ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/CT-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 31 tháng 01 năm 2018
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM, PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC
PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2018
Thời gian qua, công tác quản lý an
toàn thực phẩm (ATTP) được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo triển khai đồng
bộ từ tuyến tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP các cấp
được kiện toàn, cách thức quản lý đổi mới theo hướng trách nhiệm và thực chất;
các văn bản về ATTP được ban hành khá đầy đủ, có sự phân công trách nhiệm giữa
các ngành, các cấp; hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATTP được
chú trọng; xây dựng các mô hình điểm về ATTP phù hợp với thực tiễn của địa
phương; nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, phát hiện và
xử lý nhiều vụ việc vi phạm; công tác phối hợp xử lý những sự cố phát sinh liên
quan đến ATTP đồng bộ, đã kịp thời khắc phục và hạn chế thấp nhất những hậu quả
đáng tiếc. Nhìn chung, người dân đã có sự tin tưởng hơn đối với hàng hóa thực
phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP vẫn
còn nhiều tồn tại: thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng vẫn lưu thông
trên thị trường; hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP còn hạn
chế, nhất là quản lý dịch vụ kinh doanh thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể
và dịch vụ cung ứng suất ăn lưu động chưa được kiểm soát tốt, trong năm 2017 đã
xảy ra 05 vụ ngộ độc thực phẩm với 230 người mắc, 01 trường hợp tử vong.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thực hiện
tốt Chỉ thị số 09/CT-BCĐTƯVSATTP ngày 25/12/2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành
Trung ương vệ sinh an toàn thực phẩm về tăng cường các biện pháp bảo đảm an
toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm
trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ và
nâng cao sức khỏe cho nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên
quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh; bổ
sung Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Ban
Chỉ đạo, phân công thành viên phụ trách quản lý ATTP từng địa bàn.
b) Làm đầu mối triển khai hoạt động
truyền thông về ATTP; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Công
Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác truyền thông, sử
dụng nhiều hình thức truyền thông có hiệu quả.
c) Xây dựng kế hoạch triển khai công
tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm vào các dịp cao điểm, trước mắt trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018
sắp đến; tập trung triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực
phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi
phạm các quy định về ATTP, kịp thời thông tin các vi phạm về ATTP trên các
phương tiện truyền thông, cảnh báo cho người dân biết cách chọn mua và sử dụng
các loại thực phẩm đảm bảo, an toàn.
d) Phối hợp với các Sở: Công Thương,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức tập huấn cán bộ,
công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý ATTP của các cấp, các ngành và địa
phương; tập huấn kiến thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
đ) Rà soát và tham mưu sửa đổi phân
cấp thuộc lĩnh vực y tế quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương, triển khai các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP và tỷ lệ ký cam kết đảm bảo ATTP đối với các cơ sở thực phẩm
thuộc ngành y tế quản lý trên địa bàn.
e) Tiếp tục triển khai và nhân rộng
mô hình điểm thức ăn đường phố, hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống tại thành phố
Phan Rang - Tháp Chàm; hướng dẫn các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả
mô hình điểm thức ăn đường phố tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh.
g) Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ban Quản lý các khu và cụm
Công nghiệp triển khai các giải pháp đảm bảo ATTP đối với loại hình kinh doanh
thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, dịch vụ cung ứng suất ăn lưu động trên địa
bàn tỉnh.
h) Tăng cường công tác giám sát mối
nguy gây ô nhiễm ATTP để có những thông tin cảnh báo, chấn chỉnh kịp thời về
ATTP.
i) Giám sát, phát hiện sớm, có biện
pháp phòng ngừa và khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm; thành lập Đội điều tra ngộ độc thực phẩm cấp tỉnh đảm bảo chuyên môn và
hiệu quả trong công tác xử lý, điều tra khi có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra;
tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế kịp thời theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn
vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ sở giết mổ tập trung quy mô cấp
tỉnh.
b) Phối hợp với các Sở, ngành và các
đơn vị truyền thông trong tỉnh tổ chức tuyên truyền các biện pháp đảm bảo ATTP
nhằm phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, phòng tránh
ngộ độc do ăn hải sản có độc tố tự nhiên.
