ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
161/KH-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 11 tháng 10 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Để chủ động triển khai các biện pháp
phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh và xét đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế tại Tờ trình số 2384/TTr-SYT ngày 04/10/2022, UBND tỉnh ban hành kế hoạch
như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát hiện sớm trường hợp bệnh Đậu mùa
khỉ; xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phát hiện sớm trường hợp Đậu mùa khỉ
đầu tiên để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.
- Tăng cường năng lực hệ thống giám
sát, giám sát chủ động, phòng chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ tại các tuyến.
II. ỨNG PHÓ VỚI
CÁC TÌNH HUỐNG DỊCH
1. Tình huống 1:
Chưa có trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh
- Các đơn vị kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng
chống dịch; xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch theo các giai đoạn của dịch;
chuẩn bị cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật
tư, hóa chất, phương tiện cho phòng, chống dịch.
- Các Bệnh viện, Trung tâm Y tế xây dựng
quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bệnh đậu mùa khỉ; thành lập
đội chống dịch cơ động hỗ trợ cho tuyến dưới; tổ chức diễn tập phòng, chống dịch;
điều trị các ca bệnh theo phân tuyến, thực hiện phương án điều trị tại chỗ theo
chỉ đạo.
2. Tình huống 2:
Có các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào tỉnh
- Tổ chức khu điều trị cách ly riêng
cho ca bệnh đậu mùa khỉ; cập nhật quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị
người bệnh đậu mùa khỉ phù hợp với thực tế tại cơ sở; thường trực chống dịch
24/24h.
- Rà soát lại cơ sở vật chất, trang
thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất, nhân lực sẵn sàng ứng phó với dịch lan
rộng; tổ chức tập huấn bổ sung cho nhân viên y tế về công tác điều trị, chống
nhiễm khuẩn và kiểm soát lây nhiễm.
3. Tình huống 3:
Dịch lây lan ra cộng đồng
- Mở rộng khu vực cách ly điều trị,
tính toán phương án tự cách ly điều trị tại nhà; huy động các khoa lâm sàng và
các bộ phận hỗ trợ tham gia; thường trực chống dịch 24/24h; sẵn sàng cử đội cấp
cứu lưu động và hỗ trợ tuyến dưới, bệnh viện khác khi cần thiết.
- Phân loại người bệnh theo mức độ nặng
nhẹ để điều trị tại các tuyến y tế phù hợp; hạn chế di chuyển người bệnh; thường
xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác điều trị, chống nhiễm khuẩn và
kiểm soát lây nhiễm, giám sát.
III. CÁC GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU
1. Công tác quản
lý:
- Sở Y tế chủ động tham mưu UBND tỉnh
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm các văn bản,
hướng dẫn phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế; tham mưu kịch bản đáp ứng
với diễn biến tình hình dịch bệnh Đậu mùa khỉ.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ
chức, thực hiện công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ
trên địa bàn tỉnh.
- Các đơn vị y tế trên địa bàn tăng
cường giám sát, phát hiện sớm; chuẩn bị và sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh
nhân.
- Tăng cường tuyên truyền về tình
hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống cho người dân tùy theo tình hình dịch
bệnh.
- Tổ chức các lớp tập huấn về giám
sát, phát hiện, báo cáo các trường hợp bệnh, các biện pháp phòng chống dịch,
công tác thu dung, điều trị, cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân và phòng ngừa lây nhiễm
cho các đơn vị y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thường xuyên cập nhật các hướng
dẫn về giám sát, phòng, chống và điều trị của Bộ Y tế để kịp thời thực hiện.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính
sách cho đội ngũ y tế tham gia chống dịch theo đúng quy định hiện hành.
2. Chuyên môn kỹ
thuật, phối hợp thực hiện.
2.1. Các giải pháp giảm mắc bệnh
- Cập nhật kịp thời thông tin tình
hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh để kịp thời đưa
ra các biện pháp phòng chống dịch.
- Tăng cường thực hiện giám sát và
giám sát dựa vào sự kiện (EBS) tại các khoa điều trị, khám bệnh và tại cộng đồng.
Đặc biệt lưu ý các dấu hiệu nghi ngờ như: đau đầu, sốt (> 38,5 độ C), nổi hạch
(sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, suy nhược, có yếu tố dịch tễ trong
vòng 21 ngày.
- Chủ động giám sát phát hiện các trường
hợp nghi ngờ, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh
Đậu mùa khỉ.
- Các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện
sàng lọc và phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Đậu mùa khỉ theo hướng
dẫn của Bộ Y tế. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ cần báo ngay về Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh hoặc Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố để được
giám sát và xử lý kịp thời.
