Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 126/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Vũ Thu Hà
Ngày ban hành: 23/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/KH-UBND

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2024

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MÙ LÒA ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 2560/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược quốc qua phòng, chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội với nội dung sau:

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2020-2023

I. Thông tin chung

Theo số liệu công bố của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2015: tỷ lệ mù lòa của nước ta là khoảng 1,8% dân số; số lượng người mù ước tính là 329,333 người; số lượng người trên 50 tuổi với thị lực kém cả 2 mắt là khoảng 2,1 triệu người; trên 80% người mù và suy giảm thị lực ở Việt Nam là có thể phòng tránh hoặc điều trị được; 1/3 là những người nghèo không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế phù hợp. Nguyên nhân gây mù chủ yếu là đục thể thủy tinh (chiếm tới 66,1%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ.

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa với mục tiêu đến năm 2030 bao gồm:

- Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,0 người trên 1.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người trên 1.000 dân.

- Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 95%.

- Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75%.

- Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.

Trong những năm qua, dù điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng được nâng cao, ngành nhãn khoa cũng đã có những bước tiến vượt bậc nhưng công tác phòng chống mù loà vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như:

- Thiếu bác sĩ chuyên khoa mắt tại tuyến y tế cơ sở. Sự phân bố bác sĩ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và đồng bằng dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực chăm sóc mắt tại vùng núi, vùng sâu vùng xa. Theo ước tính, chỉ có khoảng 1/3 bác sĩ chuyên khoa mắt có thể thực hiện phẫu thuật thay thủy tinh thể.

- Thiếu trang thiết bị chuyên khoa mắt: nhiều cơ sở y tế không có đủ trang thiết bị phục vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị dẫn tới tỷ lệ người bệnh bị trì hoãn điều trị hoặc phải chuyển lên tuyến trên cao.

- Một số quận/huyện trên địa bàn Thành phố có vị trí xa trung tâm gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến trên. Hiện nay, Thành phố còn 14 xã thuộc 4 huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Quốc Oai là các xã miền núi còn nhiều khó khăn.

- Một bộ phận không nhỏ người dân còn thiếu kiến thức về chăm sóc, phòng chống các bệnh về mắt dẫn đến việc chậm trễ đi khám và điều trị, thậm chí từ chối điều trị do những quan niệm sai lầm.

II. Đánh giá hoạt động phòng chống mù lòa giai đoạn 2020-2023

1. Hiệu quả hoạt động

- Các hoạt động phòng chống mù lòa đã được triển khai rộng rãi đến tất cả các trung tâm y tế quận/huyện, các trạm y tế xã/phường và một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

- Các hoạt động khám sàng lọc, phát hiện các bệnh về mắt được triển khai đều đặn, thường xuyên đến tận trạm y tế xã/phường đảm bảo tiếp cận tối đa và thuận lợi cho người dân, đặc biệt ở những xã vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.

- Việc quản lý một số bệnh gây mù tại tuyến y tế cơ sở được duy trì, đảm bảo cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán, chăm sóc và điều trị phù hợp.

- Công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế cơ sở được chú trọng và triển khai thường xuyên, hiệu quả.

- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân về chăm sóc, phòng chống các bệnh về mắt được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, đảm bảo tính bao phủ cao và phù hợp với từng đối tượng.

2. Ưu điểm

- Các hoạt động phòng chống mù lòa được triển khai sâu rộng đến tận tuyến y tế cơ sở với nhiều hoạt động đa dạng, hiệu quả.

- Các Bệnh viện mắt công lập trên địa bàn Thành phố đã làm chủ được nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo cung cấp dịch vụ khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh.

3. Khó khăn

- Tại nhiều cơ sở y tế đội ngũ nhân viên y tế chuyên khoa mắt còn thiếu và yếu, chưa có đủ trang thiết bị phục vụ khám, chẩn đoán và điều trị bệnh về mắt.

- Một số địa phương ở xa trung tâm gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận các cơ sở y tế tuyến trên.

- Một bộ phận không nhỏ người dân còn thiếu kiến thức về chăm sóc, phòng chống các bệnh về mắt dẫn đến việc chậm trễ đi khám và điều trị.

PHẦN II

KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA ĐẾN NĂM 2030

I. Mục đích và yêu cầu

1. Mục đích

- Triển khai cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Quyết định số 2560/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược quốc qua phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác phòng chống mù lòa, bảo vệ sức khỏe Nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược Quốc gia phòng chống mù lòa.

2. Yêu cầu

- Đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sát với tình hình thực tế và điều kiện, nguồn lực của địa phương, bố trí ngân sách và có cơ chế, chính sách tăng cường huy động các nguồn lực để triển khai, thực hiện các hoạt động của Kế hoạch.

- Các Sở, ban, ngành thuộc UBND Thành phố, các ban, ngành ở địa phương phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa có thể phòng chống được, phấn đấu nhằm loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,0 người trên 1.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người trên 1.000 dân.

- Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 95%.

- Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75%.

- Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.

III. Các giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu

1. Cơ chế chính sách

- Xây dựng và ban hành các văn bản, chính sách chỉ đạo, hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các cơ sở y tế trong và ngoài công lập... tham gia vào công tác phòng, chống mù lòa.

- Xây dựng và ban hành các hướng dẫn cụ thể về vai trò và trách nhiệm của cán bộ các cấp, các cán bộ y tế tại cộng đồng tham gia hoạt động phòng chống mù lòa.

- Triển khai chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa… dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng các bệnh về mắt.

