòng, Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND tp Thủ Đức và các quận, huyện;
- VPUB: CPVP;
- Phòng VX, TH;
- Lưu: VT, (VX-HC).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Anh Đức
|