ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
266/BC-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 02 tháng 12 năm 2016
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI
ĐOẠN 2011-2016
Thực hiện Công văn số
2507/VPQH-GS ngày 10/10/2016 của Văn phòng Quốc hội về việc xây dựng báo cáo việc
thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm. UBND tỉnh Quảng Bình báo cáo
việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016
trên địa bàn tỉnh như sau:
Phần I
TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH
SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ 2011-2016
I. VIỆC TRIỂN
KHAI, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật theo thẩm quyền
Những tồn tại, bất cập của hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật liên quan:
- Tiến độ ban hành các văn bản
hướng dẫn thi hành:
+ Các văn bản hướng dẫn của
Chính phủ, các bộ, ngành ban hành còn chậm gây khó khăn cho việc áp dụng như:
Luật An toàn thực phẩm được ban hành năm 2010 nhưng đến năm 2012, Nghị định
38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật
An toàn thực phẩm mới được ban hành, năm 2013 nhiều Thông tư hướng dẫn thực hiện
của các bộ, ngành mới có hiệu lực, năm 2015 thông tư 48/2015/TT-BYT quy định việc
kiểm tra ATTP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Y tế mới ban hành.
- Những quy định chồng chéo, không
còn phù hợp, còn thiếu, cần sửa đổi bổ sung:
+ Thông tư liên tịch số
13/2014/TT-BYT về cơ bản đã phân định ra các nhóm cho 3 bộ quản lý; Tuy nhiên một
số sản phẩm được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau thì việc quản lý đôi
khi chồng chéo và có lúc còn bỏ ngỏ; ví dụ: Chiếc bánh mỳ được chế biến từ tinh
bột thì do Bộ Công thương quản lý, nhân bánh mỳ được chế biến từ thịt, rau thì
do Bộ NN& PTNT quản lý, nếu phân định rõ ràng thì cơ sở như thế này sẽ do 2
bộ quản lý, như vậy là chồng chéo nên phải quy định rõ những cơ sở chế biến các
sản phẩm như trên và tương tự thì do bộ nào quản lý.
+ Văn bản chỉ đạo và triển khai
còn chồng chéo: Ví dụ một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định do
ngành y tế quản lý nhưng thường xuyên có nhiều đoàn đến kiểm tra như: Chi cục
ATVSTP kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP, ngành Quản lý thị trường kiểm tra tình
hình sản xuất, kinh doanh rượu bia, lực lượng Cảnh sát môi trường kiểm tra vệ
sinh môi trường và cả điều kiện bảo đảm ATTP, ngoài ra còn đoàn kiểm tra của
chính quyền huyện, xã…gây phiền hà cho cơ sở.
+ Nghị định 67/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Trong đó quy định điều kiện đối
với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai; nước đá dùng liền quy định phải có phiếu
kiểm nghiệm từng lô sản phẩm, quy định này là rất khó áp dụng với tình hình thực
tế tại địa phương vì đa phần các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước đá
dùng liền tại địa phương sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, mỗi lô sản phẩm
sản xuất với số lượng ít, không có bộ phận quản lý chất lượng nên việc xét nghiệm
đối với từng lô sản phẩm là rất khó thực hiện.
+ Quyết định số 1348/QĐ-BYT ngày
13/04/2016 về việc đính chính Điểm c khoản 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định “Ủy
ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu
trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện” là chưa phù hợp với
tình hình thực tế vì hiện tại, Phòng Y tế cấp quận, huyện, thị xã chưa có đủ điều
kiện trong hoạt động kiểm tra về an toàn thực phẩm như: phương tiện, năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực... mặt khác, hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm
từ trước đến nay chủ yếu là do Trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện, thị xã
chịu trách nhiệm và hoạt động này triển khai đang thuận lợi và có hiệu quả.
+ Tại khoản 1, Điều 4, Thông tư
48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ Y tế quy định Cơ quan kiểm tra an toàn thực
phẩm gồm: Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm
vi cả nước; Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh; Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu
trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện; Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn, Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên
địa bàn xã.
Quy định như trên gây nhầm lẫn cho
cơ quan quản lý là ở địa bàn nào thì
chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm tại địa bàn đó; mặt khác toàn bộ cơ
sở đều thuộc địa bàn của xã, phường, thị trấn nên cơ sở nào cũng chịu sự kiểm
tra của tất cả các tuyến; vì vậy đề nghị bổ sung cụm từ "theo phân cấp quản
lý"
+ Một số hành vi vi phạm hành
chính về lĩnh vực ATTP nhưng chưa được quy định xử phạt vi phạm hành chính tại
Nghị định 178/2013/NĐ-CP ví dụ hành vi: sử dụng dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức
ăn, dụng cụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh (đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống loại hình chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể;
bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống);
Không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định (đối với các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
dụng cụ vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm); sử dụng thuốc, động vật để diệt
chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm...
2. Việc xây dựng, ban hành, áp
dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm và các quy định kỹ thuật
để quản lý
- Qua việc thực hiện và áp dụng
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm và các quy định kỹ thuật để
quản lý đối với các sản phẩm thực phẩm hoặc quy định về chỉ tiêu và mức giới hạn
an toàn đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ
chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm cho thấy, nhìn chung
các chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đầy đủ và phù hợp để quản lý an toàn thực
phẩm. Tuy nhiên, cần xây dựng, ban hành các QCVN về các sản phẩm thực phẩm
thông dụng như: Nước mắm, gạo, rượu trắng, rượu ngâm thực vật và động vật, cà
phê, ruốc, tinh bột nghệ, tinh bột sắn và các sản phẩm thực phẩm thông dụng
khác để dễ dàng kiểm soát và quản lý (ví dụ như: Sản phẩm rượu ngâm thực vật và
động vật theo Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 thì “Rượu thuốc” là rượu
được pha chế, ngâm với nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật và/hoặc thực vật
và/hoặc khoáng chất để hỗ trợ chữa bệnh, hỗ trợ chức năng của cơ thể con người
và tăng cường sức khỏe nhưng Thông Tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT thì quy định
rượu bổ (là thực phẩm) do Bộ Y tế quản lý, việc nêu khái niệm các sản phẩm rượu
bổ chưa rõ ràng nên việc ban hành TCVN và QCVN đối với các sản phẩm đó chưa có
dẫn đến còn lúng túng trong công tác quản lý, đặc biệt là công bố chất lượng
các sản phẩm này).
- Quy định về điều kiện sản xuất,
kinh doanh:
Theo Thông tư số 15/2012/TT-BYT
ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm
đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thì việc xét nghiệm nguồn nước để sản
xuất thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 01:2009/BYT về chất
lượng nước ăn uống và nước để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở theo
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) số 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt
rất khó thực hiện do đặc điểm của đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ lẻ, kinh doanh cá thể, doanh thu thấp điều kiện
kinh tế chủ yếu thấp và trung bình nên để kiểm nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu như
quy định thì rất khó để thực hiện.
3. Việc chỉ đạo điều hành của
UBND cấp tỉnh
3.1. Các văn bản chỉ đạo điều
hành của Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh trong triển khai thực hiện chính sách
pháp luật về ATTP
Thực hiện Luật An toàn thực phẩm
năm 2010; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25-4-2012 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật An toàn thực phẩm, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo
các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATTP. Xây dựng
phương hướng hoạt động, kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực,
từng bước đưa công tác quản lý ATTP vào khuôn khổ thống nhất, cụ thể như:
Sở Y tế
là cơ quan thường trực trong hoạt động đảm bảo ATTP trên địa bàn. Hàng năm tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo VSATTP tỉnh ban hành các văn bản
chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATTP, cụ thể
như: Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 về việc đổi tên và kiện toàn Ban
chỉ đạo Vệ sinh ATTP tỉnh; Quyết định số 55/QĐ-BCĐ, 56/QĐ-BCĐ ngày 22/05/2012 về
Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; thành lập Tổ
giúp việc của Ban chỉ đạo Vệ sinh ATTP tỉnh; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày
14/3/2014 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình; Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các
công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực ATVSTP thuộc thẩm quyền giải quyết
của Sở Y tế Quảng Bình theo các Quyết định: Số 947/QĐ-UBND ngày 26/4/2013,
2009/QĐ-UBND ngày 23/7/2015; 86/QĐ-UBND ngày 14/01/2016. Kế hoạch số
744/KH-UBND ngày 02/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thực hiện Chiến lược
Quốc gia ATTP tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 09/KH-UBND
ngày 05/01/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc đảm bảo an toàn thực phẩm tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản: Quyết định số 3228/QĐ-UBND
ngày 10/12/2008 về việc phê duyệt Đề án quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2008 - 2012; Quyết định 1774/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Thông tư
14/2011/BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc
kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản
phẩm nông lâm thủy sản; Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 11/01/2013 về việc phê
duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối
giai đoạn 2013-2015 tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 2956/QĐ-UBND ngày 22/10/2014
về việc phê duyệt đề án quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung giai đoạn 2014 - 2020; Kế hoạch số 1405/KH-UBND ngày 06/11/2014 về việc
xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản tỉnh
Quảng Bình; Kế hoạch số 358/KH-UBND ngày 13/4/2015 về Kế hoạch hành động năm
VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Quảng Bình.
Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh
ban hành Quyết định số 2176/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 về việc phân cấp quản lý
ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Thông
tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình
3.2. Công tác quy hoạch sản xuất,
kinh doanh thực phẩm theo chiến lược, kế hoạch được ban hành
Từ năm 2011 đến nay, căn cứ các
văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Bình đã ban hành 02 quyết định có tính chiến lược nhằm từng bước hoàn thiện
các quy định về an toàn thực phẩm tạo chuyển biến tích cực đối với một số ngành
chủ lực của tỉnh, cụ thể:
+ Quyết định số 3228/QĐ-UBND ngày
10/12/2008 về việc phê duyệt Đề án quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung giai đoạn 2008 - 2012.
+ Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày
11/01/2013 về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông
lâm thủy sản và muối giai đoạn 2013-2015 tỉnh Quảng Bình.
3.3. Tổ chức, kiện toàn hệ thống
cơ quan chuyên môn về quản lý ATTP ở địa phương:
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
ngành y tế đã được hình thành từ cấp tỉnh đến cấp xã.
+ Cấp tỉnh: Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm là cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về An toàn
thực phẩm trực thuộc Sở Y tế, được thành lập theo Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND
ngày 23/11/2009 của UBND tỉnh, gồm có 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Thanh
tra, Phòng Đăng ký và Chứng nhận sản phẩm, Phòng Thông tin truyền thông và Quản
lý ngộ độc thực phẩm, Phòng Hành chính - Tổng Hợp. Nhân lực được biên chế hiện
tại 20 người, gồm: Công chức: 11; viên chức: 6 và hợp đồng lao động NĐ 68: 03.
+ Cấp huyện: Có 08 Khoa An toàn thực
phẩm thuộc Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm
tham mưu chuyên môn về lĩnh vực An toàn thực phẩm. Tổng số biên chế chuyên
trách làm công tác an toàn thực phẩm ở cấp huyện là: 29 người.
+ Cấp xã, các Trạm Y tế xã, phường,
thị trấn: Có 01 cán bộ làm công tác
kiêm nhiệm về An toàn thực phẩm. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 159 cán bộ cấp
xã kiêm nhiệm công tác an toàn thực phẩm.
- Ngành Nông nghiệp: Nhiệm vụ quản
lý Nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản ở cấp tỉnh được phân công
cho một số đơn vị thực hiện, bao gồm: Thanh tra Sở và các Chi cục: Quản lý chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi - Thú
y. Ở cấp huyện, xã đã thành lập Ban chỉ đạo VSATTP, tuy nhiên chưa có cán bộ
chuyên trách thực hiện công tác quản lý chất lượng, ATTP. Chi cục QLCL Nông lâm
sản và Thủy sản được giao là đơn vị đầu mối, chịu trách nhiệm chính về chất lượng,
ATTP trên địa bàn, với năng lực hiện có. Chi cục có 04 phòng chức năng: Phòng
Hành chính, tổng hợp; Phòng Quản lý chất lượng; Phòng Thanh tra, pháp chế và
Phòng Chế biến, thương mại nông sản. Chi cục có 12 biên chế thực hiện công
tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP.
- Ngành Công thương có Sở Công thương
hoạt động dưới 02 phòng (Phòng Quản lý Công nghiệp và Phòng Quản lý thương mại),
Chi cục Quản lý thị trường.
3.4. Điều kiện bảo đảm cho công
tác quản lý nhà nước về ATTP ở địa phương
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm
cho hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm ở địa phương còn có những khó khăn nhất định.
Về cơ sở hạ tầng: Hiện tại, Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế đã được UBND tỉnh cấp đất, đã hoàn thành việc
đền bù, giải phóng mặt bằng và tư vấn đầu tư xây dựng nhưng chưa có kinh phí để
xây dựng, phải thuê nhà dân để làm trụ sở nên diện tích còn chật hẹp và không
phù hợp với dây chuyền công năng; chưa đảm bảo để triển khai các hoạt động
chuyên môn.
