Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT quản lý thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam

Số hiệu: 53/2009/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 21/08/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 53/2009/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2009

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÁC LOÀI THUỶ SINH VẬT NGOẠI LAI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2003;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, ngày 3/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư quy định quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam như sau:

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc quản lý các loài thuỷ sinh vật được di nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với mục đích chủ định hoặc không chủ định, đã phát tán trong môi trường tự nhiên hoặc đang được nuôi trong môi trường có kiểm soát (sau đây gọi là thuỷ sinh vật ngoại lai).

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thủy sinh vật ngoại lai là loài thủy sinh vật được di nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

2. Thủy sinh vật ngoại lai xâm hại là loài thủy sinh vật ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

3. Thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại là loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ lấn chiếm nơi sinh sống hoặc có nguy cơ gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

4. Lưu giữ là hoạt động đưa thuỷ sinh vật ngoại lai về một địa điểm cụ thể để chăm sóc, nuôi dưỡng.

5. Cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở địa phương là Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc Chi cục Nuôi trồng thủy sản (đối với tỉnh không thành lập Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) hoặc Chi cục thủy sản (đối với tỉnh, thành phố không có hai chi cục nói trên).

6. Chủ sở hữu thủy sinh vật ngoại lai là tổ chức, cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt loài thủy sinh vật ngoai lai (gọi tắt là chủ sở hữu).

Chương II.

QUẢN LÝ THỦY SINH VẬT NGOẠI LAI

Điều 3. Điều tra và lập danh mục thủy sinh vật ngoại lai

1. Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản ở địa phương điều tra và lập danh mục thủy sinh vật ngoại lai trên địa bàn, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản địa phương và các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, xác định về mức độ xâm hại của loài thủy sinh vật ngoại lai; trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục loài thủy sinh vật ngoại lai không xâm hại, danh mục loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại và danh mục loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại.

Điều 4. Tiếp nhận thủy sinh vật ngoại lai

1. Chủ sở hữu phải thông báo và giao lại thủy sinh vật ngoại lai do mình sở hữu cho cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở địa phương khi không còn nhu cầu sở hữu.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của chủ sở hữu, cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở địa phương hoàn thiện các thủ tục để chuyển giao thủy sinh vật ngoại lai cho các đơn vị tiếp nhận trên địa bàn tỉnh hoặc báo cáo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nếu trên địa bàn tỉnh không có đơn vị tiếp nhận để Cục chỉ định đơn vị tiếp nhận.

3. Các đơn vị tiếp nhận gồm:

Các Trung tâm Thuỷ sản tỉnh có đủ điều kiện lưu giữ, Trung tâm giống thủy sản Quốc gia thuộc các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III và Viện nghiên cứu Hải sản hoặc các cơ sở có đủ điều kiện tiếp nhận do cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản ở địa phương quyết định.

Điều 5. Xử lý đối với trường hợp thủy sinh vật ngoại lai chết, nhiễm bệnh

1. Trách nhiệm của chủ sở hữu: Trong thời gian 01 (một) ngày kể từ khi thuỷ sinh vật ngoại lai bị chết bất thường hoặc được người chịu trách nhiệm về thú y thuỷ sản địa phương xác định bị nhiễm bệnh, chủ sở hữu phải báo cáo bằng phương tiện thông tin nhanh nhất đến cơ quan quản lý chuyên ngành.

2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương:

a) Ngay sau khi nhận được thông báo của chủ sở hữu, phối hợp với cơ quan thú y thủy sản của địa phương kiểm tra hiện trường, lập biên bản làm rõ nguyên nhân chết, nhiễm bệnh của thủy sinh vật ngoại lai;

b) Tổ chức tiêu hủy thủy sinh vật ngoại lai bị chết, nhiễm bệnh theo hướng dẫn của Chi cục Thú y. Kinh phí tiêu hủy do chủ sở hữu chi trả.

c) Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị hữu quan; đồng thời gửi báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) về kết quả xử lý thủy sinh vật ngoại lai bị chết, nhiễm bệnh.