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, phổ
biến kiến thức và pháp luật liên quan đến ATTP cho cán bộ quản lý, người tiêu
dùng và người sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông lâm thủy sản và muối.
d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản có nguy cơ cao gây mất
ATTP ảnh hưởng đến sức khỏe con người; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất
cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản;
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo nguyên tắc 4 đúng, không thu gom, xử
lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt; xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm; công khai trường hợp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
đ) Tăng cường công tác quản lý hoạt
động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản
nông sản thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi bảo đảm chất lượng ATTP, tập
trung quản lý chặt chẽ về điều kiện sản xuất, nuôi trồng, khai thác nông lâm
thủy sản. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt (VietGAP). Tiếp tục triển khai Quyết
định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính
sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
e) Có giải pháp tăng cường công tác
quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở thực
phẩm đạt chỉ tiêu của năm 2018, đồng thời triển khai hoạt động cam kết đối với
các cơ sở nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện ATTP.
g) Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành
liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm xây dựng Đề
án thí điểm cửa hàng giới thiệu, kinh doanh rau sạch phục vụ nhu cầu rau sạch
cho Nhân dân.
3. Sở Công Thương
a) Tiếp tục duy trì hoạt động và
triển khai nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các Sở, ngành và các
đơn vị truyền thông trong tỉnh tổ chức tuyên truyền các biện pháp đảm bảo ATTP
nhằm phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, phòng chống
ngộ độc rượu.
c) Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, chỉ
đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt
chẽ hoạt động kinh doanh, buôn bán thực phẩm vào các dịp cao điểm, đặc biệt
trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 sắp đến; tập trung thanh tra, kiểm
tra tại các chợ, các trung tâm thương mại đầu mối, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh các mặt hàng tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Nguyên Đán như: rượu, bia, nước
giải khát, bánh, mứt, kẹo... ngăn chặn kịp thời các thực phẩm nhập lậu, thực
phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an
toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác đưa ra lưu thông tiêu thụ trên
thị trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật,
công khai các hành vi vi phạm trên các phương tiện truyền thông để cảnh báo kịp
thời cho cộng đồng.
d) Rà soát, thống kê tổng số cơ sở
thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành quản lý, có giải pháp tăng cường công tác quản
lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở thực phẩm
trên địa bàn đạt chỉ tiêu của năm 2018, đồng thời triển khai hoạt động cam kết
đối với các cơ sở nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện ATTP; phối hợp với các Sở, ngành và địa phương quản lý chặt chẽ
đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu thủ công, rượu tự pha chế theo đúng
quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm theo quy
định của pháp luật.
đ) Tiếp tục phối hợp với các địa
phương triển khai và công bố điểm bán sản phẩm thực phẩm an toàn.
e) Chủ trì và phối hợp Ban Chỉ đạo
389 của tỉnh để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc và nhập lậu, hàng gian, hàng kém chất
lượng lưu thông trên thị trường.
4. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng
cường kiểm tra về lĩnh vực ô nhiễm môi trường trong sản xuất, kinh doanh; tham
gia đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP các cấp. Phổ biến kiến thức, các quy định
pháp luật về ATTP cho các đơn vị trong ngành tham gia công tác bảo đảm ATTP.
b) Phối hợp với các Sở, ngành chức
năng kiểm soát chất lượng ATTP, hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường.
c) Tiếp nhận, điều tra và xử lý vi
phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây nguy hại cho sức
khỏe người tiêu dùng có dấu hiệu về tội phạm môi trường theo quy định của pháp
luật.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương liên quan kiểm tra, rà soát việc thực hiện các quy định về chứng nhận
sản phẩm, công bố hợp chuẩn, hợp quy, các
quy định liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn sản phẩm thực phẩm.
b) Hỗ trợ, thiết lập áp dụng quy
trình quản lý chất lượng tiên tiến cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản,
thủy sản (HACCP, ISO 22000, ISO 9001).
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành
chức năng và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức
về ATTP cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh bằng nhiều hình
thức; bảo đảm an toàn bếp ăn tập thể, phòng chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế
các bệnh truyền qua thực phẩm.
b) Triển khai ký cam kết cho tất cả
các bếp ăn tập thể trong hệ thống trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Đối với
các trường học hợp đồng từ cơ sở dịch vụ ăn uống bên ngoài, phải có chứng nhận
đủ điều kiện về ATTP.
c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối
hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và phụ huynh học sinh
trong việc giám sát nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm của các tổ chức,
cá nhân phục vụ ăn uống trong trường học; triển khai thực hiện chế độ kiểm thực
3 bước, lưu mẫu thức ăn theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y
tế; Các cơ sở giáo dục có tổ chức ăn, ở bán trú, nội trú thành lập Tổ bảo đảm
ATTP của trường do thủ trưởng đơn vị làm Tổ trưởng và xây dựng kế hoạch hoạt
động về bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong đơn vị.
