Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 157/KH-UBND 2020 triển khai biện pháp phòng chống bệnh viêm phối cấp Tây Ninh

Số hiệu: 157/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Nguyễn Thanh Ngọc
Ngày ban hành: 27/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 157/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 27 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM PHỔI CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA TẠI TỈNH

Thực hiện Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Nhằm chủ động trin khai các biện pháp phòng, chng có hiệu quả bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cụ thể như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

Tính đến ngày 25/01/2020, theo thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam, Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC Việt Nam), Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế Việt Nam, thế giới đã ghi nhận 1.300 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, trong đó có 41 trường hợp tử vong (đều tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Số ca mắc tăng 454 trường hợp so với ngày 24/01/2020. Tại Trung Quc đã ghi nhận 1.281 trường hợp tại 27 tỉnh/thành phố, 15 nhân viên y tế bị mắc bệnh. Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố của tỉnh Hồ Bắc, dừng hoạt động các phương tiện giao thông ra, vào các thành phố. Ngoài ra, tất cả các sự kiện lớn mừng năm mới cũng dừng, không tổ chức.

Ngoài Trung Quốc, hiện tại đã ghi nhận 19 trường hợp trường hợp bệnh xâm nhập tại 06 quốc gia và 03 vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc (trong đó có 16 trường hợp từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về) bao gồm: Thái Lan (04 trường hợp), Hàn Quốc (02), Việt Nam (02), Hoa Kỳ (02), Nhật Bản (01), Singapore (01), Pháp (01), Nepal (01), Đài Loan - Trung Quốc (01), Ma Cao - Trung Quốc (02), Hồng Kông - Trung Quốc (02). Các quốc gia, vùng lãnh thổ đã triển khai áp dụng các biện pháp sàng lọc hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc tại các sân bay lớn.

Tại Việt Nam, ngày 23/01/2020 đã ghi nhận 02 trường hợp bệnh xâm nhập là công dân Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Ry. Hiện tại, sức khỏe hai bệnh nhân ổn định và tiếp tục được theo dõi sát trong phòng cách ly. Hiện chưa có công dân Việt Nam, cán bộ y tế nào bị lây nhim bệnh.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

- Nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào tỉnh thông qua khách du lịch, người lao động đến từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), trong thời điểm Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, có sự gia tăng đi lại giữa các khu vực, các quốc gia.

- Hiện nay, với điều kiện khí hậu mùa Đông xuân lạnh ẩm, rất thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát sinh và phát triển.

- Các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ngăn ngừa xâm nhập trường hợp bệnh, phòng chng lây truyn tại cộng đồng.

- Với 02 cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, Xa Mát tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, số lượng người, phương tiện nhập cảnh hàng ngày lớn, bên cạnh đó tỉnh có các điểm du lịch thu hút nhiều du khách, nhất là dịp lễ hội như Khu du lịch Núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, hồ Dầu Tiếng Tây Ninh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm nhập bệnh vào tỉnh.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

1. Mục đích, yêu cầu

- Chủ động, kịp thời phát hiện ứng phó, phòng chống có hiệu quả các trường hợp lây nhiễm viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, không để dịch lây lan, trên diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong.

- Đề ra các giải pháp phòng, chống phù hợp với từng tình huống và cấp độ dịch bệnh.

- Nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh, huy động mọi nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, phối hợp thực hiện đng bộ các giải pháp phòng, chống và điều trị khi có dịch bệnh xảy ra ở địa phương, không đbị động, bất ngờ.

2. Các tình huống, phương án đối phó

2.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại tỉnh

Nắm bắt, cập nhật thông tin, phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona vào Việt Nam, các tỉnh lân cận đchủ động phòng, chống.

2.2. Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh.

Tập trung khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch, hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.

2.3. Tình huống 3: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng

Tập trung mọi nguồn lực, mọi biện pháp, quyết tâm khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, khống chế phạm vi việc lan rộng trong cộng đồng.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM ỨNG PHÓ VỚI TỪNG TÌNH HUỐNG, PHƯƠNG ÁN.

1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại Tây Ninh

1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành

a) Ban Chđạo Phòng, chống dịch cấp tỉnh

- Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh tỉnh quan tâm chỉ đạo nắm tình hình, hướng dẫn thường xuyên các hoạt động phòng, chống dịch và thường xuyên liên hệ với Ban Chỉ đạo quốc gia để phối hợp triển khai kịp thời các hoạt động.

- Ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phối kết hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh.

- Xây dựng, ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh, chỉ đạo các đơn vị thực hiện.

- Chỉ đạo các ngành tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác giám sát, điều trị, xử lý ổ dịch.