Điều 6. Quản lý loài thủy sinh vật ngoại lai không xâm hại

1. Chủ sở hữu phải cung cấp thông tin về loài thủy sinh vật ngoại lai do mình sở hữu khi cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản yêu cầu.

2. Chủ sở hữu có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản địa phương khi phát sinh quyền sở hữu đối với loài thủy sinh vật ngoại lai dưới mọi hình thức (tặng, cho, do khách quan đem lại).

Chương III.

QUẢN LÝ LOÀI THỦY SINH VẬT NGOẠI LAI CÓ NGUY CƠ XÂM HẠI.

Điều 7. Trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc quản lý loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại

1. Tiến hành đăng ký lưu giữ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Cung cấp thông tin về thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại do mình sở hữu khi cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản yêu cầu và phải thông báo ngay cho cơ quan quản lý thủy sản địa phương về những dấu hiệu bất thường của loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

3. Lập hồ sơ theo dõi biến động của thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại do mình sở hữu, quản lý.

4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, hàng năm cho cơ quan quản lý chuyên ngành. Nội dung báo cáo: hiện trạng phát triển, tác động đến đa dạng sinh học và các loài bản địa (sinh sản, phát triển, cạnh tranh thức ăn, tấn công các loài bản địa, bị bệnh, chết, các sự cố khác).

5. Chấp hành sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

6. Nghiêm cấm chủ sở hữu tự ý phóng sinh thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại ra môi trường tự nhiên, khu bảo tồn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi này.

Điều 8. Thủ tục đăng ký lưu giữ thuỷ sinh vật ngoại lai

1. Hồ sơ đăng ký lưu giữ gồm có:

a) Đơn đề nghị đăng ký lưu giữ (theo mẫu tại Phụ lục 1) của Thông tư này;

b) Bản mô tả quy trình công nghệ nuôi, giải pháp khoanh vùng quản lý và hệ thống bảo vệ tránh thoát ra ngoài thuỷ vực tự nhiên.

2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận lưu giữ thủy sinh vật ngoại lai:

a) Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu giữ loài thuỷ sinh vật ngoại lai:

 Cơ quan quản lý chuyên ngành tiếp nhận hồ sơ đăng ký lưu giữ như quy định tại khoản 1 điều 8 của Thông tư này, cấp Giấy chứng nhận lưu giữ thủy sinh vật ngoại lai cho chủ sở hữu sau khi có kết luận và kiến nghị cấp giấy chứng nhận này của Hội đồng thẩm định.

b) Thành lập Hội đồng thẩm định: Cơ quan quản lý chuyên ngành tiếp nhận hồ sơ đăng ký lưu giữ của chủ sở hữu thủy sinh vật ngoại lai có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định.

Thành phần hội đồng thẩm định gồm: đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành làm Chủ tịch, đại diện của Chi cục Thú y, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra chuyên ngành thủy sản và cơ quan có liên quan về giống thủy sản (Trung tâm giống thủy sản cấp tỉnh hoặc Trung tâm Quốc gia giống thủy sản...) là thành viên.

Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định: Xem xét hồ sơ đăng ký lưu giữ của chủ sở hữu; kiểm tra cơ sở lưu giữ, lập biên bản thẩm định, kiến nghị cấp giấy chứng nhận lưu giữ cho chủ sở hữu có đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư này.

c) Thời gian thẩm định: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo khoản 1 Điều này, Hội đồng thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định.

d) Thời gian cấp Giấy chứng nhận lưu giữ cho chủ sở hữu: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành biên bản thẩm định, cơ quan quản lý chuyên ngành phải cấp giấy chứng nhận miễn phí lưu giữ cho chủ sở hữu (Phụ lục 2), nếu không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản

1. Khoanh vùng quản lý

a) Cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương có trách nhiệm khoanh vùng, theo dõi, thu thập thông tin về thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại đang lưu giữ tại địa phương. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan điều tra, đánh giá nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học tại địa phương đề xuất biện pháp phòng ngừa, quản lý phù hợp.

b) Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với cơ quan khoa học có liên quan tổ chức điều tra, nghiên cứu, xác định tác động của thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại lên đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải pháp quản lý.

