UBND TỈNH LÀO CAI
SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH - SỞ TÀI CHÍNH - SỞ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/HD-LS:
SLĐTBXH-STC-SYT
|
Lào Cai, ngày 27
tháng 02 năm 2012
|
HƯỚNG DẪN
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH LÀO CAI MẮC BỆNH PHẢI
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VÀ PHỤ NỮ NGHÈO SINH CON TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH CÔNG LẬP
Căn cứ Quyết định số
50/2011/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định
Chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo tỉnh Lào Cai mắc bệnh phải điều trị
nội trú và phụ nữ nghèo sinh con tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Liên sở:
Sở Lao động - TBXH, Sở Tài chính, Sở Y tế hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND như sau:
I. VỀ ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI, ÁP DỤNG
1. Về đối tượng
Đối tượng được hưởng chính sách bao gồm:
a) Người thuộc hộ nghèo (bao gồm cả
trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hộ nghèo) được cấp có thẩm quyền công nhận tại cuộc điều
tra hộ nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo của Chính phủ, mắc bệnh phải điều trị nội
trú tại: Phòng khám đa khoa khu vực, các Bệnh viện tuyến huyện (thành phố Lào
Cai là Trung tâm y tế thành phố) và các Bệnh viện tuyến tỉnh (sau đây gọi chung
là: Bệnh viện huyện, tỉnh).
Người được xác định là thành viên hộ
nghèo gồm: (i) người có tên trong sổ hộ khẩu hộ nghèo tại thời điểm điều tra hộ
nghèo; (ii) người thuộc các trường hợp sau: con đẻ của các thành viên trong hộ
nghèo được sinh ra trong năm; con nuôi hợp pháp; các trường hợp là dâu, rể có
tên bổ sung vào sổ hộ khẩu của hộ nghèo trong năm theo quy định.
b) Phụ nữ thuộc hộ nghèo khi sinh con
theo quy định của Pháp lệnh Dân số tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong
tỉnh từ trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế cấp xã) đến bệnh
viện tuyến tỉnh.
- Phụ nữ thuộc hộ nghèo được xác định
gồm: (i) phụ nữ có tên trong sổ hộ khẩu hộ nghèo tại thời điểm điều tra hộ
nghèo đã được cấp có thẩm quyền công nhận tại cuộc điều tra hộ nghèo hàng năm
theo chuẩn nghèo của Chính phủ; (ii) phụ nữ có tên bổ sung vào sổ hộ khẩu của hộ
nghèo trong năm theo quy định.
- Pháp lệnh Dân số
06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003, Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh
Dân số 08/2008/UBTVQH12 ngày 27/12/2008 và Chính phủ quy định tại điều 2 của
Nghị định 20/2010/NĐ-CP ngày 08/03/2010 quy định cụ thể như sau:
Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:
- Sinh một hoặc hai con.
- Những trường hợp không vi phạm quy
định sinh một hoặc hai con:
+ Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả
hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc
dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết)
theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hàng năm, căn cứ vào kết quả
điều tra dân số của Cục Thống kê tỉnh, Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình
thông báo các dân tộc thuộc diện này để làm căn cứ xác nhận cho các đối tượng
được hưởng chính sách trên (riêng đối với năm 2012 thực hiện theo biểu số 07/
HTĐNN đính kèm Hướng dẫn này).
+ Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà
sinh ba con trở lên.
+ Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh
lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
+ Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở
lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm
con nuôi.
+ Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu
đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo
không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp
Trung ương xác nhận.
+ Cặp vợ chồng mà một hoặc hai người
đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần
sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng
có hai con chung trở lên và hiện còn đang sống.
+ Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc
hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
c) Các căn cứ để cơ sở y tế xác định
đối tượng được hưởng chính sách (là một trong các loại giấy tờ sau):
- Đối với người nghèo nằm điều trị:
Danh sách hộ nghèo được cấp có thẩm
quyền công nhận hoặc Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu là người nghèo theo quy định
(bản pho to) hoặc sổ hộ khẩu của hộ nghèo (Bản pho to) hoặc Giấy xác nhận là
người thuộc hộ nghèo do UBND xã, phường, thị trấn cấp (bản gốc) theo mẫu số 01.
- Đối với phụ nữ thuộc hộ nghèo sinh
con tại các cơ sở y tế công lập: Giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn cấp
(Theo mẫu số 02 đính kèm).
