UBND TỈNH HÀ GIANG
SỞ Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/KH-SYT
|
Hà Giang, ngày 02 tháng 02 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC DƯỢC VÀ MỸ PHẨM NĂM 2016
Căn cứ Thông tư số
51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 Hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phòng Y tế thuộc Ủy ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ kết quả hoạt động công tác dược
và mỹ phẩm năm 2015 và Kế hoạch hoạt động ngành Y tế Hà Giang năm 2016;
Sở Y tế xây dựng Kế hoạch Công tác dược
và mỹ phẩm năm 2016 như sau:
Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NĂM 2015
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Hệ thống tổ chức về dược
*Hệ thống quản lý nhà nước.
- Tuyến tỉnh: Phòng Nghiệp vụ Dược và
Thanh tra dược (Thanh tra Y tế);
- Tuyến huyện: Bộ
phận dược - Phòng Y tế các huyện, thành phố.
* Hệ thống dược sự nghiệp:
- Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh; Khoa dược
của các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; Bộ phận dược của các trung
tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, TTYT huyện, thành phố.
* Hệ thống sản xuất, kinh doanh:
Công ty dược đóng trên địa bàn tỉnh:
10; Nhà thuốc: 43; Quầy thuốc: 186; Đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp: 20; Tủ
thuốc trạm y tế: 16
2. Nhân lực dược trong đơn vị hành
chính, sự nghiệp
Ngành Y tế quản lý 280 cán bộ dược,
trong đó cán bộ có trình độ sau đại học: 08 (02 thạc sĩ, 05 CKI), Dược sỹ đại học:
57, Cao đẳng dược: 05, Trung cấp dược: 203, Dược tá: 07.
B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NĂM 2015
1. Công tác quản lý nhà nước về dược
Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các
Ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh
(quý I/2015).
Tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý,
thu mua và tiêu thụ các loại dược liệu được thu hái, nuôi trồng trên địa bàn
các huyện.
Triển khai các văn bản quy phạm pháp
luật mới ban hành về lĩnh vực dược.
Tổ chức tập huấn nâng cao quản lý
công tác dược cho các trạm y tế xã, Tập huấn về lập kế hoạch
cung ứng thuốc hàng năm cho lãnh đạo, trưởng khoa dược các bệnh viện.
Chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện các
văn bản pháp quy của Bộ Y tế (Thông tư số 22/2011/TT-BYT, số 23/2011/TT-BYT, số 21/2013/TT-BYT, số 19/2014/TT-BYT).
Tổ chức đấu thầu thuốc tập trung đảm
bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả và chỉ đạo các đơn vị cung ứng thuốc,
hóa chất, vật tư tiêu hao theo đúng kết quả đấu thầu đáp ứng
kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh dịch.
Xây dựng các quy trình về thủ tục
hành chính lĩnh vực hành nghề dược trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
* Đánh
giá: Triển khai đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật
về dược mới ban hành. Các cơ sở y tế đã thực hiện tốt những nội dung chỉ đạo của
Sở Y tế về lĩnh vực dược. Phòng Y tế các huyện, thành phố tổ chức thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, mỹ phẩm theo
đúng kế hoạch đề ra trong năm.
2. Hướng dẫn triển khai và giám
sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn
Thông báo, giám sát đầy đủ các thuốc kém chất lượng, thuốc bị đình chỉ lưu hành, thuốc không
rõ nguồn gốc do Cục Quản lý Dược thông báo tới các cơ sở y tế và kinh doanh dược
trên địa bàn tỉnh.
Giao Kế hoạch lấy mẫu thuốc kiểm tra
chất lượng cho Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh và chỉ đạo tổ chức kiểm tra giám sát
các cơ sở kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trong toàn tỉnh:
- Tổng số mẫu thuốc lấy kiểm tra:
609/600 mẫu đạt 102% KH giao; Số mẫu đạt tiêu chuẩn chất lượng: 605/609 mẫu; 04
mẫu không đạt chất lượng đã được đình chỉ và tiến hành thu hồi trên toàn địa
bàn tỉnh.