2. Những loài thủy sinh vật ngoại lai thuộc danh mục có nguy cơ xâm hại phải được đăng ký lưu giữ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này

Chương IV.

QUẢN LÝ LOÀI THỦY SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI

Điều 10. Cô lập, tiêu diệt sự phát tán của thủy sinh vật ngoại lai xâm hại

Áp dụng biện pháp cô lập, tiêu diệt đối với các loài thủy sinh vật ngoại lai thuộc danh mục thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và danh mục thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại sau khi có căn cứ xác định là loài xâm hại.

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan quản lý

1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở địa phương điều tra, thu thập thông tin về loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại báo cáo cơ quan có thẩm quyền.  Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp với cơ quan hữu quan điều tra, xác định khu vực phân bố, lập kế hoạch cô lập và quyết định tiêu diệt thủy sinh vật ngoại lai xâm hại tại địa phương.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Cung cấp danh mục thủy sinh vật ngoại lai xâm hại cho cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu để ngăn chặn không cho thủy sinh vật ngoại lai di nhập vào Việt Nam.

Quyết định giải pháp cô lập, tiêu diệt loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại phát tán và lây lan trên phạm vi 2 tỉnh trở lên.

Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Tổ chức, cá nhân phát hiện loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại phải thông báo ngay với chính quyền cơ sở nơi gần nhất. Sau khi nhận được thông báo, chính quyền cơ sở phải kịp thời báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương để có biện pháp kiểm soát, xử lý.

Chương V.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

1. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm:

a. Tổ chức kiểm tra, giám sát và hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện nội dung Thông tư này.

b. Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý thủy sinh vật ngoại lai trên phạm vi toàn quốc.

2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản địa phương:

a. Tổ chức theo dõi, giám sát định kỳ hàng năm về sự phát tán của thủy sinh vật ngoại lai; đặc biệt là thủy sinh vật ngoại lai xâm hại có mặt trên địa bàn. Xây dựng báo cáo tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước ngày 31/12 hàng năm;

b. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên truyền về các thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và biện pháp khoanh vùng quản lý, cô lập, tiêu diệt chúng.

3. Trách nhiệm của Hải quan và các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu:

Cơ quan Hải quan và các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu có trách nhiệm cung cấp thông tin về các loài thủy sinh vật ngoại lai được di nhập vào Việt Nam khi có yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản.

Điều 14. Nguồn kinh phí thực hiện việc quản lý thủy sinh vật ngoại lai

1. Nguồn kinh phí thực hiện việc quản lý thủy sinh vật ngoại lai được trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường (Thông tư số 114/2006/TTLT-BTC-TNMT ngày 29/12/2006 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên Môi trường về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường).

 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo kinh phí hoạt động cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quản lý thủy sinh vật ngoại lai; kinh phí dự phòng cho việc đánh giá tác động đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, bao vây tiêu diệt thủy sinh vật ngoại lai xâm hại phát tán tại các thủy vực trong phạm vi cả nước.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đảm bảo ngân sách cho các hoạt động  quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại địa phương.

2. Kinh phí vận chuyển và lưu giữ loài thủy sinh vật ngoại lai do chủ sở hữu giao cho cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị tiếp nhận sẽ chi trả.

3. Khuyến khích tài trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia quản lý thủy sinh vật ngoại lai.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn vướng mắc, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ TNMT, Tài chính, Tư pháp;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Website Chính phủ;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra Bộ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các Sở NN&PTNT;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Webste Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, KTBVNL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

CÁC PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư  số: 53/2009/TT-BNN, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHỤ LỤC I.

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ LƯU GIỮ LOÀI THỦY SINH VẬT NGOẠI LAI:…….

