ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 222/KH-UBND
|
Tiền Giang, ngày 18
tháng 8 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN,
THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG CỦA NGÀNH Y TẾ TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020
I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày
09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia y tế dự
phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 234/2016/QĐ-TTg ngày 05/02/2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn,
thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.
- Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn,
thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em.
- Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị
và Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành Y tế giai
đoạn 2011 - 2015.
- Quyết định số 216/QĐ-BYT ngày 20/01/2017 của
Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng
của ngành Y tế đến năm 2020.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực của ngành Y tế trong công
tác phòng, chống tai nạn, thương tích (PCTNTT) tại cộng đồng, góp phần giảm tỷ
lệ mắc, tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích (TNTT), đặc biệt là tai nạn
giao thông, đuối nước, tai nạn lao động, bạo lực.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) Mục tiêu 1: 100% các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo PCTNTT tại cộng đồng và tổ chức các hoạt động
tại địa phương.
b) Mục tiêu 2: 100% các huyện, thị xã, thành
phố thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y tế và cộng
đồng trong PCTNTT.
c) Mục tiêu 3: Trên 95% địa phương tổ chức
giám sát, báo cáo đúng hạn, đầy đủ số liệu mắc, tử vong do TNTT tại các cơ sở y
tế và cộng đồng.
d) Mục tiêu 4: Củng cố, phát triển mạng lưới
và năng lực sơ cấp cứu TNTT tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở
y tế; 100% nhân viên y tế ấp/khu phố, cộng tác viên biết kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu
ban đầu cho trẻ em bị TNTT.
III. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: 05 năm, từ 2016 - 2020.
2. Phạm vi thực hiện: Toàn tỉnh Tiền Giang.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Mục tiêu 1: 100% các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo PCTNTT tại cộng đồng và tổ chức các hoạt động
tại địa phương
- Thành lập, kiện toàn và phân công nhiệm vụ
cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo PCTNTT tại cộng đồng của ngành Y tế từ tuyến
tỉnh đến tuyến huyện, xã.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
PCTNTT đến năm 2020 và hàng năm, chú trọng đến tai nạn giao thông, đuối nước,
tai nạn lao động, bạo lực cho các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai
thực hiện kế hoạch PCTNTT tại từng địa phương.
2. Mục tiêu 2: 100% các huyện, thị xã, thành
phố thực hiện tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng của
cán bộ y tế và cộng đồng trong PCTNTT
- Xây dựng các tài liệu truyền thông về
PCTNTT phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.
- Đa dạng hóa các loại hình truyền thông phù
hợp với các đối tượng và địa bàn; phát huy hiệu quả của hệ thống loa truyền
thanh tại địa phương.
- Xây dựng mô hình truyền thông tại các cơ sở
y tế; đưa nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe và PCTNTT cho cộng đồng vào
đánh giá chất lượng bệnh viện, trung tâm y tế hàng năm.
- Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền
thông PCTNTT vào hoạt động truyền thông trong các chương trình y tế, phong trào
vệ sinh yêu nước, phong trào xây dựng nông thôn mới, Ngày Sức khỏe thế giới,
Tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, Tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh
lao động phòng chống cháy nổ hàng năm.
- Xây dựng và triển khai các chương trình đào
tạo liên tục cho cán bộ y tế và mạng lưới cộng tác viên bao gồm: kỹ năng truyền
thông; kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu TNTT, chăm sóc chấn thương thiết yếu;
giám sát, thống kê báo cáo số liệu mắc và tử vong do TNTT; PCTNTT trẻ em; xây dựng
cộng đồng an toàn PCTNTT.
3. Mục tiêu 3: Trên 95% địa phương tổ chức
giám sát, báo cáo đúng hạn, đầy đủ số liệu mắc, tử vong do TNTT tại các cơ sở y
tế và cộng đồng
- Cung cấp trang thiết bị và phần mềm để nâng
cao chất lượng thống kê giám sát TNTT; tổ chức ghi chép giám sát số liệu mắc và
tử vong do TNTT theo quy định tại các tuyến.
