BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1982/KH-TCHQ
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 4 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2023
Thực hiện Công văn số 476/KHTC-QT ngày 14/4/2023 của
Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tài chính, Công văn số 1247/BCĐTƯATTP ngày
10/3/2023 về việc triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2023 và Kế hoạch số
332/KH-BCĐTƯATTP ngày 10/3/2023, Tổng cục Hải quan xây dựng Kế hoạch triển khai
các hoạt động về “Tháng hành động vì ATTP” năm 2023, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận
thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng
viên trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; Đề cao vai trò, trách nhiệm của
các đơn vị, cá nhân trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời
thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm,
tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.
2. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm
các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an
toàn thực phẩm; Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ sở quản lý, tổ
chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật
về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ
độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng
thực phẩm không an toàn.
II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN
KHAI
- Thời gian: từ 15/4 đến 15/5/2023
- Phạm vi triển khai: các đơn vị thuộc và trực thuộc
Tổng cục Hải quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Công tác truyền thông
1.1. Tuyên truyền, quán triệt thực hiện Chỉ thị số
17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn
thực phẩm trong tình hình mới.
1.2. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật,
chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác quản
lý an toàn thực phẩm mới như:
- Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành, có hiệu lực thi hành ngày
01 tháng 01 năm 2023;
- Các Nghị định của Chính phủ: số 14/2021/NĐ-CP
ngày 01/03/2021 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi; số
111/2011/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa; số 124/2021/NĐ-CP ngày
28/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày
04/09/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; số
129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, thể thao, quyền tác
giả, quyền liên quan, văn hóa và quảng cáo; số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng
cáo; số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế; số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng; số 17/2020/NĐ-CP ngày 01/07/2020 sửa đổi bổ sung
một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương; số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; số 15/2018/NĐ-CP ngày
02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; số
115/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn
thực phẩm; số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế; số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Các Thông tư: số 11/2021/TT-BNNPTNT Ban hành bảng
mã số HS đối với các danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải
kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; số
09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/08/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật
trên cạn; số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
2. Tổ chức các hoạt động:
- Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác đảm
bảo an toàn thực phẩm, việc tổ chức hưởng ứng Tháng hành động còn là điểm nhấn
trong năm, tạo thành đợt cao điểm phát động chiến dịch truyền thông tuân thủ
các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm
trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn
chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người
mắc do sử dụng vì an toàn thực phẩm diễn ra đến ngày 15/5/2023;
- Treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng Tháng hành động
vì an toàn vệ sinh thực phẩm tại cổng ra vào đơn vị hoặc nơi dễ thấy, đông người
qua lại với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Các đơn vị lựa chọn nội dung khẩu hiệu để in, treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên
truyền tại đơn vị (có phụ lục đính kèm).
- Tăng cường công tác tuyên truyền tới cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm để cập
nhật những kiến thức mới trong việc sử dụng thực phẩm an toàn đồng thời hình
thành thói quen từ chối các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không đảm bảo
an toàn thực phẩm; không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm
giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng;
khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
- Định kì phối hợp với trung tâm y tế cơ sở nơi đơn
vị đóng trụ sở để tổ chức kiểm tra các nội dung liên quan đến vệ sinh an toàn
thực phẩm tại bếp ăn tập thể của đơn vị.
- Các báo, tạp chí: Báo Hải quan, Cổng thông tin điện
tử Hải quan (Cục CNTT&thống kê Hải quan), Website các Cục Hải quan tỉnh,
thành phố tăng cường số lượng các tin, bài đăng trên báo in, báo điện tử, cổng
thông tin điện tử tuyên truyền về Tháng hành động vì an toàn thực phẩm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị:
1. Chỉ đạo tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm đảm bảo phù hợp với điều kiện, chức năng
nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình thực tế hoạt động của đơn vị.
2. Kết thúc Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm
2023, các đơn vị gửi báo cáo file mềm về hòm thư điện tử [email protected] trước ngày 15/5/2023 (không gửi
bản giấy hoặc fax).
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng
mắc vui lòng liên hệ đ/c Vũ Minh Tâm, nhân viên Văn phòng Tổng cục, SĐT:
0984.688.983.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục
Hải quan nghiêm túc quán triệt triển khai Kế hoạch này và chỉ đạo thực hiện chế
độ báo cáo đầy đủ, kịp thời theo quy định.
Nơi nhận:
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ;
- PTCT Nguyễn Văn Thọ (để b/c);
- Lưu: VT, VP (Tâm1b).
|
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thọ
|
PHỤ LỤC
KHẨU HIỆU ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THÁNG HÀNH ĐỘNG NĂM
2023
(Đính kèm Kế hoạch số 1982/KH-TCHQ ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Tổng cục Hải
quan)
1. Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn
thực phẩm” năm 2023.
2. Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm
của chính quyền các cấp, của toàn xã hội.
3. Sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng,
an toàn vì sức khỏe cộng đồng, vì sự phát triển bền vững.
4. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ
sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.
5. Tăng cường ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát
triển các vùng chuyên canh sản xuất an toàn thực phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế và khu vực.
6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử
dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản.
7. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa
ăn an toàn.
8. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống
chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
9. Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an
toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người.
10. Phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an
toàn vì sự phát triển nông nghiệp bền vững.