Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 50/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 50/2015/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 11/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 50/2015/TT-BYT về việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt quy định kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước của cơ sở cung cấp nước; kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước hộ gia đình; chế độ thông tin, báo cáo vệ sinh, chất lượng nước được ban hành ngày 11/12/2015.

 

1. Kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước của cơ sở cung cấp nước

Trường hợp không bảo đảm vệ sinh, chất lượng nước

Trường hợp vệ sinh, chất lượng nước không bảo đảm theo quy định, cơ sở cung cấp nước phải thực hiện:

- Khắc phục ngay các nguyên nhân gây nên việc vệ sinh, chất lượng nước không bảo đảm và báo cáo kết quả khắc phục cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư số 50.

- Trường hợp không khắc phục được phải báo cáo ngay cho cơ quan chủ quản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chính quyền địa phương nơi đặt cơ sở cung cấp nước và Sở Y tế để có biện pháp giải quyết hoặc xem xét dừng việc sản xuất và cung cấp nước.

2. Kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước hộ gia đình

Kiểm tra nguồn nước giếng đào, giếng khoan

- Phạm vi kiểm tra nguồn nước: trong bán kính tối thiểu 10m tính từ tâm giếng.

- Nội dung kiểm tra nguồn nước giếng theo Thông tư 50/2015/BYT:

+ Nắp đậy, thành giếng, cổ giếng, vách giếng (thân giếng), sân giếng;

+ Dụng cụ lấy nước;

+ Rãnh thoát nước thải và điểm đổ nước thải;

+ Nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi;

+ Bãi rác và các nguồn gây ô nhiễm khác;

+ Dụng cụ bơm nước (nếu có).

- Phương pháp đánh giá: theo Phiếu kiểm tra vệ sinh nguồn nước hộ gia đình tại Mẫu 03 - Phụ lục 02 kèm theo Thông tư số 50 năm 2015 của Bộ Y tế.

3. Chế độ thông tin, báo cáo về việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt

Thông báo và công bố kết quả kiểm tra ngoại kiểm vệ sinh, chất lượng nước được Thông tư 50/2015/TT-BYT quy định như sau:

- Kết quả kiểm tra ngoại kiểm vệ sinh, chất lượng nước được thông báo bằng văn bản cho:

+ Đối tượng được kiểm tra chất lượng nước.

+ Cơ quan chủ quản của đối tượng được kiểm tra chất lượng nước và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.

- Kết quả kiểm tra ngoại kiểm vệ sinh, chất lượng nước được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ sở cung cấp nước hoặc cơ quan chủ quản (nếu có).

 

Thông tư số 50 quy định kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 01/03/2016.

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2015/TT-BYT

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA VỆ SINH, CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG, NƯỚC SINH HOẠT

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nước ăn uống là nước dùng cho các mục đích ăn uống, chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.

2. Nước sinh hoạt là nước sử dụng cho các mục đích sinh hoạt thông thường, không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.

3. Nước hộ gia đình là nước do hộ gia đình tự khai thác và lưu trữ để sử dụng làm nước sinh hoạt.

4. Nội kiểm là việc thực hiện các quy định bảo đảm vệ sinh, chất lượng nước của cơ sở cung cấp nước do cơ sở cung cấp nước tự thực hiện, bao gồm kiểm tra vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu, vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh hệ thống sản xuất nước; xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm theo quy định; lập và quản lý hồ sơ theo dõi vệ sinh, chất lượng nước.

5. Ngoại kiểm là kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm vệ sinh, chất lượng nước của cơ sở cung cấp nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp thực hiện, bao gồm kiểm tra vệ sinh chung; kiểm tra việc thực hiện chế độ nội kiểm; xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm.

6. Cơ sở cung cấp nước là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh, cung cấp nước ăn uống, nước sinh hoạt.

7. Nước thành phẩm là sản phẩm nước đã kết thúc công đoạn cuối cùng của quá trình xử lý nước và được đưa vào mạng lưới đường ống hoặc phương tiện phân phối nước để cung cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng.

