|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
35-TT/LB
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư liên tịch
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ lợi
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thanh Bình, Trần Kiên
|
Ngày ban hành:
|
18/08/1980
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
LÂM NGHIỆP-BỘ THUỶ LỢI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
35-TT/LB
|
Hà
Nội , ngày 18 tháng 8 năm 1980
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ LÂM NGHIỆP - THUỶ LỢI SỐ 35 - TT/LB NGÀY 18 THÁNG 8
NĂM 1980 QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CÁC VÙNG ĐẦU NGUỒN SÔNG SUỐI LÀM NHIỆM VỤ PHÒNG HỘ,
HẠN CHẾ LŨ LỤT, KHÔ HẠN, XÓI MÒN.
Căn cứ vào điều 5 của Pháp lệnh
quy định việc bảo vệ rừng; căn cứ vào chỉ thị số 278 - TTg ngày 16 tháng 8 năm
1975 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân phối đất đai giữa nông nghiệp và lâm
nghiệp;
Hai Bộ Lâm nghiệp và Thuỷ lợi ra thông tư liên bộ tạm thời quy định vùng đầu
nguồn sông suối làm nhiệm vụ phòng hộ để hạn chế tác hại của lũ lụt, khô hạn và
xói mòn - gọi tắt là vùng đầu nguồn phòng hộ.
I. TÁC DỤNG
PHÒNG HỘ CỦA RỪNG VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC PHÁ RỪNG
Rừng là một bộ phận của môi trường
sống, là một trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của nước ta. Rừng
cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành kinh tế, phục vụ các nhu cầu trong đời sống
của nhân dân và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. Rừng làm trong sạch bầu khí
quyển, làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên, rừng còn có tác dụng đặc biệt trong việc
phòng hộ, bảo vệ và cải tạo đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy mặt, hạn chế tác
hại của lũ, lụt, khô hạn...
Trong điều kiện ba phần tư đất
đai nước ta là vùng đồi núi dốc, phức tạp, là nơi phát nguồn của các sông suối
thì rừng ở đây lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt phòng hộ đầu nguồn.
Kết quả nghiên cứu tác dụng
phòng hộ của rừng trong những năm qua ở nước ta đã cho thấy rõ:
1. Rừng đã ngừng chắn nước mưa,
giữ lại một lượng nước đáng kể trên tán lá và trong tầng thảo mục rừng, chuyển
một phần nước mặt sang nước ngầm góp phần làm giảm lượng dòng chảy lũ, hạ thấp
lưu lượng đỉnh lũ.
2. Rừng có tác dụng bổ sung nước
cho dòng chảy về mùa cạn. Thực tế cho thấy, ở những lưu vực được phủ kín rừng
có lượng dòng chảy mùa cạn lớn hơn từ 2 đến 3 lần lưu vực không có rừng hoặc rừng
đã bị tán phá nặng nề. Lượng dòng chảy này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống của nhân dân.
3. Rừng đã hạn chế xói mòn bề mặt,
bảo vệ và cải tạo đất, làm cho nước trong sạch hơn, đất rừng ngày càng tốt hơn.
Tán lá che chở cho đất rừng không bị nước mưa xói thẳng vào, lớp thảo mục do
cành khô, lá rụng cùng với rễ cây chằng chịt ngăn cản dòng nước mặt giữ cho đất
ít bị cuối trôi và làm dày thêm lớp mùn trên mặt đất, đất tơi xốp và giàu thêm
các chất hữu cơ.
4. Những dải rừng bao quanh các
hồ chứa nước đã biểu lộ tác dụng tích cực trong việc ngăn chặn bùn cát cuốn
trôi ........hồ hạn chế bốc hơi mặt nước, duy trì và kéo dài tuổi thọ của các
công trình thuỷ lợi.
Trong những năm gần đây nạn hạn
hán và lũ lụt đã trở nên rất nghiêm trọng, đe doạ đời sống của nhân dân, ảnh hưởng
lớn đến công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Một trong những nguyên nhân
gây nên hậu quả này là do rừng bị tàn phá nặng nề. Trong vòng 30 năm trở lại
đây, diện tích rừng bị thu hẹp lại rất nhiều. Nếu năm 1945, diện tích rừng là
14,5 triệu hécta, chiếm tỷ lệ 43% diện tích tự nhiên toàn quốc, thì đến năm
1975, chỉ còn 9,5 triệu hécta, chiếm tỷ lệ 29%. Như vậy rừng đã bị mất đi tới 5
triệu hécta. Trên diện tích rừng còn lại, chất lượng cũng xấu đi, rừng giầu và
trung bình chỉ còn một phần ba, còn lại là rừng nghèo kiệt và rừng tre nứa.