TÊN CHỦ SỞ HỮU
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số:

......., ngày…..  tháng ….   năm 200…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ LƯU GIỮ

Kính gửi:         .. . Chi cục .....(chuyên ngành Thuỷ sản địa phương, trường hợp địa phương nào không có Chi cục Thuỷ sản thì gửi Sở NN & PTNT)

Họ và tên người đề nghị:  (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)

Số CMND:                                            ngày cấp:                      nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện tại:

Tên tổ chức:                                         Địa chỉ:

Đề nghị cơ quan xem xét, cấp giấy chứng nhận lưu giữ loài thuỷ sinh vật ngoại lai với chi tiết sau:

TT

Tên loài và tên khoa học

Số chíp điện tử (số hồ sơ), nếu là loài thuộc công ước QT

Số cá thể, khối lượng (ước tính)

Nguồn gốc  (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục đích sở hữu: (nuôi kinh doanh, cho sinh sản, giải trí, buôn bán....)

Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (địa điểm, diện tích, quy mô trại nuôi, biện pháp cách ly đối với loài bản  địa, điều kiện về an toàn, phòng ngừa bệnh dịch, vệ sinh môi trường…)

 Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: …

Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì mọi điều kiện để lưu giữ loài …………và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.

 

 

Người làm đơn (ký, ghi rõ họ tên); đóng dấu đối với tổ chức

 

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ LOÀI THỦY SINH VẬT NGOẠI LAI:…..

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CHI CỤC THUỶ SẢN
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ  LƯU GIỮ

Số: ……

CHI CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI

THUỶ SẢN/CHI CỤC THUỶ SẢN (SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT) TỈNH …

CHỨNG NHẬN

Chủ sở hữu: (tên trại nuôi, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình)

Địa chỉ:

Họ và tên người đại diện:

Giấy chứng minh nhân dân số:                      ngày cấp:                           nơi cấp:

Giấy phép đăng ký kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng … năm …

Mã số : (do cơ quan cấp giấy chứng nhận ghi để theo dõi)

Được đăng ký sở hữu thuỷ sinh vật ngoại lai như sau:

TT

Tên loài và (tên khoa học)

Số lượng khi đăng ký

Ghi chú

1

 

 

 

2

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

Cấp tại,....................ngày ......tháng .......năm....

 

Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 53/2009/TT-BNNPTNT

Hanoi, August 21, 2009

 

CIRCULAR

ON MANAGEMENT OF ALIEN AQUATIC SPECIES IN VIETNAM

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the 2003 Fisheries Law; Pursuant to the 2008 Biodiversity Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Government's Decree No. 59/ 2005/ND-CP of May 4, 2005, on production and business conditions for a number of fisheries trades, and the Government's Decree No. 14/2009/ND-CP of February 13, 2009, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 59/2005/ND-CP;
The Ministry of Agriculture and Rural Development promulgates the circular on management of alien aquatic species in Vietnam as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Subjects of application

This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals engaged in the management of alien aquatic organisms in Vietnam.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Alien aquatic organism means an aquatic species introduced from abroad into the Vietnamese territory.

2. Harmful alien aquatic organism means an alien aquatic species that encroaches upon the habitat of, or harms, indigenous species, causing an ecological imbalance in places where it appears and grows.

3. Likely harmful alien aquatic organism means an alien aquatic species that threatens to encroach upon the habitat of, or harm, indigenous species, causing an ecological imbalance in places where it appears and grows.

4. Preservation means bringing alien aquatic organisms to a particular place for care and raising.

5. Local fisheries management agency means a provincial Sub-Department of Aquatic Resource Exploitation and Protection or Aquaculture Sub-Department (for a province which docs not have the Sub-Department of Aquatic Resource Exploitation and Protection) or a provincial-level Fisheries Sub-Department (for a province or city which has none of the above two sub-departments).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

MANAGEMENT OF ALIEN AQUATIC ORGANISMS

Article 3. Survey and listing of alien aquatic organisms

1Local fisheries management agencies shall conduct surveys and make lists of alien aquatic organisms in their localities and report them to provincial-level Agriculture and Rural Development Departments for further submission to provincial-level People's Committees and the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. The Aquatic Resource Exploitation and Protection Department shall assume the prime responsibility for. and coordinate with local fisheries management agencies and concerned agencies in. surveying and determining the severity of harms of alien aquatic organisms; and propose the Ministry of Agriculture and Rural Development to promulgate lists of harmless, likely harmful and harmful alien aquatic organisms.