Điều 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước

1. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh); Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện) thực hiện chức năng y tế dự phòng có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước của các cơ sở cung cấp nước.

2. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình.

Chương II

KIỂM TRA VỆ SINH, CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA CƠ SỞ CUNG CẤP NƯỚC

Mục 1. NỘI KIỂM VỆ SINH, CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Điều 4. Kiểm tra vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu

1. Đối với cơ sở cung cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm:

a) Phạm vi kiểm tra: trong bán kính tối thiểu 25m tính từ điểm khai thác nước ngầm nguyên liệu.

b) Nội dung kiểm tra:

- Tường rào bảo vệ xung quanh.

- Các công trình xây dựng (kể cả công trình của cơ sở cung cấp nước).

- Hệ thống đường ống nước, cống, kênh mương, rãnh nước thải chạy qua hoặc đổ vào khu vực bảo vệ nguồn nước.

- Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản.

- Chất thải, rác thải, nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

c) Phương pháp đánh giá: theo Phiếu chấm điểm nguy cơ quy định tại Mẫu số 01 - Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với cơ sở cung cấp nước sử dụng nguồn nước sông:

a) Phạm vi kiểm tra: trong bán kính tối thiểu 200m từ điểm lấy nước lên thượng nguồn, tối thiểu 100m từ điểm lấy nước xuống hạ nguồn và 100m về phía hai bên bờ sông tính từ mực nước cao nhất của sông.

b) Nội dung kiểm tra:

- Biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước.

- Bộ phận chắn rác tại điểm thu nước.

- Bến đò, bến phà hoặc phương tiện thủy nội địa neo đậu.

- Các công trình xây dựng (kể cả công trình của cơ sở cung cấp nước).

- Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản, khai thác dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản.

- Hệ thống đường ống nước, cống, kênh mương, rãnh nước thải chạy qua hoặc đổ vào khu vực bảo vệ nguồn nước.

- Chất thải, rác thải, nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

c) Phương pháp đánh giá: theo Phiếu chấm điểm nguy cơ quy định tại Mẫu số 02 - Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với cơ sở cung cấp nước sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước:

a) Phạm vi kiểm tra: trong bán kính tối thiểu 300m từ điểm lấy nước;

b) Nội dung kiểm tra: theo quy định của Điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;

c) Phương pháp đánh giá: theo Phiếu chấm điểm nguy cơ quy định tại Mẫu số 03 - Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Kiểm tra vệ sinh ngoại cảnh của cơ sở cung cấp nước

1. Phạm vi kiểm tra: toàn bộ bên trong tường rào bảo vệ của cơ sở cung cấp nước.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải;

b) Các công trình vệ sinh: tình trạng hợp vệ sinh của các nhà tiêu (nhà vệ sinh).

3. Phương pháp đánh giá: điền thông tin theo Phiếu nội kiểm vệ sinh, chất lượng nước quy định tại mẫu số 01 - Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Kiểm tra vệ sinh hệ thống sản xuất nước của cơ sở cung cấp nước

1. Phạm vi kiểm tra: toàn bộ hệ thống sản xuất nước.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Các bể, bồn, hồ chứa nước nguyên liệu, nước thành phẩm;

b) Các trạm bơm nước;

c) Hệ thống khử sắt, mangan;

d) Bể keo tụ, bể lắng, bể lọc và bể chứa sau xử lý;

đ) Hệ thống khử trùng;

e) Kho hoá chất để xử lý nước: loại, tên, nguồn gốc, giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận hóa chất được dùng để khử khuẩn nước ăn uống, nước sinh hoạt (đối với hóa chất khử khuẩn) do cơ quan có thẩm quyền cấp; tình hình bảo quản; hạn sử dụng; cách sử dụng; số lượng dự trữ; sổ theo dõi tình hình sử dụng hóa chất;

g) Bộ phận pha chế hoá chất xử lý;

h) Trang bị bảo hộ lao động, cá nhân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động.