Tình trạng phá rừng bừa bãi đã dẫn
đến hậu quả là về mùa mưa lũ, đỉnh lũ cao hơn, lượng nước lũ lớn hơn, lũ dồn về
nhanh hơn, gây nên nạn úng lụt trầm trọng. Về mùa cạn, mực nước trong sông hạ
thấp, lưu lượng nước rất nhỏ, không đủ cung cấp cho các nhu cầu của nông nghiệp,
công nghiệp và đời sống của nhân dân. Nạn xói mòn ghê gớm, làm mất đi hàng triệu
tấn đất màu, ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng. Bùn cát bồi lắng trong sông
làm đáy sông bồi lở phức tạp, dung tích các hồ chứa nước bị thu nhỏ lại, thậm
chí có hồ nhỏ bị bùn cát lấp gần hết. Đầu tư tiền của và nhân công cho việc chống
hạn, chống úng lụt, nạo vét lòng sông hàng năm rất lớn.
Việc phòng chống lũ lụt, hạn
hán, hạn chế xói mòn đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Một trong những
biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ này là phải tích cực bảo vệ bằng được diện
tích rừng hiện còn, nhanh chóng phục hồi các diện tích rừng đã bị tàn phá, đồng
thời đẩy mạnh trồng rừng mới, nhất là ở những vùng đầu nguồn. Muốn vậy, việc
trước tiên là phải sớm xác định được diện tích rừng và đất rừng ở đầu nguồn
dành cho mục đích phòng hộ để từ đó xây dựng thành rừng đầu nguồn phòng hộ ổn định.
Nhằm mục đích đó, thông tư này
bước đầu quy định một số căn cứ và diện tích cần thiết của các vùng đầu nguồn
phòng hộ.
II. CĂN CỨ ĐỂ
XÁC ĐỊNH VÙNG ĐẦU NGUỒN PHÒNG HỘ
Rừng có hai chức năng cơ bản là
cung cấp lâm sản và phòng hộ. Để kết hợp lợi dụng cả hai chức năng đó, cần bố
trí hợp lý giữa diện tích rừng và đất rừng dành cho phòng hộ và diện tích kinh
doanh. Trong diện tích rừng phòng hộ, tuy mục đích phòng hộ là chủ yếu nhưng vẫn
có thể kết hợp khai thác lợi dụng ở mức độ không làm tổn hại tới tác dụng phòng
hộ của rừng. Ngược lại trong khu vực rừng kinh doanh vẫn phải lưu ý thích đáng
tới tác dụng phòng hộ.
Hiện này Nhà nước chưa có văn bản
quy định các tiêu chuẩn cụ thể để xác định diện tích các vùng đầu nguồn phòng hộ.
Nhưng xuất phát từ yêu cầu thực tế cấp bách đã nêu trong mục I, tạm thời quy định
một số căn cứ để khoanh vùng đầu nguồn phòng hộ như sau:
1. Khí hậu.
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới
ẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa. Lượng mưa hàng năm khá lớn, trung
bình từ 1500 đến 2000 mm, có nơi lớn tới hơn 3000 mm; lượng mưa này lại phân bố
không đều, trong năm khoảng 70% đến 85% tập trung vào mùa mưa lũ.
Mưa là nguyên nhân chính tạo ra
dòng chảy mặt và cũng là một nhân tố chủ yếu gây xói mòn và lũ lụt ở nước ta.
Ở những vùng tầm mưa lớn, có lượng
mưa lớn hơn trung bình nhiều năm của vùng khí hậu, phải được đặc biệt bảo vệ,
phát triển rừng đầu nguồn để tăng cường khả năng hạn chế tác hại của lũ lụt.
2. Địa hình.
Yếu tố địa hành ở đây chủ yếu là
độ dốc.
Độ dốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ và
làm sâu sắc hơn tác động xói mòn bề mặt của lượng nước mưa. Địa hình càng dốc,
thời gian tập trung lũ càng ngắn, lũ về càng nhanh, tình trạng xói mòn càng mạnh
gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng.
