ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 16/CT-UBND
|
Bình Dương,
ngày 05 tháng 6 năm 2014
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỘNG VẬT
Theo Thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, bệnh dại đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước và đang có chiều
hướng gia tăng; theo báo cáo của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương -Bộ Y tế,
trong 09 tháng đầu năm 2013, cả nước đã có 235.144 người bị chó, mèo cắn, phải
đi điều trị dự phòng và đã có 80 người bị tử vong tại 24 tỉnh, thành phố. Nguyên
nhân là do đàn chó nuôi không được tiêm phòng dại triệt để, tỷ lệ tiêm phòng
vắc xin dại cho chó mèo ở các địa phương đạt tỷ lệ thấp so với tổng đàn, hiện
tượng nuôi chó thả rông không được quản lý vẫn còn phổ biến dẫn đến nhiều người
bị chó, mèo cắn, người bị chó cắn không đến các cơ sở y tế để tiêm phòng dẫn
đến phát bệnh dại và tử vong. Nguy cơ lây lan bệnh dại ra diện rộng là rất cao.
Để tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh dại có hiệu quả,
không để xảy ra tử vong do bệnh dại trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về
tính chất nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh dại cho
người và động vật trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, nâng cao
trách nhiệm trong công tác phòng, chống bệnh dại của các cấp, các ngành và của
người dân.
- Chỉ đạo, áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng,
chống bệnh Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh theo nội dung Nghị định số
05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ; Thông tư số 48/TT-BNNPTNN ngày
04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư liên liên tịch
số 16/20013/TTTL-BYT-BNN & PTNT ngày 27/05/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng chống bệnh dại ở động vật và lây truyền
sang người; Quyết định số 2731/QĐ-BNN-TY ngày 7/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc phê duyệt chương trình quốc gia khống chế và loại
trừ bệnh Dại ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND,
ngày 10/11/2011 về việc ban hành Quy định về quản lý chó nuôi trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
- Xây dựng chương trình phòng, chống bệnh dại
của tỉnh và kế hoạch hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tập trung
chỉ đạo quyết liệt Chi cục thú y về công tác tiêm vắc xin phòng bệnh dại triệt
để cho đàn chó, mèo nuôi; tổ chức điều trị dự phòng, tiêm phòng, theo dõi đối
với người bị động vật mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại cắn.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả
thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại
ở chó, mèo; khi phát hiện có chó mèo nghi mắc bệnh dại,tiến hành kiểm tra xác
minh và cùng chính quyền địa phương xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan
rộng; đồng thời thông báo cho cơ quan liên quan để phối hợp biện pháp phòng,
chống bệnh dại.
- Tăng cường kiểm soát việc lưu thông vận chuyển
chó, mèo tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương; kiểm soát chặt
chẽ việc vận chuyển chó mèo từ các địa phương khác nhập vào địa bàn tỉnh; xử lý
nghiêm các trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển, không rõ
nguồn gốc xuất xứ, chưa tiêm phòng vắc xin dại; tịch thu tiêu hủy chó, mèo nghi
mắc bệnh; chó, mèo không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
-Tăng cường công tác kiểm soát các điểm mua bán,
giết mổ chó, mèo và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của
pháp luật. các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về kiểm dịch vận chuyển bị
xử phạt vi phạm hành chính và chịu mọi chi phí cho việc kiểm dịch, xử lý, tiêu
hủy chó, mèo
2. Sở Y tế
- Chỉ đạo đơn vị y tế phối hợp với cơ quan thú
y, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở tăng cường giám sát bệnh dại tại cộng đồng;
duy trì và tăng cường các điểm tư vấn, tiêm vắc xin phòng bệnh dại, tổ chức tốt
công việc tiêm vắc xin phòng dại cho người dân khi bị chó, mèo cắn.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan
trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng
chống bệnh dại. Xây dựng, cung cấp và phổ biến rộng rãi các nội dung, thông điệp
tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bệnh dại ở người.
- Đảm bảo đầy đủ số lượng vắc xin phòng bệnh Dại
để tiêm phòng kịp thời cho người bị chó, mèo nghi bị bệnh dại cắn.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
-Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về
bệnh dại, tính chất nguy hiểm của bệnh dại ở chó, mèo khi lây sang người để
người dân hiểu và phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện tốt các biện pháp
phòng, chống bệnh dại; thông tin kịp thời, chính xác về tình hình bệnh dại tại
địa phương (nếu có);
- Lập sổ ghi chép số liệu, thống kê chó, mèo và
cấp sổ quản lý chó mèo nuôi cho các hộ nuôi. Tháng 01 hàng năm, Ban chỉ đạo
phòng chống dịch bệnh động vật xã, phường, thị trấn phải thống kê số chó, mèo
nuôi trên địa bàn xã, phường, thị trấn, thành phố báo cáo Ban chỉ đạo phòng
chống bệnh động vật huyện, thị xã, để xây dựng kế hoạch tiêm phòng vắc xin dại
định kỳ và bổ sung.
-Tổ chức kiểm tra tình hình đăng ký nuôi chó,
mèo, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh dại đến tận các hộ nuôi; kiên quyết xử
lý các trường hợp nuôi chó, mèo không có sổ đăng ký và không tiêm phòng bệnh
dại theo quy định.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền
vận động người dân tích cực tham gia chiến dịch tiêm phòng, quản lý đàn chó
nuôi và ký cam kết thực hiện 05 không “ không nuôi chó, mèo chưa khai báo với
chính quyền địa phương; không nuôi chó, mèo mà không tiêm phòng bệnh dại; không
nuôi chó thả rông; không để chó cắn người; không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi
trường”.
- Phối hợp cùng Ngành y tế áp dụng các biện pháp
phòng bệnh cho người.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh
và Truyền hình Bình Dương, báo Bình Dương và các cơ quan thông tin đại chúng
trên địa bàn phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế tăng
cường công tác thông tin tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh dại và các biện
pháp phòng chống để người dân nâng cao nhận thức trong việc phòng chống bệnh
dại trên người cũng như hợp tác với cơ quan thú y trong phòng chống bệnh dại ở
chó, mèo.
5. Sở Tài chính
- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Trung ương cấp nguồn kinh phí
phòng chống bệnh dại quy định tại Quyết định số 688/QĐ-BNN-TY, ngày 01/4/2013
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch triển
khai Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2013-2015.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh dự trù nguồn
kinh phí phục vụ kịp thời cho công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các nội dung
chỉ đạo nêu trên. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đầu mối theo
dõi, tổng hợp báo cáo định kỳ công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật về
Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo./.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Nam
|