UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/2007/CT-UBND
|
Tuyên Quang, ngày 06 tháng 8 năm 2007
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Trong những năm qua
công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn toàn tỉnh đã được tập
trung chỉ đạo quyết liệt và duy trì thường xuyên, liên tục, dịch bệnh động vật
đã được hạn chế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều hộ chăn nuôi ở một số xã
do chưa hiểu biết về Pháp lệnh Thú y và tác hại của các loại dịch bệnh động vật
nên còn tình trạng chủ quan, không thực hiện việc tiêm phòng dẫn đến tỷ lệ tiêm
phòng các bệnh truyền nhiễm còn thấp, chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh; đã có một
số xã còn để xảy ra bệnh dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn, động vật
mắc bệnh chưa báo cáo kịp thời với cán bộ thú y; việc tuyên truyền, chỉ đạo
thực hiện Pháp lệnh Thú y tại một số cấp chính quyền cơ sở còn chưa thường
xuyên.
Để chủ động phòng, chống
dịch bệnh có hiệu quả và kịp thời dập tắt các loại dịch bệnh có thể xảy ra, đặc
biệt là bệnh lở mồm long móng gia súc, bệnh tai xanh, bệnh liên cầu khuẩn ở
lợn, bệnh cúm gia cầm, nhằm duy trì và phát triển ngành chăn nuôi, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ
thị:
1. Các cấp chính quyền
cơ sở, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành chức năng liên
quan triển khai các biện pháp cụ thể tuyên truyền Pháp lệnh Thú y và các văn bản
hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Thú y cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh; xác
định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống dịch bệnh động
vật, thực hiện đầy đủ các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi, tiêm phòng
định kỳ và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật của mình; chỉ
sử dụng các sản phẩm động vật có nguồn gốc rõ ràng, đã được cơ quan thú y kiểm soát
giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; xác định công tác phòng, chống dịch bệnh gia
súc, gia cầm là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toàn dân.
2. Kiểm tra, kiểm soát
việc thực hiện Pháp lệnh Thú y
- Nghiêm cấm nhập vào
địa bàn tỉnh những động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, chưa hoặc
không được kiểm dịch theo quy định.
- Duy trì hoạt động
tại 06 Trạm Kiểm dịch động vật trên các trục đường giao thông giáp ranh với các
tỉnh bạn, thực hiện kiểm dịch động vật theo đúng quy định của Pháp lệnh Thú y
và quy định của UBND tỉnh.
- Các huyện, thị xã
quy hoạch và có kế hoạch xây dựng các cơ sở, điểm giết mổ, sơ chế động vật tập
trung; các cơ sở, điểm kinh doanh buôn bán động vật sống, sản phẩm động vật;
việc quy hoạch phải định hướng lâu dài, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật; làm
tốt công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, vệ sinh thú y, bảo vệ môi
trường, phòng, chống dịch bệnh cho người và động vật.
3. Tiêm phòng và chống
dịch bệnh cho động vật
a) Tiêm phòng:
Thực hiện tiêm phòng
bắt buộc các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm cho động vật, đảm bảo đạt
tỷ lệ tiêm phòng theo quy định, phấn đấu môi trường không có dịch bệnh, an toàn
sức khoẻ người dân và bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Cán bộ thú y các cấp và lực
lượng được huy động tham gia công tác tiêm phòng phải có trách nhiệm bảo quản
vắc xin, tiêm đúng, tiêm đủ liều và chủng loại vắc xin đối với từng loại động
vật theo quy định. Chủ vật nuôi có trách nhiệm thực hiện việc tiêm phòng bắt
buộc các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi theo hướng dẫn
của cơ quan thú y; chấp hành nghiêm việc tiêm phòng theo chỉ đạo của UBND tỉnh,
kế hoạch tiêm phòng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y và trả
chi phí cho việc tiêm phòng theo quy định. Các trường hợp không thực hiện đúng
quy định về việc tiêm phòng cho động vật phải xử lý nghiêm theo quy định pháp
luật.
b) Chống dịch bệnh:
- Chủ vật nuôi, tổ
chức, cá nhân khi nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phát
hiện động vật chết mà chưa rõ nguyên nhân phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp
xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y nơi gần nhất để chẩn
đoán xác định bệnh. Nghiêm cấm giết mổ, mua, bán động vật đang bị bệnh. Chỉ
được xử lý động vật ốm, chết theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Nghiêm cấm người
không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết.
- Khi có kết luận chẩn
đoán xác định động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục các bệnh
phải công bố dịch hoặc đã công bố dịch, chính quyền các cấp có trách nhiệm tổ
chức thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.
4. Tổ chức thực hiện
a) Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan có trách
nhiệm chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
- Xây dựng kế hoạch,
tổ chức thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc các loại vắc xin phòng các bệnh
truyền nhiễm cho động vật theo quy định của Pháp lệnh Thú y và chỉ đạo của UBND
tỉnh.
- Thường xuyên chỉ đạo
thực hiện tốt công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm
soát giết mổ động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.
- Phát hiện bệnh sớm
và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời và
có hiệu quả.
- Hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn
nuôi, khu dân cư, chợ, đường làng ngõ xóm…
- Thực hiện đăng ký
xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn xã, phường, thị
trấn.
b) Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thú y:
- Xây dựng kế hoạch
tiêm phòng các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm cho động vật, hướng dẫn
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Chi cục Thú y tỉnh
chỉ đạo các Trạm Thú y huyện, thị xã tổ chức, chỉ đạo cán bộ thú y cấp xã, tổ
chức, cá nhân hành nghề thú y thực hiện tiêm phòng bắt buộc cho động vật theo
đúng quy định; hướng dẫn chủ vật nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc
khác; thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm
tra vệ sinh thú y đối với các đối tượng thực hiện buôn bán, giết mổ, kinh doanh
động vật sống và sản phẩm động vật. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tổ chức
đào tạo, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật cho cán bộ thú
y các cấp và hộ chăn nuôi.
c) Các sở: Y tế, Tài
nguyên và Môi trường, Thương mại và Du lịch, Văn hoá - Thông tin, Tư pháp, Khoa
học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các
huyện, thị xã và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền và thực hiện các
biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
d) Đề nghị Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp với Uỷ ban nhân dân các các cấp, các cơ
quan chuyên môn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác phòng, chống
dịch bệnh động vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, bảo vệ sức khoẻ cho người và
hạn chế dịch bệnh cho động vật, thúc đẩy phát triển chăn nuôi.
Chỉ thị này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 05/2002/CT-UB ngày 02/5/2002
của UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
Giám đốc các Sở, ban,
ngành, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, Uỷ ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn và toàn thể nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh
chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Lê Thị Quang
|