- Tổng số mẫu mỹ phẩm lấy kiểm tra:
30 mẫu, trong đó 28 mẫu đạt chất lượng, 02 mẫu không đạt chất lượng
* Đánh giá: Chất lượng thuốc, mỹ phẩm lưu hành trên địa
bàn tỉnh đã được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Trong năm các thuốc, mỹ phẩm
không đạt chất lượng đã được phát hiện kịp thời và đình chỉ lưu hành.
3. Chỉ đạo, triển khai công tác quản
lý kinh doanh thuốc, hành nghề dược, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc, cấp số công bố mỹ phẩm theo đúng quy định
- Chỉ đạo Phòng Y tế tổ chức tập huấn,
đào tạo về thực hành tốt nhà thuốc - GPP cho các cơ sở bán lẻ là Nhà thuốc, quầy
thuốc đóng trên địa bàn.
- Xét duyệt cấp mới và gia hạn chứng
chỉ hành nghề Dược được 108 cá nhân; Thẩm định cấp mới, gia hạn, đổi giấy chứng
nhận đủ điều kiện hành nghề kinh doanh thuốc cho 21 cơ sở là
nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý, tủ thuốc trạm Y tế xã theo
hướng dẫn mới của Bộ Y tế. Kết quả đạt được đến hết tháng
12 năm 2015: có 43/43 nhà thuốc và 46 quầy thuốc cấp mới và cấp lại giấy chứng nhận đạt GPP, 03 công ty kinh doanh thuốc được cấp lại Giấy chứng nhận
đạt GDP
- Xây dựng các quy trình về thủ tục
hành chính lĩnh vực hành nghề dược trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
* Đánh giá: Hoạt động kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh đã được kiểm
tra, giám sát thường xuyên. Tổ chức xét cấp hành nghề dược, thẩm định cơ sở
hành nghề cơ bản đã theo đúng quy định.
4. Thực hiện quản lý giá thuốc, đấu
thầu theo quy định của pháp luật
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y
tế đã tổ chức đấu thầu thuốc tập trung đảm bảo đúng quy định. Trong năm 2015 đã
tổ chức xong đấu thầu với 2.497 mặt hàng trúng thầu, Cụ thể:
Thuốc theo tên generic là 793 mặt hàng; Biệt dược 06 mặt hàng; Thuốc đông y,
thuốc từ dược liệu 91 mặt hàng; Vị thuốc YHCT 349 mặt hàng; Vật tư y tế tiêu
hao 358 mặt hàng; Vật tư thay thế 220 mặt hàng; Dụng cụ nội soi 83 mặt hàng;
Hóa chất xét nghiệm 418 mặt hàng; Hóa chất sinh phẩm y tế khác 179 mặt hàng. Tổng
giá trị gói thầu là 418.577.447.868 đồng.
Với các mặt hàng không trúng thầu, Sở
Y tế đã chỉ đạo các đơn vị mua ngoài thầu đảm bảo đủ thuốc phục vụ nhu cầu
khám, chữa bệnh.
* Đánh giá: Công tác đấu thầu thuốc đã thực hiện đúng theo các quy định của nhà nước,
đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công
tác dược bệnh viện và các nhiệm vụ khác theo đúng thẩm quyền được phân cấp
5.1. Công tác quản lý cung ứng và sử dụng thuốc an toàn hợp lý
* Quản lý cung ứng thuốc
Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh lập
kế hoạch cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao theo đúng kết quả đấu thầu của Sở Y tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh và
phòng bệnh dịch.
Tiếp tục thực hiện bảo quản thuốc
theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” đối với bệnh
viện. Đảm bảo tất cả thuốc từ các nguồn cấp về bệnh viện được tiến hành kiểm nhập
và quản lý tập trung tại kho dược;
* Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều
trị, của Đơn vị thông tin thuốc đã tập trung vào nội dung
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả trong điều trị.
Các bệnh viện đã thành lập tổ dược
lâm sàng và cử cán bộ đi tập huấn nâng cao kiến thức về dược lâm sàng.
* Đánh
giá: Việc cung ứng thuốc,
vật tư y tế tiêu hao đầy đủ kịp thời giúp đáp ứng nhu cầu điều trị, không để
người bệnh phải tự mua thuốc và hạn chế phát sinh tiêu cực. Trong năm việc sử dụng
thuốc cơ bản hợp lý, an toàn, hiệu quả.