Về cơ sở vật chất: Các đơn vị được
giao nhiệm vụ quản lý ATTP trên địa bàn được trang bị các thiết bị làm việc cơ
bản như: Xe ô tô, phòng làm việc, máy tính, thiết bị phục vụ công tác thanh
tra, kiểm tra ATTP. Tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế do chức
năng, nhiệm vụ được giao phải thường xuyên triển khai các hoạt động thông tin
tuyên truyền, thanh kiểm tra đơn ngành và liên ngành, giám sát phòng chống ngộ
độc thực phẩm, thẩm định cơ sở, chỉ đạo tuyến... Tuy nhiên, xe ô tô đã quá cũ (đã hoạt động trên 20 năm), hư hỏng thường xuyên
nên gặp rất nhiều khó khăn và không chủ động trong việc triển khai các hoạt động.
3.5. Tổ chức và hoạt động của
các cơ quan, tổ chức kiểm định thực phẩm
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh được
giao nhiệm vụ thực hiện chức năng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2013 phòng kiểm nghiệm của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế ISO 17025. Hiện tại
có 10 cán bộ làm công tác kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm.
3.6. Công tác phối hợp liên
ngành về quản lý an toàn thực phẩm
Trong 6 năm qua, với sự chỉ đạo
thường xuyên của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm
tỉnh đã thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động; Sở Y tế là cơ quan chủ trì
giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở
Y tế; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND
các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra liên
ngành về ATTP; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm;
hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về An toàn thực phẩm trên địa bàn. Tổ chức học hỏi kinh nghiệm cũng như trao đổi
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp kiểm tra liên ngành tránh sự
chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cơ sở.
Ngoài ra có sự phối hợp giữa cơ
quan chức năng và các tổ chức, đoàn thể, đài, báo, các kênh thông tin nhằm
tuyên truyền chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm qua đó giúp các doanh
nghiệp, các hộ kinh doanh và người dân nâng cao nhận thực trách nhiệm trong việc
thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
4. Đầu tư ngân sách cho công
tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn
- Ngân sách Trung ương:
Hàng năm ngân sách Trung ương cấp
kinh phí CTMTQG để thực hiện quản lý ATVSTP trên địa bàn. Thực hiện cấp phát và
lập dự toán chi ngân sách Trung ương theo quy định của luật ngân sách. Ngân
sách Trung ương cấp về giai đoạn 2011-2016 là 8.543.000.000đ.
Tuy nhiên, trong các năm từ năm
2014 đến 2015, kinh phí chương trình MTQG về ATVSTP cắt giảm hơn 70% ngân sách
vì vậy việc quản lý về ATVSTP trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhiều hoạt động
mới chỉ triển khai được một phần hoặc chưa triển khai được (như kiểm nghiệm
giám sát mối nguy, thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình điểm...).
- Ngân sách địa phương:
Tổng ngân sách địa phương cấp cho
công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn giai đoạn 2011-2016 là
18.039.980.000đ
Ngân sách UBND tỉnh chỉ cấp kinh
phí chi trả lương, phụ cấp... và một phần để thực hiện quản lý ATVSTP đối với
những công việc đột xuất như kinh phí kiểm tra kiểm soát, phòng chống ngộ độc
thực phẩm… với quy mô rất hạn hẹp. Chưa thực hiện đảm bảo nguồn lực từ ngân
sách địa phương để chi thù lao đối với cán bộ chuyên trách, cộng tác viên; Việc
thực hiện lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án khác có liên
quan trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương và các nguồn tài
chính hợp pháp cho các hoạt động còn hạn chế.
- Nguồn thu được trích để lại
phục vụ trực tiếp cho quản lý ATVSTP:
Nguồn thu được trích để lại phục vụ
trực tiếp cho quản lý ATVSTP từ năm 2011-2016 là: 927.980.000đ. Việc sử dụng
kinh phí được để lại chủ yếu chi cho công tác chuyên môn nhưng với số kinh phí
không nhiều (thu không đủ bù chi phí). Vì vậy, ngoài quy định về phí được để lại
đơn vị như quy định hiện tại, đề nghị điều chỉnh Thông tư 149/2013/TT-BTC theo
hướng:
+ Tổ chức thu lệ phí được trích
90% tiền lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để trang trải các
hoạt động.
+ Giữ lại mức thu phí kiểm tra định
kỳ theo mục 14, biểu số 2 (mức thu phí quản lý an toàn thực phẩm) tại Thông tư
số: 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính.
- Nguồn tài chính khác: Ngành Nông nghiệp được hỗ trợ nguồn tài chính từ hỗ trợ quốc tế:
1.164.100.000đ; đóng góp của tổ chức cá nhân 50.000.000đ và nguồn hợp pháp khác
là 325.000.000đ.
II. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN
ĐỊA BÀN
1. Quản lý an toàn thực phẩm
trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản thực phẩm tươi sống.
1.1. Trong sản xuất, kinh
doanh, vận chuyển, bảo quản rau, củ, quả tươi và sơ chế:
- Về điều kiện đất canh tác, nguồn
nước, địa điểm sản xuất, thu gom, sơ chế rau, củ, quả tươi đảm bảo ATTP.
+ Đối với cơ sở sản xuất: Diện
tích trồng rau toàn tỉnh 5.500 ha, năng suất bình quân 78,44 tạ/ha. Trong đó
có 20,2 ha đã được công nhận đủ điều kiện sản xuất RAT theo hướng VietGAP. Về
điều kiện đất canh tác, nguồn nước cơ bản đáp ứng các yêu cầu về ATTP.
+ Khâu sơ chế, chế biến: Số lượng
cơ sở sơ chế rau củ quả tươi có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
Việc sơ chế sản phẩm rau củ, quả được người trồng rau thực hiện ngay sau khi
thu hoạch và trước khi đưa ra thị trường (các chợ) chủ yếu theo phương pháp thủ
công truyền thống.
- Việc tuân thủ các quy định về
ATTP: Quá trình sản xuất rau tại các vùng trồng rau tập trung, người trồng rau
đã tuân thủ các yêu cầu về nguồn nước, sử dụng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chất
kích thích sinh trưởng, phân bón, vệ sinh khu vực trồng rau… theo quy định. Các
cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận sản xuất rau đảm bảo an toàn ATTP thực hiện
đúng quy trình sản xuất rau theo hướng VietGAP, có sổ ghi chép sử dụng các loại
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên rau, củ, quả đảm bảo đúng thời gian cách
ly.
- Về bảo đảm ATTP đối với rau, củ,
quả: Kết quả giám sát tồn dư các chất độc hại trên mẫu rau, củ, quả phát hiện
21/297 mẫu không đảm bảo an toàn thực phẩm (08 mẫu nhiễm Nitrat, 10 mẫu nhiễm
thuốc bảo vệ thực vật, 03 mẫu nhiễm vi sinh vật) chiếm 7,07%.
1.2. Trong chăn nuôi, giết mổ,
vận chuyển, bày bán, kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật
và sản phẩm động vật:
- Về điều kiện cơ sở chăn nuôi, giết
mổ, vận chuyển, bày bán gia súc, gia cầm:
+ Cơ sở chăn nuôi: Quảng Bình hiện
có 192 trang trại chăn nuôi tập trung và hàng ngàn cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ trong
khu vực dân cư. Các trang trại chăn nuôi cơ bản chấp hành tốt các quy định của
pháp luật về ATTP. Tuy nhiên, các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ còn tiềm ẩn nhiều mối
nguy về dịch bệnh và ATTP.
+ Cơ sở giết mổ: Hiện nay trên địa
bàn tỉnh có 04 cơ sở giết mổ lợn tập trung và 670 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại hộ
gia đình; các cơ sở đều đảm bảo điều kiện tối thiểu cho quá trình giết mổ như
diện tích, ánh sáng, sàn giết mổ…Tuy nhiên hầu hết các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đều
không có khu nuôi nhốt riêng biệt, không có bệ ra thịt theo quy định.
+ Vận chuyển: Quá trình vận chuyển
gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm được thực hiện bằng các xe chuyên
dụng đảm bảo vệ sinh thú y và được cán bộ thú y kiểm tra, cấp giấy chứng nhận
kiểm dịch.
+ Bày bán gia súc, gia cầm: Nơi
buôn bán gia súc, gia cầm thường được bố trí một khu vực riêng ở các chợ, được
vệ sinh, tiêu độc thường xuyên để đảm bảo không ô nhiễm và phòng chống sự lây lan của dịch bệnh.
- Về tuân thủ các yêu cầu của giết
mổ, vận chuyển, bày bán và kinh doanh
sản phẩm gia súc, gia cầm: khu vực giết mổ, xe vận chuyển, nơi bày bán sản phẩm
gia súc, gia cầm đều được vệ sinh, tiêu độc sau mỗi ca sản xuất; các chất thải
trong quá trình sản xuất được thu gom, xử lý theo quy định để tránh lây nhiễm
chéo, đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng.
- Về bảo đảm ATTP đối với sản phẩm
chăn nuôi: Kết quả phân tích,
giám sát các chỉ tiêu vi sinh vật, hóa chất, kháng sinh đối với sản phẩm thịt
phát hiện 54/308 mẫu không đảm bảo ATTP (40 mẫu nhiễm vi sinh vật, 12 mẫu nhiễm
chất tăng trọng), chiếm 17,5%.
1.3. Trong nuôi trồng, đánh bắt,
khai thác, chế biến thủy sản và các sản phẩm thủy sản:
- Về các điều kiện bảo đảm ATTP
trong nuôi trồng, khai thác, vận chuyển, chế biến, bày bán thủy sản tươi sống:
Quảng Bình hiện có 4.968,7 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và 4.119 tàu cá
tham gia khai thác hải sản. Sản lượng thủy sản khai thác và sản xuất đạt bình
quân 640.000 tấn/năm. Điều kiện đảm bảo ATTP tại các vùng nuôi, tàu cá cơ bản
đáp ứng yêu cầu về ATTP.
- Về tuân thủ các yêu cầu trong
quá trình sản xuất, kinh doanh: Các cơ sở đã chấp hành tốt các quy định về ATTP
trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Sử dụng thức ăn, thuốc, chất xử lý môi trường
ao nuôi trong danh mục được phép sử dụng. Chất thải từ khu vực nuôi trồng thủy
sản được thu gom, xử lý theo quy định. Tuy nhiên, đa số các cơ sở chưa có sổ
ghi chép nhật ký sản xuất nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc kiểm soát dịch
bệnh khu vực nuôi trồng thủy sản được thực hiện có hiệu quả, khi phát hiện thủy
sản nuôi bị dịch bệnh, Sở đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, lấy
mẫu xét nghiệm và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp hạn chế dịch bệnh
lây lan.
- Về bảo đảm ATTP đối với thủy sản
tươi sống: Kết quả phân tích, giám sát các chỉ tiêu vi sinh vật, hóa chất,
kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản phát hiện 46/644 mẫu không đảm bảo ATTP
(32 mẫu nhiễm kim loại nặng do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển), chiếm
7,1%.
2. Quản lý an toàn thực phẩm
trong xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm
Đối với các sản phẩm xuất khẩu, nhập
khẩu trên địa bàn tỉnh hiện nay thuộc trách nhiệm quản lý của Cơ quan quản lý
chuyên ngành Trung ương thực hiện.
3. Quản lý an toàn thực phẩm
trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
3.1. Việc cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm; cấp Giấy
tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
Ngành Y tế thực hiện theo Thông tư
số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của
Bộ Y tế; Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn
quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và Thông
tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc công bố hợp quy
và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Năm 2013, Ngành Công Thương tiếp
nhận công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với 8 sản phẩm/nhóm sản
phẩm từ ngành Y tế nên công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ cơ sở được cấp giấy chứng nhận còn thấp so với
số lượng lớn các cơ sở thuộc diện quản lý.
Trong giai đoạn từ năm 2011-2016,
toàn tỉnh cấp được 103 Giấy tiếp nhận công bố hợp quy; 811 Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện ATTP, trong đó: Ngành Y tế cấp 667 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm; ngành Công thương cấp 79 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý;
Ngành Nông nghiệp cấp đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 65 cơ sở sản
xuất, kinh doanh nông thủy sản trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
3.2. Việc quản lý ATTP đối với
các cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:
- Theo thống kê toàn tỉnh có 2.652
cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế, trong đó số cơ sở
thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP là 1.841 cơ sở.
- Trước khi tổ chức hoạt động và định
kỳ 3 năm, chủ cơ sở phải cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan quản
lý. Giai đoạn 2011 - 2016, đã thực hiện cho 123 cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập
thể ký cam kết.
- Tổ chức xác nhận kiến thức ATTP
cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Yêu
cầu khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định.