Bước đầu đề nghị những vùng có độ
dốc lớn hơn 45o sẽ khoanh làm vùng đầu nguồn phòng hộ và cần phải có
rừng phủ kính để bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và giảm một phần tác hại của lũ lụt.
3. Đối với những vùng địa hình
tuy không quá dốc (dưới 45o) hoặc không phải là vùng tâm mưa lớn,
nhưng ở vị trí đầu nguồn của sông, suối lớn, nhất là các đồi bằng ở Tây Nguyên
và miền đông Nam Bộ cũng cần dành một phạm vi nhất định cho việc phòng hộ đầu
nguồn. Độ lớn tối thiểu của phạm vi này quy định là 10 đến 15% diện tích tự
nhiên của lưu vực.
Trên những diện tích rừng dành
cho phòng hộ đầu nguồn độ tán che cần duy trì là 0,7 - 0,8.
4. Rừng xung quanh hồ chứa nước.
Xung quanh các hồ chứa nước phải
có đai rừng ngăn chắn đất cát trôi vào hồ và phòng chống xói lở bờ hồ, hạn chế
sự bồi lấp lòng hồ. Đai rừng này phải có chiều rộng ít nhất từ 50 đến 150 m tuỳ
theo quy mô và tính chất của hồ chứa nước.
III. DIỆN
TÍCH PHÒNG HỘ TỐI THIỂU DÀNH CHO PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TRÊN CÁC LƯU VỰC
Theo các căn cứ nêu trong phần
II trên đây, dự kiến diện tích tối thiểu dành cho phòng hộ đầu nguồn trên các
lưu vực sông suối và dự kiến các địa điểm cần phải bảo vệ (biểu kèm theo)
Diện
tích đầu nguồn phòng hộ tối thiểu của các lưu vực và các địa điểm cần bảo vệ
Số TT
|
Tên Sông
|
Chảy qua các tỉnh
|
Diện
tích lưu vực (phần trong nước) (1000ha)
|
Diện
tích đầu nguồn tối thiểu (1000ha)
|
Vùng đầu nguồn cần bảo vệ thuộc các huyện
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
1
|
Nậm Rốn
|
Lai Châu
|
165
|
20
|
Điện Biên (Lai Châu)
|
2
|
Sông Đà
|
Lai Châu, Sơn La, Hà Sơn Bình
|
2680
|
800
|
Điện Biên, Mường Tè, Mường
Lay, Sình Hồ, Tủa Chùa (Lai Châu), Thuận Châu, Quỳnh Nhai (Sơn La)
|
3
|
Sông Thao
|
Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú
|
1200
|
200
|
Bát Sát, SaPa, Trạm Tấu, Văn
Chấn, Văn Bàn (Hoàng Liên Sơn), Thanh Sơn (Vĩnh Phú)
|
4
|
Sông Lô
|
Hà Tuyên, Vĩnh Phú
|
663
|
80
|
Quản Bạ, Vị Xuyên, Bắc Quang
(Hà Tuyên)
|
5
|
Sông Gâm
|
Cao Bằng, Hà Tuyên, Bắc Thái
|
978
|
120
|
Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Vị
Xuyên, Na Hàng, Chiêm Hoá (Hà Tuyên) Bảo Lạc, Chợ Rã (Cao Bằng)
|
6
|
Sông Chảy
|
Hoàng Liên Sơn Hà Tuyên, Vĩnh
Phú
|
458
|
80
|
Mường Khương, Xí Ma Cai, Bắc
Hà, Bảo Yên (Hoàng Liên Sơn), Hoàng Xu Phì, Xín Mần (Hà Tuyên)
|
7
|
Sông Phó Đáy
|
Hà Tuyên, Vĩnh Phú
|
160
|
20
|
Sơn Dương, Yên Sơn (Hà Tuyên),
Tam Đảo (Vĩnh Phú)
|
8
|
Bằng Giang
|
Cao Bằng
|
456
|
60
|
