Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 19/CT-UBND 2018 chỉ đạo xây dựng xã phường thị trấn an toàn thực phẩm Thanh Hóa

Số hiệu: 19/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đình Xứng
Ngày ban hành: 05/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/CT-UBND

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 10 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 04-NQ/TU). Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh tiến độ triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là xã an toàn thực phẩm) còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu; một số sở, ngành, địa phương, nhất là UBND cấp xã còn lúng túng trong tổ chức thực hiện; đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.

Để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng xây dựng xã an toàn thực phẩm, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn thực phẩm năm 2018; phấn đấu đến cuối năm 2020, hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đã đề ra tại Nghị quyết số 04/NQ-TU; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn phải xác định xây dựng xã an toàn thực phẩm là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, là thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 04/NQ-TU. Vì vậy, các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn phải xây dựng kế hoạch cụ thể hàng quý, 6 tháng, hàng năm để triển khai thực hiện.

Kế hoạch xây dựng xã an toàn thực phẩm của các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn phải thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, quy định do Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành; phải xác định rõ mục tiêu, các giải pháp phải đồng bộ cả về tuyên truyền, kinh tế, hành chính, tổ chức và thực thi pháp luật để triển khai thực hiện.

Giám đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả xây dựng xã an toàn thực phẩm thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý.

2. Các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh và các đơn vị liên quan:

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở tổng hợp đề xuất của UBND các huyện, thị xã, thành phố và tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch triển khai từng tiêu chí, từng chỉ tiêu xây dựng xã an toàn thực phẩm, báo cáo UBND tỉnh qua Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh trước ngày 15/10/2018 để tổng hợp, theo dõi.

b) Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các tiêu chí, các chỉ tiêu xây dựng xã an toàn thực phẩm liên quan đến chức năng nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu triển khai thực hiện các tiêu chí, các chỉ tiêu không đảm bảo tiến độ theo kế hoạch được phê duyệt.

3. Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương ban hành văn bản liên ngành hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xã an toàn thực phẩm trước ngày 15/10/2018.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương và các đơn vị liên quan xây dựng biểu mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch xây dựng xã an toàn thực phẩm, tiến độ thực hiện các tiêu chí xã an toàn thực phẩm của UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn làm cơ sở để kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát đối với UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong việc triển khai xây dựng xã an toàn thực phẩm; tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh nhắc nhở, phê bình, xử lý trách nhiệm các sở, ngành, địa phương triển khai không đảm bảo chất lượng, tiến độ theo quy định.

d) Hoàn thành xây dựng phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn và phần mềm hệ thống thông tin quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm để kịp thời cập nhật thông tin, dữ liệu phục vụ việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, công tác xây dựng xã an toàn thực phẩm và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh trước ngày 30/12/2018.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai nhiệm vụ xây dựng xã an toàn thực phẩm; đảm bảo thực hiện mục tiêu trong năm 2019, tất cả các xã nông thôn mới trên địa bàn phải đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm; đến hết năm 2020, có 90% trở lên số xã, phường, thị trấn trên địa bàn phải đạt tiêu chí xã an toàn thực phẩm; báo cáo UBND tỉnh qua Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh trước ngày 15/10/2018 để tổng hợp, làm cơ sở kiểm tra, giám sát.

b) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng xã an toàn thực phẩm; tầm quan trọng của việc xây dựng xã an toàn thực phẩm; làm rõ việc xây dựng nông thôn mới phải gắn với xây dựng xã an toàn thực phẩm. Tổ chức tập huấn kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm cho lực lượng cán bộ cấp xã, nhất là kiến thức, pháp luật phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

c) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát truy xuất được nguồn gốc xuất xứ tất cả các sản phẩm lưu thông trên thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

d) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã trong việc triển khai xây dựng xã an toàn thực phẩm, kịp thời xử lý trách nhiệm những tập thể, cá nhân không hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

đ) Ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm và huy động các nguồn lực hợp pháp để triển khai các nhiệm vụ xây dựng xã an toàn thực phẩm.

5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

a) Xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng xã an toàn thực phẩm, trong đó phải xác định cụ thể lộ trình, thời gian hoàn thành từng tiêu chí xã an toàn thực phẩm, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc triển khai các tiêu chí xã an toàn thực phẩm. Định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban đánh giá kết quả thực hiện từng tiêu chí để có giải pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch xây dựng xã an toàn thực phẩm.

b) Khẩn trương hoàn thành việc thành lập, ban hành quy chế và duy trì hoạt động có hiệu quả tổ giám sát cộng đồng thôn/bản/phố, tổ giám sát an toàn thực phẩm tại chợ đối với các xã, phường, thị trấn có chợ; kiện toàn Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cấp xã, Ban Nông nghiệp xã hoặc đầu mối tham mưu cho UBND cấp xã thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm; bố trí cán bộ có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết tham gia Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

c) Thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

d) Ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm và huy động các nguồn lực hợp pháp để triển khai các nhiệm vụ xây dựng xã an toàn thực phẩm.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống tăng cường thông tin về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai xây dựng xã an toàn thực phẩm tại các địa phương trong tỉnh; tuyên truyền các mô hình, điển hình, các cách làm hay, sáng tạo để nhân rộng; phê phán những cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân triển khai chưa quyết liệt, chưa đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng xã an toàn thực phẩm; công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7. Các sở, ngành, đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm theo chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

8. Các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn định kỳ hàng năm đánh giá kết quả xây dựng xã an toàn thực phẩm, đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng xã an toàn thực phẩm gửi về Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh để tổng hợp, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng theo quy định; đồng thời, làm cơ sở để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn theo quy định của UBND tỉnh.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh tăng cường các hoạt động giám sát thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng xã an toàn thực phẩm; lồng ghép tuyên truyền việc xây dựng xã an toàn thực phẩm với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

10. Đề nghị các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng xã an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị này. Giao Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 19/CT-UBND ngày 05/10/2018 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.667

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.168.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!