3. Phương pháp đánh giá: điền thông tin theo Phiếu nội kiểm vệ sinh, chất lượng nước quy định tại Mẫu số 01 - Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm

1. Các chỉ tiêu xét nghiệm:

a) Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên: xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc các mức độ A, B, C theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm: xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc các mức độ A, B theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

2. Việc xét nghiệm chất lượng nước phải được thực hiện tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 về các chỉ tiêu chất lượng nước được xét nghiệm.

Điều 8. Tần suất thực hiện nội kiểm

1. Kiểm tra định kỳ:

a) Kiểm tra hàng ngày vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu, vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh hệ thống sản xuất nước theo Phiếu nội kiểm vệ sinh, chất lượng nước quy định tại Mẫu số 01 - Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tần suất xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm:

- Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên: xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tuần các chỉ tiêu thuộc mức độ A; xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng các chỉ tiêu thuộc mức độ B; xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm các chỉ tiêu thuộc mức độ C.

- Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm: xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng các chỉ tiêu thuộc mức độ A; xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng các chỉ tiêu thuộc mức độ B.

2. Kiểm tra đột xuất: khi có sự cố về môi trường; khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm; khi xuất hiện rủi ro trong quá trình sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước thành phẩm hoặc khi có các yêu cầu đặc biệt khác.

Điều 9. Trường hợp không bảo đảm vệ sinh, chất lượng nước

Trường hợp vệ sinh, chất lượng nước không bảo đảm theo quy định, cơ sở cung cấp nước phải thực hiện các hoạt động sau đây:

1. Khắc phục ngay các nguyên nhân gây nên việc vệ sinh, chất lượng nước không bảo đảm và báo cáo kết quả khắc phục cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này.

2. Trường hợp không khắc phục được phải báo cáo ngay cho cơ quan chủ quản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chính quyền địa phương nơi đặt cơ sở cung cấp nước và Sở Y tế để có biện pháp giải quyết hoặc xem xét dừng việc sản xuất và cung cấp nước.

Điều 10. Hồ sơ theo dõi, quản lý vệ sinh, chất lượng nước

Cơ sở cung cấp nước phải lập và quản lý hồ sơ theo dõi vệ sinh, chất lượng nước gồm:

1. Kết quả kiểm tra, xét nghiệm chất lượng nước nguyên liệu và nước thành phẩm của cơ sở cung cấp nước trước khi đưa vào vận hành sản xuất.

2. Kết quả kiểm tra vệ sinh định kỳ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Thông tư này; kết quả kiểm tra vệ sinh đột xuất.

3. Kết quả xét nghiệm chất lượng nước nguyên liệu định kỳ, đột xuất.

4. Kết quả xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm định kỳ, đột xuất.

5. Sổ theo dõi việc lưu mẫu nước thành phẩm (mỗi lần lấy mẫu ghi cụ thể số lượng mẫu lưu; vị trí lấy mẫu; thể tích mẫu; phương pháp bảo quản mẫu; thời gian lấy và lưu mẫu; người lấy mẫu lưu).

6. Báo cáo, tài liệu về thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

Mục 2. NGOẠI KIỂM VỆ SINH, CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Điều 11. Kiểm tra vệ sinh chung

1. Nội dung kiểm tra: bao gồm kiểm tra vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu, vệ sinh ngoại cảnh và vệ sinh hệ thống sản xuất nước thực hiện theo quy định tại các điều 4, 5 và 6 Thông tư này.

2. Phương pháp đánh giá: điền thông tin theo Phiếu ngoại kiểm vệ sinh, chất lượng nước quy định tại Mẫu số 02 - Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Kiểm tra việc thực hiện chế độ nội kiểm

1. Nội dung kiểm tra:

a) Hồ sơ theo dõi, quản lý vệ sinh, chất lượng nước;

b) Tần suất thực hiện chế độ nội kiểm;

c) Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo vệ sinh, chất lượng nước.

