Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 218/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Vũ Việt Văn
Ngày ban hành: 23/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 218/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 8 năm 2021

KẾ HOẠCH

ĐẦU TƯ MUA SẮM, TRANG THIẾT BỊ, VẬT TƯ, HÓA CHẤT SINH PHẨM, THIẾT BỊ PHÒNG HỘ CHO CÁC BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN CẤP TỈNH, CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ COVID-19 CẤP TỈNH, HUYỆN VỚI QUY MÔ 1.000 GIƯỜNG

Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra ban hành về việc phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc COVID-19 (Văn bn mật);

Căn cứ Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của HĐND tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch chuẩn bị đầu tư mua sắm, trang thiết bị, vật tư, hóa chất sinh phẩm, thiết bị phòng hộ cho các bệnh viện dã chiến cấp tỉnh, cơ sở điều trị Covid-19 cấp tỉnh, huyện với quy mô 1.000 giường; đầu tư mua sắm thiết bị cho các cơ sở cách ly y tế tập trung cấp huyện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Củng cố, nâng cao năng lực về lĩnh vực điều trị Covid-19 cho các bệnh viện dã chiến cấp tỉnh, cơ sở điều trị Covdi-19 cấp tỉnh, huyện để chủ động sớm ngăn chặn bệnh diễn biến nặng, điều trị hồi sức tích cực cho người bệnh Covid-19 đ hạn chế thấp nhất tý lệ tử vong. Bổ sung đủ điều kiện cho các cơ sở cách ly y tế tập trung cấp huyện bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.

2. Yêu cầu: Bảo đảm đủ các trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị phòng hộ...để triển khai các bệnh viện dã chiến cấp tỉnh, cơ sở điều trị Covid cấp tỉnh, huyện đủ các điều kiện thực hiện điều trị cho 1.000 bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh và các cơ sở cách ly y tế cấp huyện

II. NỘI DUNG ĐẦU TƯ MUA SẮM, TRANG THIẾT BỊ, VẬT TƯ Y TẾ CHO CÁC BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN CẤP TỈNH, CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ COVID-19 VỚI QUY MÔ 1000 GIƯỜNG BỆNH

1. Sự cần thiết đầu tư

Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Trung quốc vào tháng 12 năm 2019 tới nay đã xuất hiện 5 chủng vi rút, các biến thể xuất hiện càng về sau càng nguy him hơn, với độc lực mạnh hơn, khả năng lây lan nhanh hơn, gây bệnh nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn. Các chủng này đều đã xâm nhập vào Việt Nam, gây ảnh hưởng nhiều đến tính mạng, sức khỏe nhân dân.

Nhận định được tình hình phức tạp này, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Công điện, trong đó tập trung vào công tác nâng cao năng lực điều trị COVID-19, tập trung điều trị sớm đ ngăn chặn bệnh din biến nặng, điều trị hồi sức tích cực để hạn chế thấp nhất tỷ l tử vong.

Ngày 08/7/2021, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra ban hành Văn bản mật, Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG về việc phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc COVID-19, theo đó tỉnh Vĩnh Phúc với dân số trên 1 triệu người và có số lượng công nhân đông, phải xây dựng Phương án với số lượng 3.000 người mắc COVID-19. Ngày 29/7/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3616/QĐ-BYT phê duyệt Đề án tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19.

Vì vậy, để chủ động sẵn sàng các điều kiện thực hiện điều trị cho số người mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh đến 1.000 và cao hơn nữa, việc đầu tư mua sắm trang thiết by tế, thuốc, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị phòng hộ... cho 02 Bệnh viện dã chiến cấp tỉnh, cơ sở điều trị Covid-19 tại BVĐK khu vực Phúc Yên, 09 cơ sở điều trị Covid-19 cấp huyện là rất cần thiết và cấp thiết.

