THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN BÌNH THẠNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2009/CT.UBND
|
Bình
Thạnh, ngày 18 tháng 05 năm 2009
|
KHẨN
|
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH CÚM A (H1N1) Ở
NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế
giới dịch cúm A (H1N1) đã xảy ra tại 18 quốc gia, 2 quốc gia có trường hợp tử
vong là Mexico và Mỹ. Tính đến ngày 03 tháng 5 năm 2009 tại Mỹ đã phát hiện 226
trường hợp dương tính với cúm A( H1N1), trong đó có 1 bé trai 23 tháng tuổi đến
từ Mexico tử vong. Tại Mexico đã xác định 506 trường hợp mắc bệnh trong đó 19
trường hợp tử vong. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo rằng những
diễn biến tại Mexico và Mỹ đã đặt cộng đồng quốc tế trước một tình trạng y tế
khẩn cấp có quy mô toàn cầu và nâng mức báo động đại dịch lên cấp 5. Đến nay
dịch cúm A (H1N1) có khả năng lây lan từ người sang người và tiếp tục lan rộng
sang nhiều quốc gia khác như: Áo (1), Canada(85), Hồng Kông - Trung Quốc (1),
Costa Rica (1), Đan Mạch (1), Pháp (2), Đức (8), Ai-len (1), Israel (3), Ý (1),
Hà lan (1), Nam Triều tiên (1), Tây ban Nha (40), Anh (15), New Zealand (4),
Thụy sĩ (1)… Tuy nhiên cho đến nay tại các ổ dịch chưa ghi nhận trường hợp heo
mắc bệnh.
Thực hiện chỉ thị số
07/2009/CT-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cúm A (H1N1) ở người
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Thực hiện công văn số 2157/SYT-NVY
ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc kế hoạch
khẩn cấp phòng chống dịch cúm lợn A (H1N1) trên người tại thành phố Hồ Chí
Minh;
Trước tình hình dịch cúm A (H1N1)
trên người đang tiếp tục lan rộng; để chủ động thực hiện các biện pháp phòng
chống dịch, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của nhân dân, tránh gây tâm lý hoang
mang; Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh yêu cầu chủ tịch Ủy ban nhân dân các
phường, thủ trưởng các phòng ban, trung tâm và các đơn vị có liên quan khẩn
trương triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch cúm A
(H1N1) trên địa bàn quận Bình Thạnh như sau:
1. Giao các chủ tịch Ủy ban nhân
dân phường:
a) Củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo
phòng, chống dịch cúm (bao gồm cúm A (H1N1, H5N1) trên người và trên gia cầm,
gia súc).
b) Khẩn trương tổ chức triển khai
hệ thống giám sát phát hiện, cách ly kiểm dịch đối với người nhiễm hoặc có nguy
cơ nhiễm cúm A (H1N1), đặc biệt đối với người nhập cảnh vào Việt Nam từ các
nước, các vùng lãnh thổ có dịch bao gồm các hoạt động cụ thể như sau:
- Chỉ đạo công an phường, Ban điều
hành khu phố, tổ dân phố tăng cường quản lý người nhập cảnh trên địa bàn.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng
theo dõi giám sát tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh cư trú trên địa bàn;
người cư trú trên địa bàn có tiếp xúc với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A
(H1N1):
* Đối với người nhập cảnh từ các
vùng có người mắc cúm A (H1N1) đã được xác định: thực hiện các biện pháp giám
sát cấp 1 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế)
* Đối với người nhập cảnh cùng
chuyến bay với người nghi ngờ nhiễm cúm A(H1N1): thực hiện các biện pháp giám
sát cấp 2 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế)
* Đối với người nhập cảnh cùng
chuyến bay với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện
pháp giám sát cấp 3 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế)
* Đối với người có tiếp xúc với
người nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 1 (theo
hướng dẫn cụ thể của ngành y tế)
* Đối với người có tiếp xúc thông
thường với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp
giám sát cấp 2 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế)
* Đối với người có tiếp xúc gần
(người chăm sóc, sống cùng hay tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết đường hô
hấp hoặc dịch cơ thể của người có thể nhiễm hay đã xác định nhiễm cúm A (H1N1):
thực hiện các biện pháp giám sát cấp 3 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế)
- Chuẩn bị sẵn sàng ít nhất một khu
vực cách ly kiểm dịch tập trung đối với những người thuộc diện phải giám sát cấp
3 theo chỉ định của ngành y tế.
c) Chỉ đạo Trưởng trạm y tế:
- Phối hợp với đội cơ động tuyến
quận để giám sát kịp thời, chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly điều trị để cách ly
người bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1)
- Phối hợp với tuyến trên để tổ
chức chuẩn đoán xác định và điều trị kịp thời hiệu quả
- Phối hợp với Ủy ban mặt trận và
Hội liên hiệp phụ nữ phường truyền thông giáo dục rộng rãi trong nhân dân hiểu
biết rõ về dịch bệnh cúm A (H1N1) và cách phòng ngừa bệnh; vận động hội viên và
nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường. Có kế hoạch tổng
vệ sinh môi trường hàng tuần vào ngày thứ bảy trên địa bàn từ các hộ dân đến
khu ăn ở, sinh hoạt và khu vực công cộng.