2. Phạm vi áp dụng chính sách: Trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai.
II. VỀ CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ
1. Mức hỗ trợ
a) Mức hỗ trợ cho đối tượng là 2%
lương tối thiểu/người/ngày điều trị. Lương tối thiểu tại chính sách này được
xác định là lương tối thiểu chung cho khu vực hành chính sự nghiệp trong từng
thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Ví dụ: Mức lương tối thiểu chung
Chính phủ hiện nay quy định là 830.000 đồng/tháng thì mức hỗ trợ của chính sách
này là 830.000 đồng x 2% = 16.600 đồng/người/ngày điều trị nội trú.
b) Đối với các đối tượng đồng thời là
đối tượng của các chính sách khác tương tự Chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người
nghèo tỉnh Lào Cai:
- Đối với đối tượng là người nghèo
thuộc diện được hỗ trợ tiền ăn theo dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh miền núi phía Bắc”
vay vốn Ngân hàng thế giới hoặc các dự án khác mà mức hỗ trợ bằng hoặc cao hơn
với mức hỗ trợ tại Chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo tỉnh Lào Cai,
thì thực hiện việc hỗ trợ theo quy định của dự án, bằng nguồn kinh phí của dự
án.
- Nếu mức hỗ trợ của dự án thấp hơn
Chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo tỉnh Lào Cai thì người bệnh ngoài
việc được hưởng mức hỗ trợ dự án từ nguồn kinh phí của dự án, còn được hưởng
thêm số tiền chênh lệch giữa chính sách của tỉnh với chính sách của dự án từ
nguồn kinh phí ngân sách của tỉnh.
2. Về thời điểm thực hiện và thời
gian được hưởng
a) Thời điểm thực hiện: Từ ngày 01
tháng 01 năm 2012.
b) Thời gian được hưởng:
- Đối với bệnh nhân nghèo nằm điều trị nội trú tại
bệnh viện tuyến huyện, tỉnh được hỗ trợ từ ngày thứ nhất đến ngày ra viện nhưng
không quá 15 ngày/đợt điều trị.
Trường hợp bệnh nhân nghèo đồng thời là đối tượng
được hỗ trợ tiền ăn (dinh dưỡng) của dự án khác nhưng thời gian được hỗ trợ
theo quy định của dự án ngắn hơn thời gian tối đa quy định tại chính sách của tỉnh:
sau khi được hưởng chính sách của dự án, bằng nguồn kinh phí dự án đến hết thời
gian quy định của dự án thì tiếp tục được hưởng chính sách của tỉnh trong thời
gian còn lại nhưng tổng số ngày hỗ trợ không quá 15 ngày.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn An thuộc hộ nghèo bị bệnh phải
nằm viện nội trú tại Bệnh viện Đa khoa số 1 Lào Cai thì: Nếu anh A nằm nội trú
trong khoảng thời gian 20 ngày (trên một lần điều trị) thì anh An được hưởng
chính sách hỗ trợ dinh dưỡng trong 15 ngày.
Nếu anh An đã được hưởng hỗ trợ tiền ăn (dinh dưỡng)
từ nguồn kinh phí dự án khác 10 ngày (trên một lần điều trị) thì anh An được hỗ
trợ từ nguồn kinh phí của tỉnh thêm trong 5 ngày.
- Đối với trường hợp phụ nữ nghèo sinh con tại các
cơ sở y tế công lập từ trạm y tế cấp xã đến bệnh viện tuyến tỉnh được hỗ trợ tối
đa 10 ngày/1 lần sinh.
3. Hình thức hỗ trợ
Các cơ sở y tế có trách nhiệm thanh toán bằng tiền
mặt hàng ngày (hoặc 2 - 3 ngày/1 lần) cho người bệnh hoặc người nhà của người bệnh
hoặc tổ chức nấu ăn cho người bệnh tại khoa dinh dưỡng (nếu người bệnh có nhu cầu).
III. VỀ NGUỒN KINH PHÍ
1. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách: Nguồn
đảm bảo xã hội của ngân sách tỉnh, huyện và nguồn kinh phí hợp pháp khác quản
lý qua ngân sách.
- Đối với đơn vị dự toán ngân sách tỉnh: Kinh phí
do ngân sách tỉnh bảo đảm.
- Đối với đơn vị dự toán cấp huyện: Ngân sách tỉnh
bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để cấp cho cho đơn vị thực hiện
chính sách.
2. Về đơn vị tiếp nhận kinh phí, chi trả kinh
phí cho đối tượng hưởng chính sách:
- Các bệnh viện tuyến tỉnh tiếp nhận kinh phí từ
ngân sách tỉnh, trực tiếp chi trả cho các đối tượng tại đơn vị mình;
- Bệnh viện đa khoa các huyện, Trung tâm Y tế thành
phố Lào Cai tiếp nhận kinh phí từ ngân sách huyện, thành phố, trực tiếp chi trả
cho các đối tượng tại bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế thành phố; đồng thời chuyển
kinh phí cho các Phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc chi trả chế độ cho đối
tượng tại Phòng khám.