- Theo dõi, giám sát về tình hình TNTT trẻ
em.
- Triển khai hệ thống giám sát điểm (bao gồm
xây dựng bộ chỉ số báo cáo, công cụ giám sát, xử lý số liệu, báo cáo giám sát
điểm) về tai nạn giao thông tại ít nhất 01 điểm dọc theo tuyến quốc lộ; TNTT trẻ
em tại ít nhất 01 bệnh viện tuyến tỉnh.
- Ghi nhận và báo cáo các trường hợp tai nạn
lao động được khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định
39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật An toàn vệ sinh lao động.
- Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ cho từng loại
hình TNTT tại cộng đồng và thực hiện hiệu quả các biện pháp can thiệp.
- Phổ biến kết quả triển khai việc ghi chép,
giám sát số mắc và tử vong do TNTT cho cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách,
cán bộ y tế và cộng đồng (thông qua hội thảo, tờ rơi, báo chí…; tăng cường sử dụng
số liệu giám sát TNTT trong việc lập kế hoạch phòng chống, đánh giá các giải
pháp PCTNTT.
4. Mục tiêu 4: Củng cố, phát triển mạng lưới,
năng lực sơ cấp cứu TNTT tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y
tế. 100% nhân viên y tế ấp/khu phố biết kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ
em bị TNTT
- Duy trì và phát triển các trạm sơ cứu, cấp
cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm theo quy định; xây dựng và củng
cố mạng lưới cộng tác viên sơ cứu TNTT tại cộng đồng thông qua mạng lưới ấp/khu
phố, cộng tác viên; tổ chức các hình thức vận chuyển cấp cứu khác… ngoài xe cứu
thương.
- Cung cấp trang thiết bị phục vụ sơ cứu, cấp
cứu TNTT tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế.
- Tổ chức triển khai các hoạt động: tập huấn
kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cho từng nhóm đối tượng (người lao động, giáo viên, học
sinh, cảnh sát giao thông, đối tượng học và thi cấp giấy phép lái xe...); củng
cố, nâng cao chất lượng các điểm sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông.
- Thông tin rộng rãi về hệ thống sơ cứu, cấp
cứu TNTT tới người dân.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ
các nguồn:
- Ngân sách của ngành Y tế hàng năm được
phân cấp.
- Ngân sách của các huyện, thành, thị.
- Huy động hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân
khác.
Bảng dự trù kinh phí hoạt động:
Đơn vị tính: ngàn
đồng
Năm
Kinh phí (ngàn đồng)
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Kinh phí hàng năm
|
0
|
262.360
|
288.596
|
317.466
|
349.201
|
Tổng kinh phí giai đoạn
2016-2020
|
1.217.613
|
Số tiền bằng chữ: Một tỷ, hai
trăm mười bảy triệu, sáu trăm mười ba ngàn đồng.
|
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Là cơ quan thường trực thực hiện Kế hoạch này.
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo
PCTNTT tỉnh với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể có liên quan; phối hợp
với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch PCTNTT hàng năm tại cộng đồng;
kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và các địa phương xây dựng kế
hoạch, tuyên truyền PCTNTT trên địa bàn.
- Hướng dẫn việc nâng cao chất lượng ghi
chép, thống kê báo cáo các trường hợp mắc và tử vong do TNTT; giám sát yếu tố
nguy cơ gây TNTT trong môi trường lao động, nâng cao nhận thức về các yếu tố
nguy cơ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu, cấp cứu ban đầu tại nơi làm việc.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế củng cố và tăng cường
nguồn lực cho hệ thống giám sát TNTT, tích cực tuyên truyền, lồng ghép hoạt động
PCTNTT vào các chương trình y tế địa phương.