2. Đầu tư các bệnh viện dã chiến, cơ sở điều trị Covid-19 cấp tỉnh, huyện

2.1. Bnh vin dã chiến số 1

2.1.1. Cơ sở 1 (tại Trường Văn hóa nghệ thuật tnh cũ)

Bệnh viện được thành lập tại Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 13/02/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, giao Bệnh viện đa khoa tỉnh vận hành, với quy mô 300 giường, tuy nhiên do bệnh nhân COVID-19 phi giãn cách nên chỉ sắp xếp kê được 150 giường; cơ cấu tổ chức gồm 3 phòng và 9 khoa, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân cả 3 tầng (nhẹ, trung hình, nặng).

Trang thiết bị: Năm 2020, Bệnh viện dã chiến số 1 đã được đầu tư một số trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh COVID-19, với tổng kinh phí là 11.507 triệu đồng, số còn lại là điều chuyển từ Bệnh viện đa khoa tỉnh và một số tổ chức, cá nhân tài trợ, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch. Hiện tại các trang thiết bị tại Bệnh viện dã chiến số 1 cơ bản đáp ứng công tác điều trị người bệnh COVID-19 ở mức độ trung bình, nặng.

Đã có Hệ thống khí y tế (khí ôxy sử dụng dàn chai), hệ thống khí hút, khí nén.

Đề xuất đầu tư bổ sung: Hệ thống Bồn chứa oxy hóa lỏng (3-5 m3), dự kiến kinh phí đầu tư là 1.500 triệu đồng.

2.1.2. Cơ sở 2

UBND tỉnh đã xây dựng phương án di chuyển tạm thời 02 Bệnh viện Y học cổ truyền và Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh sang Bệnh viện Sản-Nhi (cơ sở mới) hoạt động; sử dụng cơ sở vật chất 02 bệnh viện này nâng cấp, mở rộng cho Bệnh viện dã chiến s 1 bằng việc thêm cơ sở 2, với quy mô 350 giường (150 giường bệnh nhân nặng và nguy kịch (ICU); 160 giường bệnh nhân mức độ trung bình; 40 giường mức độ nhẹ);

Cơ cấu tổ chức gồm Trung tâm Trung tâm hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 và 05 khoa điều trị.

Đơn vị vận hành: Tiếp tục giao Bệnh viện đa khoa tỉnh chịu trách nhiệm vận hành.

Nhân lực: Sử dụng 280 cán bộ chuyên môn (giai đoạn 1 là 48 cán bộ của BVĐK tỉnh, giai đoạn sau thêm 232, trong đó huy động 40 cán bộ của BVĐK khu vực Phúc Yên).

Thuận lợi: Cơ sở hạ tầng hiện nay đang hoạt động của Bệnh viện Y dược cổ truyền, Bệnh viện phục hồi chức năng tnh, thuận tiện trong điều kiện tham gia giao thông, kết nối với nhanh với Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện dã chiến số 1 cơ sở 1, Bệnh viện dã chiến số 2 (tại Bệnh viện Sn-Nhi cũ) và Bệnh viện dã chiến số 3 (dự kiến tại Trường Trung học Y tế cũ và Trường Cao đng nghề Việt Đức). Có liên thông, kết nối với nhau bằng hệ thống nhà cầu; có đầy đủ các khoa phòng chức năng; Hệ thống khí ô xy trung tâm; Hệ thống xử lý nước thải; Hệ thống xử lý rác thải; Nhà đại thể; Trạm biến áp 250 KVA.

Bệnh viện Sản-Nhi mới đi vào hoạt động, được thiết kế đủ công năng hoạt động cho quy hoạch 10 năm tới, hiện tại đủ số giường cho khoảng 200 giường bệnh của Bệnh viện Y dược cổ truyền, Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh (cả 2 bệnh viện thực hiện giảm quy mô so với cơ sở cũ).

- Giai đoạn đầu nâng cấp khoa Hồi sức tích cực của cơ sở 1 thành Trung tâm hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 với quy mô 50 giường bệnh ICU, tuy nhiên có tính toán lắp đặt đầy đủ hệ thống khí y tế, kèm 150 dầu khí y tế để sẵn sàng nâng cấp số giường ICU lên 150 giường.

- Giai đoạn sau tiếp tục mở rộng quy mô nâng cấp thêm 100 giường ICU, 160 giường bệnh nhân trung bình, 40 giường mức độ nhẹ.

- Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí đầu tư cho cơ sở 2 dự kiến: 159.210 triệu đồng. Trong đó:

(1) Kinh phí đầu tư mua trang thiết bị y tế

- Giai đoạn 1: Đầu tư mua sắm đủ trang thiết bị y tế cho Trung tâm hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 với 50 giường bệnh, gồm: giường bệnh cấp cứu 3 tay quay, máy thở chức năng cao, máy lọc máu liên tục, Hệ thống ECMO, máy Xquang di động, máy siêu âm, máy theo dõi bệnh nhân, bơm tiêm điện, máy truyền dịch,...

Kinh phí đầu tư TTB dự kiến là 111.669 triệu đồng (87.994 triệu đồng cho 50 giường ICU) phục vụ điều trị 150 bệnh nhân ở Cơ sở 2.

(2) Kinh phí mua thuốc, vật tư, hóa chất, xét nghiệm: 34.541 triệu đồng, bao gồm:

- Sinh phẩm xét nghiệm: 22.270 triệu đồng (PCR: 15.554 triệu đồng, Test nhanh kháng nguyên: 6.716 triệu đồng).

- Phương tiện phòng hộ: 6.830 triệu đồng

- Hóa chất khử khuẩn: 678 triệu đồng.

- Thuốc: 2.239 triệu đồng

- Vật tư y tế: 910 triệu đồng.

- Oxy: 1.614 triệu đồng.

(3) Di chuyển, cải tạo, sửa chữa

- Kinh phí di chuyển (di chuyển 2 bệnh viện PHCN và YHCT ra bệnh viện Sn nhi cơ sở mới): 3.000 triệu đồng.

- Kinh phí cải tạo sửa chữa cơ sở, vật chất để hoạt động cơ sở 2: 2.000 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện: Di chuyển Bệnh viện phục hồi chức năng, Bệnh viện Y dược c truyền ra Bệnh viện Sản nhi mới, sau khi UBND tỉnh đồng ý chủ trương thành lập cơ sở 2 của Bệnh viện dã chiến 1 (dự kiến 15 ngày).

(4) Hệ thống khí, oxy: Hiện tại, Bệnh viện Phục hồi chức năng đã có Hệ thống khí y tế. Cần đầu tư bổ sung đường ống dẫn khí, các thiết bị ngoại vi, Dự kiến kinh phí đầu tư: 8.000 triệu đồng.

2.2. Bệnh viện dã chiến số 2

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2289/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 thành lập Bệnh viện dã chiến số 2 phòng chống COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc, sử dụng cơ sở vật chất tại Bệnh viện Sản-Nhi cơ sở cũ với quy mô 200 giường (14 giường bệnh nhân nặng; 186 giường mức độ nhẹ).

- Cơ cấu khoa, phòng: gồm 3 phòng và 12 khoa chuyên môn, có khoa điều trị cho bệnh nhân sản khoa và ngoại sản nhiễm COVID-19.

- Tổ chức thu dung điều trị, cách ly người bệnh dương tính COVID-19 trên địa bàn tỉnh mức độ nhẹ và nặng trở lên.

- Đơn vị vận hành, quản lý: Giao Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh chịu trách nhiệm vận hành, quản lý.

- Nhân lực: Sử dụng 160 cán bộ chuyên môn của Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phúc Yên, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, Phòng khám Đa khoa Melatec.

- Chức năng của Bệnh viện dã chiến số 2: Bệnh viện có chức năng tổ chức thu dung điều trị, cách ly người bệnh dương tính COVID-19 trên địa bàn tỉnh mức độ nhẹ, không triệu chứng và nặng trở lên, có khoa điều trị cho bệnh nhân sản khoa, ngoại sản, ngoại nhiễm COVID-19.

- Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí đầu tư cho Bệnh viện dã chiến số 2 dự kiến: 77.318 triệu đồng.

Trong đó:

(1) Kinh phí đầu tư mua trang thiết bị y tế

- Dự kiến kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện dã chiến số 2 là 28.632 triệu đồng.

