Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 202/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Võ Phiên
Ngày ban hành: 21/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 202/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 11 năm 2023

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT NĂM 2023 VÀ PHÒNG NGỪA SỐT RÉT QUAY TRỞ LẠI GIAI ĐOẠN 2024 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 27/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 08/QĐ-BYT ngày 04/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt lộ trình loại trừ sốt rét tại Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2657/QĐ-BYT ngày 23/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và đề xuất của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 4270/TTr-SYT ngày 15/11/2023, Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 4583/STC-HCSN ngày 08/11/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch loại trừ bệnh sốt rét năm 2023 và phòng ngừa sốt rét quay trở lại giai đoạn 2024 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và loại trừ sốt rét, tập trung ưu tiên vào vùng sốt rét lưu hành và có nhiều đối tượng nguy cơ cao, nhanh chóng đẩy lùi bệnh sốt rét để đến cuối năm 2024 công nhận loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh và củng cố các yếu tố bền vững nhằm ngăn chặn bệnh sốt rét quay trở lại trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể

a) Đảm bảo toàn bộ người dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét kịp thời đối với cả cơ sở y tế công lập và tư nhân.

- 100% người dân nghi ngờ sốt rét đến khám bệnh được xét nghiệm chẩn đoán sốt rét trong vòng 2 giờ.

- 100% người nhiễm ký sinh trùng sốt rét được điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế.

b) Đảm bảo người dân trong vùng nguy cơ được bảo vệ bằng các biện pháp phòng chống véc tơ thích hợp

- Hàng năm, có trên 98% hộ gia đình ở vùng sốt rét lưu hành có đủ màn phòng chống muỗi (trung bình 1,8 người/màn đôi).

- Hàng năm có trên 90% người có nguy cơ cao mắc sốt rét sử dụng biện pháp phòng, chống sốt rét (nằm màn, võng màn tẩm hóa chất và các biện pháp bảo vệ cá nhân khác).

c) Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát dịch tễ bệnh sốt rét và đảm bảo năng lực đáp ứng dịch sốt rét

- 100% trường hợp bệnh sốt rét được báo cáo đầy đủ đúng hạn trên hệ thống phần mềm eCDS-MMS theo đúng quy định.

- 100% trường hợp bệnh được điều tra và báo cáo đúng hạn theo hướng dẫn.

- 100% ổ bệnh sốt rét (Ký sinh trùng nội địa nếu có) được xử lý kịp thời trong vòng 7 ngày kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên.

d) Nâng cao kiến thức và hành vi của người dân để tự chủ động bảo vệ cá nhân trước bệnh sốt rét.

- Trên 90% người sống trong vùng sốt rét lưu hành được điều tra có ngủ màn.

- Duy trì trên 95% dân số vùng sốt rét lưu hành biết ít nhất 4 thông điệp chủ yếu về sốt rét, phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét (bệnh sốt rét do muỗi truyền, nằm màn và phun hóa chất để phòng chống muỗi đốt, khi bị sốt phải đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, uống thuốc đủ liều theo hướng dẫn nhân viên y tế.

đ) Quản lý, điều phối hiệu quả Chương trình loại trừ sốt rét quy mô cấp tỉnh và phòng ngừa sốt rét quay trở lại

- Không còn ca bệnh sốt rét nội địa do P.falciparum tại địa phương vào năm 2025.

- 100% các huyện, thị xã, thành phố được công nhận loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2023.

3. Chỉ tiêu cụ thể hàng năm

TT

Chỉ số

ĐVT

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

1

Tỷ lệ tử vong do sốt rét trên 100.000 dân

/100.000

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Số bệnh nhân mắc sốt rét mới phát hiện hàng năm trên 100.000 dân số chung

Người

8

7

6

5

5

5

5

5

3

Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét/1.000 dân số chung

/1.000

0,006

0,005

0,004

0,003

0,003

0,003

0,003

0,003

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác triển khai thực hiện

- Tiếp tục triển khai kế hoạch hoạt động giám sát và phòng ngừa sốt rét quay trở lại đến năm 2025 và định hướng đến 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 27/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, lộ trình loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến 2030 và Kế hoạch phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Y tế.

- Tổ chức triển khai phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, gắn kết công tác hoạt động giám sát và phòng ngừa sốt rét quay trở với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Cập nhật mới và triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động giám sát và phòng ngừa sốt rét quay trở trên địa bàn tỉnh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát và đánh giá chương trình phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét và hoạt động giám sát và phòng ngừa sốt rét quay trở lại.

- Các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai tổ chức có hiệu quả các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét và hoạt động giám sát và phòng ngừa sốt rét quay trở, đặc biệt ở các huyện trọng điểm, huyện có xã thuộc vùng sốt rét lưu hành nhẹ gồm 18 xã của 5 huyện:

+ Huyện Ba Tơ: xã Ba Dinh, Ba Xa, Ba Bích, Ba Nam, Ba Thành.

+ Huyện Sơn Hà: xã Sơn Hạ, Sơn Thành, Sơn Cao, Sơn Nham.

+ Huyện Sơn Tây: xã Sơn Long, Sơn Mùa, Sơn Liên, Sơn Bua; Sơn Lập.

+ Huyện Trà Bồng: xã Sơn Trà, Hương Trà, Trà Phong.

+ Huyện Minh Long: xã Long Môn.

