ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH KON TUM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/CT-UBND
|
Kon Tum, ngày
04 tháng 3 năm 2024
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT BẢO ĐẢM
AN TOÀN DỊCH BỆNH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Trong các năm vừa qua, các
địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện xây dựng, đưa vào hoạt động 06 cơ sở
giết mổ động vật tập trung tại các huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa
Thầy và thành phố Kon Tum; công tác quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát giết
mổ và kiểm tra vệ sinh thú y đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện;
hầu hết các sản phẩm động vật (thịt, nội tạng động vật) sau khi giết mổ
đã được cơ quan thú y thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y trước khi được đưa ra
thị trường tiêu thụ, đã góp phần an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và an
toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số địa phương chưa thật sự
quan tâm, quyết liệt chỉ đạo tổ chức quản lý hoạt động giết mổ, triển khai thực
hiện công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ
động vật theo đúng quy định; cơ sở giết mổ động vật tập trung tại một số huyện
đã có một số hạng mục công trình xuống cấp, nguy cơ gây ảnh hưởng đến vệ sinh
thú y, an toàn thực phẩm và gây ô nhiễm môi trường.
Để tiếp tục phát huy các
nguồn lực đã được đầu tư và những kết quả đạt được trong hoạt động giết mổ đảm
bảo an toàn thực phẩm trong những năm qua; tăng quy mô, năng suất, đảm bảo an
toàn thực phẩm; chấn chỉnh hoạt động kinh doanh sản phẩm động vật theo quy
định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm
túc các nội dung sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố
- Tiếp tục tập trung chỉ đạo
và tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh
thú y tại các cơ sở giết mổ động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, Luật An
toàn thực phẩm, chỉ đạo của Ban Bí thư(1), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phát huy vai trò, trách
nhiệm của người đứng đầu địa phương và phân công trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ
thể từng đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, kiểm tra hoạt động
giết mổ, thực hiện kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y tại các
cơ sở giết mổ động vật, cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật theo đúng
quy định pháp luật. Tránh tình trạng chủ quan, lơ là dẫn đến gây mất vệ sinh
thú y tại các cơ sở giết mổ, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh
động vật.
- Tổ chức thông tin, tuyên
truyền vận động để Nhân dân, các chủ cơ sở giết mổ, kinh doanh động vật, sản
phẩm động vật biết, chấp hành tốt các quy định, chủ trương, chính sách của Nhà
nước về xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung và các hoạt động liên
quan giết mổ, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; đồng thời thông báo
trên các phương tiện thông tin đại chúng về các trường hợp kinh doanh động vật,
giết mổ động vật trái phép, các trường hợp vi phạm để người dân biết và cùng
giám sát.
- Tổ chức quản lý hoạt động
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, giết mổ động vật trên địa bàn; bố trí
đầy đủ nhân viên thú y thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh
thú y tại các cơ sở giết mổ động vật theo đúng quy định của pháp luật(2) và hướng dẫn của Cơ quan
chuyên ngành về Thú y.
- Tăng cường kiểm tra các
hoạt động giết mổ động vật, mua bán động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn;
bố trí, sắp xếp các địa điểm mua bán động vật, sản phẩm động vật tại các chợ,
trung tâm thương mại theo quy định; kiên quyết xử lý nghiêm các điểm giết mổ,
mua bán động vật, sản phẩm động vật tự phát, trái quy định của pháp luật.
- Đối với các địa phương đã
xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung:
+ Định kỳ 6 tháng tổ chức
kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất, các hạng mục công trình tại các cơ sở giết
mổ động vật tập trung đang hoạt động; chủ động bố trí, kêu gọi các nguồn kinh
phí hợp pháp để đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình đã xuống cấp
nhằm đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật về thú y, an toàn thực
phẩm và bảo vệ môi trường.
+ Đến cuối năm 2025, chấm
dứt tình trạng giết mổ nhỏ lẻ trái quy định và hoạt động kinh doanh sản phẩm
động vật không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và gây ô nhiễm
môi trường.
- Đối với các địa phương
chưa xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung:
+ Chủ động bố trí nguồn kinh
phí từ ngân sách địa phương và kết hợp các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo
quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng bên
ngoài cơ sở giết mổ động vật nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng
cơ sở giết mổ, dây truyền giết mổ động vật, chế biến sản phẩm động vật.
+ Kêu gọi, hướng dẫn, tạo
điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, dây truyền
giết mổ động vật, chế biến sản phẩm động vật theo hướng hiện đại phù hợp quy
hoạch và quy định ngành.
Nếu để xảy ra tình trạng
không đảm bảo vệ sinh thú y, gây ô nhiễm môi trường tại các cơ sở giết mổ, gây
mất an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh động vật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Hướng dẫn các Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về các
quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện vệ sinh thú y... đối với cơ sở giết mổ
động vật, sơ chế sản phẩm động vật, kinh doanh sản phẩm động vật.
- Hằng năm, phối hợp với các
địa phương, các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở giết mổ
đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đồng thời, tăng
cường kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý kiểm soát giết mổ và quy trình
kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ động vật.
- Thường xuyên tổ chức tập
huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên thú y được phân công làm
công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn các huyện, thành phố.
- Chế độ báo cáo: Định kỳ 06
tháng (trước ngày 30 tháng 6 và 20 tháng 12 hàng năm), Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ về Ủy ban
nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo.
3. Sở Công Thương phối hợp
với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác giám sát, quản lý thị trường
trong kinh doanh sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường; phối hợp với các
cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và các đơn vị liên quan tăng cường
công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với việc vận chuyển, buôn bán,
giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi
trường tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường, rà soát xác
định các cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật trên địa
bàn tỉnh và có kế hoạch kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
5. Sở Y tế tăng cường công
tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; tăng cường quản lý
điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực
phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý và quy
định hiện hành; theo dõi, đề phòng các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang
người, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường, kiểm tra vệ sinh an toàn
thực phẩm theo quy định.
6. Các sở, ngành có liên
quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực
hiện việc tuyên truyền các nội dung quy định về giết mổ, buôn bán động vật, sản
phẩm động vật; hướng dẫn lựa chọn sản phẩm an toàn đến Nhân dân được biết và
thực hiện; quản lý hoạt động kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ thú y tại các cơ sở
giết mổ động vật đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành; phối hợp kiểm
tra phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động
giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
7. Chế độ báo cáo: Định kỳ 6
tháng, hằng năm (trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm), Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan báo cáo tình hình, kết
quả thực hiện Chỉ thị, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai về
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Yêu cầu Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Kon Tum;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ CVP, các PCVP;
+ Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, NNTN.NTT.
|
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Tuấn
|