Article 4. Receipt of alien aquatic organisms

1. Owners shall notify local fisheries management agencies of their alien aquatic organisms which they no longer wish to own and hand over them to the latter.

2. Within 5 working days after receiving an owner's notice, a local fisheries management agency shall complete procedures to transfer alien aquatic organisms to units in the province or report such to the Aquatic Resource Exploitation and Protection Department for designation of a unit to receive them when a receiving unit is unavailable in the province.

3. Units to receive alien aquatic organisms include provincial fisheries centers eligible for preservation, national aquatic breed centers under Aquaculture Research Institutes I, II and III and the Fisheries Research Institute or eligible establishments as decided by local fisheries management agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities of owners: Within 1 (one) day after an alien aquatic organism dies abnormally or contracts a disease as determined by the person in charge of animal health in a locality, the owner shall report such to the local fisheries management agency by the fastest means of communication.

2. Responsibilities of local fisheries management agencies:

a/ To coordinate, after receiving an owner's notice, with a local animal health agency in conducting on-the-spot examination, making a written record and identifying causes to the death or diseases of alien aquatic organisms;

b/To dispose of dead or diseased alien aquatic organisms under the guidance of Animal Health Sub-Department. Owners shall pay disposal expenses.

c/ To report to provincial-level Agriculture and Rural Development Departments and concerned agencies and concurrently to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Aquatic Resource Exploitation and Protection Department) on the disposal of dead or diseased alien aquatic organisms.

Article 6. Management of harmless alien aquatic organisms

1. Owners shall provide information on their alien aquatic organisms when so requested by local fisheries management agencies.

2. Owners shall report to local fisheries management agencies on arising ownership of alien aquatic organisms in any forms (donation, grant or natural immigration).

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Responsibilities of owners for management of likely harmful alien aquatic organisms

1. To register preservation under Article 8 of this Circular.

2. To provide information on their likely harmful alien aquatic organisms when so requested by local fisheries management agencies and promptly report on abnormal signs of likely harmful alien aquatic organisms to local fisheries management agencies.

3. To make dossiers on developments of likely harmful alien aquatic organisms under their ownership and management.

4. To submit regular, irregular and annual reports under regulations to local fisheries management agencies. Such reports must cover alien aquatic organisms' practical developments and impacts on biodiversity and indigenous species (reproduction, growth, food competition, attack on indigenous species, diseases, death and other incidents).

5. To be subject to the supervision by competent state management agencies.

6. To be prohibited from releasing likely harmful alien aquatic organisms into the natural environment and reserves at their own will and to be held responsible before law for this act.

Articlc 8. Procedures to register preservation of alien aquatic organisms

1. A preservation registration dossier comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ A description of the raising technological process, solutions on zoning off for management and the protection system to prevent from spread to the natural aquatic environment.

2. Order of granting certificates of alien aquatic organism preservation:

a/ Competence to grant certificates of alien aquatic organism preservation:

Local fisheries management agencies shall receive preservation registration dossiers under Clause 1, Article 8 of this Circular and grant certificates of alien aquatic organism preservation to owners after getting an evaluation council's conclusions and recommendations for the grant of such certificates.

b/ Setting up of evaluation councils: The local fisheries management agency receiving preservation registration dossiers of owners shall set up an evaluation council.

An evaluation council is composed of the chairperson being the representative of a fisheries management agency and members being representatives of a provincial-level Animal Health Sub-Department. Natural Resources and Environment Department and Fisheries Inspectorate and a relevant aquatic breed agency (provincial-level or national aquatic breed center).