Tuyên truyền, hướng dẫn qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ sở thực
hiện đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người theo quy định.
- Đánh giá kết quả thực hiện:
+ Công tác tuyên truyền, hướng dẫn
các quy định pháp luật về ATTP cũng như tranh, kiểm tra nhắc nhở, xử lý được đẩy
mạnh, nhờ đó các cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
ATTP về cơ bản đã nghiêm túc thực hiện theo quy định các yêu cầu về kiến thức
ATTP, khám sức khỏe định kỳ.
+ 100% bếp ăn tập thể tại các trường
học và các nhà máy, xí nghiệp thuộc tuyến tỉnh quản lý đã nghiêm túc thực hiện
ký cam kết đảm bảo ATTP.
+ Tuy nhiên, đối với nhóm đối tượng
kinh doanh thức ăn đường phố, bán hàng rong do đặc thù cơ sở quy mô nhỏ lẻ,
tính chất lưu động, hoạt động theo thời vụ và địa phương chưa quy hoạch địa điểm
kinh doanh thức ăn đường phố, do đó công tác quản lý ATTP còn nhiều khó khăn hạn
chế.
3.3. Đối với thực phẩm chức
năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 612
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, trong đó:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm chức
năng: 02 cơ sở, đã được Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an
toàn thực phẩm đối với các loại sản phẩm trước khi lưu thông ra thị trường.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm chức
năng: 610 cơ sở, gồm:
+ Nhà thuốc: 93 cơ sở (100% nhà
thuốc đã được cấp GPP);
+ Quầy thuốc: 304 cơ sở (100% quầy
thuốc đã được cấp GPP);
+ Đại lý bán thuốc: 213 cơ sở (50
đại lý bán thuốc có sản phẩm thực phẩm yêu cầu bảo quản đặc biệt đã được cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP).
- Việc quản lý về ATTP đối với các
cơ sở này thực hiện theo đúng Thông tư 43/2014/TT-BYT 24/11/2014 Quy định về quản
lý thực phẩm chức năng; Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế
quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh
thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Ngành Y tế đã hướng dẫn các cơ sở
tổ chức khám sức khỏe định kỳ và tập huấn kiến thức ATTP cho người lao động.
Giai đoạn 2011-2016, Chi cục đã cấp 855 giấy xác nhận kiến thức về ATTP cho đối
tượng là người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.
Kết quả thanh, kiểm tra hàng năm
cho thấy, hầu hết các cơ sở đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về
ATTP: Chủ cơ sở và người lao động đã được tập huấn kiến thức ATTP và khám sức
khỏe định kỳ; lưu giữ đầy đủ hồ sơ công bố hợp quy/công bố phù hợp quy định an
toàn thực phẩm của các sản phẩm thực phẩm chức năng; ngành nghề kinh doanh phù
hợp với loại hình kinh doanh; điều kiện vệ sinh cơ sở đảm bảo yêu cầu...
3.4. Đối với rượu, bia, nước giải
khát và sữa
Có 04 cơ sở sản xuất rượu thủ công
đang hoạt động, trong đó 03 cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP, 01 cơ sở đang làm thủ tục cấp mới.
Về sản xuất bia, trên địa bàn có
02 cơ sở sản xuất bia, các cơ sở này đã được Cấp giấy chứng đủ điều kiện ATTP
và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với các loại sản
phẩm. Hiện có 01 cơ sở đã xin ngừng hoạt động.
3.5. Đối với các cơ sở chế biến,
kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố:
- Tổng số cơ sở chế biến, kinh
doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn là 2.652 cơ sở,
trong đó có 811 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện phải cấp giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP (đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho
541 cơ sở, chiếm 66,7%; tỷ lệ cơ sở chưa cấp chủ yếu thuộc phân cấp quản lý của
tuyến huyện); 1.841 cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATVSTP (bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố...). Để thuận lợi cho công tác quản
lý đối với loại hình này, hằng năm Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế
đã thống kê rà soát, bổ sung và phân cấp quản lý cho từng tuyến.
- Tập huấn phổ biến các văn bản
quy phạm pháp luật về ATTP, hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ làm công tác ATTP
thuộc hệ thống y tế từ huyện đến xã.
- Điều tra, thống kê và phân loại
các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Khảo
sát thực trạng nhận thức, thực hành VSATTP của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống, kinh doanh thức ăn đường phố, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác đảm bảo ATTP.
- Thông tin, truyền thông phổ biến
quy định, tổ chức hội thảo, tập huấn kiến thức ATTP cho người quản lý, người chế
biến thực phẩm, người kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
Đã cấp 10.145 giấy xác nhận kiến thức về ATTP cho chủ và nhân viên các cơ sở chế
biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
các quy định về điều kiện ATTP của các cơ sở dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức
ăn đường phố. Giai đoạn 2011-2016 đã thanh tra, kiểm tra tại 13.577 cơ sở,
trong đó có 9.655 cơ sở đạt yêu cầu về ATTP, chiếm tỷ lệ 71,1%. Theo số liệu thống
kê hằng năm, tỉ lệ các cơ sở được kiểm tra đạt yêu cầu về ATTP tăng dần so với
những năm trước; năm 2016, tỉ lệ các cơ sở đạt yêu cầu là 76,9% tăng 9,7% so với
năm 2011 (67,2%).
- Việc quản lý đối với các cơ sở
kinh doanh thức ăn đường phố đang còn gặp nhiều khó khăn do đa phần các cơ sở
có quy mô nhỏ lẻ, kinh doanh manh mún, theo mùa vụ và không có địa điểm cố định.
3.6. Đối với các chợ, các siêu
thị; các cơ sở vừa kinh doanh vừa sản xuất thực phẩm:
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 8
siêu thị tổng hợp đang hoạt động. Các siêu thị này đều đã được cấp Giấy chứng
nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tính đến năm 2016, có tổng số 159
chợ và 01 điểm dịch vụ, trong đó có 154 chợ hoạt động có hiệu quả, 05 chợ không
hoạt động hoặc đã chuyển mục đích sử dụng. Có 04 chợ hạng I, 11 chợ hạng II và
139 chợ hạng III, chợ tạm. Về quy mô, cơ sở vật chất, kiến trúc công trình: có
64 chợ kiên cố, 38 chợ bán kiên cố còn lại 52 chợ cóc, chợ tạm. Hiện nay, công
tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn còn gặp nhiều
khó khăn, việc xác định chợ đủ hay không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
chưa thực hiện được, do không có đội ngũ cán bộ chuyên trách, chưa tiến hành
xác nhận được kiến thức an toàn thực phẩm cho các cá nhân, hộ kinh doanh tại
các chợ…
3.7. Đối với vật liệu bao gói,
bao bì chứa đựng thực phẩm:
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình chỉ có 1 cơ sở sản xuất vỏ chai nhựa PET và đã được Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm - Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy đối với sản phẩm chai nhựa và vỏ bình.
Định kỳ Ngành Y tế thành lập đoàn
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP, yêu cầu
cơ sở thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm 2 lần/năm, đầy đủ theo đúng quy định.
3.8. Đối với chất phụ gia, chất
hỗ trợ chế biến, chất bảo quản thực phẩm:
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình chưa có cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo
quản thực phẩm có quy mô lớn, mà chủ yếu các sản phẩm trên được bán lồng ghép với các sản phẩm khác ở quy mô nhỏ lẻ dạng
hàng xén trong các chợ và đã được các cơ quan chức năng về ATTP kiểm tra thường
xuyên và thanh tra, kiểm tra liên ngành trong các đợt cao điểm.
4. Việc kiểm soát các nguy cơ
gây mất ATTP
4.1. Việc phân tích nguy cơ và
đánh giá nguy cơ đối với ATTP
- Định kỳ hàng tháng tiến hành lấy
các mẫu thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực
phẩm, chợ để kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh. Căn cứ trên kết quả kiểm
nghiệm để có biện pháp kiểm soát đối với các nhóm thực phẩm có tỷ lệ ô nhiễm
cao.
- Kết hợp với các đợt thanh tra,
kiểm tra liên ngành trong các đợt cao điểm như Tháng hành động, Tết Nguyên Đán,
Tết Trung thu để lấy mẫu các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường kiểm
nghiệm chỉ tiêu ATTP.
- Nhằm phân
tích nguy cơ và đánh giá các mối nguy về ATTP, giai đoạn 2011-2016, ngành Y tế
đã tiến hành kiểm nghiệm 17.839 mẫu thực phẩm, số mẫu đạt yêu cầu 14.534 mẫu
(81,5%), trong đó: Kiểm nghiệm tại Labo: 1.636 mẫu, số mẫu đạt: 1.296 mẫu
(79,2%). Test nhanh: 16.203 mẫu, số mẫu đạt: 13.238 mẫu (81,7%). Tỷ lệ mẫu kiểm
nghiệm đạt yêu cầu ATTP có sự chuyển biến rõ rệt qua từng năm. Năm 2011, tỷ lệ
mẫu được kiểm nghiệm đạt yêu cầu chiếm 78,8%. Đến năm 2016, tỷ lệ mẫu kiểm nghiệm
đạt yêu cầu đã tăng lên 84,3%. Ngành Nông nghiệp đã triển khai lấy 1.324 mẫu sản
phẩm nông lâm thủy sản để phân tích, giám sát dư lượng hóa chất và vi sinh vật
độc hại. Kết quả đã phát hiện 110/1.324 mẫu không đảm bảo ATTP (chiếm 8,3%).
Trên cơ sở kết quả phân tích, thông báo đến UBND các huyện, thành phố và các cơ
sở được lấy mẫu, hướng dẫn cơ sở truy xuất nguồn gốc và thực hiện các biện pháp
khắc phục các nguồn gây nhiễm.
4.2. Việc quản lý nguy cơ, xây
dựng hệ thống cảnh báo nguy cơ đối với ATTP
- Thực hiện
giám sát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn (ca, vụ, yếu
tố nguy cơ...). Thu thập thông tin, cập nhật, xử lý số liệu các mẫu kiểm nghiệm
giám sát định kỳ, các đợt thanh tra, kiểm tra làm cơ sở dữ liệu cho công tác quản
lý nguy cơ.
- Trang cấp
các bộ test kit cho đơn vị y tế tuyến huyện, thành phố, thị xã và một số xã trọng
điểm phục vụ công tác xét nghiệm nhanh cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
- Ngành Y tế,
ngành Nông nghiệp, Công thương phối
hợp chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin, phối hợp xử lý khi có các sự
cố về ATTP xảy ra trên địa bàn; kịp thời báo cáo UBND
tỉnh và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cảnh báo các nguy cơ về
ATTP đến cộng đồng.
4.3. Việc truy xuất nguồn gốc
thực phẩm, thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn
Đối với tất cả các mẫu thực phẩm
thực hiện giám sát mối nguy có kết quả kiểm nghiệm không đạt theo quy chuẩn/tiêu
chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan chức năng sẽ có văn bản thông báo cho các
ngành chức năng liên quan thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra tiến hành thanh,
kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm, đồng thời tiến hành lấy
mẫu thực phẩm tại cơ sở trên và gửi đi kiểm nghiệm, Sau khi có kết quả kiểm
nghiệm mẫu không đạt theo quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đoàn thanh
tra sẽ ra quyết định và yêu cầu cơ sở thu hồi toàn bộ sản phẩm có cùng lô sản
xuất để tiêu hủy theo quy định
Từ năm 2011 đến năm 2016, Ngành
nông nghiệp, qua giám sát hoạt động buôn bán, vận chuyển thịt gia súc,
gia cầm, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc phát hiện 52 trường hợp
vi phạm lưu thông, buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không đảm
bảo ATTP, đã xử lý tiêu thủy 31,5 tấn sản phẩm động vật không đảm bảo chất lượng,
01 triệu con gia cầm, 7.426 con lợn, 31 con bò không rõ nguồn gốc, không có giấy
kiểm dịch. Qua kiểm tra việc sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc trong sản xuất
giá đỗ: phát hiện 10/18 cơ sở sản xuất giá đỗ có sử dụng hóa chất không rõ nguồn
gốc, Đoàn kiểm tra đã tịch thu 557 ống hóa chất, tiêu hủy 270 kg giá đỗ có sử dụng
hóa chất. Kiểm soát việc sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất, kinh doanh chả
thịt đã yêu cầu cơ sở tự tiêu hủy 310 kg chả có sử dụng hàn the, 20 kg
chả bị hỏng, mốc, tịch thu và tiêu hủy 4,8 kg hàn the.
Lực lượng quản lý thị trường - Sở
Công thương đã kiểm tra và phát hiện 88 vụ kinh doanh hàng thực phẩm nhập lậu,
thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, phạt tiền: 293.170.000 đồng; Thực phẩm
giả: 01 vụ, phạt tiền: 80.000.000 đồng; Tiêu hủy tại chỗ nhiều loại sản phẩm
thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn với giá trị ước tính là
972.307.000 đồng.