- Điều tra dịch tễ và lấy mẫu bệnh phẩm
xét nghiệm 100% các ca nghi ngờ, đặc biệt chú trọng các ca bệnh đi từ vùng có dịch.
- Lấy mẫu bệnh phẩm, vận chuyển, bảo
quản gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để chuyển về Viện Pasteur Nha Trang
để xét nghiệm.
- Củng cố các Đội Cơ động chống dịch,
Đội Đáp ứng nhanh tại các đơn vị y tế, sẵn sàng điều tra, xử lý ổ dịch khi có dịch
xảy ra. Thực hiện xử lý ca bệnh/ổ dịch triệt để.
- Tổ chức thường trực chống dịch 24/24
giờ trong thời gian có dịch.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất,
vật tư, trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn
toàn tỉnh.
- Tăng cường năng lực giám sát, điều
tra, lấy mẫu bệnh phẩm nhanh, tổ chức cách ly; xử trí ban đầu, thu dung, điều
trị kịp thời, đúng quy định các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ.
2.2. Các giải pháp giảm tử vong
- Củng cố và kiện toàn đội điều trị tại
các bệnh viện và các đội điều trị cấp cứu cơ động để khám, chữa bệnh khi có người
bệnh vào viện điều trị và sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới khi có yêu cầu.
- Thường xuyên cập nhật phác đồ điều
trị và phổ biến hướng dẫn điều trị tới các đơn vị tuyến dưới theo phân công chỉ
đạo tuyến; tăng cường năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế trực tiếp tham gia
công tác điều trị, phòng chống dịch của các cơ sở điều trị.
- Xây dựng và chuẩn bị cơ số dự trù về
trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện bảo hộ... phục vụ công tác
điều trị.
- Thành lập các đoàn giám sát hướng dẫn,
kiểm tra, hỗ trợ giám sát các đơn vị trong công tác chuẩn bị phòng, chống dịch
bệnh Đậu mùa khỉ.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh:
+ Chuẩn bị sẵn sàng khu vực tiếp nhận
bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh Đậu mùa khỉ; hướng dẫn cách ly, điều trị.
+ Đảm bảo đầy đủ, trang thiết bị, vật
tư, thuốc cấp cứu điều trị bệnh nhân.
+ Thành lập các Đội cấp cứu lưu động
sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong trường hợp có nhiều bệnh nhân theo chỉ đạo
tuyến.
+ Chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn và hỗ
trợ tuyến dưới khi có yêu cầu.
- Tăng cường năng lực cho các tuyến
điều trị các trường hợp nặng, rất nặng theo sự phân công của Sở Y tế, hạn chế
chuyển viện tránh lây lan.
- Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế
các tuyến công tác chẩn đoán và điều trị các trường hợp nặng và sử dụng các
trang thiết bị hồi sức cấp cứu, phòng tránh lây nhiễm trong bệnh viện.
- Trang bị bổ sung thiết bị, phương
tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong.
2.3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Tăng cường công tác truyền thông,
giáo dục sức khỏe, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh cho người dân chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ bản
thân, gia đình và cộng đồng như áp dụng các biện pháp bảo vệ, tăng cường vệ
sinh cá nhân, hạn chế đến vùng có dịch; không hoang mang, lo lắng.
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức
(tờ rơi, truyền thanh...) đến các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm từ người nhập
cảnh, người nước ngoài vào tỉnh, người dân tỉnh Quảng Ngãi đi công tác hoặc du
lịch tới vùng có dịch.
- Huy động và phối hợp với các đơn vị
có liên quan tham gia công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ
theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Thông báo diễn biến, tình hình dịch
bệnh hàng ngày của các nước đang có dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng
để người dân biết.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
quan thông tấn, báo chí với ngành y tế để triển khai hoạt động truyền thông
phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện phối hợp các cơ quan liên quan trong việc quản
lý thông tin về tình hình dịch bệnh để xử lý kịp thời, chính xác, định hướng dư
luận về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
2.4. Phối hợp liên ngành
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban,
ngành liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị liên quan.
- Đề nghị sự tham gia của các tổ chức
chính trị - xã hội (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Hội Phụ nữ, Thanh
niên, Hội Nông dân...) và các tổ chức hợp pháp khác trong việc vận động nhân
dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ.
- Thành lập các đoàn liên ngành kiểm
tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.
2.5. Công tác cách ly, giám sát, xử
lý dịch
- Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực
của hệ thống giám sát, bao gồm việc bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của
các cán bộ y tế tham gia hệ thống, các quy trình, biểu mẫu thực hiện, phương tiện
sử dụng phục vụ hoạt động giám sát dịch từ tỉnh đến cơ sở với mục tiêu phát hiện
sớm, điều tra, khoanh vùng thần tốc, chính xác, đúng diện và xử lý kịp thời dịch
bệnh, không để dịch lan rộng. Chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng các trang thiết bị, vật
tư, hóa chất xử lý dịch.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến
tình hình dịch bệnh Đậu mùa khỉ trên Thế giới, trong khu vực và các tỉnh, thành
trong nước (nếu có ca bệnh).
- Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng
lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, mạng lưới cộng tác viên y tế - dân số trong việc
phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh dịch để tổ chức xử lý dịch triệt
để và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch.
- Thực hiện nghiêm công tác cách ly,
điều trị, theo dõi sức khỏe phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ đối với người bệnh,
người nghi ngờ mắc bệnh và các trường hợp khác (người nhập cảnh, người tiếp
xúc với người bệnh...) theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm hạn chế lây lan dịch
bệnh.
2.6. Công tác thu dung, điều trị bệnh
nhân
- Tăng cường năng lực theo dõi, quản
lý, điều trị các tuyến, nâng cao năng lực theo dõi, quản lý điều trị tại tuyến
cơ sở để giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng. Tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị, thực
hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo. Rà soát, củng cố
năng lực thu dung, điều trị của các cơ sở y tế trên địa bàn để thực hiện hiệu
quả công tác khám, chữa bệnh thông thường và điều trị, hồi sức tích cực trong
tình hình dịch chồng dịch (bệnh COVID-19, Sốt xuất huyết, Đậu mùa khỉ...).
- Thường xuyên cập nhật hướng dẫn về
phác đồ điều trị bệnh Đậu mùa khỉ.
- Phối hợp chặt chẽ giữa hệ điều trị và
hệ dự phòng trong việc chia sẻ thông tin, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và trả kết
quả kịp thời.
- Tổ chức các Đội đáp ứng nhanh, Đội
Cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới khi phát hiện ca mắc tại cộng đồng
hay cơ sở y tế khi có yêu cầu.
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị,
phương tiện chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh nhân để giảm tử vong do bệnh dịch.
- Huy động sự tham gia của các cơ sở
khám, chữa bệnh tư nhân tham gia công tác quản lý, thu dung, điều trị người mắc
các bệnh Đậu mùa khỉ trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.
2.7. Công tác xét nghiệm
- Tiếp tục tăng cường năng lực xét
nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh Đậu mùa khỉ theo phân công của Bộ Y tế.
- Triển khai, củng cố và nâng cao
năng lực xét nghiệm, đặc biệt năng lực thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu tại
các đơn vị theo phân công để chủ động triển khai giám sát, theo hướng dẫn của Bộ
Y tế.
2.8. Công tác đào tạo, tập huấn
- Tổ chức tập huấn cho Ban Chỉ đạo và
các đơn vị liên quan các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống bệnh Đậu
mùa khỉ.
- Tập huấn, cập nhật các kiến thức
chuyên môn cho các cán bộ y tế tham gia công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.
- Hướng dẫn cho đội ngũ cộng tác viên
những kiến thức trong giám sát, phát hiện bệnh Đậu mùa khỉ; công tác khai báo,
thông tin, báo cáo và trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống dịch cho cộng
đồng.
- Thường xuyên cập nhật các quy định,
quy trình về giám sát, xử lý dịch, phác đồ điều trị các bệnh mới nổi có nguy cơ
xâm nhập và triển khai tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo công tác
phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh: tổ chức họp định kỳ, họp đột
xuất (khi cần thiết), nắm bắt thông tin về diễn biến của dịch để có chỉ đạo kịp
thời.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế
thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch: giám
sát chặt chẽ dịch tại cộng đồng, cơ sở y tế để kịp thời phát hiện sớm, xử lý
triệt để không để dịch bùng phát.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh phải thực
hiện nghiêm việc phân luồng, kiểm soát người ra vào, đảm bảo công tác phòng hộ
cho nhân viên y tế, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế chuẩn bị
các khu cách ly, khu điều trị khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ, ca mắc bệnh Đậu
mùa khỉ. Sẵn sàng giường bệnh, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị cũng như nhân
lực sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân kịp thời.
- Khi có dịch bệnh xảy ra, xây dựng kế
hoạch, phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ theo từng cấp độ vụ dịch; đề xuất các biện
pháp can thiệp cụ thể, kinh phí, hóa chất, vật tư... với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc
và tử vong ở mức thấp nhất.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống
bệnh Đậu mùa khỉ kịp thời, hiệu quả và theo đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông, các cơ quan báo chí địa phương và các đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng
dẫn người dân thực hiện khai báo, các biện pháp phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ
khi phát hiện.
- Báo cáo UBND tỉnh khi phát hiện ca
bệnh nghi ngờ, ca mắc bệnh Đậu mùa khỉ, các biện pháp triển khai chỉ đạo, hạn
chế thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả công
tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ tại các đơn vị tại địa phương.
2. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong
ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các cơ quan liên quan trong việc giám
sát, phòng, chống dịch bệnh từ động vật hoang dã, đặc biệt là nhóm động vật có
nguy cơ lây nhiễm cao với bệnh Đậu mùa khỉ.
- Kịp thời chia sẻ thông tin với
ngành Y tế và chính quyền địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
3. Sở Văn hóa,
Thể Thao và Du Lịch
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức tập huấn và thực hiện công tác phòng, chống
bệnh Đậu mùa khỉ cho quản lý, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch; chuẩn bị đầy đủ,
sẵn sàng các phương án, điều kiện về công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ khi
đón khách du lịch đến lưu trú.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch thông báo kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Đậu
mùa khỉ và hành trình của các đoàn khách đến từ vùng có dịch cho cơ quan y tế địa
phương để ngành Y tế chỉ đạo phối hợp giám sát và tổ chức triển khai các hoạt động
phòng, chống dịch.
4. Sở Thông tin
và Truyền thông
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để
tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình bệnh Đậu mùa khỉ
và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để người dân chủ
động, tích cực thực hiện.
5. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí
phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh được kịp thời và theo đúng quy định.
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng
kinh phí phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ theo quy định.
6. Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với ngành Y tế quản lý các
trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ có yếu tố nước ngoài.
- Phổ biến, tuyên truyền phòng, chống
dịch bệnh cho người nước ngoài đến tỉnh.
7. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
- Bảo đảm công tác an sinh xã hội cho
những người trong khu vực có dịch bệnh, hỗ trợ kịp thời đối với trường hợp tử
vong do bệnh dịch theo quy định.
- Cung cấp cho ngành Y tế thông tin về
các trường hợp nhập cảnh lao động tại các vùng có dịch trở về Việt Nam và lưu
trú trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh
Đậu mùa khỉ cho các doanh nghiệp có chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại tỉnh
Quảng Ngãi.
8. Ban Quản lý
KKT Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi
- Triển khai các biện pháp phòng chống
bệnh Đậu mùa khỉ đến các doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các phương án và phối hợp
với ngành Y tế khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh tại các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất trong phạm vi quản lý.
9. Công an tỉnh
- Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã,
thành phố phối hợp với các cơ quan y tế trên địa bàn nhằm phát hiện sớm ca bệnh,
không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm
các trường hợp thông tin không đúng về tình hình dịch bệnh
và các trường hợp không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa
khỉ.
10. Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng
kế hoạch phòng, chống dịch Đậu mùa khỉ theo quy định.
11. Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng tỉnh
- Phối hợp với ngành Y tế trong công
tác phòng chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ tại các cảng biển. Hướng dẫn các tàu khai
báo theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm
soát, kịp thời ngăn chặn nhập cảnh trái phép người và động vật vào địa phương,
đảm bảo trật tự an ninh tại các cảng biển.
12. Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi
Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban,
ngành liên quan thường xuyên tuyên truyền phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ, thông
tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch và công tác phòng chống dịch trên địa
bàn.
13. Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Phối hợp với ngành Y tế và các sở,
ban, ngành liên quan hướng dẫn các tổ chức thành viên triển khai công tác
phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trong đoàn
viên, hội viên và nhân dân về thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Đậu mùa
khỉ; tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch tại cộng đồng.
14. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống
các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi; phân công nhiệm vụ từng thành viên và từng địa
bàn phụ trách.
- Chịu trách nhiệm về công tác phòng,
chống bệnh Đậu mùa khỉ tại địa phương. Tổ chức chỉ đạo triển khai, phối hợp
công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ trên địa bàn quản lý.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển
khai các hoạt động đáp ứng phòng, chống dịch. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn
xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ với sự
tham mưu của ngành Y tế. Các phương án phối hợp giữa ngành Y tế và các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ.
- Củng cố lực lượng cộng tác viên y tế
- dân số nhằm hỗ trợ cơ quan y tế địa phương thực hiện công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Bố trí kinh phí cho hoạt động
phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ theo quy định.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện
sớm ca bệnh tại cộng đồng, xử lý kịp thời không để dịch bùng phát, lan rộng.
- Tuyên truyền để nhân dân biết cách
tự phòng bệnh, chủ động khai báo khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ, đến các cơ sở
y tế khi có triệu chứng và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống bệnh
Đậu mùa khỉ tại cộng đồng.
- Thực hiện quản lý, kiểm tra công
tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ tại địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc về
Sở Y tế để hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh; Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: CVP, PCVP(VX), CBTH;
- Lưu: VT, KGVXlmc678
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Phiên
|