Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2547/KH-UBND 2021 chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid 19 tỉnh Tây Ninh

Số hiệu: 2547/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Trần Văn Chiến
Ngày ban hành: 30/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2547/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 30 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2021-2022

I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

- Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022.

- Kế hoạch số 1063/KH-BYT ngày 16/7/2021 của Bộ Y tế truyền thông Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022.

- Quyết định số 3518/QĐ-BYT ngày 20/7/2021 của Bộ Y tế Quyết định Ban hành Tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai nhanh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo chỉ đạo Trung ương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Chuẩn bị sẵn sàng, chi tiết

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng.

- Triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng, an toàn phòng COVID-19.

- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo khách quan, trung thực.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Đối tượng triển khai

Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho 17 nhóm đối tượng, cụ thể:

- Ưu tiên tiêm mũi 2 cho các nhóm đối tượng ưu tiên trên địa bàn tỉnh đã tiêm mũi 1 (41.423 người).

- 16 nhóm đối tượng theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021, toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế:

a) Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân); 4.530 người.

b) Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); 9.654 người.

c) Lực lượng Quân đội: 826 người.

d) Lực lượng Công an: 1.480 người.

đ) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam;

e) Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; 178 người.

g) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước; 12.458 người

h) Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; 16.532 người.

i) Người mắc các bệnh mạn tính (20.623 người); Người trên 65 tuổi (92.000 người);

k) Người sinh sống tại các vùng có dịch; 183.853 người,

l) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; 87.208 người.

m) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

n) Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;

o) Các chức sắc, chức việc các tôn giáo; 106 người

p) Người lao động tự do;

q) Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế;

Đối tượng tiêm chủng thuộc các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp nêu trên bao gồm cả nhà nước và tư nhân.

 2. Thời gian triển khai: từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022.

Tùy tình hình cung ứng vắc xin của Bộ Y tế và sự ưu tiên sử dụng vắc xin cho đối tượng tiêm, dự kiến thời gian triển khai theo kế hoạch và sự phân bổ vắc xin về tỉnh theo Bộ Y tế.

- Mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp hơn dựa trên tiêu chí sau:

+ Các huyện, thị xã, thành phố đang có dịch, ưu tiên tiêm chủng trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.

+ Các huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế.

+ Các huyện, thị xã, thành phố có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đông công nhân và dân cư.

+ Các huyện, thị xã có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế.

3. Hình thức triển khai: Tổ chức tiêm chủng chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động).

- Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của nhà nước, tư nhân và các cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng.

- Trong trường hợp cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, khu công nghiệp... để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm.

- Cơ sở tiêm chủng bố trí tiêm chủng theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm tiêm chủng bo đảm giãn cách phòng chống dịch; phải sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai tiêm chủng.

4. Tổ chức tiêm chủng

4.1. Tăng cường năng lực hệ thống tiêm chủng

- Ra soát, đầu tư, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, dây chuyền lạnh, nhân lực...cho các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động. Căn cứ chức năng nhiệm vụ của các ngành liên quan, đơn vị tại Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh

- Lập danh sách các cơ stiêm chủng đủ điều kiện kể cả nhà nước và tư nhân trong và ngoài ngành y tế; có kế hoạch huy động toàn bộ cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn để phối hợp thực hiện tiêm chủng trong trường hợp cần thiết cụ thể:

+ Tiêm chủng cố định: sử dụng 111 điểm tiêm cố định (bao gồm 94 trạm y tế xã, 9 TTYT huyện và BVĐK tỉnh, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, BVĐK Xuyên A, BVĐK Hồng Hưng, BVĐK Lê Ngọc Tùng và các Phòng tiêm ngừa tư nhân trên địa bàn tỉnh (Tanimed, Tâm Đức), địa điểm tiêm từng đối tượng cụ thể thông báo các đối tượng biết trước khi triển khai tiêm.

+ Tiêm chủng lưu động: Đối với các trường hợp khu vực phong tỏa, khu vực Khu công nghiệp... căn cứ tình hình thực tế triển khai các điểm tiêm lưu động.

- Xây dựng tài liệu, chương trình, kế hoạch; các đơn vị phối hợp tập huấn cho cán bộ y tế về bảo quản, vận chuyển, sử dụng, theo dõi sự cố bất lợi và sau tiêm chủng cho từng loại vắc xin.

- Ban chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch sử dụng vắc xin COVID-19 tại địa phương và chỉ đạo việc lập danh sách đối tượng tiêm theo nhóm nguy cơ, danh sách đối tượng đồng ý tiêm và không đồng ý tiêm theo mẫu thu thập các đối tượng của Bộ Y tế.

4.2. Tổ chức buổi tiêm chủng

- Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của nhà nước, tư nhân và các cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng.

- Trong trường họp cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, khu công nghiệp để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm.