5.2. Quản lý, sử dụng trang thiết
bị y tế
Các đơn vị đã lập
sổ theo dõi quản lý trang thiết bị y tế được cấp về từ các
nguồn ngân sách khác nhau và đưa vào sử dụng có hiệu quả trong việc hỗ trợ khám
chữa bệnh cho người bệnh. Các trang thiết bị lớn đã có lý lịch máy, quy trình vận
hành sử dụng.
* Đánh giá: Cơ bản trang thiết bị y tế cấp về các đơn vị đã được vào sổ theo dõi
quản lý và đưa vào sử dụng có hiệu quả, tuy nhiên một số đơn vị chưa thực hiện
tốt bảo dưỡng định kỳ.
5.3. Công tác kiểm tra, giám sát
- Chỉ đạo Phòng Y tế tham mưu cho
Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố tổ chức Đoàn kiểm tra
liên ngành kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc, mỹ phẩm tại các chợ vùng cao
biên giới..
- Sở Y tế thành lập đoàn tổ chức phúc
tra tại địa bàn các huyện đông dân cư, có nhiều cơ sở kinh doanh thuốc và mỹ phẩm: Năm 2015 tổ chức kiểm tra
tại địa bàn các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, TP Hà Giang, Quản Bạ,
Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.
* Đánh
giá: Công tác thanh tra,
kiểm tra về lĩnh vực dược đã được tổ chức thường xuyên kịp thời. Các cơ sở bán
thuốc, mỹ phẩm cơ bản đã tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh dược.
Hiện tượng bán thuốc không rõ nguồn gốc đã giảm nhiều tại các chợ phiên trên địa
bàn tỉnh.
Phần II
CÔNG TÁC DƯỢC VÀ
MỸ PHẨM NĂM 2016
I. Mục tiêu
chung
Đảm bảo chất lượng thuốc, mỹ phẩm
trong quá trình lưu thông phân phối trên địa bàn tỉnh.
Cung ứng thuốc đủ
thuốc thiết yếu đáp ứng nhu cầu của các cơ sở y tế và người
dân, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong công tác phòng và điều trị
cho người bệnh.
II. Mục tiêu cụ thể
1. Tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao đảm bảo về thời gian, đúng quy định.
2. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất
lượng thuốc, mỹ phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo
100% thuốc đưa vào sử dụng tại các cơ sở y tế đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
3. Đẩy mạnh hoạt động Hội đồng thuốc
và Điều trị; Đơn vị thông tin thuốc. Nhằm hướng tới việc nâng cao chất lượng kê
đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong điều
trị.
4. Tăng cường công tác quản lý thuốc
tại bệnh viện theo tiêu chuẩn GSP và trạm y tế xã theo tiêu chuẩn GPP.
5. Duy trì mạng lưới các đại lý, tủ
thuốc trạm y tế xã tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo đủ thuốc thiết
yếu phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
III. Nội dung hoạt
động chủ yếu năm 2016
1. Công tác quản lý nhà nước về dược:
Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo
các Ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc, mỹ
phẩm trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu cho UBND tỉnh về triển khai
chương trình hợp tác với các công ty về phát triển dược liệu tại một số huyện
trên địa bàn tỉnh.
Triển khai các văn bản quy phạm pháp
luật mới ban hành về lĩnh vực dược.
Tổ chức đấu thầu thuốc tập trung đảm
bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả và chỉ đạo các đơn vị cung ứng thuốc,
hóa chất, vật tư tiêu hao theo đúng kết quả đấu thầu đáp ứng kịp thời nhu cầu
khám chữa bệnh và phòng bệnh dịch.
Xây dựng các quy trình về thủ tục
hành chính lĩnh vực hành nghề dược trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Hướng dẫn triển khai và giám
sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn
Giao chỉ tiêu kế hoạch kiểm nghiệm mẫu
thuốc năm 2016 cho Trung tâm Kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng thuốc tại các
cơ sở kinh doanh, sản xuất, tồn trữ và sử dụng thuốc trên địa bàn tỉnh. Tăng cường
kiểm tra các mẫu thuốc từ dược liệu, vị thuốc YHCT.