54. Kiểm nghiệm thực phẩm
5.1. Về tuân thủ các yêu cầu về
điều kiện của cơ sở kiểm nghiệm:
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh được
giao nhiệm vụ thực hiện chức năng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2013 phòng kiểm nghiệm của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế ISO 17025, có chức
năng thực hiện kiểm nghiệm, phân tích các chỉ tiêu liên quan đến độ an toàn thực
phẩm, nguyên liệu thực phẩm, các phụ gia thực phẩm và các mẫu ngộ độc thực phẩm
thông qua hệ thống phòng kiểm nghiệm hóa lý và vi sinh.
5.2. Hoạt động của các phòng
thí nghiệm. Các hoạt động đánh giá, chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về ATTP
Hàng năm, phòng xét nghiệm thường
xuyên tham gia hoạt động nội kiểm, ngoại kiểm nhằm nâng cao tay nghề, chuyên
môn nghiệp vụ. Đồng thời xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội
ngũ cán bộ viên chức; kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, hiệu chuẩn trang thiết
bị; kế hoạch đánh giá lại các chỉ tiêu xét nghiệm theo yêu cầu. Đảm bảo nguồn
nhân lực, vật lực và thực hiện các chỉ tiêu xét nghiệm theo quy chuẩn kỹ thuật
nhằm đáp ứng cao nhất các yêu cầu của hoạt động kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực
phẩm.
- Cơ cấu nhân sự của phòng kiểm
nghiệm thuộc Trung tâm Y tế dự phòng đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động kiểm
nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm, tổng số nhân sự của phòng kiểm nghiệm gồm 10
viên chức và hợp đồng lao động.
6. Tình hình ngộ độc thực phẩm,
các bệnh truyền qua thực phẩm, việc khắc phục các sự cố về ATTP
6.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm
Từ năm 2011 đến 31/12/2016, trên
toàn tỉnh xảy ra 20 vụ ngộ độc thực phẩm làm 585 người mắc, 01 trường hợp tử
vong (năm 2011). Trong đó 16 vụ có nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật,
bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm (chiếm tỷ lệ 80%), 04 vụ có nguyên nhân do độc
tố tự nhiên, hóa chất (chiếm tỷ lệ 20%).
Phân tích nguyên nhân NĐTP giai đoạn
2011-2016 của 20 vụ:
- Tỷ lệ vụ NĐTP do hóa chất, độc tố
tự nhiên giảm: giai đoạn 2011-2013 là 02/08 vụ (25%), giai đoạn 2014-2016 là
02/12 vụ (16,6%).
- Tỷ lệ vụ NĐTP do vi sinh vật
truyền nhiễm qua thực phẩm vẫn ở mức cao và tăng dần qua các giai đoạn: giai đoạn
2011-2013 là 06/08 vụ (75%), giai đoạn 2014-2016 là 10/12 vụ 83,3 %.
- Năm 2014 có số vụ ngộ độc thực
phẩm cao nhất (07 vụ), năm 2012 thấp nhất (0 vụ). Số vụ NĐTP có nhiều người mắc
phần lớn xảy ra tại các đám tiệc, đám giỗ. Nguyên nhân là do quá trình chế biến
thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thời gian bảo quản thực phẩm từ lúc chế biến
xong đến lúc ăn dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh xâm
nhập và gây ngộ độc.
6.2. Các bệnh truyền qua thực
phẩm
- Bệnh truyền qua thực phẩm là
nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người và giống nòi do sử dụng lâu dài thực phẩm
không bảo đảm VSATTP. Hiện có tới 400 các bệnh truyền qua thực phẩm, chủ yếu là
tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm gia cầm...
- Trong giai đoạn 2011 - 2016 tình
hình ATTP được kiểm soát khá ổn định, trên địa bàn không xảy ra các vụ dịch bệnh
lớn truyền qua thực phẩm như tả, lỵ, thương hàn…
6.3. Khắc phục sự cố về ATTP
- Khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm
trên địa bàn: Sau khi tiếp nhận thông tin báo cáo, các đơn vị y tế có liên quan
đã nhanh chóng thành lập đoàn điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm. Đoàn điều
tra tiến hành thu thập thông tin, điều tra, kết luận vụ ngộ độc thực phẩm theo
trình tự tại Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13 tháng 12 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Y tế về quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm.
- Từ tháng 4/2016 các tỉnh miền
Trung xảy ra sự cố về môi trường dẫn đến hải sản chết hàng loạt. Nguyên nhân được
xác định là do Công ty Formosa - Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh xả thải không
đúng quy trình dẫn làm môi trường biển bị ô nhiễm. Các ngành liên quan gồm:
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công thương, ngành Y tế đã triển
khai các hoạt động ứng phó sự cố:
+ Tổ chức tuyên truyền, thanh kiểm
tra, giám sát; không để người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực
phẩm sử dụng hải sản chết không rõ nguyên nhân để làm thực phẩm.
+ Đã tổ chức xác nhận nguồn gốc hải
sản đánh bắt xa bờ. Lấy mẫu hải sản tại các kho đông lạnh trên địa bàn tỉnh gửi
Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Y tế.
+ Ngành Y tế xây dựng kế hoạch triển
khai và tiến hành giám sát chất lượng hải sản tại Quảng Bình từ tháng 4 đến tháng
12/2016 theo hướng dẫn của Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia.
7. Công tác thông tin, giáo dục
truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật về ATTP.
- Hoạt động tuyên truyền thời gian
qua tập trung vào việc phổ biến chính sách pháp luật về quản lý chất lượng
VSATTP, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất
kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm; tập huấn kiến thức cho người chế biến,
kinh doanh thực phẩm... Công tác truyền thông được tăng cường trong những thời
gian cao điểm như tháng hành động về chất lượng VSATTP, trong những ngày lễ, tết
hoặc những thời điểm xảy ra dịch bệnh...
- Hàng năm, Sở Y tế đã tham mưu
trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì ATTP, là điểm
nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động chiến dịch tuyên truyền đẩy mạnh
các hoạt động vì chất lượng ATTP và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn
chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và
các bệnh truyền qua thực phẩm. Lễ phát động hàng năm đã thu hút chú ý và quan
tâm của mọi tầng lớp nhân dân.
- Giai đoạn 2011-2016 đã tổ chức
các lớp tập huấn, xác nhận kiến thức ATTP cho 18.235 lượt học viên, trong đó:
ngành Y tế 12.840 lượt học viên; ngành công thương 395 lượt học viên; ngành
nông nghiệp 5.000 lượt học viên. Thực hiện 108 chuyên mục ATTP, đăng tải hơn
27 tin, bài về ATTP trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng
Bình. Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường 4.872 lượt, phổ biến
các quy định của pháp luật về ATTP để người sản xuất, kinh doanh thực phẩm biết
và thực hiện. Cấp phát 161.510 tờ rơi, tờ gấp; in sang 2.257 đĩa VCD, CD thông
điệp tuyên truyền các kiến thức, quy định về đảm bảo ATTP đến các nhóm đối tượng
sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Sửa chữa, xây lắp 12 cụm pano tuyên truyền, vận
động người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng chấp hành quy định
pháp luật về đảm bảo ATTP.
- Xã hội hóa công tác đảm bảo
ATTP: Với sự triển khai đồng bộ các biện pháp truyền thông, giáo dục, đến nay
nhận thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng đã có sự
cải thiện đáng kể. Tỷ lệ các cơ sở thực phẩm vi phạm các quy định về hồ sơ giấy
tờ, điều kiện cơ sở, thiết bị, con người giảm dần qua từng năm. Người tiêu dùng
đã có ý thức hơn trong lựa chọn các loại thực phẩm, không sử dụng các thực phẩm
không rõ nguồn gốc, kém chất lượng; đồng thời thông tin phản ánh đến cơ quan chức
năng về các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.
8. Quản lý hoạt động thông tin,
quảng cáo thực phẩm
Ngành Y tế tiến hành hướng dẫn, tiếp
nhận hồ sơ, cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thông qua hình thức hội thảo,
hội nghị về thực phẩm chức năng theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại
Thông tư 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ Y tế Quy định về xác nhận quảng
cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ
Y tế. Đã cấp được 105 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thông qua hình thức hội
thảo, hội nghị.
Sau khi cấp giấy xác nhận nội dung
quảng cáo, cơ quan chức năng lập kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động hội thảo,
hội nghị của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức, cá nhân tổ chức
hội thảo, hội nghị cơ bản thực hiện theo đúng nội dung đã được cơ quan có thẩm
quyền xác nhận.
9. Việc kiểm tra, thanh tra và
xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
9.1. Về kiểm tra, thanh tra, xử
lý vi phạm hành chính
Thực hiện hướng dẫn của Ban chỉ đạo
liên ngành về VSATTP Trung ương, hằng năm các cấp đều tổ chức định kỳ 3 đợt
thanh tra, kiểm tra liên ngành vào 3 dịp trọng điểm trong năm: Tết Nguyên đán,
Tháng hành động vì chất lượng an toàn thực phẩm, Tết Trung thu. Bên cạnh đó
cũng đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đơn ngành tiến hành kiểm tra định
kỳ tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý.
Công tác thanh tra, kiểm tra đã được
tăng cường, giúp ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm về ATTP góp phần làm cho thị
trường thực phẩm an toàn hơn. Giai đoạn 2011-2016, trên địa bàn toàn tỉnh đã tiến
hành thanh tra, kiểm tra được 34.452 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và
kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó: 25.351 cơ sở đạt yêu cầu, chiếm tỉ lệ
73,6%; 9101 cơ sở không đạt yêu cầu về ATTP, chiếm tỉ lệ 26,4%.
Tình hình xử lý vi phạm hành chính
về ATTP:
+ Phạt cảnh cáo 980 cơ sở, chiếm tỉ
lệ 2,5%;
+ Phạt tiền 503 cơ sở với tổng số
tiền phạt là 955.200.000 đồng; buộc 01 cơ sở đóng cửa; tiêu hủy hàng hóa thực
phẩm vi phạm hơn nhiều cơ sở với trị giá hàng tiêu hủy, buộc tiêu hủy ước tính
972.307.000 đồng; Tịch thu sung quỹ nhà nước ước tính: 1.503.574.000 đồng.
Các hành vi phạm chủ yếu: Sản xuất
thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; không thực hiện khám
sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ theo quy định;
sử dụng người thuộc diện phải tập huấn kiến thức ATTP mà không có giấy xác nhận
kiến thức ATTP; không mặc trang phục bảo hộ lao động theo quy định; không có Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, ghi
nhãn không đúng quy định; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP…
9.2. Về xử lý hình sự
Giai đoạn 2011-2016, trên địa bàn
tỉnh không có hành vi vi phạm pháp luật về ATTP bị xử lý hình sự.
10. Xã hội hóa công tác quản lý
an toàn thực phẩm.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh không
có tổ chức chứng nhận, tổ chức kiểm nghiệm độc lập hoạt động theo Luật doanh
nghiệp, mà chỉ có Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế thực hiện việc quản
lý và cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/ giấy xác nhận công bố phù hợp quy
định ATTP đối với: sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế
biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc
trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm
đó đóng trên địa bàn. Công tác quản lý và cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp
quy/giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP đều thực hiện đầy đủ, bám sát
các quy định của pháp luật, các nghị định, thông tư và các quy định của nhà nước
để thực hiện.
Công tác quản lý an toàn vệ sinh
thực phẩm đã được xã hội hóa trong một số hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ quản
lý nhà nước; đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP, tuyên truyền giáo dục pháp luật...
Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa được đẩy mạnh, nhiệm vụ quản lý nhà nước giao
cho các cơ quan quản lý tại địa phương khá nặng nề, trong khi nguồn kinh phí
nhà nước cấp còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực từ
các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp và sự tham gia của các doanh nghiệp
trong việc bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
III. ĐÁNH GIÁ
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2011-2016
TRÊN ĐỊA BÀN
1. Những kết quả đạt được
- Những năm vừa qua, công tác an
toàn thực phẩm đã được các cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo và đạt được kết quả bước đầu quan trọng. Luật An toàn thực phẩm và
các văn bản pháp luật về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã được từng bước
hoàn thiện, đi vào cuộc sống. Hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm của tỉnh bước đầu được kiện toàn; sự phối hợp giữa các
ngành chức năng và giữa các ngành chức năng với chính quyền các cấp được củng cố,
có sự phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể. Công tác quản lý nhà nước về đảm
bảo an toàn thực phẩm có tiến bộ rõ rệt.
- Xây dựng và ban hành văn bản quy
định phân cấp quản lý cho các tuyến, đặc biệt việc giao chức năng thanh tra
chuyên ngành, nhờ đó các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động một
cách có thống nhất, có hiệu quả.
- Hoạt động tập huấn nâng cao năng
lực cho cán bộ làm công tác ATTP các tuyến được thực hiện liên tục qua các năm,
năng lực quản lý và triển khai hoạt động của các tuyến từng bước được tăng cường,
kịp thời xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác đảm
bảo VSATTP.
