Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2624/KH-UBND 2019 phòng chống bệnh Cúm gia cầm tỉnh Cao Bằng

Số hiệu: 2624/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Nguyễn Trung Thảo
Ngày ban hành: 29/07/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2624/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 29 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2019-2025

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch phòng chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2019-2025, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh Cúm gia cầm xảy ra và lây lan ra diện rộng; chủ động giám sát nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh; góp phần giảm thiểu tác động bất lợi của Cúm gia cầm đối với sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và thương mại trên địa bàn tỉnh.

2. Mc tiêu cthể

- Tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh; chủ động giám sát phát hiện sớm các ca bệnh, 100% các ổ dịch Cúm gia cầm được phát hiện và báo cáo kịp thời; tập trung mọi nguồn lực bao vây, khống chế xử lý ổ dịch không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

- Ngăn chặn không để các chủng vi rút mới nguy hiểm xâm nhiễm và lây lan ra địa bàn tỉnh.

- Góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh Cúm gia cầm ở người do nhiễm các chủng vi rút nguy hiểm (H5 và H7).

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Phân vùng để kiểm soát dịch bệnh Cúm gia cầm

1.1. Nguyên tắc phân vùng nguy cơ (cấp huyện) theo các tiêu chí

- Huyện giáp biên giới với Trung Quốc.

- Số ổ dịch Cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn cấp huyện từ năm 2014-2018.

- Tỷ lệ lưu hành vi rút Cúm gia cầm có khả năng gây ra dịch bệnh ở gia cầm và ở người (H5, H7, H9) qua kết quả giám sát chủ động từ năm 2014-2018.

- Cơ cấu, tổng đàn gia cầm (bao gồm cả tổng đàn vịt).

1.2. Phân vùng nguy cơ

a) Huyện nguy cơ cao: Bao gồm các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hòa An, Quảng Uyên, Phục Hòa, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Thông Nông, Hạ Lang, Thạch An và thành phố Cao Bằng.

b) Huyện nguy cơ thấp: huyện Nguyên Bình.

2. Giám sát dịch bệnh

2.1. Giám sát bị động

- Đàn gia cầm nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh Cúm gia cầm phải được lấy mu đxét nghiệm vi rút Cúm gia cm và chn đoán phân biệt.

- Đàn gia cầm liền kề với đàn gia cầm mắc bệnh Cúm gia cầm phải được theo dõi, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm vi rút Cúm gia cầm.

- Lấy mẫu giám sát Cúm gia cầm đối với gia cầm nhập lậu do các ngành chức năng bắt giữ để phát hiện sự xâm nhiễm của vi rút Cúm gia cầm từ Trung Quốc vào địa bàn tỉnh.

- Số lượng mẫu: Tổng số 350 mẫu (50 mẫu/năm).

- Kinh phí lấy mẫu, gửi mẫu, chẩn đoán xét nghiệm từ nguồn ngân sách tỉnh.

2.2. Giám sát chủ động

- Lấy mẫu giám sát sự lưu hành vi rút Cúm gia cầm tại các địa phương: Tổng số 1.400 mẫu (200 mẫu/năm); kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh.

- Lấy mẫu giám sát sự lưu hành vi rút Cúm gia cầm trên đàn gia cầm bán tại chợ và khu vực có nguy cơ cao

+ Mu môi trường (mẫu đơn): Tổng số 1.260 mẫu (180 mẫu/năm).

+ Mu swab hầu họng (mẫu đơn): Tổng số 7.560 mẫu (1080 mẫu/năm).

+ Kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương.

3. Xử lý ổ dịch

- Thực hiện việc xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Trong trường hợp dịch Cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng, UBND tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y hỗ trợ vác xin Cúm gia cầm để chống dịch.

4. Kiểm dịch vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm

4.1. Kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.

4.2. Kiểm soát vận chuyển qua biên giới

- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển, nhập lậu gia cm, sản phm gia cầm qua biên giới; tăng cường kim tra khu vực biên giới, cửa khu phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm.

- Tiến hành lấy mẫu đối với các lô hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu bị bt giữ đxét nghiệm Cúm gia cầm và xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức công tác truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác hại đi với nền kinh tế, ngành chăn nuôi,... do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm gây ra.

5. Kiểm soát giết mổ gia cầm: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

6. Kiểm soát ấp nở gia cầm: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chăn nuôi và ấp nở gia cầm.

7. Vệ sinh tiêu độc khử trùng: Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động (khoảng 2 đến 3 đợt/năm). Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh để chủ động triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi.

8. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Cúm gia cầm: Hàng năm, tổ chức hướng dẫn cho người chăn nuôi xây dựng vùng, chuỗi cơ sở sản xuất các sản phẩm chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đáp ứng thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

9. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

Tiếp tục tuyên truyền về nguy hiểm của bệnh Cúm gia cầm, nguy cơ lây truyn qua việc vận chuyn gia cầm qua biên giới, sử dụng ging gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cm chưa qua kiểm dịch, sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, gia cầm nghi mắc bệnh Cúm gia cầm, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Hình thức tuyên truyền: Trên phát thanh, truyền hình, báo chí; xây dựng, in ấn tờ gp, tờ rơi phân phát cho người chăn nuôi, dán ở nơi công cộng (chợ, nhà văn hóa cộng đng,...).

III. KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện giai đoạn 2019-2025: 1.816.190 nghìn đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 541.240 nghìn đồng, ngân sách tỉnh 1.274.950 nghìn đồng (chi tiết như biểu kèm theo).

2. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ; ngân sách địa phương trong khả năng cân đối hàng năm; do người dân đảm bảo và huy động từ các nguồn lực khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở:

+ Xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm phù hp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả tổ chức thực hiện giám sát chủ động, giám sát gia cầm nhập lậu.

+ Triển khai, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, điều tra dịch, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các huyện, Thành phố.

+ Hướng dẫn các địa phương, cơ sở chăn nuôi gia cầm thực hiện xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, ấp nở con giống gia cầm.

+ Phối hp với các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền về công phòng, chống dịch bệnh đến các tầng lớp nhân dân và người chăn nuôi.

- Thành lập đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch theo quy định. Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y, UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch này.

2. S Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí chi thường xuyên phục vụ hoạt động phòng, chống dịch theo quy định.

3. Sở Y tế: Phối hp với Sở Nông nghiệp và PTNT điều tra dịch tễ, giám sát dịch bệnh và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trên người.

4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh: Chỉ đạo lực lượng chức năng tại biên giới phối hp chặt chẽ với đơn vị chức năng tại cửa khu, chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở; tổ chức thông tin tuyên truyền nâng cao nhn thức của cư dân khu vực biên giới trong công tác phòng chng dịch, phòng ngừa gian ln thương mại và vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.

5. Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hp với các lực lượng chức năng khác đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyn gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; tổ chức dừng phương tiện giao thông ra vào vùng dịch, vùng bị uy hiếp để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển và vệ sinh tiêu độc khử trùng.

6. Cục Quản lý thị trường Cao Bằng: Chỉ đạo đơn vị trực thuộc phối hp với cơ quan thú y, lực lượng công an đấu tranh xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, Thành ph

- Trên cơ sở Kế hoạch này, tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với địa bàn mình quản lý. Đng thời, chỉ đạo cơ quan chuyên môn và UBND cp xã triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch; đặc biệt là công tác giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch không đdịch bệnh lây lan ra diện rộng.

- Tổ chức, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; xây dựng các chuỗi, cơ sở, các vùng sản xuất sản phẩm gia cầm an toàn dịch bệnh.

- Bố trí thêm nguồn ngân sách cấp huyện để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Cúm gia cầm./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y Trung ương;
- UBND tỉnh: CT, các PCT; (b
n ĐT)
- VP UBND tỉnh: CVP, các PCVP; (b
n ĐT)
- Cục Quản lý thị trường Cao Bằng;
- BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Cục Hải Quan Cao Bằng;
- Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Y t
ế;
-
UBND các huyện, Thành phố;
- Lưu: VT, NL (Kh 22 b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Thảo

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH CÚM GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2019-2025

(kèm theo Kế hoạch s: 2624/KH-UBND ngày 29/7/2019 của UBND tỉnh Cao Bằng)

TT

Hoạt động

Dự kiến kinh phí thực hiện giai đoạn 2019-2025 (nghìn đồng)

Tổng cộng

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Ngân sách tỉnh

1.274.950

192.350

187.600

185.100,0

179.850,0

175.100,0

175.100,0

179.850

1

Giám sát chủ động

243.950

34.850

34.850

34.850

34.850

34.850

34.850

34.850

1.1

Chi phí htrợ

23.520

3.360

3.360

3.360

3.360

3.360

3.360

3.360

1.2

Dụng cụ lấy mẫu

8.680

1.240

1.240

1.240

1.240

1.240

1.240

1.240

1.3

Chi phí xét nghiệm mu

206.150

29.450

29.450

29.450

29.450

29.450

29.450

29.450

1.4

Chi phí gửi mẫu

5.600

800

800

800

800

800

800

800

2

Giám sát bị động

491.750

70.250

70.250

70.250

70.250

70.250

70.250

70.250

2.1

Công ly mẫu

1.050

150

150

150

150

150

150

150

2.2

Dụng cụ lấy mẫu

25.900

3.700

3.700

3.700

3.700

3.700

3.700

3.700

2.3

Chi phí gửi mẫu

48.300

6.900

6.900

6.900

6.900

6.900

6.900

6.900

2.4

Chi phí xét nghiệm mẫu

416.500

59.500

59.500

59.500

59.500

59.500

59.500

59.500

3

Tuyên truyền

525.000

82.500

82.500

80.000

70.000

70.000

70.000

70.000

4

Hội nghị trin khai thực hiện, sơ kết, tổng kết

14.250

4.750

 

 

4.750

 

 

4.750

II

Ngân sách Trung ương

541.240

77.320

77.320

77.320

77.320

77.320

77.320

77.320

1

Chi phí lấy mẫu

64.260

9.180

9.180

9.180

9.180

9.180

9.180

9.180

2

Chi phí hỗ trợ

120.120

17.160

17.160

17.160

17.160

17.160

17.160

17.160

3

Vật tư lấy mẫu

261.660

37.380

37.380

37.380

37.380

37.380

37.380

37.380

4

Chi phí gửi mẫu

84.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

5

Báo cáo, quản lý hoạt động

11.200

1.600

1.600

1.600

1.600

1.600

1.600

1.600

Tổng cộng

1.816.190

269.670

264.920

262.420

257.170

252.420

252.420

257.170

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2624/KH-UBND ngày 29/07/2019 về phòng chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2019-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


619

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.63.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!