- Kiện toàn và vận hành Đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh tuyến tỉnh và tuyến huyện, thành phố sẵn sàng xử lý khi có dịch xảy ra.

b) Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh các huyện, thành phố

- Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tuyến huyện, thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh ở địa phương, chỉ đạo hướng dẫn các xã/phường/thị trấn tổ chức triển khai thực hiện.

c) Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân các xã, phường, thị trấn

- Củng cố, kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân xã, phường, thị trấn và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch tại địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cấp xã, phường, thị trấn.

- Chỉ đạo Trạm Y tế xã, phường, thị trấn tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện ca bệnh, chủ động phòng chống dịch bệnh. Tổ chức điều tra, phát hiện cách ly các đối tượng mắc và nghi ngờ mắc bệnh.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường và các biện pháp phòng, chống dịch.

1.2. Hoạt động thông tin, tuyên truyền

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác này.

- Truyền tải các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh tới các đoàn du lịch, người lao động tới các vùng có dịch; cung cấp các tài liệu truyền thông tại các cửa khẩu Quốc tế, hướng dẫn những hành khách tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với các đơn vị y tế khi cần thiết. Thực hiện treo, dán các áp phích; cấp phát tờ rơi, trang tuyên truyền về phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra tại các cửa khẩu.

- Theo dõi và quản lý các tin đồn về tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý, cung cấp thông tin kịp thời, phù hợp.

- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp thông tin, các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh tới các đoàn du lịch, các điểm, khu du lịch đcó các biện pháp phòng ngừa và xử lý khi có tình huống xảy ra. Đặc biệt là các Lhội lớn của Tôn giáo Cao Đài và các hoạt động Hội xuân núi Bà Đen năm Canh Tý.

1.3. Các hoạt động chuyên môn kỹ thuật

a) Công tác dự phòng

- Giám sát chặt chẽ hành khách tại cửa khẩu, thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp sốt thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa, xem xét áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, Xa Mát đối với khách nhập cảnh từ Trung Quốc và các vùng có dịch.

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân, giám sát các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng; nhất là các trường hợp từ nước ngoài vViệt Nam hoặc có tiếp xúc gần với các trường hợp nghi viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona. Trạm y tế xã/phường/thị trn tiếp nhận danh sách và theo dõi sức khỏe người đến/vtừ Trung Quốc /vùng dịch đang cư trú tại địa phương.

- Công an tỉnh thông báo cho địa phương các trường hợp nhập cảnh từ vùng có dịch nhằm để cơ sở y tế địa phương theo dõi sức khỏe và thực hiện việc phòng, chống dịch.

- Chuẩn bị sẵn sàng các vật tư, trang thiết bị, trang phục phòng hộ, sinh phẩm y tế cho cán bộ y tế tham gia công tác phòng chống dịch bệnh và lấy mẫu gửi xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona.

- Kiện toàn, thiết lập, duy trì (trên cơ sở đội phòng chống dịch) các đội đáp ứng nhanh (RRT) đáp ứng với dịch bệnh theo hướng dẫn tại Quyết định s 5894/QĐ-BYT ngày 19/12/2019 của Bộ Y tế; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế.

- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch, cập nhật về các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong giám sát, phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona.

- Thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình bệnh dịch tại Trung Quốc, Campuchia và các nước trong khu vực và tại các địa phương trong nước cùng các quy trình hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật để có các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp.

- Công tác tuyển quân cần sàn lọc kỹ những ca có viêm hô hấp cấp liên quan đến yếu tố dịch tễ khi bàn giao tân binh. Cân nhắc các giải pháp người nhà có triệu chứng hô hấp cấp đến thăm quân nhân trong doanh trại quân đội

b) Công tác điều trị

- Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị, đồ phòng hộ, khu vực cách ly (phương tiện rào chắn, biển cảnh báo,....), giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân.

- Phân luồng tiếp nhận các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp để sàn lọc. Ngoài ra, xây dựng phương án (với các qui mô thu dung bệnh nhân ở các cp độ) bố trí cơ sở cách ly, thu dung và điều trị bệnh nhân nếu số lượng lớn,

- Đối với các bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, Đa khoa tư nhân Cao Văn Chí, Đa khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng, và các Trung tâm y tế huyện, thành phố, Trung tâm Y tế Quân Dân y, Bệnh xá Biên Phòng, các tiểu đoàn Quân y thuộc Sư Đoàn 5 Bộ binh thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tránh để lây nhiễm trong đơn vị (hoặc xây dựng các phương án chuyển bệnh đến nơi an toàn). Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh là điểm tiếp nhận và điều trị bệnh nhân viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona của tỉnh (cn xây dựng phương án khi quá tải trưng dụng cơ sở khác hoặc thành lập bệnh viện dã chiến). Các tuyến trước khi chuyển bệnh nhân nghi ngờ về bệnh viện tuyến trên cần phối hợp tuyến trên và điện thoại thông báo trước.

- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo, lây nhiễm cho cán bộ y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về hướng dẫn chẩn đoán điều trị, sử dụng các thuốc kháng vi rút phù hợp, hiệu quả.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trong tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Xây dựng phương án hỗ trợ tuyến dưới khi có dịch bệnh xảy ra hoặc trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường.

- Đảm bảo 100% các ca viêm phổi nặng diễn tiến nhanh; hoặc ca nghi ngờ, ca có thể được lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý đúng quy trình.

c) Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo dịch

- Tổ chức kiện toàn hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm từ tỉnh đến cơ sở và chủ động báo cáo kịp thời. Các đơn vị khi có nghi ngờ bệnh nhân nhim vi rút Corona cần báo cáo về Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật bằng điện thoại.

- Giám sát các trường hợp bệnh theo định nghĩa ca bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona tại cộng đồng theo Quyết định số 181/QĐ-BYT ngày 21/01/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona-(nCoV)”. Lấy mẫu, bảo quản, vận chuyn mu bệnh phm vViện Pasteur Thành ph HChí Minh để xét nghiệm chẩn đoán theo quy định của Bộ Y tế.

- Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/ 2015 của Bộ Y tế.

1.4. Công tác hậu cần

Rà soát, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc điều trị, thuốc kháng vi rút, vật tư sẵn sàng phục vụ công tác giám sát, xlý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân, xây dựng kế hoạch bổ sung và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.5. Hoạt động phối hợp liên ngành

Phối hợp liên ngành thực hiện công tác kiểm tra, giám sát triển khai hoạt động phòng, chống dịch tại các huyện, thành phố; lập kế hoạch phòng chống dịch, công tác kiểm dịch y tế Quốc tế, công tác kiểm tra giám sát dịch tại các xã, phường, thị trấn, công tác sẵn sàng thu dung điều trị, xử lý dịch,...

1.6. Hoạt động hợp tác quốc tế

Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh với cơ quan y tế các khu vực giáp biên giới với Campuchia theo biên bản ghi nhớ hợp tác chung trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

2. Tình huống 2: Xuất hiện trường hợp bệnh xâm nhập vào Tây Ninh

2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành

a) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh:

Tập trung chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động phòng chống dịch, nhất là kiểm tra giám sát các đơn vị, địa phương trong công tác triển khai các phương án, giải pháp phòng, chống bệnh, bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

b) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp huyện

- Tại địa phương có ổ dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các địa phương phải trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các ngành, triển khai các giải pháp phòng chống dịch, báo cáo diễn biến tình hình về Ban Chỉ đạo tỉnh kịp thời.

- Đối với các huyện chưa ghi nhận ca bệnh, nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh thực hiện tốt công tác thường trực để chỉ đạo triển khai hoạt động phòng, chống dịch kịp thời.

c) Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân xã, phường, thị trấn

- Tại xã có ổ dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona, Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân xã họp hàng ngày hoặc đột xuất để chỉ đạo các ngành thực hiện tốt công tác chống dịch, khoanh vùng xử lý triệt để dịch không để dịch lan rộng trong cộng đồng.

- Đối với các xã chưa ghi nhận ca bệnh; Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân thực hiện tốt hoạt động thường trực nắm bắt diễn biến tình hình dịch để thực hiện công tác phòng, chống dịch kịp thời.

2.2. Hoạt động thông tin, tuyên truyền

- Cập nhật tình hình diễn biến dịch bệnh thường xuyên liên tục để thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội, giao lưu quốc tế, du lịch, không gây hoang mang trong nhân dân.

- Cập nhật, bổ sung các thông điệp truyền thông, các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, mạng xã hội.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng.

- Phối hợp quản lý các tin đồn về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, thông tin sai, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.

2.3. Hoạt động chuyên môn kỹ thuật

a) Công tác dự phòng

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm phổi có yếu tố dịch tễ liên quan, tăng cường giám sát, xét nghiệm để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch khi xuất hiện trường hợp bệnh đầu tiên, không để lan rộng.

- Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gần với người bệnh trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối; cách ly những trường hợp mắc bệnh và nghi ngờ, lấy mẫu xét nghiệm. Hướng dẫn việc chăm sóc tại nhà của người bệnh và phòng ngừa lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình.

- Tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại cửa khẩu, tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa. Áp dụng hình thức khai báo y tế tại các cửa khẩu quốc tế đối với hành khách đi về từ vùng dịch.

- Đẩy mạnh giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý triệt đ không đbùng phát dịch trong cộng đồng.

- Tăng cường giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, viêm phổi nặng tại các bệnh viện để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

- Hàng tuần tổ chức đánh giá nguy cơ và đề xuất các biện pháp can thiệp phù hp.

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế; cử các đội đáp ứng nhanh htrợ các địa phương xử lý dịch.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, chẩn đoán, xử lý dịch đkịp thời điu chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

b) Công tác điều trị

- Triển khai thu dung, cách ly, điều trị, quản lý ca bệnh, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người nhà và cộng đồng theo quy định.

- Thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tuyến điều trị, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.

- B trí khu vực riêng để điều trị bệnh nhân. Khu vực cách ly được chia thành ba đơn nguyên: bệnh nhân nghi ngờ, bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và khu lưu giữ bệnh nhân trước khi xuất viện. Khi phát hiện và cách ly các bệnh nhân là người nước ngoài cần báo ngay cho Sở Ngoại vụ để phối hợp xử lý phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân nặng, tử vong nghi do viêm phổi nặng chưa rõ nguyên nhân.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, kiểm thảo tử vong (nếu có), cập nhật phác đồ chẩn đoán, cách ly, điu trị bệnh nhân và phòng lây nhim phù hợp với đặc đim dịch bệnh.

- Chuẩn bị phương án mở rộng cơ sở điều trị, huy động nguồn lực bệnh viện, bổ sung kế hoạch thu dung điều trị để kịp thời ứng phó khi dịch bệnh bùng phát lan rộng.

- Báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh, tử vong tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo qui định.

c) Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo dịch

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương nhất là vùng có ca bệnh và vùng giáp ranh với dịch.

- Thực hiện công tác thông tin báo cáo hàng ngày theo quy định của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và quy định của Bộ Y tế

2.4. Công tác hậu cần

- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.

- Đảm bảo kinh phí cho việc cấp cứu, điều trị người bệnh, thực hiện chính sách cho cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.

- Xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.

- Đxuất phương án huy động hỗ trợ nhân lực, vật tư, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, kinh phí,... từ tuyến trên cho hoạt động chống dịch tại địa phương.

2.5. Công tác phối hợp liên ngành

Duy trì sự phối hợp liên ngành, đặc biệt giữa ngành y tế với các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương, huy động nguồn lực bảo đảm cho hoạt động phòng chống dịch, bảo đảm an ninh trật tự, không để ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2.6. Hoạt động hợp tác quốc tế

Tăng cường hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh với cơ quan y tế các khu vực giáp biên giới với Campuchia theo biên bản ghi nhớ hợp tác chung trong phòng chống dịch bệnh, thông tin cho các cơ quan ngoại giao có công dân bị nhiễm bệnh tại địa phương để cùng phối hợp xử lý theo quy định.

3. Tình huống 3: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng:

3.1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người các cấp thường trực tại vùng dịch để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; phối hợp triển khai nhiệm vụ và thông tin báo cáo kịp thời về cấp trên.

3.2. Hoạt động thông tin, tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, xã/phường/thị trn và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng vcác biện pháp phòng chng dịch bệnh nhm nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng chng dịch bệnh. Khuyến cáo, hạn chế tập trung đông người, tiếp xúc với người mắc bệnh; hướng dẫn sử dụng phòng hộ cá nhân.

- Tổ chức tuyên truyền trực tiếp hướng dẫn người dân tại vùng ổ dịch về các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Khuyến cáo người tiếp xúc cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày và hàng ngày đo nhiệt độ cơ thể. Nếu có biểu hiện mắc bệnh thì đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

- Mở rộng kênh tiếp nhận thông tin, đường dây nóng của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế huyện, thành phố và các bệnh viện tuyên tỉnh tại địa bàn xảy ra dịch.

- Thành lập thêm các tổ ứng phó thông tin và xử lý người nhiễm mới về nơi cách ly đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình của Bộ Y tế.

- Thường xuyên theo dõi quản lý xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật các thông tin sai, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.

3.3. Hoạt động chuyên môn kỹ thuật

a) Công tác giám sát, dự phòng

- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc. Căn cứ vào diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong trường hợp cần thiết Ban Chỉ đạo các cấp đề xuất phong tỏa một số khu vực dân cư nơi đang có dịch bệnh hoặc đình chỉ hoạt động của một số khu vực vui chơi giải trí, lhội đông người nhằm ngăn chặn, khống chế không để lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm phổi có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đng.

