ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
42/2006/CT-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2006
|
CHỈ THỊ
VỀ
TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hiện nay, dịch cúm gia cầm đã
xuất hiện trở lại tại hai tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, nguy cơ dịch cúm gia cầm lan
rộng là rất lớn và có nhiều khả năng gây ảnh hưởng bất lợi cho thành phố.
Thực hiện Công điện số
2119/CĐ-TTG ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện số
40/BNN/CĐ ngày 19 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Công điện số 203/TB-VPCP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng
Chính phủ về kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn
Sinh Hùng về chỉ đạo các biện pháp cấp bách đối phó không để xảy ra dịch cúm
gia cầm và cúm A H5N1 với người, Ủy ban nhân dân thành
phố chỉ thị Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận - huyện, phường - xã, thị trấn và các đơn vị liên quan trên địa bàn thành
phố triển khai thực hiện nghiêm túc, khẩn cấp các việc sau đây:
1. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các quận - huyện:
1.1. Trực tiếp chỉ
đạo công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, củng cố và duy trì hoạt động
thường xuyên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, phường, xã; phân công
từng thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các địa bàn để phối hợp với chính quyền,
đoàn thể địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện xử lý kiên quyết,
kịp thời các hành vi vi phạm trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia
cầm và sản phẩm gia cầm trái phép không rõ nguồn gốc, nhằm nâng
cao ý thức phòng bệnh cho nhân dân, các tổ chức và các doanh nghiệp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã phải chịu
trách nhiệm nếu có giết mổ và kinh doanh các sản phẩm động vật trái phép xảy ra
trên địa bàn quản lý.
1.2. Tăng cường
kiểm tra chặt chẽ tại các địa bàn giáp ranh với các tỉnh.
2. Giao Chi cục Thú y triển khai
khẩn cấp các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật
2.1. Tăng cường hoạt động kiểm tra tại các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối
giao thông, duy trì chế độ trực 24/24 gồm các lực lượng thú y, quản lý thị
trường, cảnh sát giao thông v.v... để kiểm soát chặt chẽ tất cả gia cầm, sản
phẩm gia cầm nhập vào thành phố.
2.2. Tổ chức tiêu độc chặt chẽ
các phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm, tăng cường giám sát việc
tiêu độc khử trùng tại cơ sở có chăn nuôi gia cầm, cơ sở giết mổ, cơ sở chế
biến sản phẩm gia cầm.
2.3. Rà soát toàn bộ số gia cầm
thuộc đối tượng tiêm phòng trên địa bàn chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ
liều lượng để tiêm bổ sung. Nếu để dịch xảy ra trên đàn gia cầm chưa được tiêm
phòng vắcxin thì Chi cục Thú y và quận - huyện, phường - xã phải chịu trách nhiệm.
2.4. Tăng cường công tác giám
sát huyết thanh học
- Phối hợp các
tỉnh trong việc cung cấp thông tin dịch bệnh, kiểm soát vận chuyển động vật và
sản phẩm động vật ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Chi cục Thú y thành phố
phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh kiểm tra từ gốc đàn gia cầm, thủy cầm trước
khi đưa về thành phố tiêu thụ, đặc biệt là nguồn thủy cầm từ các tỉnh miền Tây.
Giám sát nghiêm ngặt dịch tễ thú y tại các cơ sở có chăn nuôi gia cầm, nâng cao
số lượng mẫu xét nghiệm kiểm tra hiệu giá kháng thể.
2.5. Tăng cường và
phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan liên tục kiểm tra điều kiện vệ
sinh các cơ sở giết mổ và cơ sở kinh doanh thịt, trứng gia cầm đình chỉ hoạt
động đối với những cơ sở không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực
phẩm.
Lực lượng Quản lý
thị trường thành phố, Chi cục Thú y phối hợp với Công an các quận - huyện nhất
là các huyện cửa ngõ ra vào thành phố cần tập trung kiểm tra, kiểm soát xử lý
kiên quyết theo quy định các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm chưa được
kiểm dịch vào thành phố.
3. Giao Sở
Thương mại chỉ đạo:
3.1. Chi cục Quản lý thị trường
- Chủ trì xây dựng kế hoạch củng
cố lực lượng kiểm tra cơ động trên các trục lộ giao thông, các
tuyến Quốc lộ, liên tỉnh lộ, các cửa ngõ đi vào thành phố; phối hợp với Đoàn
liên ngành của quận, huyện ngăn chặn và xử lý triệt để các đối tượng vận chuyển
gia cầm, thủy cầm, kể cả sản phẩm gia cầm, thủy cầm trái phép nhập vào thành
phố.