Hướng dẫn các đơn vị kiểm tra giám
sát các thuốc kém chất lượng theo thông báo của Cục quản lý dược và các thuốc
đang lưu thông phân phối trên thị trường, chú trọng giám sát chất lượng các vị
thuốc YHCT.
Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng
thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh thuốc, mỹ phẩm trên địa
bàn tỉnh.
3. Chỉ đạo, triển khai công tác quản
lý kinh doanh thuốc, hành nghề dược, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc, cấp số công bố mỹ phẩm theo đúng quy định
- Chỉ đạo Phòng Y tế tổ chức tập huấn, đào tạo về thực hành tốt nhà thuốc - GPP cho các cơ sở
bán lẻ là Nhà thuốc, quầy thuốc đóng trên địa bàn.
-Tổ chức xét duyệt
cấp phép về lĩnh vực hành nghề dược theo các quy trình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và thời gian cấp rút ngắn ít nhất 40% so
với thời gian quy định của Bộ Y tế.
4. Thực hiện quản lý giá thuốc, đấu
thầu theo quy định của pháp luật
- Tiếp tục trình UBND tỉnh phương án
đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế.
- Tổ chức đấu thầu
đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả, trên cơ sở đó thống nhất giá thuốc
cung ứng cho toàn bộ các cơ sở y tế.
- Chỉ đạo các đơn vị cung ứng thuốc,
hóa chất, vật tư tiêu hao theo đúng kết quả đấu thầu đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh dịch.
- Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất
trong nước toàn tỉnh từ 54,8% (năm 2015) lên 60% (năm 2016).
5. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực
hiện công tác dược bệnh viện và các nhiệm vụ khác
theo đúng thẩm quyền được phân cấp
5.1. Công tác quản lý cung ứng và
sử dụng thuốc an toàn hợp lý
* Quản lý cung ứng thuốc
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh lập
kế hoạch cung ứng, sử dụng thuốc trong năm trên cơ sở kết quả đấu thầu thuốc của
Sở Y tế.
- Tiếp tục duy trì bảo quản thuốc
theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” đối với bệnh viện.
- Xây dựng phần mềm quản lý xuất, nhập, tồn thuốc tại các bệnh viện.
* Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
-Tiếp tục thực hiện Thông tư số
23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các
cơ sở y tế có giường bệnh; Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 hướng dẫn hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện
- Tăng cường hoạt động của Hội đồng
thuốc và điều trị, chú trọng nội dung về đánh giá sử dụng thuốc hợp lý an toàn
thông qua bình bệnh án và giám sát sử dụng thuốc tại các khoa phòng điều trị.
Xây dựng và tiếp nhận các hướng dẫn điều trị dùng tại bệnh
viện.
- Đổi mới hoạt động
của Đơn vị thông tin thuốc, tăng cường hướng dẫn sử dụng thuốc theo các tài liệu
chính thống được phép ban hành của Bộ Y tế.
- Đẩy mạnh hoạt động Dược lâm sàng của
tổ dược lâm sàng tại các bệnh viện.
5.2. Quản lý, sử dụng trang thiết
bị y tế
- Duy trì việc mở sổ sách theo dõi quản
lý trang thiết bị y tế được cấp về từ các nguồn ngân sách khác nhau.
- Thực hiện tốt việc bảo dưỡng định kỳ
các trang thiết bị y tế, đặc biệt là các trang thiết bị lớn,
có cấu tạo vi mạch điện tử.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng
cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ về sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa
các trang thiết bị y tế được cấp,
5.3. Công tác kiểm tra, giám sát
- Chỉ đạo Phòng Y tế tham mưu cho
Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc, mỹ phẩm tại các chợ vùng cao biên giới..
- Tổ chức phúc tra tại địa bàn các
huyện đông dân cư có nhiều cơ sở kinh doanh thuốc và mỹ phẩm.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công
tác quản lý cung ứng và sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế, đặc biệt tại trạm y tế
xã (có phụ lục kèm theo).