- Cơ sở tiêm chủng bố trí tiêm chủng theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm tiêm chủng bảo đảm giãn cách phòng chống dịch; phải sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai tiêm chủng.

- Các cơ sở điều trị tiêm cho các đối tượng cần được theo dõi đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

4.3 Quản lý cơ sở tiêm chủng

- Trong quá trình thực hiện, thông tin liên quan đến các bước cần được cập nhật trực tiếp lên phân hệ Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng của Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 theo bốn bước: Tiếp đón/ Khám sàng lọc và xác nhận đủ điều kiện tiêm/Tiêm và Theo dõi sau tiêm/ cấp giấy xác nhận.

- Công khai và cập nhật thường xuyên thông tin vị trí, số bàn tiêm, thông tin người phụ trách trên cng thông tin của chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn

- Cơ sở tiêm chủng phải cập nhật thông tin số lượng liều vắc xin được nhập, số lượng tiêm được, số liệu tồn theo ngày và số liệu này phải được cập nhật trên trang thông tin chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.

- Hệ thống phục vụ chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cập nhật trực tuyến tra cứu theo cơ sở tiêm về kết quả số lượng người dân được tiêm, số lượng hoãn tiêm và số lượng được cấp chứng nhận tiêm chủng (lần 1 và lần 2 nếu có).

5. Đảm bảo an toàn tiêm chủng

- Các cơ sở tiêm chủng khác (Trạm Y tế cấp xã, Bệnh viện, Bệnh xá, cơ sở y tế... thuộc các Bộ, ngành, cơ sở tiêm chủng dịch vụ...) phải bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng

Để công khai minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, các đơn vị, địa phương sử dụng Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 để triển khai chiến dịch. Nền tảng bao gồm 4 thành phn: (1) Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn; (2) Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng; (3) Hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; (4) ứng dụng số sức khỏe điện tử, cụ thể như sau:

- Quản lý đối tượng tiêm chủng

- Quản lý cơ sở tiêm chủng

7. Truyền thông về triển khai vắc xin phòng COVID-19

7.1. Nội dung truyền thông

- Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, chú trọng truyền thông các văn bản chđạo của Bộ Chính trị, Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong đó chú trọng Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

- Truyền thông vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân, ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt; vận động người dân ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 Việt Nam.

- Truyền thông Kế hoạch chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương; hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch COVID-19, các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi và xử lý phản ứng sau tiêm chủng.

- Phát hiện, nêu gương những cá nhân điển hình trong phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch tiêm chủng an toàn.

7.2. Các hoạt động truyền thông

- Truyền thông kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng về chiến dịch tiêm chủng, vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt mình, các thông điệp, khuyến cáo tiêm chủng an toàn, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng, kêu gọi người dân ủng hộ chiến dịch và Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam; thông qua các bài viết, phóng sự, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, chương trình truyền hình, phát thanh...

- Phối hợp các sở, ngành, cơ quan, tổ chức truyền thông mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả về hoạt động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Xây dựng các thông điệp, khuyến cáo, tài liệu truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; cung cấp trên Kho dữ liệu điện tử tài liệu truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để các địa phương sử dụng truyền thông đến người dân đi tiêm chủng.

- Thực hiện Chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; tổ chức các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông ứng dụng internet về Chiến dịch.

- Triển khai Đường dây nóng của Bộ Y tế và các địa phương cung cấp thông tin, tư vấn kịp thời cho người dân về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Truyền thông về các tấm gương điển hình trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Tập huấn truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông về sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các cơ quan báo chí, các cán bộ y tế và các lực lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng.

- Thời gian thực hiện: Trước, trong và sau khi triển khi tiêm.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN TRIỂN KHAI

1. Kinh phí Trung ương: Hỗ trợ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 3 ca Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ.

2. Kinh phí địa phương: nguồn ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác đảm bảo thực hiện các nội dung sau:

- Chi phí vận chuyển vắc xin từ kho của tỉnh đến các điểm tiêm (trong trường hợp Bộ Y tế chỉ chuyn đến kho của tỉnh); trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định.

- Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng, bao gồm: chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, các vật tư tiêu hao (ngoài vật tư do Bộ Y tế bảo đảm), chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng...

- Các hoạt động tập huấn cho Trung tâm y tế huyện, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.

- Các hoạt động truyền thông tại địa phương.

- Kinh phí mua vắc xin (đối với các vắc xin do các địa phương tự mua).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Nắm bắt thông tin truyền thông trên mạng xã hội, phản bác kịp thời các tin đồn, tin giả, tin sai sự thật về vắc xin phòng COVID-19 và quá trình trin khai Chiến dịch; thực hiện tuyên truyền trong hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Vận hành văn phòng thường trực Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh, đảm bảo kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tuyệt đối không để lãng phí.

- Chỉ đạo các đơn vị quân đội, công an, y tế, giao thông vận tải... phối hợp trong việc triển khai chiến dịch tiêm chủng.