- Tăng cường kiểm
soát vận chuyển gia cầm, thủy cầm trên tuyến đường thủy, rà soát các điểm buôn
bán gia cầm sống phát sinh trên địa bàn các quận - huyện đặc biệt các điểm nóng
trên địa bàn quận Gò Vấp, quận Tân Bình, huyện Bình Chánh, quận 8, hẻm 399 liên
tỉnh lộ 50, cầu Tham Lương. Xử lý kiên quyết các điểm kinh doanh gia cầm sống,
giết mổ gia cầm trái phép đối với các trường hợp vi
phạm.
3.2. Ban quản lý các chợ tăng
cường kiểm soát và chịu trách nhiệm trong việc kinh doanh sản phẩm gia súc, gia
cầm tại các chợ; chấn chỉnh điều kiện vệ sinh thực phẩm các quầy sạp kinh doanh
tại chợ theo quy định của ngành Thương mại; xử lý kiên quyết “tịch thu, tiêu
hủy” đối với các trường hợp kinh doanh gia cầm không rõ nguồn gốc, không bao
bì, nhãn hiệu, các sản phẩm gia cầm không được bảo quản lạnh, không tuân thủ
các quy định của ngành thú y; đình chỉ kinh doanh đối với các trường hợp cố
tình vi phạm.
4. Giao Sở Y tế
- Chuẩn bị đầy đủ
cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, thuốc chữa bệnh sẵn sàng cho công tác
phòng, chống dịch cúm gia cầm trên người tại thành phố và hỗ trợ cho các tỉnh
trong khu vực.
- Tăng cường công
tác giám sát, phát hiện các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi nhiễm virus cúm A H5N1
trên người để có biện pháp phòng, chống kịp thời, có hiệu quả, tăng cường phối
hợp giám sát tại các cửa khẩu, sân bay, bến cảng, các cơ sở kinh doanh có liên
quan đến gia cầm, sản phẩm gia cầm.
- Tăng cường kiểm
tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người
tiêu dùng, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.
5. Giao Sở Giao
thông - Công chính
- Phổ biến các chủ
phương tiện vận tải hành khách về Chỉ thị phòng, chống dịch cúm gia cầm của
thành phố, không được vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên phương tiện vận
chuyển hành khách; áp dụng các biện pháp mạnh như cảnh cáo, không cho lưu hành
nếu không chấp hành hay tái phạm.
- Giám đốc các bến
xe phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố nếu để xảy ra tình
trạng vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện vận tải khành
khách, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi và phối hợp tốt để các đoàn liên
ngành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch.
6. Giao Sở Văn hóa và Thông tin
- Có kế hoạch huy động các đơn
vị phát thanh lưu động, Phòng Văn hóa Thông tin, Nhà Văn hóa các quận - huyện
tăng cường công tác tuyên tuyền qua băng rôn, panô, áp phích tại các khu vực
tập trung khu công nghiệp, nơi công cộng (chợ, trường học, bến xe…), khu vực
đông dân cư, ngoại thành phổ biến và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng
nhân dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Phối hợp với Đài Truyền hình,
Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, báo chí... nâng cao thời lượng tuyên truyền.
7. Giao Sở Tài nguyên và Môi
trường
Xây dựng kế hoạch và phương án
xử lý khi có dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn, chuẩn bị đầy đủ phương tiện
vận chuyển, địa điểm tiêu hủy đàn gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm
khi phát hiện có dấu hiệu dịch cúm A H5N1 để xử lý trong
thời gian ngắn nhất.
8. Giao Sở Tài
chính
Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí đủ vốn và kịp thời mua trang thiết
bị, hóa chất, dụng cụ và các kinh phí phòng, chống dịch khác theo kế hoạch đã
được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Tổ chức cấp phát và thực hiện thanh
quyết toán và kiểm tra việc thực hiện đảm bảo hoạt động phòng chống dịch cúm
gia cầm kịp thời và có hiệu quả.
9. Các Khu du lịch, vui chơi
giải trí, Thảo cầm viên
- Theo dõi sát tình hình dịch
bệnh các loài gia cầm, đặc biệt là các loài thú quý hiếm và có kế hoạch phòng
ngừa bảo vệ; thường xuyên tiêu độc sát trùng bằng các loại hóa chất do Chi cục
Thú y hướng dẫn. Trường hợp có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho Chi cục
Thú y và Ủy ban nhân dân địa phương để kịp thời có biện pháp xử lý.
- Trong trường hợp có dịch cúm
gia cầm lan rộng trên cả nước phải hạn chế tối đa việc tham quan, không cho du
khách tiếp xúc trực tiếp hay đến gần các khu vực các loài gia cầm, chim muông
để góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
10. Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các Sở - ngành, các quận -
huyện và chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao, báo cáo
hàng tuần cho Ủy ban nhân dân thành phố.
Để ngăn chặn, xử lý kịp thời và
phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hiệu quả,
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn, các doanh nghiệp chăn
nuôi khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Tín
|