- Công tác tuyên truyền, phổ
biến các quy định của Nhà nước về ATTP được quan tâm, chú trọng nhờ
đó nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người
tiêu dùng từng bước được nâng lên, các cơ sở có ý thức hơn đối với
hàng hóa thực phẩm tham gia vào thị trường.
- Hoạt động tập huấn, xác nhận kiến
thức ATTP cho chủ và nhân viên các cơ sở thực phẩm được triển khai theo quy định,
nhờ đó nhận thức trong việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở
từng bước được cải thiện.
- Hoạt động giám sát mối nguy trên
địa bàn toàn tỉnh được triển khai chủ động, công tác giám sát ATTP phục vụ các
sự kiện diễn ra tại địa phương được thực hiện có hiệu quả, không để xảy ra sự cố
ATTP trong thời gian diễn ra các sự kiện.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu
kiểm đã được tăng cường, thanh tra chuyên ngành về ATTP đã hoạt động có hiệu quả.
Mặc dù lực lượng thanh tra, kiểm tra còn rất mỏng nhưng công tác thanh tra, kiểm
tra được tăng cường hơn trước, góp phần kiểm soát có hiệu quả chất lượng an
toàn vệ sinh thực phẩm trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu
dùng thực phẩm. Tỉ lệ các cơ sở được kiểm tra đạt yêu cầu về ATTP tăng so với
những năm trước.
2. Những tồn tại, yếu kém
- Văn bản quy phạm pháp luật chưa
đồng bộ, kịp thời, còn xảy ra sự chồng chéo hoặc bỏ sót một số lĩnh vực nên còn
lúng túng trong công tác quản lý gây khó khăn cho việc áp dụng. Các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý còn thiếu và chưa cập nhật.
- Có
quá nhiều văn bản chỉ đạo cho nhiều ngành nên công tác kiểm tra còn chồng chéo,
gây phiền hà cho cơ sở.
- Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý
chuyên ngành còn chưa hoàn thiện. Lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra
chuyên ngành rất mỏng lại phân tán, việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết đặc biệt
ở tuyến huyện, xã, phường, thị trấn.
- Chế tài xử phạt còn nhiều bất cập,
một số hành vi chưa cụ thể và chưa có tính răn đe cao.
- Đầu tư nguồn lực cho công tác bảo
đảm an vệ sinh toàn thực phẩm còn rất hạn chế: Chưa quan tâm đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, phương tiện đi lại phục vụ hoạt động chuyên môn. Kinh phí đầu tư
cho công tác quản lý chất lượng ATTP còn quá hạn hẹp; trang thiết bị kiểm nghiệm
còn thiếu và lạc hậu; thiếu các phương tiện kiểm tra cơ động và trang thiết bị
kiểm tra nhanh.
- Điều kiện về môi trường của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai, lũ
lụt.
3. Nguyên nhân của tồn tại yếu
kém
3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Hệ thống văn bản QPPL về quản lý
chất lượng ATTP nhiều nhưng thiếu tính đồng bộ.
- Nhận thức trách nhiệm của các cấp
lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa đầy đủ về tầm quan trọng của
công tác quản lý chất lượng ATTP nên sự chỉ đạo còn thiếu kiên quyết.
- Bộ máy cơ quan quản lý chuyên
ngành về ATTP còn chưa hoàn thiện; có nhiều đầu mối tham gia quản lý nhà nước về
ATTP nhưng việc phân công trách nhiệm quản lý ATTP ở một số lĩnh vực và đối với
một số sản phẩm còn chồng chéo.
- Ý thức chấp hành pháp luật về quản
lý chất lượng ATTP và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối
với cộng đồng còn chưa cao, một mặt là do người sản xuất, kinh doanh chạy theo
lợi nhuận trước mắt, coi thường tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng; mặt khác
do việc xử lý vi phạm còn nương nhẹ, chưa kiên quyết.
- Vai trò của chính quyền địa
phương, đặc biệt là cấp xã chưa được coi trọng, cấp xã chưa được phân bổ kinh
phí để hoạt động. Công tác chỉ đạo, điều hành còn chưa đồng bộ, chưa kiên quyết,
trách nhiệm chưa rõ ràng nên một số vấn đề rất bức xúc nhưng vẫn không được giải
quyết dứt điểm.
- Phương tiện, trang thiết bị kỹ
thuật phục vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng ATTP còn thiếu và lạc hậu; trình
độ cán bộ chuyên môn và năng lực phân tích của các phòng kiểm nghiệm còn chưa
đáp ứng yêu cầu quản lý.
- Công tác xã hội hóa một số khâu
dịch vụ công phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng ATTP chưa được cụ thể hóa
thành chính sách để huy động nguồn lực về chuyên môn, tài chính từ các tổ chức
hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các viện, trường đại học, v.v...
3.2. Nguyên nhân khách quan
- Do tập quán ăn uống, trình độ dân
trí, đặc biệt là do thu nhập thấp nên vẫn còn tình trạng người tiêu dùng sử dụng
thực phẩm giá rẻ, không bảo đảm ATTP còn phổ biến.
- Do điều kiện thiên tai, lũ lụt
thường xuyên nên vấn đề về môi trường còn gặp nhiều bất cập.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn tỉnh phân bố dàn trải, không tập trung, đa phần có quy mô nhỏ lẻ,
manh mún, kinh doanh hộ gia đình, kinh doanh theo thời vụ nên khó khăn cho cơ
quan chức năng trong việc quản lý chất lượng ATTP.
Phần II
NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT
TA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI ĐỐI VỚI ĐỊA
PHƯƠNG
1. Thuận lợi
và khó khăn trong quản lý ATTP của địa phương hiện nay
1.1. Thuận lợi:
- Công tác quản lý ATTP đã nhận được
sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các
sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị, chính quyền địa phương các cấp. Các sở,
ngành được phân công quản lý về ATTP đã tích cực tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương, biện pháp, giải pháp cụ thể, chỉ đạo
thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần quan trọng
trong bảo vệ sức khỏe nhân dân và sự phát triển, kinh tế xã hội của tỉnh.
- Công tác quản lý nhà nước về
ATTP tiếp tục được củng cố và tăng cường; nhận thức của nhà quản lý, người sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm ngày càng được nâng cao, số vụ ngộ độc
thực phẩm đông người đã được giảm dần, kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra hằng
năm đều đạt yêu cầu theo kế hoạch.
- Việc kiểm tra, giám sát, đánh
giá công tác quản lý trong lĩnh vực ATTP của UBND các cấp đã được thực hiện thường
xuyên. UBND các cấp đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa
phương trong công tác đảm bảo ATTP theo đúng quy định của pháp luật.
1.2. Khó khăn:
- Trong xu thế toàn cầu hóa và sự
phát triển về kinh tế, xã hội tình hình đảm bảo ATTP sẽ còn có những chuyển biến
phức tạp. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống
sẽ không ngừng tăng lên nhưng đa phần có quy mô nhỏ lẻ, tự phát, công nghệ sản
xuất lạc hậu, chủ cơ sở thiếu hiểu biết về pháp luật và kiến thức về ATTP gây
ra những khó khăn cho công tác quản lý ATTP.
- Lực lượng thanh tra chuyên
ngành về ATTP và cán bộ chuyên trách cho công tác quản lý ATTP còn quá
mỏng so với số lượng lớn cơ sở sản xuất kinh doanh không ngừng tăng lên. Ngành
Nông nghiệp và Ngành công thương chưa có hệ thống mạng lưới quản lý ATTP ở cấp
huyện và cấp xã, mới chỉ có ngành Y tế có hệ thống mạng lưới quản lý về ATTP ở
các cấp tương đối hoàn thiện.
2. Mục đích,
yêu cầu đối với công tác quản lý ATTP trong tình hình mới
2.1. Mục đích:
- Nâng cao năng lực hệ thống tổ chức
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện,
thành phố và xã, phường, thị trấn đủ năng lực quản lý và kiểm soát an toàn thực
phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế của địa phương.
- Nâng cao kiến thức, thực hành về
ATTP và ý thức trách nhiệm của các nhóm đối tượng: người sản xuất, người kinh
doanh, người tiêu dùng và người quản lý, lãnh đạo để tạo ra một môi trường thực
phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng.
- Nâng cao năng lực kiểm nghiệm chất
lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương, đủ khả năng đánh giá mức độ ô
nhiễm hóa chất và vi sinh vật ở các loại thực phẩm tiêu dùng trong nước và nhập
khẩu, xuất khẩu.
- Từng bước bảo đảm phòng chống ngộ
độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm một cách có hiệu quả và bền vững.
2.2. Yêu cầu:
- Cụ thể hóa, thực hiện đồng bộ và
hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn
thực phẩm.
- Các ngành chức năng cần tham mưu
bổ sung kịp thời các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm cho phù hợp với tình
hình của tỉnh; rà soát, phân định rõ trách nhiệm của địa phương và các ngành
liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật tại các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, chế biến thực phẩm. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm về ATTP.
- Chú trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo
công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, vận động toàn dân tự giác thực hiện các quy
định pháp luật về an toàn thực phẩm để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân.
Phần III
GIẢI PHÁP, KIẾN
NGHỊ
1. Giải pháp
1.1. Giải pháp về thể chế,
chính sách:
- Tăng cường sự lãnh đạo của UBND
các cấp, các ban ngành đối với công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn. Đưa các tiêu
chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
- Xây dựng, ban
hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP kịp thời,
phù hợp tình hình thực tế.
- Tiếp tục kiện
toàn Ban chỉ đạo về VSATTP (đối với các xã, phường, thị trấn chưa thực hiện);
phát huy vai trò của Ban chỉ đạo từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Định kỳ kiểm
tra, đánh giá tình hình triển khai hoạt động của Ban chỉ đạo các tuyến.
- Các sở, ban,
ngành triển khai công tác quản lý theo phân cấp và chức năng nhiệm vụ, tránh chồng
chéo trong công tác quản lý và xử lý vi phạm về ATTP.
- Các địa phương đẩy mạnh phân cấp
quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phù hợp theo quy
định.
1.2. Giải pháp về tổ chức thực
hiện:
- Triển khai thực
hiện đầy đủ, có hiệu quả Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật
về ATTP.
- Tăng cường công tác tuyên truyền
ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm cũng như người tiêu dùng nâng cao ý thức về đảm bảo ATTP. Huy động
các nguồn lực tham gia hoạt động truyền thông về ATTP, tập trung cao trong
“Tháng hành động vì chất lượng an toàn thực phẩm”, vào các ngày lễ lớn, mùa lễ
hội, du lịch và Tết Nguyên đán.
- Xây dựng tiêu chí ATTP gắn với
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,
vận động nhân dân thay đổi thói quen ăn uống mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tăng cường phổ biến quyền lợi của người tiêu dùng, nghĩa vụ của người sản xuất
trong thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP.
- Đẩy mạnh thực
hiện phân cấp quản lý các cơ sở thực phẩm, đảm bảo nguyên tắc một sản phẩm, một
cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
- Thực hiện tốt sự phối hợp liên
ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, ATTP đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm, giám sát hậu kiểm việc thực
hiện các quy định của pháp luật về ATTP và thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi
và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn. Kiên quyết xử lý vi phạm trong sản xuất,
chế biến, kinh doanh thực phẩm. Ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả,
kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, không rõ
nguồn gốc và gian lận thương mại.
1.3. Giải pháp về nguồn lực:
- Tiếp tục củng cố,
nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới quản lý ATTP, hệ thống cảnh báo
nhanh về ATTP ở các cấp, các ngành. Bố trí đủ biên chế cho các cơ quan chức
năng quản lý về ATTP ở cấp tỉnh (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản
lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản)
- Hỗ trợ kinh phí, tăng cường nhân
lực, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện đi lại, cơ sở vật
chất kỹ thuật cho các cơ quan quản lý ATTP tại địa phương, đầu tư xây dựng trụ
sở Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm đảm bảo cơ bản việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị được giao. Đầu tư kinh phí cho công tác truyền thông, thông tin;
giám sát phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; nâng cao
năng lực phòng kiểm nghiệm; xây dựng các mô hình điểm đảm bảo ATTP. Trang bị đầy
đủ phương tiện, dụng cụ để kiểm tra, kiểm soát thực phẩm cho các đơn vị quản lý
an toàn thực phẩm.
- Chú trọng thực hiện công tác đào
tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán
bộ làm công tác quản lý chất lượng ATTP ở các cấp, các ngành nhằm đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ được giao.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Quốc Hội:
Tăng cường giám sát, đôn đốc việc
thực hiện Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 về đẩy mạnh thực hiện chính
sách, pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với vấn
đề bố trí kinh phí đảm bảo đủ mức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP.