d) Báo cáo kết quả thực hiện hàng
ngày cho Trung tâm Y tế Dự phòng quận để tổng hợp báo cáo cho Sở Y tế và Ủy ban
nhân dân quận (Phòng Y tế). Nơi nhận báo cáo: Khoa kiểm soát dịch bệnh - Trung
tâm Y tế Dự phòng quận số 99/6 Nơ Trang Long, phường 11, điện thoại
(08)2.2423.138, fax: (08) 35512.359 hoặc email: [email protected].
đ) Hỗ trợ chi kinh phí từ ngân sách
để hỗ trợ công tác phòng chống dịch trong cộng đồng.
2. Giao Phòng
Y tế quận:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận
ban hành chỉ thị khẩn cấp phòng chống dịch cúm A (H1N1), thành lập Ban chỉ đạo
phòng chống dịch bệnh cúm A (H1N1) cấp quận và phường. Giám sát điểm cách ly
cộng đồng tại quận khi có dịch bệnh xảy ra và công tác tổ chức cấp cứu, điều
trị bệnh nhân tại Bệnh viện quận. Theo dõi tình hình triển khai thực hiện ở các
đơn vị và kịp thời báo cáo cho Thường trực Ủy ban nhân dân quận.
3. Giao Trung tâm Y tế Dự phòng
quận:
- Triển khai các hoạt động truyền
thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. Phân phối tờ bướm, tờ rơi với nội dung
phòng chống bệnh đến các đơn vị. Tăng cường công tác thông tin giáo dục sức khỏe
về dịch bệnh (nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng chống).
- Thành lập 2 đội cơ động chống
dịch cấp quận, được trang bị đầy đủ các phương tiện cho công tác phòng chống
dịch: trực tiếp và phối hợp với tổ chống dịch tại các phường thực hiện bao vây
dập dịch thanh khiết môi trường, nhà cửa; phối hợp chính quyền địa phương, các
cơ quan, xí nghiệp thực hiện giám sát, kiểm dịch, lấy mẫu bệnh phẩm cách ly
người bệnh và người tiếp xúc.
- Tập huấn các quy trình kỹ thuật
chuyên môn trong công tác phòng chống dịch cúm lây qua đường hô hấp cho các cán
bộ y tế dự phòng quận; đội cơ động chống dịch cấp quận và tổ chống dịch cấp
phường. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị theo cơ số của đội chống dịch cơ
động cấp quận; kiểm tra và bổ sung cơ số trang thiết bị cho 20 tổ chống dịch
phường.
- Phối hợp với Phòng Y tế, Bệnh
viện quận bố trí và xây dựng phương án khu vực cách ly kiểm dịch cộng đồng cấp
quận tại Trạm y tế phường 11.
- Báo cáo nhanh tình hình dịch bệnh
trên địa bàn, tình hình giám sát cách ly kiểm dịch hàng ngày gởi về Ủy ban nhân
dân quận (Phòng Y tế) và Sở Y tế .
4. Giao Bệnh viện quận:
- Chuẩn bị sẵn sàng khu điều trị
cách ly. Tổ chức thu dung và cách ly điều trị, phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh
viện đúng quy trình, hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại các
cơ sở điều trị. Chuẩn bị đầy đủ thuốc và các phương tiện cần thiết cho chuẩn
đoán và chữa trị cho người bệnh.
- Tổ chức huấn luyện cho nhân viên
của đơn vị và 20 trạm Y tế phường phương pháp chẩn đoán phát hiện sớm, phòng
ngừa nhiễm bệnh và xử lý đúng quy định theo Quyết định số 1440/QĐ-BYT ngày
29/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng
lây nhiễm cúm A (H1N1).
5. Giao Trạm Thú y quận:
- Thực hiện công tác kiểm tra giám
sát dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi. Tăng cường giám sát dịch tễ trên địa bàn
kết hợp Chi cục Thú y lấy mẫu xét nghiệm đánh giá, giám sát sự lưu hành của vi
rút Cúm A (H1N1, H5N1) tại các cơ sở chăn nuôi. Phối hợp kiểm soát chặt chẽ sản
phẩm động vật ngoại nhập lưu hành trên địa bàn quận.
- Chuẩn bị đầy đủ hóa chất tiêu độc
sát trùng, cung cấp hóa chất, hướng dẫn người chăn nuôi gia súc, gia cầm thường
xuyên tiêu độc, sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, các cơ sở giết mổ; xử
lý chất thải chăn nuôi.