d) Các trường học có tổ chức học sinh
bán trú, nội trú phải khám sức khỏe định kỳ và có xác nhận tập huấn kiến thức
ATTP đối với người trực tiếp chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, tránh
các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong các trường học.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông
tin đăng tải đầy đủ các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong sản xuất,
kinh doanh liên quan đến ATTP; những gương tốt về ATTP và phê phán các hành vi
vi phạm pháp luật về ATTP.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và
các đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức kiểm soát các hoạt động quảng cáo
thực phẩm, bảo đảm thông tin quảng cáo chính xác, trung thực, khách quan theo
đúng nội dung đã được phê duyệt, tránh nhầm lẫn, gây hoang mang trong dư luận
và ảnh hưởng xấu trong xã hội.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch: Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa Thông tin các
huyện, thành phố phối hợp tuyên truyền về công tác bảo đảm ATTP; phối hợp với
các Sở chuyên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra ATTP tại các quán ăn,
nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi có dịch vụ ăn uống giải khát;
tham mưu UBND tỉnh việc thành lập Khu văn hóa ẩm thực.
9. Sở Tài chính: Tham mưu bố trí dự toán hàng năm cho các cơ quan đơn vị triển khai
thực hiện các hoạt động đảm bảo ATTP theo quy định.
10. Đài Phát Thanh và Truyền hình
tỉnh, Báo Ninh Thuận: Phối hợp với các Sở, ban ngành,
địa phương liên quan xây dựng và thực hiện các chương trình, chuyên trang,
chuyên mục, phóng sự về ATTP theo hướng đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục và
phù hợp với văn hóa, tập quán của từng vùng, miền trong tỉnh để phục vụ công
tác tuyên truyền về ATTP; tăng thời lượng phát sóng chuyên mục “Nói không với
thực phẩm bẩn”, các thông tin về ATTP trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tuyên truyền
các biện pháp bảo đảm ATTP và các thông tin về các cơ sở vi phạm để cảnh báo
cho người tiêu dùng biết và răn đe đối với các cơ sở vi phạm.
11. Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố
a) Xây dựng kế hoạch triển khai công
tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm
trên địa bàn vào các dịp cao điểm, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất
năm 2018 sắp đến; tập trung triển khai hoạt động kiểm tra liên ngành về ATTP
đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng tiêu thụ nhiều
trong dịp Tết, các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, dịch vụ cung ứng
suất ăn lưu động trên địa bàn quản lý; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền về ATTP trên hệ thống phát thanh của địa phương với nội dung đa dạng, dễ
hiểu, có sức thuyết phục và phù hợp với văn hóa, tập quán của từng địa bàn dân
cư.
b) Chỉ đạo các xã, phường rà soát,
thống kê và quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực
phẩm; các dịch vụ cung ứng suất ăn lưu động; bếp ăn tập thể trên địa bàn, các
cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, có giải pháp tăng cường công tác quản lý và
cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy cam kết theo quy định đối với
các cơ sở thực phẩm trên địa bàn đạt chỉ tiêu năm 2018.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội:
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương tuyên truyền, vận động
nhân dân và giám sát việc thực hiện bảo đảm ATTP; phát động phong trào thực
hiện các chỉ tiêu về ATTP gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa khu dân cư”; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp
số 926/CT-UBND-MTTQ ngày 20/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh về thực hiện vận động và giám sát bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn 2017-2020.
b) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát
động phong trào phụ nữ toàn tỉnh tham gia vào công tác bảo đảm ATTP; phối hợp
với các Sở, ngành chức năng tổ chức các chương trình tập huấn, thông tin,
truyền thông về ATTP cho phụ nữ, đặc biệt là các bà nội trợ, chị em sản xuất,
chế biến, kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ.
c) Hội Nông dân tỉnh phối hợp các
ngành tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các hội viên về sản xuất thực phẩm an
toàn, sử dụng đúng cách các hóa chất bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi, phân
bón; phổ biến các kỹ thuật tiên tiến bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, bảo
quản và kinh doanh thực phẩm.
d) Tỉnh Đoàn phối hợp với các Sở,
ngành tập huấn, thông tin, truyền thông về ATTP cho các đoàn viên thanh niên
trên địa bàn tỉnh.
Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả chỉ thị này; định kỳ
báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Y tế).
Giao Sở Y tế theo dõi, đôn đốc việc
thực hiện Chỉ thị này; định kỳ tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
kết quả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: CVP, PVP (HXN);
- Lưu: VT, KGVX. NNN
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Bình
|