- Duy trì việc giám sát tại cửa khẩu để giảm nguy cơ các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh hoặc xuất cảnh. Tiếp tục thực hiện việc khai báo y tế đi với hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu phù hợp với tình hình dịch và thông lệ quốc tế.

- Đánh giá nguy cơ thường xuyên để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả.

- Tiếp tục triển khai giám sát viêm phổi nặng do vi rút; đẩy mạnh việc giám sát dựa vào sự kiện, kịp thời xác minh, tổ chức điu tra phát hiện dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các dịch trong cộng đồng.

- Thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn; huy động tối đa lực lượng nhân viên y tế các tuyến tham gia chng dịch.

- Tăng cường giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển về Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của dịch bệnh.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

- Phối hợp các cơ quan y tế tuyến trên có liên quan để kịp thời chia sẻ thông tin về dịch bệnh, các biện pháp xử lý ổ dịch, điều trị bệnh nhân, cách ly và phòng, chống dịch bệnh phù hợp.

b) Công tác điều trị

- Thực hiện quyết liệt việc phân tuyến, tổ chức điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trong trường hợp số lượng bệnh nhân quá nhiều thì thực hiện phân tuyến điều trị tại Khu cách ly bệnh viện tuyến tỉnh. Sn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.

- Các bệnh viện chủ động triển khai kế hoạch mở rộng việc thu dung, điều trị bệnh nhân; sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.

- Huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư ...) cho các đơn vị điều trị bệnh nhân. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điu động nhân lực tập trung cho địa phương có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định; làm thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ vi rút. Tập trung tối đa nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật để điều trị bệnh nhân để hạn chế tối đa trường hợp tử vong.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.

- Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu. Thực hiện phương án huy động sự htrợ của tuyên trên khi cần thiết.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn chẩn đoán điều trị phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

c) Công tác kiểm tra, giám sát và báo cáo

- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các huyện, thành phố và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.

- Thực hiện báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch hàng ngày về Ban Chỉ đạo tỉnh trước 15 giờ; báo cáo lên tuyến trên theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT.

3.4. Công tác hậu cần

- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Triển khai phương án huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư...) cho các đơn vị điều trị, tổ chức các bệnh viện dã chiến, huy động các nguồn dự trữ cho công tác phòng chống dịch. Huy động các phương tiện vận chuyển, cấp cứu người mắc để thu dung, cách ly, điều trị người bệnh.

- Rà soát, xác định rõ danh mục, số lượng thuốc, sinh phẩm, vật tư hóa chất và trang thiết bị y tế thiết yếu để duy trì dịch vụ y tế thiết yếu ở các tuyến.

- Tiếp nhận viện trợ của các Tổ chức quốc tế hỗ trợ kịp thời thuốc, trang bị phòng hộ và các thuốc vật tư hóa chất phục vụ phòng chng dịch.

- Tăng cường sự phối hợp với tuyến trên và hợp tác với các tổ chức quốc tế để nhận được sự trợ giúp về chuyên môn kỹ thuật và nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao cho Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định. Tiếp tục rà soát Kế hoạch để bổ sung (nếu cn) cho phù hợp thực tiễn. Chỉ đạo tập huấn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ, pháp đồ điều trị theo quy định của Bộ Y tế. Dự trù kinh phí bảo đảm các hoạt động phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh theo Kế hoạch này.

2. Giao Sở Tài chính thẩm định, đề xuất kịp thời nguồn kinh phí bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra thuộc địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của kế hoạch.

3. Các sở, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch phối hợp với Ngành Y tế thực hiện tốt công tác nêu trong Kế hoạch này, thường xuyên phản ánh tình hình, báo cáo kết quả hoạt động của ngành mình về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua sở Y tế)

Kế hoạch này thay thế Kế hoạch s230/KH-BCĐ ngày 23/01/2020 của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh tỉnh Tây Ninh. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có vấn đề phát sinh cần điều chỉnh bổ sung đề nghị báo cáo về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Sở Y tế) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (báo cáo);
- Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sư đoàn 5 Bộ binh;
- Thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh tỉnh được kiện toàn theo Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 27/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- BCH Quân sự t
nh;
- BCH Bộ đội Biên phòng t
nh
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- LĐVP;
- Các phòng, ban, trung tâm;
- Lưu: VT, VP Đoàn ĐBQH-HĐND-
UBND tnh;

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Ngọc

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 157/KH-UBND ngày 27/01/2020 về triển khai biện pháp phòng, chống bệnh viêm phối cấp do chủng mới của vi rút Corona tại tỉnh Tây Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


923

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.42.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!