Bệnh viện Dã chiến số 2 tiếp nhận và điều trị cho các sản phụ, trẻ em mắc COVID-19, do vậy ngoài danh mục trang thiết bị thiết yếu theo Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế phải đầu tư thêm các trang thiết bị khám chữa bệnh sản phụ khoa và nhi khoa khác như: Bàn đẻ, bàn m, máy gây mê kèm thở, hệ thống hồi sức sơ sinh,...

Dự kiến Bệnh viện dã chiến số 2 có 5 giường hồi sức tích cực trong tổng số 14 giường bệnh nhân nặng. Một số trang thiết bị hồi sức sẽ mua sắm thấp hơn so với nhu cầu theo Quyết định số 2626/QĐ-BYT , tập trung đầu tư trang thiết bị phù hợp với đặc thù chuyên môn của bệnh viện.

(2) Thuốc, vật tư, hóa chất, xét nghiệm

Dự kiến kinh phí: 46.005 triệu đồng, trong đó:

- Sinh phẩm xét nghiệm: 29.693 triệu đồng (PCR: 20.738 triệu đồng, Test nhanh kháng nguyên: 8.955 triệu đồng).

- Phương tiện phòng hộ: 9.107 triệu đồng

- Hóa chất khử khuẩn: 904 triệu đồng.

- Thuốc: 2.981 triệu đồng

- Vật tư y tế: 1.167 triệu đồng.

- Oxy: 2.152 triệu đồng.

(3) Cải tạo, sửa chữa: Thực hiện cải tạo, sửa chữa Bệnh viện dã chiến số 2 để phù hợp và đảm bảo phòng chống dịch, dự kiến kinh phí: 2.682 triệu đồng.

2.3.Cơ sở cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên

Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên chịu trách nhiệm vận hành hoạt động của cơ sở, triển khai mua sắm phục vụ hoạt động của cơ sở.

Quy mô 50 giường (trước đây được s dụng làm khu cách ly tập trung).

Nhân lực: Sử dụng nhân lực tại chỗ của Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên số lượng 30 người, gồm: Bác sĩ: 8 người; Điều dưỡng: 20 người; Khác: 2 người.

Tng kinh phí đầu tư dự kiến: 33.443 triệu đồng. Trong đó:

(1) Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế

Năm 2020, Bệnh viện đã đầu tư mua sắm trang thiết bị cho phòng chống dịch với tổng kinh phí 21,3 tỷ đồng. Hiện tại, dự kiến đầu tư trang thiết bị cho Cơ sở cách ly, điều trị người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện với quy mô 50 giường bệnh, trong đó có 20 giường bệnh Hồi sức tích cực (ICU) với đầy đủ các thiết bị: Giường bệnh cấp cứu 3 tay quay, máy thở chức năng cao, máy lọc máu liên tục, máy theo dõi bệnh nhân, bơm tiêm điện, máy truyền dịch để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch của tỉnh; Kinh phí dự kiến là 21.893 triệu đồng.

(2) Thuốc, vật tư, hóa chất, xét nghiệm: 11.549 triệu đồng, gồm:

- Sinh phẩm xét nghiệm: 7.423 triệu đồng (PCR: 5.185 triệu đồng, Test nhanh kháng nguyên: 2.238 triệu đồng).

- Phương tiện phòng hộ: 2.277 triệu đồng

- Hóa chất khử khuẩn: 226 triệu đồng.

- Thuốc: 743 triệu đồng

- Vật tư y tế: 341 triệu đồng.

- Oxy: 538 triệu đồng.

2.4. Đối với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố

Đ đảm bảo công tác cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các Trung tâm y tế các huyện, thành phố khi dịch bệnh bùng phát, cần đầu tư, bổ sung Hệ thống khí ô xy trung tâm, cụ th:

a) Hiện trạng khí ô xy tại TTYT các huyện, thành phố

- Có 01 đơn vị đã có đầy đủ hệ thống oxy sử dụng bồn oxy hóa lỏng: Trung tâm y tế huyện Sông Lô.