2. Phương pháp đánh giá: điền thông tin theo Phiếu ngoại kiểm vệ sinh, chất lượng nước quy định tại Mẫu số 02 - Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 13. Xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm

1. Các chỉ tiêu xét nghiệm: theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

2. Việc xét nghiệm chất lượng nước được thực hiện tại các phòng thí nghiệm được công nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 về các chỉ tiêu chất lượng nước được xét nghiệm.

Điều 14. Tần suất thực hiện ngoại kiểm

1. Kiểm tra định kỳ:

a) Ít nhất 01 lần/01 năm kiểm tra vệ sinh chung và việc thực hiện chế độ nội kiểm của cơ sở cung cấp nước;

b) Ít nhất 01 lần/01 năm xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm đối với các chỉ tiêu thuộc các mức độ A, B; ít nhất 01 lần/02 năm xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ C.

2. Kiểm tra đột xuất: khi có nghi ngờ về chất lượng nước thành phẩm qua theo dõi báo cáo tình hình vệ sinh, chất lượng nước định kỳ, đột xuất của cơ sở cung cấp nước; khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến vệ sinh, chất lượng nguồn nước; khi kết quả kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm; khi có các phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước hoặc khi có các yêu cầu đặc biệt khác.

Điều 15. Trường hợp không bảo đảm vệ sinh, chất lượng nước

Trường hợp kết quả ngoại kiểm, theo dõi, giám sát cho thấy vệ sinh, chất lượng nước của cơ sở cung cấp nước không bảo đảm theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các việc sau đây:

1. Yêu cầu cơ sở cung cấp nước phải khắc phục ngay các nguyên nhân gây nên việc vệ sinh, chất lượng nước không bảo đảm và báo cáo kết quả khắc phục.

2. Theo dõi việc khắc phục của cơ sở cung cấp nước. Trường hợp không khắc phục được cần báo cáo hoặc thông báo cho chính quyền địa phương nơi đặt cơ sở cung cấp nước để có biện pháp giải quyết hoặc xem xét dừng việc sản xuất và cung cấp nước.

Điều 16. Số lượng và vị trí lấy mẫu nước xét nghiệm (áp dụng cho nội kiểm và ngoại kiểm)

1. Mỗi lần xét nghiệm lấy ít nhất 03 mẫu nước thành phẩm của cơ sở cung cấp nước.

2. Vị trí lấy mẫu: 01 mẫu tại bể chứa sau xử lý tại cơ sở cung cấp nước trước khi đưa vào mạng lưới đường ống phân phối, 01 mẫu tại vòi sử dụng ngẫu nhiên trên mạng lưới đường ống phân phối (bao gồm cả các phương tiện phân phối nước như xe bồn hoặc ghe chở nước), 01 mẫu tại vòi sử dụng ngẫu nhiên cuối mạng lưới đường ống phân phối.

3. Lấy thêm 01 mẫu bổ sung trong mạng lưới đường ống phân phối đối với cơ sở cung cấp nước tập trung cho từ 100.000 dân trở lên và cứ thêm 100.000 dân sẽ lấy thêm 01 mẫu để xét nghiệm.

4. Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương (dân số, hệ thống cung cấp nước, điều kiện kinh tế, năng lực xét nghiệm, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, tình hình dịch bệnh lưu hành) có thể tăng số lượng mẫu nước lấy để xét nghiệm.

Chương III

KIỂM TRA VỆ SINH, CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỘ GIA ĐÌNH

Điều 17. Kiểm tra nguồn nước máng lần, nước tự chảy

1. Phạm vi kiểm tra: trong khoảng cách tối thiểu 100m từ nơi lấy nước lên thượng nguồn.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Hoạt động sinh hoạt (ví dụ như tắm, giặt); sản xuất, khai thác tài nguyên, khoáng sản;

b) Hoạt động nuôi trồng thủy sản;

c) Gia súc, gia cầm hoặc các loại vật nuôi khác đến tắm, uống nước;

d) Chất thải, rác thải, nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt;

đ) Dụng cụ dẫn nước, chứa nước và dụng cụ lấy nước.