2.2. Đối với Chính phủ:
- Bố trí ngân sách đảm bảo đủ theo
kế hoạch của Dự án An toàn thực phẩm thuộc chương trình mục tiêu Y tế - Dân số
giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt là bố trí kinh phí đầu tư xây dựng phòng kiểm
nghiệm ATTP đáp ứng được yêu cầu quản lý.
2.3. Đối với Bộ, ngành:
- Bộ Y tế mở các lớp tập huấn, đào
tạo cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành về ATTP. Tạo điều kiện cho địa phương
được hưởng một số chương trình, dự án đầu tư để tăng nguồn lực phục vụ hoạt động
chuyên môn. Đầu tư kinh phí để xây trụ sở, phương tiện đi lại cho Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Hỗ trợ kinh phí để địa phương đầu tư xây dựng Phòng kiểm nghiệm phục
vụ công tác quản lý chất lượng, ATTP; triển khai thực hiện thí điểm mô hình quản
lý ATTP theo chuỗi đối với sản phẩm rau, thịt và thủy sản.
Trên đây là báo cáo kết quả việc
thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 tại địa
phương, UBND tỉnh Quảng Bình báo cáo văn phòng Quốc Hội./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, YT, CT, KH&CN;
- LĐVPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN, VX.
|
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng
|
BẢNG 1: TÌNH HÌNH
BAN HÀNH VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN
THỰC PHẨM TẠI TỈNH
(Kèm
theo Báo cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng
Bình)
Loại văn bản
|
Số hiệu/ tên
văn bản, thời gian ban hành
|
Nội dung chồng
chéo, mâu thuẫn; nội dung không còn phù hợp
|
Nội dung còn
thiếu cần bổ sung
|
Kiến nghị
|
I. LUẬT
|
|
|
|
|
II. NGHỊ ĐỊNH
|
- Số 67/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016. Nghị định
Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý
chuyên ngành của Bộ Y tế.
|
|
|
-Điều 13, điều 14 quy định điều kiện đối với cơ
sở sản xuất nước uống đóng chai; nước đá dùng liền quy định phải có phiếu kiểm
nghiệm từng lô sản phẩm, quy định này là rất khó áp dụng với tình hình thực tế
tại địa phương vì đa phần các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước đá
dùng liền tại địa phương sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, mỗi lô sản
phẩm sản xuất với số lượng ít, không có bộ phận quản lý chất lượng nên việc
xét nghiệm đối với từng lô sản phẩm là rất khó thực hiện.
|
- Số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, quy định
xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
|
|
|
- Bổ sung các hành vi: sử dụng dụng cụ chia, gắp,
chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh (đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống loại hình chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống;
bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà
hàng ăn uống); Không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định (đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm, dụng cụ vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm); sử dụng thuốc,
động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất,
chế biến thực phẩm
|
III. QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG
|
|
|
|
|
IV.CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG
|
|
|
|
|
V. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
|
TT số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày
09/04/2014
|
Quản lý các sản phẩm được chế biến từ nhiều
nguyên liệu thuộc diện quản lý từ 2 Bộ trở lên
|
|
Bổ sung thẩm quyền quản lý các sản phẩm được chế
biến từ nhiều nguyên liệu thuộc diện quản lý từ 2 Bộ trở lên
|
VI. QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
|
VII. NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND CẤP TỈNH
|
VIII. QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND CẤP TỈNH
|
BẢNG
3: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CƠ QUAN QUẢN LÝ ATTP Ở ĐỊA
PHƯƠNG
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Năm
|
Cấp tỉnh
|
Cấp huyện
|
Cấp xã
|
Ghi chú
|
Liệt kê cơ
quan chuyên ngành tham mưu
|
Số người
biên chế chuyên trách
|
Số người
biên chế kiêm nhiệm
|
Liệt kê tổ
chức chuyên môn tham mưu
|
Số người
biên chế chuyên trách
|
Số người
biên chế kiêm nhiệm
|
Số người
kiêm nhiệm
|
2011
|
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
|
17
|
|
07 Trung tâm Y
tế dự phòng các huyện, thành phố
|
16
|
|
159
|
|
Chi Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản
|
12
|
|
|
|
|
|
|
2012
|
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
|
18
|
|
07 Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thành phố
|
19
|
|
159
|
|
Chi Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản
|
12
|
|
|
|
|
|
|
2013
|
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
|
18
|
|
07 Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thành phố
|
24
|
|
159
|
|
Chi Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản
|
13
|
|
|
|
|
|
|
Văn phòng Sở Công thương
|
2
|
2
|
|
|
|
|
|
2014
|
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
|
18
|
|
07 Trung tâm Y tế dự phòng tế các huyện, thành
phố
|
27
|
|
159
|
|
Chi Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản
|
13
|
|
|
|
|
|
|
Văn phòng Sở Công thương
|
2
|
2
|
|
|
|
|
|
2015
|
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
|
20
|
|
08 Trung tâm Y tế dự phòng, các huyện, thành
phố, thị xã
|
29
|
|
159
|
|
Chi Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản
|
13
|
|
|
|
|
|
|
Văn phòng Sở Công thương
|
2
|
2
|
|
|
|
|
|
2016
|
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm,
|
20
|
|
08 Trung tâm Y tế dự phòng, các huyện, thành
phố, thị xã
|
29
|
|
159
|
|
Chi Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản
|
12
|
|
|
|
|
|
|
Văn phòng Sở Công thương
|
2
|
2
|
|
|
|
|
|
BẢNG
4: ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO QUẢN LÝ ATTP
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Đơn vị tính: triệu
đồng
Năm
|
Tổng số vốn
ngân sách
(9 = 1+4)
|
Ngân sách
địa phương
(không cân đối từ trung ương về)
|
Nguồn tài
chính khác
|
Ghi chú
|
Kế hoạch (1)
|
Thực hiện
(2)
|
Tỷ lệ giải
ngân
(3)
|
Nguồn thu được
để lại phục vụ trực tiếp cho quản lý ATTP (4)
|
Hỗ trợ quốc
tế (5)
|
Đóng góp của
tổ chức cá nhân (6)
|
Nguồn khác (7)
|
Tổng số (8)
|
2011
|
1.680
|
1.635
|
1.635
|
100%
|
45
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2012
|
2.480
|
2.425
|
2.425
|
100%
|
55
|
120
|
50
|
0
|
170
|
|
2013
|
2.939,25
|
2.857
|
2.857
|
100%
|
82,25
|
630,4
|
0
|
0
|
630,4
|
|
2014
|
1.423,88
|
3.239
|
3.239
|
100%
|
184,88
|
120,5
|
0
|
0
|
120,5
|
|
2015
|
3.839,02
|
3.495
|
3.495
|
100%
|
344,02
|
183,5
|
0
|
0
|
183,5
|
|
2016
|
3.677,83
|
3.461
|
3.461
|
100%
|
216,83
|
109,7
|
0
|
325
|
434,7
|
|
Tổng
|
18.039,98
|
17.112
|
17.112
|
|
927,98
|
1.164,1
|
50
|
325
|
1.539,1
|
|
BẢNG
4b: ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC XÂY DỰNG VÀ HOÀN
THIỆN CƠ SỞ VẬT CHÁT KỸ THUẬT, CƠ SỞ HẠ TẦNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐỊA
PHƯƠNG
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Đơn vị tính: triệu
đồng
Năm
|
Tổng vốn ngân
sách (10 = 5+9)
|
Ngân sách trung
ương
|
Ngân sách địa
phương
(không cân đối
từ Trung ương về)
|
Ghi chú
|
Xây mới phòng
kiểm nghiệm, kiểm chứng
(1)
|
Nâng cấp phòng
kiểm nghiệm chuyên ngành đạt ISO:17025.2005 (2)
|
Xây dựng hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu; đào tạo nguồn nhân lực
(3)
|
Xây dựng cơ sở
hạ tầng (4)
|
Tổng (5 =
1+2+3+4)
|
Đầu tư nâng cấp
cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho các phòng kiểm nghiệm của địa
phương (6)
|
Đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên địa phương
(7)
|
Xây dựng cơ sở
hạ tầng
|
Tổng
(9 = 6+7+8)
|
2011
|
20
|
0
|
20
|
0
|
0
|
20
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2012
|
20
|
0
|
20
|
0
|
0
|
20
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2013
|
300
|
0
|
300
|
0
|
0
|
300
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2014
|
60
|
0
|
60
|
0
|
0
|
60
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2015
|
60
|
0
|
60
|
0
|
0
|
60
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2016
|
60
|
0
|
60
|
0
|
0
|
60
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
Tổng
|
520
|
0
|
520
|
0
|
0
|
520
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
BẢNG
5: KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU
KIỆN ATTP, GIẤY TIẾP NHẬN BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY, GIẤY CÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO,
ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO, GIẤY XÁC NHẬN VỀ KIẾN THỨC ATTP TẠI ĐỊA
PHƯƠNG
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
T
|
Các loại
hình cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
|
Cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
|
Cấp Giấy tiếp
nhận công bố hợp quy
|
Cấp Giấy xác
nhận nội dung quảng cáo, đăng ký tổ chức hội nghị, hội thảo
|
Cấp Giấy xác
nhận kiến thức về ATTP
|
Tổng số cơ sở
thuộc phạm vi quản lý
|
Tổng số cơ sở
thuộc đối tượng phải cấp giấy
|
Tổng số cơ sở
đã được cấp
|
Tỷ lệ so với
TS cơ sở phải cấp giấy (%)
|
Tổng số hồ
sơ xin cấp
|
Số hồ sơ đã
được cấp
|
Tỷ lệ (%)
|
Tổng số hồ
sơ xin cấp
|
Số hồ sơ đã
được cấp
|
Tỷ lệ (%)
|
Tổng số hồ
sơ xin cấp
|
Số giấy đã
được cấp
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Sản xuất thực phẩm,
bao bì, dụng cụ vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm
|
76
|
76
|
76
|
100
|
103
|
103
|
100
|
|
|
|
965
|
960
|
99,5
|
2
|
Kinh doanh thực phẩm chức năng
|
519
|
50
|
50
|
100
|
|
|
|
105
|
105
|
100
|
862
|
855
|
99,2
|
3
|
Kinh doanh dịch vụ ăn uống
|
2.652
|
811
|
541
|
66,7
|
|
|
|
|
|
|
10.714
|
10.145
|
94,7
|
4
|
Siêu thị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh,
kẹo, bia rượu, nước giải khát
|
|
|
79
|
|
|
|
|
|
|
|
395
|
395
|
100
|
5
|
Chăn nuôi gia súc,
gia cầm
|
107
|
107
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm
|
2
|
2
|
2
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Kinh doanh giống thủy
sản
|
1
|
1
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Kinh doanh thức ăn
chăn nuôi
|
6
|
6
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Kinh doanh thuốc thú
y
|
5
|
5
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Kinh doanh thuốc
BVTV
|
15
|
15
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Sản xuất phân bón
|
2
|
2
|
1
|
50
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Kinh doanh nông sản
|
3
|
3
|
1
|
33.3
|
|
|
|
|
|
|
6
|
4
|
66.7
|
13
|
Thu mua thủy sản
|
12
|
12
|
12
|
100
|
|
|
|
|
|
|
124
|
115
|
92.7
|
14
|
Kho lạnh nông lâm thủy
sản
|
10
|
10
|
9
|
90
|
|
|
|
|
|
|
85
|
80
|
94.1
|
15
|
Sơ chế, chế biến
nông lâm thủy sản
|
13
|
13
|
10
|
77
|
|
|
|
|
|
|
95
|
85
|
89.5
|
16
|
Cảng cá
|
2
|
2
|
2
|
100
|
|
|
|
|
|
|
6
|
6
|
100
|
17
|
Sản xuất nước đá bảo
quản
|
54
|
54
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
30
|
23
|
76.7
|
18
|
Tàu cá
|
1.126
|
1.126
|
28
|
2.5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng
5b: HỆ THỐNG SIÊU THỊ, CHỢ ĐẦU MỐI, CHỢ MUA BÁN
THỰC PHẨM
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Loại chợ
|
CHỢ DÂN SINH
|
Trung tâm TM, Siêu thị, cửa hàng chuyên
doanh
|
Phân theo hạng
|
Phân theo tính chất
|
Phân theo địa bàn hoạt động
|
Số lượng
|
Đủ điều kiện bảo đảm ATTP
|
Chợ hạng I
|
Chợ hạng II
|
Chợ hạng III
|
Chợ cóc, chợ tạm
|
Chợ kiên cố
|
Chợ bán kiên cố
|
Chợ cóc, chợ tạm
|
Chợ biên giới
|
Chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa
khẩu
|
Chợ trên địa bàn khác
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (%)
|
Số lượng
|
4
|
11
|
87
|
52
|
64
|
38
|
52
|
8
|
1
|
145
|
8
|
8
|
100
|
|
|
|
|
4 chợ hạng I, 11 chợ hạng II, 49 chợ hạng
III
|
38 chợ hạng III
|
|
8 chợ hạng III
|
01 chợ hạng II
|
4 chợ hạng I, 10 chợ hạng II, 79 chợ hạng
III, 52 chợ cóc, chợ tạm
|
|
|
|
BẢNG
6: KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Loại mẫu thực phẩm
|
Năm
|
Tổng số mẫu kiểm nghiệm
|
Chỉ tiêu vi sinh vật
|
Chỉ tiêu hóa lý
|
Ghi chú
|
Đạt theo quy định
|
Không đạt
|
Đạt theo quy định
|
Tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép
|
Sử dụng hóa chất ngoài danh mục
|
Sử dụng chất cấm
|
Số mẫu xét nghiệm
|
Tỷ lệ (%)
|
Số mẫu xét nghiệm
|
Tỷ lệ (%)
|
Số mẫu xét nghiệm
|
Tỷ lệ (%)
|
Số mẫu xét nghiệm
|
Tỷ lệ (%)
|
Số mẫu xét nghiệm
|
Tỷ lệ (%)
|
Số mẫu xét nghiệm
|
Tỷ lệ (%)
|
Sản phẩm từ tinh bột (bún, bánh ướt, bánh canh...)