- 01 đơn vị có hệ thống oxy sử dụng giàn chai: Trung tâm y tế huyện Yên Lạc.

- Các trung tâm đang đầu tư, chuẩn bị đầu tư hệ thống oxy trung tâm:

+ Trung tâm y tế huyện Tam Đảo (đã có trong thiết kế dự án đầu tư giai đoạn 3 đầy đ Hệ thống khí y tế gồm: oxy, khí hút, khí nén do BQL DAĐT công trình DD&CN làm ch đầu tư dự kiến khi công quý IV năm 2021).

+ Trung tâm y tế thành phố Phúc Yên: dự án giai đoạn I đã đầu tư Hệ thống oxy sử dụng giàn chai (chưa lắp đặt xong), dự án giai đoạn 2 đã bổ sung bồn oxy hóa lỏng (Dự án do BQL DADT công trình DD&CN làm chủ đầu tư, đang được Sở Xây dựng thẩm định thiết kế, dự kiến khi công quý IV năm 2021).

+ Trung tâm y tế huyện Lập Thạch (Nhà kỹ thuật nghiệp vụ): Đã đầu tư Hệ thống khí y tế (oxy, khí hút, khí nén) nhưng Hệ thống oxy sử dụng gian chai chưa lp đặt xong.

+ Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường (chưa có hệ thống oxy, đang chuẩn bị hồ sơ trình, sử dụng kinh phí giao dự toán đầu năm); Trung tâm y tế huyện Tam Dương (đã trình S Tài chính thẩm định, sử dụng kinh phí giao dự toán đầu năm).

- Các Trung tâm chưa có hệ thống ôxy: Trung tâm y tế Bình Xuyên; Trung tâm y tế thành phố Vĩnh Yên.

b) Nhu cầu đầu tư: Đầu tư hệ thống bồn oxy trung tâm cho các đơn vị có khả năng lắp đặt: Trung tâm y tế huyện Yên Lạc, Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên.

c) Dự kiến kinh phí: 6.500 triệu đồng cho cả 02 đơn vị.

2.5. Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 cấp huyện

2.5.1. Chủ trì triển khai: Giao UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện vận hành hoạt động của cơ sở, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ hoạt động phòng chống dịch bệnh.

2.5.2. Nhu cầu đầu tư trang thiết bị y tế

Hiện tại, trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các Cơ sở điều trị Covid-19 cấp huyện phần lớn đang huy động tạm thời từ các trung tâm y tế, số trang thiết bị này sẽ được điều chuyển trả lại các trung tâm sau khi được đầu tư mua mới, để các trung tâm y tế có thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu người dân; mặt khác, để đảm bảo nguồn thiết bị sẵn sàng huy động cho phòng chống dịch khi dịch bệnh bùng phát với tốc độ nhanh.

Căn cứ danh mục trang thiết bị thiết yếu theo quy định tại Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế và Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh, Dự kiến kinh phí đầu tư cho 01 Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 cấp huyện với quy mô 50 giường bệnh là 7.100 triệu đồng, tương ứng nhu cầu kinh phí 09 huyện, thành phố để triển khai cơ sở điều trị 50 giường bệnh là: 63.976 triệu đồng.

Khi số ca mắc tăng cao trên 1.000 ca thì mỗi huyện phải bổ sung thêm 120 giường bệnh để đảm bảo 170 giường bệnh/huyện, thành phố. Trên cơ sở trang thiết bị đã mua từ mức 50 GB, nhu cầu kinh phí mỗi huyện đ mua sắm bổ sung trang thiết bị y tế cho 120 GB là 3.137 triệu đồng.

Như vậy, tổng kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế cho mỗi cơ sở điều trị Covid-19 cấp huyện quy mô 170 GB dự kiến 10.237 triệu đồng.

2.5.3. Nhu cầu thuốc, vật tư, hóa chất, xét nghiệm: Dự kiến kinh phí thuốc, vật tư y tế, phương tiện phòng hộ, sinh phẩm xét nghiệm cho tình huống 450 ca mc trong thời gian 01 tháng dựa trên định mức của Bộ Y tế tại Cơ sở điều trị COVID-19 cấp huyện (điều trị mức độ nhẹ và không triệu chứng).