3. Phương pháp đánh giá: theo Phiếu kiểm tra vệ sinh nguồn nước hộ gia đình quy định tại Mẫu số 03 - Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 18. Kiểm tra nguồn nước giếng đào, giếng khoan

1. Phạm vi kiểm tra: trong bán kính tối thiểu 10m tính từ tâm giếng.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Nắp đậy, thành giếng, cổ giếng, vách giếng (thân giếng), sân giếng;

b) Dụng cụ lấy nước;

c) Rãnh thoát nước thải và điểm đổ nước thải;

d) Nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi;

đ) Bãi rác và các nguồn gây ô nhiễm khác;

e) Dụng cụ bơm nước (nếu có).

3. Phương pháp đánh giá: theo Phiếu kiểm tra vệ sinh nguồn nước hộ gia đình quy định tại Mẫu số 03 - Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 19. Kiểm tra hệ thống thu hứng, lưu trữ nước mưa và các hình thức lưu trữ nước như bể, chum, vại, lu, khạp

1. Nội dung kiểm tra:

a) Bề mặt hứng nước và máng dẫn nước;

b) Hộp hoặc ga ngăn rác;

c) Nắp đậy bể; thành bể; tình trạng vệ sinh trong bể;

d) Dụng cụ lấy nước.

2. Phương pháp đánh giá: theo Phiếu kiểm tra vệ sinh nguồn nước hộ gia đình quy định tại Mẫu số 03 - Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 20. Kiểm tra khu vực xử lý nước (nếu có)

1. Nội dung kiểm tra: tình trạng vệ sinh khu vực xử lý nước hiện có của hộ gia đình như: giàn mưa, bể lọc, vật liệu trong bể lọc, dụng cụ chứa nước và lấy nước sau xử lý.

2. Phương pháp đánh giá: theo Phiếu kiểm tra vệ sinh nguồn nước hộ gia đình quy định tại Mẫu số 03 - Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 21. Kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước

1. Kiểm tra chất lượng nước trước khi đưa vào sử dụng: do hộ gia đình tự thực hiện.

2. Kiểm tra định kỳ và đột xuất:

a) Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện;

b) Tùy theo tình hình thực tế của địa phương (dân số; điều kiện địa lý, kinh tế; nguồn nhân lực; năng lực xét nghiệm, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, tình hình dịch bệnh lưu hành), cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định số lượng hộ gia đình được kiểm tra trên địa bàn và tần suất kiểm tra.

3. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra vệ sinh nơi khai thác nước và vệ sinh khu vực xử lý nước;

b) Xét nghiệm chất lượng nước: lấy mẫu nước đầu vòi sử dụng hoặc vật dụng chứa, lưu trữ nước của hộ gia đình và xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm được công nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 về các chỉ tiêu chất lượng nước được xét nghiệm. Các chỉ tiêu xét nghiệm được thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành.

Điều 22. Trường hợp không bảo đảm vệ sinh, chất lượng nước

Trong trường hợp vệ sinh, chất lượng nước hộ gia đình không bảo đảm, yêu cầu hộ gia đình tiến hành ngay các biện pháp khắc phục sự cố. Trường hợp không khắc phục được, hộ gia đình phải dừng sử dụng nguồn nước không bảo đảm chất lượng và thông báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình đó cư trú để có biện pháp giải quyết.

Chương IV

CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều 23. Công bố thông tin về vệ sinh, chất lượng nước thành phẩm

1. Công bố kết quả xét nghiệm nội kiểm:

a) Nội dung công bố: ngay sau khi có kết quả xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở cung cấp nước phải có trách nhiệm tổng hợp tóm tắt các kết quả xét nghiệm sau đây để công bố thông tin chất lượng nước thành phẩm:

- Tổng số mẫu xét nghiệm.

- Tổng số mẫu đạt quy chuẩn.