- Nghiên cứu, đánh giá các nguy cơ gây TNTT,
đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống và đề xuất các giải pháp khả thi
góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do TNTT trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở điều trị nâng cao chất
lượng chăm sóc chấn thương, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chăm sóc chấn thương thiết
yếu; củng cố, nâng cao năng lực và tăng cường hoạt động của mạng lưới các trạm
cấp cứu, tổ cấp cứu ngoại viện nhằm đáp ứng kịp thời các trường hợp bị TNTT.
- Hướng dẫn, triển khai thực hiện phác đồ xử
lý sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển nạn nhân bị TNTT tại cộng đồng và triển khai các
hoạt động chăm sóc chấn thương trước khi đến bệnh viện.
- Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chăm
sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế các tuyến do Bộ Y tế ban hành.
- Ghi nhận, tổng hợp, báo cáo số liệu mắc và
tử vong do TNTT theo quy định.
- Xây dựng chương trình và tổ chức truyền
thông về PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn cho cán bộ ngành Y tế và người dân
tại cộng đồng.
- Tổng hợp kinh phí, phối hợp cơ quan
chức năng trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch PCTNTT
hàng năm theo quy định.
- Chủ động, tích cực phối hợp với các
ban, ngành, đoàn thể tại địa phương trong thực hiện nhiệm vụ PCTNTT tại cộng đồng.
- Chỉ đạo Trung tâm y tế tuyến huyện, các
trạm y tế tham mưu UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch PCTNTT giai đoạn 2016 -
2020 và hàng năm; tổ chức ghi nhận, thống kê, báo cáo số liệu mắc và tử vong do
TNTT xảy ra trên địa bàn.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
a) Sở Giao thông Vận tải: Xây dựng các
chốt sơ cứu, cấp cứu trên các tuyến giao thông chính; phối hợp Sở Y tế xây dựng
kế hoạch đào tạo về sơ cứu, cấp cứu cho các đối tượng là thanh tra giao thông,
giáo viên hướng dẫn lái xe, học viên học và thi cấp giấy phép lái xe.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối
hợp với Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tập huấn về sơ cứu, cấp cứu tai nạn
lao động xảy ra tại nơi làm việc cho người lao động và những kiến thức cơ bản về
phòng, chống TNTT ở cộng đồng (trong đó có trẻ em).
c) Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp Sở
Y tế xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn về kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cho
giáo viên và học sinh các cấp.
d) Công an tỉnh: Phối hợp Sở Y tế tập
huấn cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy về sơ cứu, cấp cứu
tai nạn giao thông và phòng chống TNTT, đuối nước ở trẻ em.
đ) Đề nghị Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Củng
cố và nâng cao chất lượng các điểm sơ cứu, cấp cứu dựa vào cộng đồng; phối hợp
Sở Y tế tập huấn cho tình nguyện viên về phương pháp sơ cứu, cấp cứu tại nan
thương tích; thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người dân trong cộng đồng.
e) Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tuyên
truyền cho phụ nữ về phòng chống bạo lực gia đình; hướng dẫn chăm sóc, giám sát
trẻ và các biện pháp sơ cứu, cấp cứu TNTT trẻ em.
g) Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh tỉnh: Tổ chức tuyên truyền phòng chống bạo lực trong cộng đồng; vận động
đoàn viên thanh niên tham gia giao thông an toàn, phòng chống tác hại của rượu
bia; phối hợp với Sở Y tế tập huấn sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho đoàn
viên, thanh niên và thanh niên tình nguyện trên địa bàn.
h) Các tổ chức hội, đoàn thể khác: Tuyên truyền
về phòng chống bạo lực gia đình, xã hội; vận động người dân tích cực tham gia
xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống TNTT tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống tai nạn,
thương tích tại cộng đồng của ngành Y tế Tiền Giang đến năm 2020. Hàng năm,
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên
quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu
phát sinh khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, đoàn thể báo cáo
đề xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Y tế) để được hướng
dẫn, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần
Thanh Đức
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|