- Huy động Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh và các cơ sở y tế tư nhân tham gia vào công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét và hoạt động giám sát và phòng ngừa sốt rét quay trở lại.

2. Truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong giai đoạn phòng chống và loại trừ sốt rét đến cộng đồng bằng nhiều hình thức đa dạng, để người dân chủ động phòng chống bệnh sốt rét, ngăn chặn sốt rét quay trở lại, đặc biệt truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp cho đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét tại vùng sốt rét lưu hành.

- Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống và loại trừ sốt rét đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và cộng đồng về loại trừ sốt rét, triển khai các biện pháp phòng chống và loại trừ sốt rét, đề phòng sốt rét quay trở lại.

- Tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống sốt rét (25/4); phát động nhân dân tích cực tham gia hoạt động giám sát và phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ.

- Cung cấp tài liệu truyền thông phòng chống bệnh sốt rét.

3. Nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, kỹ thuật, phát hiện chẩn đoán và điều trị sốt rét

Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ mắc sốt rét. Tăng cường giám sát và quản lý trường hợp bệnh tại bệnh viện, cộng đồng; giám sát hiệu quả điều trị bao gồm cả điều trị chống tái phát, không để có trường hợp sốt rét mới lan truyền tại địa phương.

4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá

- Nâng cao năng lực hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá từ tỉnh đến cơ sở. Cập nhật, triển khai quy trình và hướng dẫn theo dõi giám sát, đánh giá cho từng tuyến, tiếp tục tập huấn cho người làm công tác theo dõi giám sát, đánh giá chương trình ở tất cả các tuyến.

- Duy trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm - quản lý sốt rét quốc gia (eCDS-MMS) để thực hiện, đảm bảo báo cáo ca bệnh trong vòng 48 giờ. Cập nhật bản đồ ca bệnh hàng năm dựa trên số liệu sẵn có trên hệ thống eCDS-MMS và phân vùng dịch tễ 5 năm.

- Hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá và chủ động xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động cho những năm tiếp theo.

5. Giải pháp về nguồn lực

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho các hoạt động giám sát để phòng ngừa sốt rét quay trở lại, chú trọng vào đội ngũ ở tuyến cơ sở (xã, thôn).

- Khuyến khích sự tham gia của đội ngũ cộng tác viên trong cộng đồng để hỗ trợ công tác phát hiện, tuyên truyền, vận động người dân tham gia phòng chống và phòng ngừa sốt rét quay trở lại.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ cho hoạt động giám sát và phòng ngừa sốt rét quay trở lại theo đúng quy định.

6. Các giải pháp về xã hội hóa

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương tích cực tham gia với ngành Y tế triển khai biện pháp phòng chống loại trừ bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh và phòng ngừa sốt rét quay trở lại.

- Vận động và áp dụng các biện pháp khuyến khích phù hợp, tạo điều kiện để y tế tư nhân tham gia phát hiện và điều trị bệnh sốt rét tại cộng đồng, truyền thông cho cộng đồng.

- Thông tin, hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt rét quay trở lại cho người lao động.

III. NGUỒN KINH PHÍ:

1. Nguồn ngân sách nhà nước; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Nguồn đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc triển khai và kết quả thực hiện.

- Quản lý, sử dụng và lồng ghép các nguồn kinh phí đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và đúng các quy định hiện hành.

- Hàng năm, lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để thực hiện Kế hoạch loại trừ bệnh sốt rét và phòng ngừa sốt rét quay trở lại trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai các nội dung Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ.

- Hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống muỗi truyền bệnh, công tác phát hiện, chẩn đoán và điều trị.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chỉ đạo và hướng dẫn công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về phòng ngừa sốt rét quay trở lại, đặc biệt là vùng sốt rét lưu hành, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc sốt rét.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông trong nhà trường về công tác phòng chống, phòng ngừa sốt rét quay trở lại.

4. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, thẩm tra và trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng chống, loại trừ sốt rét và phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.

5. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh

Theo chức năng, nhiệm vụ chủ động tích cực phối hợp, tham gia tổ chức triển khai, lồng ghép nguồn lực nhằm tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của Nhân dân về phòng chống loại trừ và phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại trên địa bàn tỉnh.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống, loại trừ bệnh sốt rét và phòng ngừa sốt rét quay trở lại phù hợp tại địa phương.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của Kế hoạch trên địa bàn quản lý; xây dựng các nhiệm vụ phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo quy định; bố trí ngân sách cho chương trình phòng chống, loại trừ và phòng ngừa sốt rét quay trở lại tại địa phương.

- Các huyện thuộc vùng có bệnh sốt rét lưu hành tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp mạnh duy trì không để xảy ra trường hợp tử vong do sốt rét, giảm mắc và không để dịch bệnh sốt rét xảy ra sau giai đoạn loại trừ.

V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO

Các cơ quan, đơn vị, địa phương định kỳ báo cáo kết quả thực hiện hàng năm (trước ngày 15/11) hoặc báo cáo đột xuất (nếu có) về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch loại trừ bệnh sốt rét năm 2023 và phòng ngừa sốt rét quay trở lại giai đoạn 2024 - 2030. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Y tế để hướng dẫn cụ thể./.


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban TT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- Các Sở: Y tế, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Phiên

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 202/KH-UBND về loại trừ bệnh sốt rét ngày 21/11/2023 và phòng ngừa sốt rét quay trở lại giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


259

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.148.153
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!