Tổng kinh phí: 90.200 triệu đồng, trong đó:

- Sinh phẩm xét nghiệm: 65.266 triệu đồng, trong đó PCR: 47.996 triệu đồng, Test nhanh kháng nguyên: 17.270 triệu đồng.

- Phương tiện phòng hộ, hóa chất: 22.524 triệu đồng, trong đó hóa chất khử khuẩn: 2.034 triệu đồng.

- Thuốc: 236 triệu đồng.

- Vật tư y tế và oxy: 2.174 triệu đồng.

(Số lượng sinh phm xét nghiệm, phương tiện phòng hộ phục vụ lấy mẫu xét nghiệm được dự kiến cho các trường hợp F0, F1 và các đối tượng nguy cơ cao cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc theo Quyết định 28/QĐ-UBND).

2.5.4. Hệ thống khí, oxy: Hiện tại các Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID- 19 cấp huyện đang sử dụng ô xy dạng chai riêng lẻ.

(Chi tiết tại các phụ lục kèm theo)

3. Các cơ sở cách ly y tế tập trung

3.1. Cơ sở cách ly y tế tập trung tuyến tỉnh

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã thực hiện khảo sát địa điểm và xây dựng kế hoạch thành lập các khu cách ly tập trung với quy mô 10.000 giường cách ly.

- Nhu cầu kinh phí khái toán: 48.519 triệu đồng (Chi tiết tại phụ lục kèm theo).

3.2. Cơ sở cách ly y tế tập trung tuyến huyện

Dự kiến khái toán kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cơ sở cách ly y tế tập trung tuyến huyện (1000 giường huyện) trung bình khoảng: 5.768 triệu đồng, bao gồm các chi phí:

- Vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế.

- Dụng cụ, công cụ.

- Trang thiết bị văn phòng.

4. Phương án sử dụng máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế,...đầu tư, mua sắm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Các máy móc, trang thiết bị và vật tư y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm,... được đầu tư, mua sắm phục vụ công tác phòng chống dịch, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, sẽ giao cho các đơn vị chủ quản triển khai hoạt động của các Bệnh viện dã chiến, cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 chịu trách nhiệm toàn diện tiếp nhận, quản lý sử dụng có hiệu quả phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh (bao gồm c thuốc, vật tư y tế, hóa chất, sinh phm (nếu còn)).

Trường hợp các máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm,... được chuyển vượt định mức sử dụng của các đơn vị chủ quản thì sẽ được chuyển cho các đơn vị y tế khác để quản lý, phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đảm bảo phù hợp về định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế và nhu cầu phát triển của các đơn vị.

III. KINH PHÍ

1. Khái toán kinh phí

1.1. Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 cho 1000 người mắc

1.1.1. Dự kiến kinh phí: 466.689 triệu đồng (bằng chữ: Bốn trăm sáu mươi sáu t, sáu trăm tám mươi chín triệu đồng), cụ thể:

- Mua sắm trang thiết bị y tế: 226.170 triệu đồng;

- Di chuyển 02 bệnh viện: 3.000 triệu đồng;

- Cải tạo sửa cha: 4.682 triệu đồng;

- Đầu tư hệ thống khí y tế, ô xy: 16.000 triệu đồng;

- Kinh phí mua thuốc: 8.439 triệu đồng;

- Kinh phí mua Vật tư y tế: 3.927 triệu đồng;

- Kinh phí mua Ô xy (lít): 7.493 tỷ đồng;

- Kinh phí mua phương tiện phòng hộ: 45.534 triệu đồng;

- Kinh phí mua Hóa chất khử khuẩn: 4.520 triệu đồng;

- Kinh phí mua sinh phẩm xét nghiệm: 146.923 triệu đồng.

(Kinh phí mua thuốc, vật tư, hóa chất... tính trong 28 ngày theo QĐ 277)

1.1.2. Chi phí phục vụ công tác điều trị, giám sát, dự phòng

- Bệnh viện dã chiến số 1: 195.252 triệu đồng.