- Phòng Y tế các huyện, thành phố tiếp nhận từ ngân
sách huyện kinh phí hỗ trợ các đối tượng tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn
chuyển kinh phí cho các Trạm y tế chi trả chế độ cho đối tượng.
3. Về lập dự toán
a) Thời gian lập dự toán: cùng với thời gian xây dựng
dự toán thu chi ngân sách hàng năm theo quy định tại Quyết định số
08/2009/QĐ-UBND ngày 15/5/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về lập
dự toán, quyết toán ngân sách địa phương - tỉnh Lào Cai và hướng dẫn xây dựng dự
toán hàng năm của cơ quan tài chính.
Căn cứ lập dự toán: căn cứ số đối tượng thực hiện
năm trước, ước tính số đối tượng thực hiện năm hiện hành để dự kiến số đối tượng;
làm căn cứ xây dựng dự toán năm sau; mức tiền lương tối thiểu theo quy định của
Chính phủ tại thời điểm lập dự toán.
b) Trách nhiệm lập dự toán:
- Các bệnh viện tuyến tỉnh lập dự toán kinh phí thực
hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng; nằm điều trị, sinh con tại đơn vị
mình gửi Sở Lao động TBXH, Sở Tài chính, Sở Y tế.
- Các Bệnh viện đa khoa huyện lập dự toán kinh phí
thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng nằm điều trị, sinh con tại bệnh
viện, phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện; Trung tâm Y tế thành phố
Lào Cai lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng nằm
điều trị, sinh con tại Trung tâm và các phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc
Trung tâm. Dự toán gửi Phòng Lao động TBXH, Phòng Tài chính - Kế hoạch.
- Phòng Y tế các huyện, thành phố lập dự toán kinh
phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho đối tượng sinh con tại các Trạm y tế cấp xã
trên địa bàn huyện, thành phố gửi Phòng Lao động TBXH, Phòng Tài chính - Kế hoạch.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố tổng
hợp dự toán kinh phí thực hiện chính sách của huyện, thành phố; trình UBND huyện,
thành phố phê duyệt gửi Sở Lao động TBXH, Sở Tài chính, Sở Y tế.
- Sở Tài chính tổng hợp dự toán toàn tỉnh, trình
UBND tỉnh quyết định để thực hiện.
c) Riêng đối với năm 2012 là năm đầu tiên thực hiện
chính sách:
- Trong khi UBND tỉnh chưa quyết định số đối tượng,
dự toán kinh phí thực hiện, Sở Tài chính tạm ứng kinh phí cho các Bệnh viện tuyến
tỉnh; Phòng Tài chính - Kế hoạch rút tăng tiến độ dự toán bổ sung từ ngân sách
tỉnh để có nguồn tạm ứng kinh phí cho các Bệnh viện đa khoa và Phòng y tế huyện,
thành phố để thực hiện.
- Dự kiến số đối tượng và dự toán kinh phí thực hiện
năm 2012, các đơn vị xây dựng, gửi các cơ quan như trên cùng thời gian điều chỉnh
dự toán ngân sách 6 tháng đầu năm 2012.
d) Biểu mẫu xây dựng dự toán: Phòng Y tế, Bệnh viện
(Trung tâm y tế) lập dự toán theo Mẫu số 6a - HTDDNN và mẫu 6b - HTDDNN vào kế
hoạch chung của đơn vị trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Về hồ sơ, thủ tục thanh toán kinh phí
a) Đối với đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ:
- Để được thanh toán tiền hỗ trợ dinh dưỡng người
nghèo mắc bệnh phải nằm viện nội trú, đối tượng cần có một trong các loại giấy
tờ sau:
+ Giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn (theo
biểu mẫu số 01-Bản gốc)
+ Thẻ bảo hiểm y tế thể hiện người nghèo hoặc sổ hộ
nghèo thì các cơ sở y tế đối chiếu ghi mã số thẻ hoặc mã số hộ vào danh sách
theo mẫu số 03, 04 hướng dẫn này.
Trường hợp phải ủy quyền cho người nhà ký nhận tiền
hỗ trợ phải có căn cứ để chứng minh là người nhà của bệnh nhân (ví dụ: sổ hộ
nghèo, giấy xác nhận của UBND xã...).
- Để được thanh toán tiền hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ
nữ nghèo sinh con, đối tượng cần có: Giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
(theo biểu mẫu số 02 - Bản gốc).