2. Các hoạt động chuyên môn

2.1. Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khoẻ về phòng chống mù lòa

- Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khoẻ nhằm nâng cao kiến thức cho người dân về các bệnh gây mù thường gặp bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể tại địa phương trong việc triển khai các hoạt động truyền thông.

- Xây dựng các phóng sự, buổi toạ đàm phổ biến kiến thức chăm sóc, phòng chống các bệnh về mắt phát trên các kênh truyền hình.

- Lồng ghép các hoạt động truyền thông trong các buổi khám sàng lọc và chương trình giáo dục sức khoẻ trong nhà trường cho học sinh, giáo viên và nhân viên y tế trường học.

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ Glocom Thế giới, ngày Thị giác Thế giới,… hàng năm.

2.2. Hoàn thiện, nâng cao năng lực mạng lưới chăm sóc mắt

2.2.1. Hoàn thiện mạng lưới chăm sóc mắt

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2030 tại thành phố Hà Nội do Sở Y tế Hà Nội chủ trì.

- Kiện toàn mạng lưới phòng chống mù lòa tại các tuyến

+ Bệnh viện Mắt Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Đông tại tuyến Thành phố.

+ Trung tâm y tế quận/huyện: Tối thiểu có 01 bác sỹ chuyên khoa mắt trình độ sau đại học, tối thiểu có 01 cán bộ chuyên trách hoạt động phòng chống mù lòa, thực hiện quản lý, báo cáo, giám sát hoạt động tại tuyến xã.

+ Trạm y tế xã/phường: Tối thiểu có 01 cán bộ chuyên trách công tác phòng chống mù lòa.

+ Thành lập, phát triển mạng lưới cộng tác viên y tế thôn, bản trong các hoạt động tuyên truyền, vận động, khám sàng lọc và điều trị.

2.2.2. Nâng cao năng lực mạng lưới chăm sóc mắt

- Đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế phụ trách công tác phòng chống mù lòa. Đảm bảo 100% cán bộ chuyên trách tại trung tâm y tế quận/huyện và trạm y tế xã/phường được cập nhật, nâng cao kiến thức hàng năm.

- Xây dựng các chương trình đào tạo liên tục chuyên khoa mắt phù hợp với trình độ, nhu cầu của cán bộ y tế cơ sở và điều kiện thực tiễn.

- Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn thường xuyên cho tuyến y tế cơ sở trong chẩn đoán và điều trị các bệnh mắt thường gặp.

- Bệnh viện Mắt Hà Nội và Bệnh viện Mắt Hà Đông đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng những kỹ thuật, phương pháp mới và hiện đại trên thế giới nhằm nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt cho Nhân dân.

3. Tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh mắt gây mù

- Tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh mắt có khả năng gây mù như mộng, quặm, đục thể thủy tinh, glocom, bệnh võng mạc đái tháo đường,…

- Lập danh sách bệnh nhân để theo dõi, quản lý và có kế hoạch can thiệp.

- Tư vấn, hỗ trợ người bệnh tiếp cận nhanh chóng với các dịch vụ điều trị hiệu quả.

- Tuyên truyền, vận động, khuyến khích những đối tượng có nguy cơ cao chủ động thăm khám mắt định kỳ.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện từ nguồn Ngân sách Nhà nước, nguồn do quỹ Bảo hiểm y tế chi trả, nguồn huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành khác trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch.

- Đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhãn khoa tại các cơ sở y tế.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công tác phòng chống mù lòa.

- Chỉ đạo Bệnh viện Mắt Hà Nội và Bệnh viện Mắt Hà Đông triển khai thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đến các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước, địa phương và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.

- Chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận/huyện triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện với UBND Thành phố .

- Chủ động cung cấp thông tin về hoạt động triển khai và kết quả thực hiện cho các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, các cơ quan báo chí để phối hợp tuyên truyền.

2. Sở Nội vụ

Khẩn trương phê duyệt đề án vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị lĩnh vực y tế nói chung và cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, khám, chữa bệnh nhãn khoa nói riêng đảm bảo các cơ quan, đơn vị hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách Thành phố.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án trong lĩnh vực phòng chống mù lòa.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực phòng chống mù lòa theo đúng các quy định của pháp luật.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan phê duyệt, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng chống mù lòa, khám và điều trị các bệnh về mắt.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp Sở Y tế và các Sở, ngành, đơn vị liên quan cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố, báo chí Trung ương và địa phương có chương trình phối hợp công tác với Thành phố, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về nội dung và công tác triển khai Kế hoạch trên địa bàn Thành phố. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn Thành phố.

7. Bảo hiểm xã hội Thành phố

- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan nhằm hỗ trợ các hoạt động Phòng chống mù lòa bằng nguồn kinh phí Bảo hiểm Y tế theo đúng quy định.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác khám chữa bệnh về mắt bằng nguồn kinh phí Bảo hiểm Y tế trong các Bệnh viện, Phòng khám đa khoa, Trạm Y tế theo đúng quy định.

8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng, ban hành kế hoạch, bố trí ngân sách để thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Chỉ đạo các Phòng y tế, trạm y tế xã/phường phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

- Huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch; lồng ghép việc thực hiện kế hoạch với các hoạt động y tế khác trên địa bàn.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng chống mù lòa trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030. UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo UBND Thành phố kết quả triển khai thực hiện (thông qua Sở Y tế để tổng hợp)./.


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Bảo hiểm xã hội Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- CVP, PCVP P.T.T Huyền;
- Phòng: KGVX, TH;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thu Hà

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 126/KH-UBND ngày 23/04/2024 thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


418

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.249.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!