- Hướng dẫn người chăn nuôi, giết
mổ, chế biến; tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh sử dụng các phương tiện bảo hộ lao
động tối thiểu như: khẩu trang, găng tay, kính, quần áo bảo hộ lao động. Sau
khi tiếp xúc phải rửa tay chân bằng nước xà bông để tránh mầm bệnh lây sang
người. Người bị bệnh nhất là sốt, cảm cúm không được tiếp xúc, chăm sóc đàn
heo.
- Theo dõi cập nhật diễn biến tình
hình dịch bệnh, cung cấp thông tin về các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho
các cơ quan chức năng.
- Phối hợp các ban quản lý các chợ
tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh sản phẩm
gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch.
- Hoàn tất việc tiêm phòng đợt 1
năm 2009 các loại bệnh theo quy định trong tháng 5/2009, sau đó tiếp tục tiêm
phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi.
6. Giao Phòng
Kinh tế quận:
Chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành
tăng cường công tác kiểm tra xử lý các điểm mua bán, vận chuyển, giết mổ gia
súc, gia cầm trái phép.
7. Giao Công
an quận:
- Chỉ đạo công an phường lập danh
sách những người nhập cảnh (nhất là những người đến hoặc trở về từ vùng có
trường hợp mắc cúm A (H1N1), người có tiếp xúc với người nhiễm hoặc có thể
nhiễm cúm A (H1N1) theo yêu cầu của ngành y tế. Chỉ đạo các khách sạn, nhà nghỉ
trên địa bàn tăng cường quản lý lập danh sách người nhập cảnh cư trú tại khách
sạn, nhà nghỉ.
- Hỗ trợ ngành y tế và Ủy ban nhân
dân các phường thực hiện giám sát, cách ly kiểm dịch theo quy định, nhất là đối
với các trường hợp cưỡng chế cách ly đối với các đối tượng trong diện giám sát
nhưng cố tình không tuân thủ theo yêu cầu.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp
phối hợp liên ngành kiểm tra ngăn chặn xử lý việc mua bán, vận chuyển, giết mổ
gia súc, gia cầm trái phép.
8. Giao Phòng
Giáo dục đào tạo:
- Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường
hướng dẫn cán bộ- công nhân viên người lao động và toàn thể học sinh từ cấp
tiểu học trở lên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tuân thủ các
biện pháp giám sát cách ly của ngành y tế khi có trường hợp bệnh xảy ra.
- Báo cáo hàng ngày về phòng Y tế
số ca mắc bệnh phát hiện tại các cơ sở trường học.
9. Giao Phòng
Văn hóa Thông tin :
- Chỉ đạo Bản tin Gia Định thực
hiện các bài viết về biện pháp phòng chống dịch cúm A (H1N1) tại cộng đồng theo
khuyến cáo của Bộ Y tế:
* Thường xuyên rửa tay bằng xà
phòng, dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với dịch tiết hầu, họng.
* Sử dụng thường xuyên thuốc sát
trùng đường mũi họng.
* Làm thông thoáng nơi ở, hạn chế
sử dụng máy điều hòa nhiệt độ.
* Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng
thì cách ly với mọi người và không đến nơi tụ tập đông người tốt nhất là ở nhà
để phòng cho người không bị mắc bệnh.
- Chỉ đạo chuyên trách Văn hóa
thông tin các phường dán các áp phích, treo băng rôn, phối hợp với trạm y tế
phường phát tờ rơi, tờ bướm tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
10. Giao Trung tâm Văn hóa:
Có kế hoạch tổ chức tuyên truyền
bằng các hình thức xe loa phát thanh, panô, áp phích, băng rôn, tại các khu vực
trung tâm quận để mọi người dân biết và cùng phối hợp thực hiện.
11. Giao Phòng Tài chính-Kế
hoạch:
Đảm bảo công tác mua sắm trang
thiết bị, vật tư thiết yếu cho công tác phòng chống dịch bệnh.
12. Đề nghị Ủy ban mặt trận
tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ hướng dẫn nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện
tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Nhắc
nhở, động viên nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện nghiêm túc các yêu cầu
giám sát của ngành y tế và chính quyền địa phương.
13. Thiết lập 02 đường dây
nóng của quận Bình Thạnh để tư vấn, trả lời thắc mắc của người dân liên quan
đến cúm A (H1N1):
+ Bệnh viện quận: 0908.811464 và
3.8417.403
+ Trung tâm Y tế Dự phòng quận:
0918.348.359 và 2.2423.138
Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh đề
nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nội dung trên./.
Nơi nhận:
- Sở Y tế, TTYTDP thành phố;
- TTQU, TT.HĐND/Q;
- UBND quận: CT, các PCT;
- UBMTTQ, Trưởng các đoàn thể quận;
- Thành viên BCĐ CSSKND/Q;
- VPQU: Chánh văn phòng;
- VP.HĐND và UBND quận; C,PVP, THVX;
- Các UBND phường;
- Lưu: VT.
- Các đơn vị phòng ban
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Ngọc Anh
|