Thông Nông, Nguyên Bình, Ngân
Sơn, Trà Lĩnh, Quảng Hoà, Trùng Khánh, Thạch An (Cao Bằng)
|
9
|
Sông Kỳ Cùng
|
Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái
|
666
|
80
|
Ngân Sơn (Cao Bằng), Na Rì (Bắc
Thái), Tràng Định, Đình Lập, Lộc Bình (Lạng Sơn)
|
10
|
Sông Quây Sơn
|
Cao Bằng
|
116
|
15
|
Trùng Khánh (Cao Bằng)
|
11
|
Sông Cầu
|
Bắc Thái, Hà Bắc
|
605
|
80
|
Bạch Thông, Định Hoá, Đại Từ,
Võ Nhai, Phú Lương (Bắc Thái)
|
12
|
Sông Thương
|
Lạng Sơn, Hà Bắc
|
358
|
50
|
Hữu Lũng, Chi Lăng (Lạng Sơn),
Lục Ngạn (Hà Bắc)
|
13
|
Sông Lục Nam
|
Lạng Sơn, Hà Bắc
|
307
|
40
|
Đình Lập, Lộc Bình (Lạng Sơn),
Sơn Động (Hà Bắc)
|
14
|
Các sông nhỏ vùng Quảng Ninh
|
Quảng Ninh
|
370
|
50
|
Móng Cái, Bình Liêu, Quảng Hà,
Tiên Yên, Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều (Quảng Ninh)
|
15
|
Sông Chu
|
Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá
|
301
|
50
|
Quế Phong (Nghệ Tĩnh) Thường
Xuân, Lương Ngọc (Thanh Hoá)
|
16
|
Sông Mã
|
Lai Châu Sơn La, Hà Sơn Bình,
Thanh Hoá
|
1459
|
200
|
Điện Biên, Tuần Giáo (Lai
Châu), Sông Mã, Thuận Châu, Mai Sơn, Mộc châu (Sơn La), Quan Hoá, Bá Thước
(Thanh Hoá)
|
17
|
Sông Cả
|
Nghệ Tĩnh
|
1720
|
250
|
Mường Xén, Tương Dương Thanh
Chương, Quế Phong, Quỳnh Châu, Quỳ Hợp, Hương Sơn, Hương Khê (Nghệ Tĩnh)
|
18
|
Bào Cái
|
Nghệ Tĩnh
|
50
|
10
|
Cẩm Xuyên (Nghệ Tĩnh)
|
19
|
Sông Gianh
|
Bình Trị Thiên
|
468
|
70
|
Tuyên Minh, Bố Trạch (Bình Trị
Thiên)
|
20
|
Kiến Giang
|
Bình Trị Thiên
|
265
|
40
|
Lệ Ninh, Bố Trạch (Bình Trị
Thiên)
|
21
|
Sông Bến Hải
|
Bình Trị Thiên
|
76
|
10
|
Bến Hải (Bình Trị Thiên)
|
22
|
Sông Thạch Hãn
|
Bình Trị Thiên
|
300
|
40
|
Triệu Hải, A Lưới, Hương Hoá
(Bình Trị Thiên)
|
23
|
Sông Bồ
|
Bình Trị Thiên
|
80
|
10
|
Hương Điền, Hương Phú, A Lưới
(Bình Trị Thiên)
|
24
|
Sông Hương
|
Bình Trị Thiên
|
150
|
20
|
Hương Phú, Phú Lộng (Bình Trị
Thiên)
|
25
|
Sông Thu Bồn
|
Gia Lai - Kon Tum, Quảng Nam -
Đà Nẵn g
|
850
|
100
|
KôngpLông (Gia Lai - Kon Tum),
Hiên, Giàng, Phước Sơn, Quế Sơn, Tiên Phước, Trà Mi (Quảng Nam - Đà Nẵng)
|
26
|
Sông Trà Khúc
|
Gia Lai - Kon Tum, Nghĩa Bình
|
206
|
30
|
KôngpLông (Gia Lai - Kon Tum),
Sơn Hà,Nghĩa Minh (Nghĩa Bình)
|
27
|
Sông Vê
|
Nghĩa Bình
|
77
|
10
|
Ba Tơ, Nghĩa Minh (Nghĩa Bình)
|
28
|
Lai Giang
|
Nghĩa Bình
|
125
|
15
|
Hoà An, Tây Sơn (Nghĩa Bình)
|
29
|
Sông Kone
|
Gia Lai - Kon Tum, Nghĩa Bình
|
172
|
25
|
An Khê (Gia Lai - Kon Tum),
Hoài An, Tây Sơn (Nghĩa Bình)
|
30
|
Sông Kỳ Lộ
|
Gia Lai - Kon Tum, Nghĩa Bình,