- Bệnh viện dã chiến số 2: 77.318 triệu đồng.

- Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên: 33.443 triệu đồng.

- Trung tâm Y tế các Yên Lạc, Bình Xuyên: 6.500 triệu đồng.

- Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 cấp huyện: 154.176 triệu đồng.

(Chi tiết phụ lục 2 đính kèm)

1.2. Cơ sở cách ly y tế tập trung

1.2.1. Cơ sở cách ly y tế tập trung tuyến tỉnh

Khái toán kinh phí: 48.519 triệu đồng.

1.2.2. Cơ sở cách ly y tế tập trung tuyến huyện

Khái toán kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cơ sở cách ly y tế tập trung tuyến huyện (1.000 giường/huyện) trung bình khoảng: 5.768 triu đồng/huyện.

2. Nguồn kinh phí: Nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm: Dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định, nguồn tiết kiệm 10% tăng thêm và cắt giảm chi thường xuyên năm 2021 theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ, báo cáo Bộ Tài chính cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Nguồn kinh phí tài trợ, vận động đóng góp và các nguồn huy động khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm trong trang bị sở vật chất, trang thiết bị, vận hành các cơ sở điều tr COVID-19

Các đơn vị thực hiện rà soát số ợng hiện có, số lượng đang trong quá trình đầu tư, mua sắm và căn cứ theo định mức của Bộ Y tế, UBND tỉnh để tính toán số lượng, kinh phí cần thiết đầu tư, mua sắm trang thiết bị, vật tư, hóa chất,... phù hợp nhu cầu của đơn vị, gửi Sở Y tế tổng hợp.

2. Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh

- Chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị.

- Tổng hợp nhu cầu kinh phí của các Bệnh viện dã chiến cấp tỉnh, các đơn vị dự toán trực thuộc Sở Y tế gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh.

- Tổng hợp danh mục trang thiết bị y tế (bao gồm cả tuyến tỉnh và tuyến huyện) để tổ chức mua sắm tập trung nhằm đảm bảo chất lượng, kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.

- Tổng hợp, điều chuyn các máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm,... cho các đơn vị y tế về định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế và nhu cầu phát triển của các đơn vị.

3. Sở Tài chính: Thẩm định dự toán, kế hoạch mua sắm, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để các đơn vị chủ động thực hiện Kế hoạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyên môn phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

4. UBND các huyện, thành phố

- Chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 cấp huyện, cơ sở cách ly tập trung cấp huyện.

- Chủ động đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ cho các Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 (trừ những nội dung Sở Y tế đã tổng hợp mua sm tập trung), cơ sở cách ly tập trung cấp huyện theo thẩm quyền, đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả. Trường hợp thiếu kinh phí tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh cấp bổ sung.

5. Các đơn vị chủ quản các cơ s cách ly y tế tập trung cấp tỉnh:

- Chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các cơ sở cách ly y tế tập trung cấp tỉnh.

- Tổng hợp nhu cầu kinh phí của các Cơ sở cách ly y tế tập trung gửi Sở Tài chính thm định trình UBND tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch đầu tư mua sm, trang thiết bị, vật tư, hóa chất sinh phẩm, thiết bị phòng hộ cho các bệnh viện dã chiến cấp tỉnh, cơ sở điều trị Covid-19 cấp tỉnh, huyện với quy mô 1.000 giường; thiết bị cho các cơ sở cách ly tập trung cấp huyện; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cu các đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện./.


Nơi nhận:
- Thường trực TU (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- BCĐ Phòng chống dịch tỉnh;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVNCTH;
- Lưu:VT,
(L
        b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Việt Văn

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 218/KH-UBND ngày 23/08/2021 đầu tư mua sắm, trang thiết bị, vật tư, hóa chất sinh phẩm, thiết bị phòng hộ cho các bệnh viện dã chiến cấp tỉnh, cơ sở điều trị Covid-19 cấp tỉnh, huyện với quy mô 1.000 giường do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


254

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.89.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!