|
2011
|
307
|
249
|
81,0
|
58
|
19,0
|
187
|
60,8
|
|
|
|
|
120
|
39,2
|
|
2012
|
2875
|
2349
|
81,7
|
526
|
18,3
|
2148
|
74,7
|
|
|
|
|
727
|
25,3
|
|
2013
|
3284
|
2670
|
81,3
|
614
|
18,7
|
2545
|
77,5
|
|
|
|
|
739
|
22,5
|
|
2014
|
1511
|
1250
|
82,7
|
261
|
17,3
|
1165
|
77,1
|
|
|
|
|
346
|
22,9
|
|
2015
|
1836
|
1520
|
82,8
|
316
|
17,2
|
1461
|
79,6
|
|
|
|
|
375
|
20,4
|
|
2016
|
893
|
758
|
84,9
|
135
|
15,1
|
718
|
80,4
|
|
|
|
|
175
|
19,6
|
|
Sản phẩm từ thịt (chả giò, nem...)
|
2011
|
196
|
150
|
76,3
|
46
|
23,7
|
151
|
77,2
|
|
|
|
|
45
|
22,8
|
|
2012
|
766
|
588
|
76,7
|
178
|
23,3
|
601
|
78,4
|
|
|
|
|
165
|
21,6
|
|
2013
|
1545
|
1197
|
77,5
|
348
|
22,5
|
1228
|
79,5
|
|
|
|
|
317
|
20,5
|
|
2014
|
900
|
706
|
78,4
|
194
|
21,6
|
733
|
81,4
|
|
|
|
|
167
|
18,6
|
|
2015
|
985
|
785
|
79,7
|
200
|
20,3
|
800
|
81,2
|
|
|
|
|
185
|
18,8
|
|
2016
|
582
|
470
|
80,8
|
112
|
19,2
|
493
|
84,7
|
|
|
|
|
89
|
15,3
|
|
Thịt dạng tươi, ướp đá, giữ mát, đông lạnh
|
2011
|
50
|
34
|
75.6
|
11
|
24.4
|
50
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
2012
|
62
|
11
|
64.7
|
6
|
35.3
|
62
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
2013
|
65
|
36
|
65.5
|
19
|
34.5
|
64
|
98.5
|
|
|
|
|
1
|
1.5
|
|
2014
|
50
|
|
|
3
|
100
|
41
|
82
|
|
|
|
|
9
|
18
|
|
2015
|
42
|
2
|
66.7
|
1
|
33.3
|
41
|
95.2
|
|
|
|
|
2
|
4.8
|
|
2016
|
39
|
|
|
1
|
100
|
38
|
97.4
|
|
|
1
|
2.6
|
|
|
|
Thủy sản và sản phẩm thủy sản
|
2011
|
75
|
8
|
72.7
|
3
|
27.3
|
75
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
2012
|
75
|
3
|
42.8
|
4
|
57.2
|
75
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
2013
|
89
|
43
|
87.8
|
6
|
12.2
|
89
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
2014
|
68
|
|
|
|
|
68
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
2015
|
49
|
3
|
75
|
1
|
25
|
49
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
2016
|
288
|
|
|
|
|
256
|
88.9
|
32
|
11.1
|
|
|
|
|
|
Nước đóng chai
|
2011
|
22
|
13
|
59,1
|
9
|
40,9
|
21
|
95,5
|
1
|
4,5
|
|
|
|
|
độ pH
|
2012
|
77
|
49
|
63,6
|
28
|
36,4
|
77
|
100
|
0
|
0,0
|
|
|
|
|
|
2013
|
40
|
27
|
67,5
|
13
|
32,5
|
39
|
97,5
|
1
|
2,5
|
|
|
|
|
|
2014
|
68
|
51
|
75,0
|
17
|
25,0
|
68
|
100
|
0
|
0,0
|
|
|
|
|
độ pH
|
2015
|
68
|
51
|
75,0
|
17
|
25,0
|
68
|
100
|
0
|
0,0
|
|
|
|
|
|
2016
|
130
|
109
|
83,8
|
21
|
16,2
|
130
|
100
|
0
|
0,0
|
|
|
|
|
|
Rau, củ, quả tươi
|
2011
|
53
|
9
|
17
|
0
|
0
|
50
|
94,3
|
3
|
5,7
|
|
|
|
|
|
2012
|
142
|
74
|
52,1
|
3
|
2,1
|
110
|
77,5
|
32
|
22,5
|
|
|
|
|
|
2013
|
195
|
141
|
72,3
|
0
|
0
|
157
|
80,5
|
38
|
19,5
|
|
|
|
|
|
2014
|
209
|
166
|
79,4
|
0
|
0
|
164
|
78,5
|
45
|
21,5
|
|
|
|
|
|
2015
|
194
|
153
|
78,9
|
0
|
0
|
158
|
81,4
|
36
|
18,6
|
|
|
|
|
|
2016
|
146
|
100
|
68,5
|
0
|
0
|
122
|
83,6
|
24
|
16,4
|
|
|
|
|
|
Khác
|
2011
|
71
|
41
|
57,7
|
10
|
14,1
|
71
|
100
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
2012
|
47
|
23
|
48,9
|
6
|
12,8
|
44
|
93,6
|
3
|
6,4
|
|
|
|
|
|
2013
|
395
|
314
|
79,5
|
76
|
19,3
|
395
|
100
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
2014
|
560
|
447
|
79,8
|
102
|
18,2
|
560
|
100
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
2015
|
73
|
49
|
67,1
|
10
|
13,7
|
73
|
100
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
2016
|
41
|
28
|
68,3
|
6
|
14,6
|
41
|
100
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
BẢNG
6b: HỆ THỐNG PHÒNG KIỂM NGHIỆM ATTP TẠI ĐỊA
PHƯƠNG
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Năm
|
Tổng số
|
Số lượng đạt
chuẩn quốc tế ISO 17025
|
Số lượng được
chỉ định phục vụ QLNN
|
Số lượng
phòng kiểm nghiệm xã hội hóa được chỉ định phục vụ QLNN
|
Ghi chú
|
2011
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2012
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2013
|
1
|
1
|
0
|
0
|
|
2014
|
1
|
1
|
0
|
0
|
|
2015
|
1
|
1
|
0
|
0
|
|
2016
|
1
|
1
|
0
|
0
|
|
BẢNG 7: TÌNH
HÌNH NGỘ ĐỘC
(Kèm
theo Báo cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng
Bình)
Năm
|
Số vụ ngộ độc thực phẩm
|
Nguyên nhân do vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm qua thực
phẩm
|
Nguyên nhân do hóa chất,
độc tố tự nhiên
|
Sự cố về ATTP khác
|
Ghi chú
|
|
Số lượng
|
Số ca mắc
|
Số người mắc
|
Số người bị tử vong do ngộ độc thực phẩm
|
Số lượng
|
Số ca mắc
|
Số người mắc
|
Số người bị tử vong
|
Số lượng
|
Số ca mắc
|
Số người mắc
|
Số người bị tử vong
|
|
|
2011
|
5
|
102
|
102
|
1
|
4
|
100
|
100
|
1
|
1
|
2
|
2
|
0
|
0
|
|
2012
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2013
|
3
|
52
|
52
|
0
|
2
|
50
|
50
|
0
|
1
|
2
|
2
|
0
|
0
|
|
2014
|
7
|
107
|
107
|
0
|
5
|
102
|
102
|
0
|
2
|
5
|
5
|
0
|
0
|
|
2015
|
2
|
249
|
249
|
0
|
2
|
249
|
249
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2016
|
3
|
75
|
75
|
0
|
3
|
75
|
75
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
Tổng
|
20
|
585
|
585
|
1
|
16
|
576
|
576
|
1
|
4
|
9
|
9
|
0
|
0
|
|
BẢNG
7b: TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM THEO NHÓM
NGUYÊN NHÂN
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Năm
|
Số vụ ngộ độc thực phẩm
|
Nguyên nhân do rượu
|
Nguyên dân do hóa chất
|
Nguyên nhân do độc tố tự nhiên
|
Thức ăn tại nhà
|
Thức ăn lễ hội truyền thống, đám cưới, giỗ
|
Thức ăn bếp ăn tập thể
|
Thức ăn đường phố
|
Nguyên nhân khác
|
Số lượng
|
Số ca mắc
|
Số người mắc
|
Số người bị tử vong do ngộ độc thực phẩm
|
Số ca mắc
|
Tỷ lệ (%)
|
Số ca mắc
|
Tỷ lệ (%)
|
Số ca mắc
|
Tỷ lệ (%)
|
Số ca mắc
|
Tỷ lệ (%)
|
Số ca mắc
|
Tỷ lệ (%)
|
Số ca mắc
|
Tỷ lệ (%)
|
Số ca mắc
|
Tỷ lệ (%)
|
2011
|
5
|
102
|
102
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
1,9
|
2
|
1,9
|
100
|
98
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2012
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2013
|
3
|
52
|
52
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
3,8
|
0
|
0
|
50
|
96
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
2014
|
7
|
107
|
107
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
5
|
4,7
|
19
|
17,7
|
88
|
82
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2015
|
2
|
249
|
249
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
5
|
2
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
244
|
2016
|
3
|
75
|
75
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
2,6
|
73
|
97,4
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tổng
|
20
|
585
|
585
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
9
|
1,5
|
28
|
4,8
|
311
|
53,2
|
0
|
0
|
0
|
0
|
246
|
Bảng
8. THÔNG TIN GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
STT
|
Hình thức
|
Thôn bản/ khu dân cư
|
Tuyến xã
|
Tuyến huyện
|
Tuyến tỉnh
|
Số lượng/ buổi
|
Đối tượng
|
Số người tham dự/ phạm vi bao phủ
|
Số lượng/ buổi
|
Đối tượng
|
Số người tham dự/ phạm vi bao phủ
|
Số lượng/ buổi
|
Đối tượng
|
Số người tham dự/ phạm vi bao phủ
|
Số lượng/ buổi
|
Đối tượng
|
Số người tham dự/ phạm vi bao phủ
|
1
|
Nói chuyện
|
0
|
0
|
0
|
844
|
Cộng đồng
|
142.045
|
370
|
Cộng đồng
|
17.643
|
09
|
Cộng đồng
|
136.467
|
2
|
Hội thảo
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
06
|
Cộng đồng
|
556
|
3
|
Phát thanh
|
0
|
0
|
0
|
3.744
|
Cộng đồng
|
100% các xã
|
552
|
Cộng đồng
|
85% số huyện/TP/TX
|
576
|
Cộng đồng
|
Toàn tỉnh
|
4
|
Truyền hình
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
144
|
Cộng đồng
|
60% số huyện/TP/TX
|
553
|
Cộng đồng
|
Toàn tỉnh
|
5
|
Báo viết
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
06
|
Cộng đồng
|
15% số huyện/TP/TX
|
271
|
Cộng đồng
|
Toàn tỉnh
|
6
|
Băng rôn, khẩu hiệu
|
0
|
0
|
0
|
621
|
Cộng đồng
|
80,5% các xã
|
286
|
Cộng đồng
|
60% số huyện/TP/TX
|
1.229
|
Cộng đồng
|
12.5% dân số toàn tỉnh
|
7
|
Áp phích
|
0
|
0
|
0
|
1.663
|
Cộng đồng
|
30% các xã
|
902
|
Cộng đồng
|
60% số huyện/TP/TX
|
511
|
Cộng đồng
|
12.5% dân số toàn tỉnh
|
8
|
Tờ gấp
|
0
|
0
|
0
|
27.610
|
Cộng đồng
|
45% Các xã
|
18.550
|
Cộng đồng
|
60% số huyện/TP/TX
|
115.350
|
Cộng đồng
|
12.5% dân số toàn tỉnh
|
9
|
Băng đĩa (hình, âm)
|
0
|
0
|
0
|
1.092
|
Cộng đồng
|
100% các xã
|
147
|
Cộng đồng
|
100% số huyện/TP/TX
|
1018
|
Cộng đồng
|
Toàn tỉnh
|
10
|
Hình thức khác (tập huấn, cam kết, pano, cổ động…)
|
0
|
0
|
0
|
2.814
|
Cộng đồng
|
100% các xã
|
186
|
Cộng đồng
|
100% số huyện/TP/TX
|
4.718
|
Cộng đồng
|
37% dân số toàn tỉnh
|
BẢNG
9: KẾT QUẢ THANH TRA, KIỂM TRA ATTP
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Loại sản phẩm
|
Năm
|
Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra
|
Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra
|
Thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch
|
Thanh tra, kiểm tra đột xuất
|
Liên ngành
|
Chuyên ngành
|
Số cuộc thanh tra, kiểm tra
|
Số cơ sở được thanh tra, kiểm tra
|
Số cơ sở đạt yêu cầu
|
Số cơ sở vi phạm bị cảnh cáo
|
Số cơ sở bị phạt tiền
|
Số cuộc thanh tra, kiểm tra
|
Số cơ sở được thanh tra, kiểm tra
|