Cơ sở khám chữa bệnh công lập có trách nhiệm đối
chiếu với danh sách hộ nghèo để xác minh đối tượng và thực hiện chi trả kinh
phí hỗ trợ kịp thời cho đối tượng.
b) Đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn:
- Căn cứ vào nhu cầu kinh phí phải trả cho đối tượng
thực hiện tạm ứng kinh phí tại Phòng Y tế huyện, thành phố theo tháng hoặc quý
(tùy điều kiện cụ thể). Định kỳ trước ngày đầu tháng (hoặc tháng đầu quý) các
Trạm y tế xã, phường thực hiện việc thanh toán các khoản đã tạm ứng ký trước với
Phòng Y tế huyện, phố. Chứng từ để các trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện
thanh toán tạm ứng với Phòng Y tế huyện, thành phố là danh sách chi trả cho đối
tượng theo biểu số 03, 04 hướng dẫn này và giấy xác nhận hộ nghèo để lưu thành
chứng từ của Phòng Y tế huyện, thành phố
- Sau khi thực hiện thanh xong việc toán tạm ứng
kinh phí kỳ trước, căn cứ vào số dư kinh phí (thừa hoặc thiếu) và nhu cầu kinh
phí kỳ tiếp theo các Trạm y tế xã, phường tạm ứng kinh phí cho kỳ tiếp theo.
5. Hạch toán, quyết toán kinh phí
a) Hạch toán Mục mục ngân sách Nhà nước: các đơn vị
dự toán hạch toán Chương của đơn vị, Loại - khoản 528 (hoạt động xã hội khác),
Mục - tiểu mục 7199.
b) Các bệnh viện huyện, tỉnh và Phòng Y tế thực hiện
hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách với cơ quan tài chính theo quy định
hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước; chế độ kế toán đơn vị HCSN và các văn bản
hướng dẫn.
c) Biểu mẫu báo cáo và thời gian nộp báo cáo quyết
toán quý, năm của các đơn vị thực hiện theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ
Tài Chính ngày 30/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán hành chính và Thông
tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, kèm theo các biểu mẫu số 05 hướng dẫn này.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổ
chức hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, giải quyết vướng mắc,
tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chính sách với UBND tỉnh;
b) Phối hợp với Sở Y tế tổng hợp, xây dựng kế hoạch
thực hiện chính sách chung toàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Sở Y tế: Phối hợp với Sở Lao động - TBXH
hướng dẫn tổ chức thực hiện tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các cơ sở khám chữa
bệnh trong việc thực hiện chính sách. Giao cho: Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Y
tế có trách nhiệm giải quyết các vướng mắc có liên quan đến việc hỗ trợ chế độ
dinh dưỡng cho người nghèo nằm điều trị nội trú, phụ nữ nghèo sinh con tại các
cơ sở KCB tuyến tỉnh, huyện, thành phố.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự
toán, cấp phát kinh phí, thẩm tra và duyệt quyết toán nguồn kinh phí thực hiện
chính sách theo quy định;
b) Tổng dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện chính
sách vào cùng dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách tỉnh báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt;
c) Phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra,
giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh trong việc thực hiện chính sách.
4. UBND các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát
việc thực hiện chính sách dinh dưỡng cho người nghèo nằm viện nội trú và phụ nữ
nghèo sinh con tại bệnh viện công lập trên địa bàn đúng quy định.
b) Chỉ đạo phòng Lao động-TBXH cung cấp danh sách hộ
nghèo cho Bệnh viện đa khoa huyện.
c) Chỉ đạo Phòng Y tế hướng dẫn các trạm y tế trong
việc chi trả, thanh quyết toán chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ nghèo theo quy định
và tham mưu giải quyết các vướng mắc có liên quan đến việc hỗ trợ chế độ dinh
dưỡng cho phụ nữ nghèo sinh con tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa
bàn địa phương quản lý.
d) Chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện lập
danh sách, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi ngay sau khi trẻ sinh ra tại các
cơ sở y tế trên địa bàn quản lý;
đ) Phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí thực hiện
chính sách cùng dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm theo quy định;
e) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát quá
trình thực hiện chính sách dinh dưỡng cho hộ nghèo.
5. UBND các xã, phường, thị trấn
a) Xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm C, mục
1, phần I Hướng dẫn này;
b) Cung cấp danh sách hộ nghèo do xã, phường thị trấn
quản lý cho Trạm y tế.
6. Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh
a) Thẩm định, xác nhận đối tượng thuộc diện hưởng
chính sách này. Chi trả chế độ kịp thời cho đối tượng theo quy định;
b) Thực hiện cấp giấy chứng sinh cho những trường hợp
phụ nữ nghèo sinh con tại các các cơ sở y tế công lập;
c) Định kỳ hàng tháng thực hiện đối chiếu số liệu
giữa các sổ theo dõi đối tượng nhập viện, ra viện và đối tượng được hưởng chính
sách hỗ trợ.
d) Tổng hợp dự toán, thanh toán, quyết toán kinh
phí thực hiện chính sách theo quy định.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
- Các đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố báo cáo việc thực hiện chính sách với Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua
Sở Lao động - TBXH) hàng quý, 6 tháng, cả năm và đột xuất theo quy định.
- Báo cáo tháng lập trước ngày 20 hàng tháng; báo
cáo quý, 6 tháng và năm trước ngày 15 tháng, cuối quý, năm.
- Trên đây là hướng dẫn liên sở: Sở Lao động Thương
binh Xã hội, Sở Tài chính và Sở Y tế về việc thực hiện chính sách hỗ trợ dinh
dưỡng cho người nghèo tỉnh Lào Cai mắc bệnh phải điều trị nội trú và phụ nữ
nghèo sinh con tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Trong quá trình tổ chức
thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các huyện, thành phố và các đơn
vị có liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở
Tài chính và Sở Y tế để nghiên cứu, giải quyết./.
KT. GIÁM ĐỐC
SỞ Y TẾ
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nông Tiến Cương
|
KT. GIÁM ĐỐC
SỞ TÀI CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
Vũ Hùng Dũng
|
KT. GIÁM ĐỐC
SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phạm Văn Tý
|
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội;
- Các Ban HĐND tỉnh, MTTQ và các đoàn thể;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các ngành thành viên BCĐ XĐGN tỉnh;
- Các thành viên theo Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 của UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Phòng, LĐTBXH, Phòng Tài chính - KH;
- Phòng Y tế các huyện, thành phố;
- Lưu: VT liên ngành, phòng chuyên môn liên ngành.
|
Mẫu số: 01
UBND XÃ…………………
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
|
GIẤY
XÁC NHẬN
CHO
NGƯỜI NGHÈO HƯỞNG CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG
UBND xã/phường/thị trấn ………………..huyện/thành
phố………………….xác nhận:
Ông (bà): ………………………………………………………...
Sinh năm……………………………………….……
Hộ khẩu thường trú:………………………….…….
Là thành viên của hộ gia đình
ông(bà):………………………………….thuộc hộ nghèo năm…………………..theo sổ quản lý hộ nghèo có mã
số: ………………………………..của xã, phường, thị trấn …………………………đang quản lý
Đề nghị đơn vị khám chữa bệnh công lập
thực hiện chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo theo quy định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ
Mẫu số: 02
UBND XÃ………………
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
|
GIẤY
XÁC NHẬN
CHO
PHỤ NỮ NGHÈO SINH CON THEO ĐÚNG PHÁP LỆNH DÂN SỐ ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG
UBND xã/phường/thị trấn
………………………………….. huyện/thành phố ……………………………………………. xác nhận:
Ông (bà): ……………………………………………………
Sinh năm…………………………………………………….
Hộ khẩu thường trú:………………………………………..
Là thành viên hộ gia đình
ông(bà):…………………. thuộc hộ nghèo năm………….……… theo sổ quản lý hộ nghèo có mã số:
……………………………….của xã, phường, thị trấn……………………………………………đang quản lý và là Phụ
nữ nghèo sinh con theo đúng quy định của Pháp lệnh Dân số.
Đề nghị đơn vị khám chữa bệnh công lập
thực hiện chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ nghèo sinh con theo quy định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ
Trích quy định của
Pháp lệnh Dân số về Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc
thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh
sản (Pháp lệnh Dân số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003, Pháp lệnh sửa đổi điều
10 của Pháp lệnh Dân số 08/2008/UBTVQH12 ngày 27/12/2008 và điều 2 của Nghị định
Chính phủ 20/2010/NĐ-CP ngày 08/03/2010). Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền.
- Sinh một hoặc hai
con.
- Những trường hợp
không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con;
+ Cặp vợ chồng sinh
con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới
10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn
hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Cặp vợ chồng sinh lần
thứ nhất mà sinh ba con trở lên
+ Cặp vợ chồng đã có
một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên
+ Cặp vợ chồng sinh lần
thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ
đã cho làm con nuôi.
+ Cặp vợ chồng sinh
con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh
hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
hoặc cấp Trung ương xác nhận
+ Cặp vợ chồng mà một
hoặc hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc hai con trở lên
trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa
hai người đã từng có hai con chung trở lên và hai con đang sống.