5.4. Công tác đào tạo, tập huấn
- Tiếp tục liên kết với trường Đại học
Y - Dược Thái Nguyên, Đại học Y - Dược Thái Bình, Đại học Dược Hà Nội để đào tạo:
Dược sỹ chuyên tu đại học, Dược sỹ chuyên khoa I, Dược lâm sàng.
- Tổ chức tập huấn về quản lý cung ứng
và sử dụng thuốc cho cán bộ khoa dược các bệnh viện.
- Tập huấn về quản lý thuốc, trang
thiết bị y tế tại các trạm y tế xã, phường cho các huyện thành phố: TP Hà
Giang, huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang, huyện Quang Bình.
Trên đây là Kế hoạch công tác Dược và
mỹ phẩm năm 2016 của Sở Y tế Hà Giang./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- BGĐ sở;
- Các phòng thuộc sở;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Lưu VT, NVD.
|
GIÁM ĐỐC
Lương Viết Thuần
|
PHỤ LỤC
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỀ DƯỢC -
TTBYT NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch Công tác dược và mỹ phẩm năm 2016)
THỜI
GIAN
|
NỘI
DUNG KIỂM TRA
|
ĐỊA
ĐIỂM
|
THÀNH
PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
|
SỐ
LẦN TỔ CHỨC
|
QUÝ
I
|
Hoạt động kinh doanh thuốc tại các
cơ sở bán lẻ đã được cấp phép và hoạt động bán thuốc tự
do tại các chợ phiên.
|
Các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng
Văn, Mèo Vạc, Vị Xuyên, Bắc Quang, TP HG.
|
Lãnh đạo Sở Y tế, phòng NVD, Thanh
tra, phòng Y tế các huyện (phối hợp).
|
Tổ chức 2 đợt kiểm tra:
- Đợt 1 kiểm tra Thành phố Hà
Giang, huyện Vị Xuyên, Bắc Quang: Dự kiến 4 ngày.
- Đợt 2 kiểm tra huyện Quản Bạ, Yên
Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; Dự kiến 4 ngày.
|
QUÝ
II
|
- Quản lý,
cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao,
- Quản lý, cung ứng, sử dụng thuốc,
trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã.
|
- Các bệnh viện tuyến huyện.
- Trạm y tế xã
|
Phòng NVD, phòng NVY, Thanh tra,
Trung tâm kiểm nghiệm.
|
- Đợt 1: Các huyện Quản Bạ, Yên
Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.
- Đợt 2: Các huyện Bắc Mê, Vị
Xuyên, Bắc Quang, Thành phố HG.
- Đợt 3: Các huyện Hoàng Su Phì,
Xín Mần, Quang Bình.
|
QUÝ
III
|
- Tổ chức, hoạt động của khoa dược
bệnh viện.
- Quản lý, cung ứng thuốc, hóa chất,
vật tư tiêu hao.
- Hoạt động của Hội đồng thuốc và
Điều trị.
|
- Các bệnh viện tuyến tỉnh: Đa khoa
tỉnh, Lao và Bệnh phổi, Điều dưỡng, Y dược cổ truyền, Mắt.
|
- Phòng NVD, phòng NVY, phòng
KH-TC, Thanh tra.
|
- Tổ chức 1 đợt
kiểm tra, giám sát: Mỗi đơn vị 1 ngày.
|
QUÝ
IV
|
- Kiểm tra công tác dược cuối năm
2016
|
- Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến
huyện
- Các công ty dược đóng trên địa
bàn
- Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh.
|
Lãnh đạo Sở Y tế, phòng NVD, Thanh
tra.
|
- Kiểm tra các bệnh viện theo đoàn kiểm
tra y tế cuối năm của SYT.
- Các đơn vị còn lại tổ chức 1 đợt
kiểm tra: Mỗi đơn vị ½ ngày.
|
Ghi chú:
- Một số từ ngữ viết tắt: NVD (Nghiệp
vụ Dược); NVY (Nghiệp vụ Y); KH-TC (Kế hoạch tài chính).
- Các đợt kiểm tra
sẽ có kế hoạch cụ thể chi tiết gửi tới các đơn vị sau.