Số cơ sở đạt yêu cầu
|
Số cơ sở vi phạm bị cảnh cáo
|
Số cơ sở bị phạt tiền
|
Số cơ sở
|
Tỷ lệ (%)
|
Số cơ sở
|
Tỷ lệ (%)
|
Số cơ sở
|
Tỷ lệ (%)
|
Tổng số tiền phạt (TrĐ)
|
Số cơ sở
|
Tỷ lệ (%)
|
Số cơ sở
|
Tỷ lệ (%)
|
Số cơ sở
|
Tỷ lệ (%)
|
Tổng số tiền phạt (TrĐ)
|
Cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm uống đóng
chai, nước đá dùng liền, thực phẩm chức năng, Cơ sở kinhdoanh dịch vụ ăn uống
(nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố…)
|
2011
|
125
|
72
|
197
|
197
|
5233
|
3789
|
72,4
|
0
|
0
|
9
|
0,17
|
58,65
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2012
|
108
|
14
|
122
|
122
|
5183
|
3729
|
71,9
|
0
|
0
|
5
|
0,1
|
13,7
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2013
|
114
|
87
|
201
|
201
|
5318
|
3690
|
69,4
|
233
|
4,4
|
17
|
0,32
|
25,45
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2014
|
135
|
113
|
248
|
248
|
4786
|
3294
|
68,8
|
302
|
6,3
|
17
|
0,36
|
35,35
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2015
|
184
|
290
|
474
|
474
|
5675
|
4351
|
76,7
|
221
|
3,9
|
20
|
0,35
|
63,5
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2016
|
304
|
57
|
361
|
361
|
5008
|
3796
|
75,8
|
20
|
0,4
|
62
|
1,24
|
103,65
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
Tổng
|
970
|
633
|
1603
|
1603
|
31.203
|
22.649
|
72,6
|
776
|
2,5
|
130
|
0,42
|
300,3
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
Thịt và các sản phẩm thịt
|
2011
|
0
|
5
|
5
|
5
|
50
|
50
|
100
|
0
|
0,0
|
0
|
0,0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2012
|
2
|
13
|
12
|
12
|
63
|
63
|
100
|
0
|
0,0
|
0
|
0,0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2013
|
2
|
13
|
12
|
12
|
93
|
44
|
47,3
|
49
|
52,7
|
11
|
11,8
|
13
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2014
|
0
|
15
|
12
|
12
|
102
|
83
|
81,4
|
19
|
18,6
|
6
|
5,9
|
5
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2015
|
0
|
15
|
12
|
12
|
147
|
141
|
95,9
|
6
|
4,1
|
6
|
4,1
|
5,75
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2016
|
0
|
17
|
17
|
15
|
106
|
101
|
95,3
|
5
|
4,7
|
4
|
3,8
|
11
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
Tổng
|
4
|
78
|
68
|
68
|
561
|
482
|
85.9
|
79
|
14,1
|
27
|
4,8
|
34,75
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
Thủy sản và các sản phẩm thủy sản, nước đá
|
2011
|
0
|
5
|
5
|
5
|
101
|
101
|
100
|
0
|
0,0
|
0
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2012
|
2
|
13
|
12
|
12
|
127
|
127
|
100
|
0
|
0,0
|
0
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2013
|
2
|
13
|
12
|
12
|
187
|
171
|
91,4
|
16
|
8,6
|
0
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2014
|
0
|
15
|
12
|
12
|
35
|
5
|
14,3
|
30
|
85,7
|
0
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2015
|
0
|
15
|
12
|
12
|
120
|
117
|
97,5
|
3
|
2,5
|
1
|
0,8
|
7,7
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2016
|
0
|
17
|
17
|
15
|
45
|
44
|
97,8
|
1
|
2,2
|
0
|
0,0
|
0
|
2
|
61
|
61
|
100
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
Tổng
|
4
|
78
|
68
|
68
|
615
|
565
|
91,9
|
50
|
8,13
|
1
|
0,2
|
7,7
|
2
|
61
|
61
|
100
|
0
|
|
0
|
|
0
|
Rau, củ, quả và các sản phẩm từ rau, củ, quả
|
2011
|
0
|
5
|
5
|
5
|
50
|
50
|
100
|
0
|
0,0
|
0
|
0,0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2012
|
2
|
13
|
12
|
12
|
63
|
53
|
84,1
|
10
|
15,9
|
0
|
0,0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2013
|
2
|
13
|
12
|
12
|
93
|
77
|
82,8
|
16
|
17,2
|
0
|
0,0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2014
|
0
|
15
|
12
|
12
|
49
|
48
|
98,0
|
1
|
2,0
|
0
|
0,0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2015
|
0
|
15
|
12
|
12
|
20
|
18
|
90,0
|
2
|
10,0
|
0
|
0,0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2016
|
0
|
17
|
17
|
15
|
34
|
32
|
94,1
|
2
|
5,9
|
2
|
5,9
|
2,25
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
Tổng
|
4
|
78
|
68
|
68
|
309
|
278
|
89,9
|
31
|
10
|
2
|
0,6
|
2,25
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
Sản xuất, kinh doanh bia, rượu, nước giải khát,
siêu thị, kinh doanh tạp hóa
|
2011
|
|
|
|
549
|
549
|
499
|
90.9
|
0
|
|
50
|
9.11
|
24.700
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2012
|
|
|
|
359
|
359
|
311
|
86.6
|
8
|
2.23
|
40
|
11.1
|
40.400
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2013
|
|
|
|
395
|
395
|
341
|
86.3
|
1
|
0.25
|
53
|
13.4
|
64.900
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2014
|
|
|
|
200
|
200
|
108
|
54
|
14
|
7.00
|
78
|
39
|
107.95
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2015
|
|
|
|
109
|
109
|
60
|
55
|
4
|
3.67
|
45
|
41.3
|
126.45
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
2016
|
|
|
|
152
|
152
|
58
|
38.2
|
17
|
11.2
|
77
|
50.7
|
245.62
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
Tổng
|
|
|
|
1.764
|
1.764
|
1.377
|
70,1
|
44
|
2,5
|
343
|
19,4
|
610,02
|
0
|
0
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
BẢNG
9b: KẾT QUẢ KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH
DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Báo
cáo số/BC-UBND ngày tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh
|
Năm
|
Số cơ sở được kiểm tra
|
Kết quả phân loại sau kiểm tra
|
Xử lý sau tái kiểm tra
|
Cơ sở đạt loại A
|
Cơ sở đạt loại B
|
Cơ sở loại C
|
Số cơ sở loại C đã khắc phục
|
Tỷ lệ (%)
|
Số cơ sở
|
Tỷ lệ (%)
|
Số cơ sở
|
Tỷ lệ (%)
|
Số cơ sở
|
Tỷ lệ (%)
|
Cơ sở thu gom, sơ chế,
chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, cảng cá
|
2011
|
38
|
12
|
31,6
|
17
|
44,7
|
9
|
23,7
|
|
|
2012
|
59
|
18
|
30,5
|
39
|
66,1
|
2
|
3,4
|
8
|
88,9
|
2013
|
196
|
63
|
32,1
|
108
|
55,1
|
25
|
12,8
|
2
|
33,3
|
2014
|
207
|
23
|
11,1
|
150
|
72,5
|
34
|
16,4
|
2
|
50,0
|
2015
|
116
|
4
|
3,4
|
110
|
94,8
|
2
|
1,7
|
|
|
2016
|
62
|
10
|
16,1
|
52
|
83,9
|
|
|
|
|
Cơ sở sản xuất rau,
quả, chè an toàn
|
2014
|
3
|
|
|
3
|
100,0
|
|
|
|
|
2016
|
2
|
|
|
2
|
100,0
|
|
|
|
|
Cơ sở kinh doanh thịt
và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống có đăng ký kinh doanh
|
2014
|
14
|
6
|
42,9
|
7
|
50,0
|
1
|
7,1
|
|
|
Cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung
|
2011
|
4
|
|
|
3
|
75,0
|
1
|
25,0
|
|
|
2012
|
3
|
|
|
1
|
33,3
|
2
|
66,7
|
|
|
2013
|
4
|
|
|
4
|
100,0
|
|
|
|
|
2014
|
4
|
1
|
25,0
|
3
|
75,0
|
|
|
|
|
2016
|
3
|
1
|
33,3
|
2
|
66,7
|
|
|
|
|
Cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm nhỏ lẻ
|
2012
|
13
|
|
|
|
|
13
|
100,0
|
|
|
2013
|
4
|
|
|
2
|
50,0
|
2
|
50,0
|
|
|
2014
|
83
|
|
|
27
|
32,5
|
56
|
67,5
|
4
|
66,7
|
2015
|
29
|
|
|
|
|
29
|
100,0
|
|
|
2016
|
4
|
|
|
|
|
4
|
100,0
|
|
|
Tàu cá
|
2014
|
30
|
|
|
12
|
40,0
|
18
|
60,0
|
|
|
2015
|
15
|
|
|
14
|
93,3
|
1
|
6,7
|
|
|
2016
|
49
|
|
|
49
|
100,0
|
|
|
|
|
Cơ sở chăn nuôi
|
2014
|
1
|
|
|
|
|
1
|
100,0
|
|
|
2015
|
9
|
|
|
7
|
77,8
|
2
|
22,2
|
|
|
2016
|
2
|
|
|
2
|
100,0
|
|
|
|
|
BẢNG
10: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH VI PHẠM, XỬ LÝ
CÁC QUY ĐỊNH VỀ ATTP
(Kèm theo Báo
cáo số ......./BC-UBND ngày... tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Năm
|
Số vụ vi phạm (vụ)
|
Đã xử lý
|
Thu nộp ngân sách (triệu đồng)
|
Sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, xâm phạm quyền sở
hữu CN (vụ)
|
Sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
(vụ)
|
Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, hóa chất, phụ
gia ngoài danh mục (vụ)
|
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chứa chất độc hại hoặc
nhiễm chất độc, tác nhân ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép (vụ)
|
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng (vụ)
|
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP (vụ)
|
Vi phạm quy định về xuất nhập khẩu thực phẩm (vụ)
|
Vi phạm quy định về ghi nhãn thực phẩm (vụ)
|
Các loại vi phạm khác (vụ)
|
Tổng số (vụ)
|
Xử phạt hành chính (vụ)
|
Xử lý hình sự (vụ)
|
Số vụ vi phạm (vụ)
|
Số vụ đã xử lý (vụ)
|
Số vụ vi phạm (vụ)
|
Số vụ đã xử lý (vụ)
|
Số vụ vi phạm (vụ)
|
Số vụ đã xử lý (vụ)
|
Số vụ vi phạm (vụ)
|
Số vụ đã xử lý (vụ)
|
Số vụ vi phạm (vụ)
|
Số vụ đã xử lý (vụ)
|
2011
|
59
|
59
|
59
|
0
|
83,35
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
22
|
0
|
8
|
28
|
2012
|
63
|
63
|
63
|
0
|
131,602
|
0
|
|
10
|
10
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
30
|
0
|
11
|
22
|
2013
|
152
|
152
|
152
|
0
|
470,912
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
100
|
0
|
4
|
48
|
2014
|
159
|
159
|
159
|
0
|
1038,7
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
94
|
0
|
4
|
61
|
2015
|
80
|
80
|
80
|
0
|
203,2
|
1
|
1
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
5
|
5
|
38
|
0
|
8
|
28
|
2016
|
164
|
164
|
164
|
0
|
531,01
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
0
|
|
17
|
17
|
56
|
0
|
5
|
86
|
Tổng
|
677
|
677
|
677
|
0
|
2.458,774
|
1
|
1
|
10
|
|
0
|
|
0
|
|
32
|
32
|
340
|
0
|
41
|
273
|