Phú Khánh
|
185
|
25
|
AYunPa (Gia Lai - Kon Tum),
Phước Vân (Nghĩa Bình), Tây Sơn, Đông Xuân (Phú Khánh)
|
31
|
Sông Ba
|
Gia Lai - Kon Tum, Đắc Lắc,
Phú Khánh
|
1286
|
175
|
An Khê, Măng Yang, AYunPa (Gia
Lai - Kon Tum), Krông Buk, MDrak (Đắc Lắc)
|
32
|
Sông Cái (Nha Trang)
|
Đắc Lắc, Phú Khánh
|
147
|
20
|
MDrak (Đắc Lắc), Diên Khánh
(Phú Khánh)
|
33
|
Sông Cái (Phan Rang)
|
Thuận Hải, Phú Khánh
|
205
|
30
|
Cam Ranh (Phú Khánh), An Sơn
(Thuận Hải)
|
34
|
Sông Luỹ
|
Lâm Đồng, Thuận Hải
|
195
|
30
|
Di Linh (Lâm Đồng), Bắc Bình
(Thuận Hải)
|
35
|
Sông Cái (Phan Thiết)
|
Lâm Đồng,Thuận Hải
|
176
|
25
|
Di Linh (Lâm Đồng), Hàm Thuận
(Thuận Hải)
|
36
|
Sông Dinh
|
Đồng Nai(Thuận Hải)
|
87
|
10
|
Xuân Lộc (Đồng Nai)
|
37
|
Sông Rây
|
Đồng Nai
|
128
|
15
|
Xuân Lộc (Đồng Nai)
|
38
|
Sông Sê - San
|
Gia Lai-Kon Tum
|
1270
|
150
|
Đắc Lây, Đắc Tô, Kông plông,
Sa Thày, Măng Yang (Gia Lai - Kon Tum)
|
39
|
Sông Srêpốc
|
Gia Lai-Kon Tum, Đắc Lắc
|
1730
|
200
|
Chúp Rông (Gia Lai - Kom Tum),
Đắc Min, Đắc Nông, Iasúp, Krôngpách, MDrak, Lắc (Đắc Lắc)
|
40
|
Sông Đồng Nai
|
Đồng Nai, Lâm Đồng, Sông Bé,
Thuận Hải, Tây Ninh, thành Phố Hồ Chí Minh
|
3100
|
250
|
Đức Linh, (Thuận Hải), Đắc
Nông (Đắc Lắc), Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lộc (Lâm Đồng),
Bình Long, Phước Long (Sông Bé), Dương Minh Châu, Tân Biên (Tây Ninh)
|
|
|
Cộng cả nước
|
23
900
|
3
500
|
|
IV. BIỆN PHÁP
LÂM NGHIỆP ĐỂ XÂY DỰNG RỪNG ĐẦU NGUỒN PHÒNG HỘ
Để hạn chế tác hại của lũ lụt,
điều hoà dòng chảy, hạn chế xói mòn... cần kết hợp đồng thời giữa các biện pháp
nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ lợi. Ở đây chỉ đề cập đến những chức năng thuộc
lâm nghiệp và cùng chỉ giới hạn ở biện pháp xây dựng rừng đầu nguồn phòng hộ.
1. Đối với vùng có rừng:
- Phải giữ bằng được diện tích rừng
hiện còn trong các lưu vực sông, suối đã khoanh thành vùng đầu nguồn phòng hộ.
Với những diện tích rừng xấu,
nghèo kiệt, khả năng giữa nước, giữ đất đã sút kém cần khoanh lại thành khu vực
cấm, đình chỉ kịp thời việc đốn cây, chặt củi hoặc tận thu lạm dụng lâm sản.
Ở những khu vực có những cây tái
sinh tự nhiên chưa đạt yêu cầu cần có biện pháp tra dặm hạt hoặc cây con, nhân
giống, xúc tiến việc phục hồi rừng.
Đối với những vùng rừng còn sản
lượng, việc khai thác lâm sản phải theo đúng quy trình và thể lệ, không áp dụng
phương thức khai thác trắng, cường độ khai thác không vượt quá lượng tăng trưởng
của rừng. Ở đây chức năng phòng hộ vẫn phải được xem là chủ yếu.