3. Sở Y tế

- Chủ trì, lập kế hoạch chi tiết từng loại vắc xin, từng đợt phân bổ vắc xin về, hướng dẫn cụ thể kế hoạch triển khai, phân bổ vắc xin, các hướng dẫn lập danh sách, tổ chức, giám sát và xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế các tuyến về việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo về truyền thông tiêm vắc xin COVID-19 theo kế hoạch tập huấn cụ thể của Bộ Y tế (nếu có).

- Phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp các thông tin khoa học, chính xác để phản bác, xử lý kịp thời các tin đồn, tin giả ảnh hưởng xấu đến triển khai Chiến dịch. Lập đường dây nóng để cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến triển khai Chiến dịch.

- Truyền thông vận động người dân sử dụng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt; ủng hộ, hỗ trợ tham gia triển khai Chiến dịch tiêm chủng tại địa phương.

- Cung cấp tài liệu truyền thông phù hợp (tờ rơi, infographic...) cho người đi tiêm về lịch tiêm chủng, những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng COVỈD-19, các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm, số điện thoại đường dây nóng của địa phương, thông tin về bác sỹ và cơ sở y tế theo dõi sau tiêm chủng.

- Tiếp nhận, phân phối hoặc xây dựng bổ sung tài liệu truyền thông do Bộ Y tế cung cấp (poster, infographic, tờ rơi...) dành cho cán bộ y tế, cán bộ tiêm chủng.

- Lập dự toán kinh phí tổ chức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 đảm bảo hiệu quả, an toàn.

 - Chỉ đạo các đơn vị điều trị chuẩn bị các phương án đm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử lý tai biến đảm bảo an toàn trong tiêm chủng.

- Tham mưu cho y ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai tiêm vắc xin COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ tổng hợp, báo cáo y ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai.

4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch, tiếp nhận, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

5. Các Sở, ngành, đoàn thể liên quan: Cung cấp danh sách các đối tượng thuộc diện tiêm vắc xin COVID-19 cho Sở Y tế đồng thời phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm cho các đối tượng thuộc đơn vị mình và hỗ trợ Sở Y tế khi cần thiết.

6. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Đăng tải các tài liệu tuyên truyền của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế và các đơn vị có liên quan cung cấp trên mạng xã hội Zalo, Facebook, ứng dụng “Tây Ninh Smart”, Cụm thông tin cơ sở của tỉnh, Cổng thông tin điện tử nhằm vận động người dân sử dụng ứng dụng “Ssức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; các khuyến cáo, thông điệp về tiêm chủng an toàn vắc xin phòng Covid-19.

- Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt; ủng hộ, hỗ trợ tham gia triển khai Chiến dịch tiêm chủng tại địa phương.

- Phối hợp với các ngành liên quan rà soát các thông tin trên các nền tảng mạng xã hội phát hiện, xử lý kịp thời các tin đồn, tin giả, tin sai sự thật liên quan đến triển khai Chiến dịch trên địa bàn tỉnh.

8. Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh

- Tuyên truyền đến mọi tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn tỉnh hiểu rõ tầm quan trọng của Chiến lược tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, tác dụng, lợi ích của vắc xin và kể cả tác dụng không mong muốn có thể xảy ra để người dân an tâm, tin tưởng, ủng hộ.

- Truy cập Kho dữ liệu điện tử tài liệu truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của Bộ Y tế, biên tập phù hợp để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Tài liệu truyền thông vắc xin phòng Covid-19: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61grRw2dJqjAsJoGsYyQ?e=EyOUnx

+ Tài liệu truyn thông Thông điệp 5K: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61gcEtcP160Tu-9ukXAQ?e=t3qXYz

 9. Đề nghị y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tchức chính trị - xã hội: Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, các ngành, cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, vận động các đối tượng đi tiêm vắc xin COVID-19 đúng kế hoạch.

10. y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với địa phương và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả. Chỉ đạo các lực lượng tình nguyện, đoàn viên, giáo viên, chính quyền địa phương hỗ trợ y tế trong công tác hậu cần, nhập liệu.... tại các điểm tiêm chủng.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai khai các hoạt động tập huấn, điều tra đối tượng và tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn.

- Chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin, hệ thống truyền thanh cấp huyện; tuyên truyền về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19, theo dõi các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng.

- Bảo đảm nguồn kinh phí triển khai hoạt động tiêm chủng vắc xin COVID-19 theo phân cấp ngân sách.

Trên đây là Kế hoạch triển khai chiến dịch vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, y ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban,ngành liên quan và y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT: TU, HĐND tỉnh;
- CT; các PCT UBND tỉnh;
- Cục Y tế dự phòng;
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, PCVP;
- Lưu: VT, VP
UBND tỉnh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Chiến

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2547/KH-UBND ngày 30/07/2021 triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022 do tỉnh Tây Ninh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


928

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.89.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!