An evaluation council is tasked to examine preservation registration dossiers of owners: examine preservation establishments: make evaluation written records: and propose the grant of preservation certificates to eligible owners under this Circular.

c/ Evaluation duration: Within 10 working days after receiving a complete dossier under Clause 1 of this Article, an evaluation council shall complete the evaluation written record.

d/ Time limit for granting preservation certificates to owners: Within 5 working days after completing an evaluation written record, a local fisheries management agency shall grant a free preservation certificate to the owner (made according to the form provided in Appendix 2 to this Circular, not printed herein). In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Zoning off for management

a/ Local fisheries management agencies shall zone off for management, control and collect information on, likely harmful alien aquatic organisms preserved in their localities. They shall coordinate with competent and concerned agencies in surveying and evaluating risks for harms to biodiversity in their localities and proposing appropriate prevention and management methods.

b/ Based on proposals of local fisheries management agencies, the Aquatic Resource Exploitation and Protection Department shall coordinate with concerned scientific agencies in surveying, studying and determining impacts of likely harmful alien aquatic organisms on biodiversity and aquatic resources and propose management solutions to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Those on the list of likely harmful alien aquatic organisms shall be registered for preservation under Article 8 of this Circular.

Chapter IV

MANAGEMENT OF HARMFUL ALIEN AQUATIC SPECIES

Article 10. Isolation and extermination of spread of harmful alien aquatic organisms

To apply measures to isolate and kill those on the lists of harmful alien aquatic organisms and likely harmful alien aquatic organisms when there are grounds to believe that they are harmful.

Article 11. Responsibilities of management agencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development:

To provide the list of harmful alien aquatic organisms for customs offices and competent agencies at border gates to prevent the introduction of alien aquatic organisms into Vietnam.

To decide on solutions to isolate and kill harmful alien aquatic organisms that spread in two or more provinces.

Article 12. Responsibilities of organizations and individuals

Organizations and individuals that detect harmful alien aquatic organisms shall promptly notify such to grassroots administrations of the nearest locality. After receiving such notice, grassroots administrations shall promptly report it to their immediate superiors or local fisheries management agencies for control and handling.

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 13. Responsibilities of state management agencies

1. The Aquatic Resource Exploitation and Protection Department:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To review and report on the management of alien aquatic organisms nationwide to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Local fisheries management agencies:

a/ To monitor and control the spread of alien aquatic organisms on an annual basis, especially harmful ones in their localities. To make and submit general reports to provincial-level Agriculture and Rural Development Departments and the Aquatic Resource Exploitation and Protection Department before December 31 every year.

b/ To coordinate with concerned agencies in propagating harmful alien aquatic organisms and methods to zone off for management, isolate and kill them.

3. Responsibility of customs offices and competent agencies at border gates:

To provide information on alien aquatic organisms introduced into Vietnam when so requested by specialized fisheries management agencies.

Article 14. Funds for management of alien aquatic organisms

1. Funds for management of alien aquatic organisms shall be allocated from budget for non-business environmental activities (under December 29, 2006 Joint Circular No. 114/2006/TTLT-BTC-TNMT of the Ministry of Finance and the Ministry of Natural Resources and Environment, guiding the management of funds for non-business environmental activities).

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall allocate funds for the Aquatic Resource Exploitation and Protection Department to examine, supervise, direct and guide the management of alien aquatic organisms: and reserve funds to assess impacts on biodiversity and aquatic resources and isolate and kill harmful alien aquatic organisms spreading in the aquatic environment nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Units that receive alien aquatic organisms transferred from their owners to state management agencies shall pay expenses for transporting and preserving these organisms.

3. Domestic and foreign organizations and individuals engaged in the management of alien aquatic organisms are encouraged to provide financial and technical assistance.

Article 15. Organization of implementation This Circular takes effect on October 1. 2009.

Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments and organizations and individuals shall promptly report on any problems or difficulties arising in the implementation of this Circular to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and decision.-

 

 

FOR THE MINISTER OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
DEPUTY MINISTER





Vu Van Tam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 quy định quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.092

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.194.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!