- Phải chấm dứt ngay nạn phá đốt
rừng làm nương rẫy khai hoàng, chăm thả gia súc bừa bãi và các hình thức phá rừng
khác, đồng thời phải làm tốt công tác phòng chống cháy rừng.
2. Đối với vùng không còn rừng:
a. Khoanh nuôi, bảo vệ:
Ở những nơi mà lớp thực bì hiện
diện tuy không còn là rừng (trảng cây lớn, cây bụi) nhưng khả năng giữ nước, giữ
đất vẫn còn phát huy tác dụng, cần được khoanh giữ triệt để, tận dụng sức tái
sinh mạnh của thực vật để xúc tiến việc phục hồi rừng.
Tuy có những hạn chế về mặt tốc
độ thời gian, thiếu chủ động, song đây là biện pháp có ý nghĩa kinh tế về nhiều
mặt (vốn đầu tư, giá thành, nhân lực...) có thể áp dụng trước mắt cả những khu
vực chưa có điều kiện kinh doanh cao ở miền núi nước ta.
b. Trồng rừng.
Tuy là biện pháp tích cực nhưng
gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, về giống, nhân lực và vốn. Vì thế trước
mắt chỉ nên thực hiện ở những vùng đầu nguồn xung yếu mà ở đó thực vật không
còn khả năng tái sinh tự nhiên để trở thành thảm che tốt được, hoặc những vùng
gần khu dân cư có điều kiện thuận lợi để xúc tiến việc trồng rừng.
Về loại cây trồng để cho mục
đích phòng hộ cần chọn những loài cây sống lâu năm, có khả năng tái sinh tốt,
có bộ rễ phát triển, có nhiều cành nhánh và tán lá rộng.
V. QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM CỦA NGÀNH THUỶ LỢI VÀ NGÀNH LÂM NGHIỆP
1. Các Ty thuỷ lợi dựa vào các
căn cứ đã nêu trong phần II, kết hợp với kế hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp và yêu cầu trước mắt và tương lai cho ngành thuỷ lợi, đề xuất các
vùng đầu nguồn cụ thể cần khoanh giữ để xây dựng thành vùng đầu nguồn phòng hộ,
đặc biệt lưu ý các vùng đầu nguồn xung yếu. Cần xác định rõ phạm vi ranh giới của
vùng, tính chất và mục đích phòng hộ và yêu cầu cần đảm bảo đối với các vùng
đó.
2. Các Ty lâm nghiệp căn cứ vào
phân vùng sản xuất lâm nghiệp, tình hình nhiệm vụ của ngành mình và theo đề xuất
của ngành thuỷ lợi, cùng bàn bạc để đi đến nhất trí giữa hai bên về các địa điểm
sẽ dành để xây dựng thành rừng đầu nguồn phòng hộ. Làm đề án xây dựng rừng đáp ứng
các yêu cầu của rừng đầu nguồn phòng hộ.
Sau đó, hai ngành ở địa phương
báo cáo lên Bộ chủ quản xem xét và trình Chính phủ phê duyệt để đưa vào kế hoạch
triển khai xây dựng rừng đầu nguồn phòng hộ.
Trên đây là một số quy định tạm
thời để xác định các vùng đầu nguồn phòng hộ của các sông, suối. Trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện còn phải điều chỉnh và bổ sung cho thích hợp với
từng lưu vực, từng địa phương. Khi thực hiện có vướng mắc và ý kiến đề xuất,
các đơn vị báo cáo về hai Bộ nghiên cứu giải quyết.
Nguyễn
Thanh Bình
(Đã
ký)
|
Trần
Kiên
(Đã
ký)
|
Thông tư liên bộ 35-TT/LB năm 1980 quy định tạm thời về các vùng đầu nguồn sông suối làm nhiệm vụ phòng hộ, hạn chế lũ lụt, khô hạn, xói mòn do Bộ Lâm nghiệp - Bộ Thuỷ lợi ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Thông tư liên bộ 35-TT/LB ngày 18/08/1980 quy định tạm thời về các vùng đầu nguồn sông suối làm nhiệm vụ phòng hộ, hạn chế lũ lụt, khô hạn, xói mòn do Bộ Lâm nghiệp - Bộ Thuỷ lợi ban hành
6.235
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|