Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 03/2015/CT-UBND phòng chống dịch bệnh ở động vật Hậu Giang

Số hiệu: 03/2015/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang Người ký: Trần Công Chánh
Ngày ban hành: 20/05/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2015/CT-UBND

Vị Thanh, ngày 20 tháng 05 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH Ở ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

Trong thời gian qua, công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, ngành Nông nghiệp đã phối hợp cùng chính quyền các cấp và các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện nhiều hoạt động như giám sát dịch bệnh; tiêm phòng cho vật nuôi; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng, chống dịch; tổ chức thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường trong chăn nuôi; kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y,...Qua đó, đã góp phần đáng kể trong công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật của địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật vẫn còn một số hạn chế nhất định như: một số địa phương, công tác thông tin, tuyên truyền tuy có triển khai thực hiện nhưng chưa thật sự sâu rộng; ý thức người dân chưa được nâng cao, vẫn còn tình trạng người dân không chấp hành tiêm phòng cho vật nuôi theo quy định, không khai báo khi có dịch bệnh phát sinh; vứt xác gia súc, gia cầm bệnh, chết ra môi trường,…

 Để khắc phục tình trạng trên, từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, xã phường, thị trấn; đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Hàng năm, tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên động, thực vật (Ban Chỉ đạo) xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) xác định nhu cầu kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật được kịp thời và hiệu quả.

c) Chỉ đạo Chi cục Thú y tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm quản lý về các hoạt động chuyên môn chăn nuôi, thú y, thú y thủy sản; lập dự toán, quản lý, phân phối nguồn kinh phí phòng, chống dịch được cấp đảm bảo kịp thời, đúng quy định; nắm chắc tình hình dịch bệnh ở động vật trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh lân cận để chủ động trong công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

d) Định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra hoặc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh.

đ) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh ở động vật và kết quả phòng, chống dịch về Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Tài chính:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật theo quy định.

b) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự toán và thanh quyết toán đúng theo quy định.

3. Công an tỉnh:

a) Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong vùng dịch khi có phát sinh dịch bệnh.

b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường hỗ trợ ngành Thú y trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng dịch.

c) Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống dịch bệnh ở động vật và phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm.

4. Sở Công Thương:

a) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với lực lượng Thú y, Công an trong đấu tranh ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.

b) Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống dịch bệnh ở động vật và phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm.

5. Sở Y tế:

 a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng thông điệp truyền thông, tổ chức tuyên truyền trong nhân dân về các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh trên người có nguồn gốc từ động vật.

 b) Thông báo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi phát hiện dịch bệnh trên người có nguồn gốc từ động vật theo tinh thần Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với việc sử dụng, thải bỏ các loại hóa chất tiêu độc, khử trùng môi trường trong chăn nuôi (bao gồm bao bì chứa hóa chất tiêu độc, khử trùng thuộc thành phần nguy hại); đối với việc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật.

b) Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành những quy định của pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật.

8. Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, Báo Hậu Giang:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các Chương trình truyền thông phù hợp, đưa tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể tỉnh:

Chỉ đạo thống nhất trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã phối hợp với chính quyền cùng cấp chủ động, tích cực giám sát dịch bệnh đến tận trang trại, hộ chăn nuôi; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh ở động vật theo đúng quy định.

10. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn quản lý.

b) Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên động, thực vật cấp huyện.

c) Hàng năm, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế cấp huyện phối hợp với các phòng, ban của địa phương xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn quản lý.

d) Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn (cấp xã) quản lý tốt tổng đàn gia súc, gia cầm và vùng nuôi thủy sản; tổ chức tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm trên địa bàn theo hướng dẫn của Chi cục Thú y; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn quản lý nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

đ) Hàng năm, cân đối, bố trí nguồn kinh phí của địa phương phù hợp cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật. Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm chính trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết hỗ trợ đầy đủ, kịp thời cho các hộ chăn nuôi có động vật, sản phẩm động vật bị thiệt hại do dịch bệnh đúng theo quy định.

e) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban Quản lý chợ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý việc vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm, sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch; buôn bán gia cầm không đúng nơi quy định.

g) Báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình dịch bệnh động vật và kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn quản lý.

11. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn quản lý.

b) Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên động, thực vật cấp xã.

c) Xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ở động vật hàng năm của địa phương.

d) Giám sát, phát hiện sớm các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật xảy ra trên địa bàn và phối hợp với các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế lây lan trên diện rộng và khống chế được dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất.

đ) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở động vật bằng các hình thức thích hợp.

e) Xử lý nghiêm theo thẩm quyền các chủ chăn nuôi không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh ở động vật, đặc biệt là hành vi vứt xác động vật chết ra môi trường.

g) Tổ chức gom, vớt và xử lý xác động vật theo quy trình hướng dẫn của ngành Thú y nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh.

h) Khi có dịch bệnh xảy ra, bố trí địa điểm, huy động lực lượng tại địa phương tham gia tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và tình hình thực tế tại địa phương.

12. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh:

a) Phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh ở động vật.

b) Khi phát hiện động vật có triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc bị bệnh, chết không rõ nguyên nhân phải báo ngay với cán bộ phụ trách Thú y xã hoặc Trưởng ấp, khu vực để được hướng dẫn và xử lý kịp thời.

c) Không vứt xác động vật ra môi trường; nếu vi phạm tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

13. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký. Thay thế Chỉ thị số 05/2012/CT-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị này.

Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Công Chánh

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 03/2015/CT-UBND ngày 20/05/2015 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.330

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.110.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!