- Tổng số chỉ tiêu xét nghiệm.

- Tổng số chỉ tiêu đạt quy chuẩn.

- Các chỉ tiêu không đạt: tổng số chỉ tiêu, kết quả xét nghiệm, vị trí lấy mẫu nước.

- Biện pháp và thời gian khắc phục trong trường hợp không đạt vệ sinh, chất lượng nước.

Khuyến khích các cơ sở cung cấp nước công bố thông tin chi tiết toàn bộ kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu xét nghiệm chất lượng nước.

b) Hình thức công bố: trong thời hạn 3 ngày, sau khi có kết quả, cơ sở cung cấp nước phải có trách nhiệm đăng thông báo kết quả xét nghiệm chất lượng nước trước cổng cơ sở cung cấp nước và một trong các hình thức công bố sau:

- Công bố kết quả xét nghiệm chất lượng nước trên trang thông tin điện tử của cơ sở cung cấp nước hoặc cơ quan chủ quản (nếu có).

- Đăng tải kết quả xét nghiệm chất lượng nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Thông báo và công bố kết quả kiểm tra ngoại kiểm vệ sinh, chất lượng nước:

a) Kết quả kiểm tra ngoại kiểm vệ sinh, chất lượng nước được thông báo bằng văn bản cho:

- Đối tượng được kiểm tra.

- Cơ quan chủ quản của đối tượng được kiểm tra và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.

b) Kết quả kiểm tra ngoại kiểm vệ sinh, chất lượng nước được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ sở cung cấp nước hoặc cơ quan chủ quản (nếu có).

Điều 24. Chế độ báo cáo

1. Nội dung báo cáo:

a) Cơ sở cung cấp nước thực hiện báo cáo bằng văn bản theo các nội dung quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này và hình thức báo cáo bằng phần mềm giám sát chất lượng nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế ban hành.

- Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên: hàng tháng báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi cơ sở cung cấp nước đặt trụ sở.

- Đối với cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm: hàng quý báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi cơ sở cung cấp nước đặt trụ sở.

b) Trạm Y tế xã thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng theo các nội dung quy định tại Mẫu số 01 - Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh theo các nội dung quy định tại Mẫu số 02 - Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế tỉnh), Viện chuyên ngành phụ trách khu vực (là một trong các viện: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh) và Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế theo các nội dung quy định tại các Mẫu số 03Mẫu số 04 - Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và hình thức báo cáo bằng phần mềm giám sát chất lượng nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế ban hành;

đ) Các Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là các viện chuyên ngành phụ trách khu vực) thực hiện báo cáo Cục Quản lý môi trường y tế theo các nội dung quy định tại Mẫu số 05 - Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và hình thức báo cáo bằng phần mềm giám sát chất lượng nước.

2. Thời gian báo cáo:

a) Báo cáo tháng được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng;

b) Báo cáo hàng quý được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng 3; tháng 6; tháng 9 và tháng 12;

c) Báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.

3. Thời hạn gửi báo cáo:

a) Thời hạn gửi báo cáo định kỳ hàng tháng:

Chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên gửi báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

b) Thời hạn gửi báo cáo định kỳ hàng quý:

- Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm gửi báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng.

- Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng gửi báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đồng thời gửi một bản cho Phòng Y tế huyện để báo cáo.

- Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh gửi báo cáo cho Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, Viện chuyên ngành phụ trách khu vực để báo cáo.

c) Thời hạn gửi báo cáo năm:

- Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, Trạm Y tế xã gửi báo cáo định kỳ về Trung tâm Y tế huyện, đồng thời gửi một bản cho Phòng Y tế huyện để báo cáo.

- Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng gửi báo cáo về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đồng thời gửi một bản cho Phòng Y tế huyện để báo cáo.

- Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh gửi báo cáo về Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, Viện chuyên ngành phụ trách khu vực để báo cáo.

- Chậm nhất sau 20 ngày làm việc kể từ ngày khóa sổ, các viện chuyên ngành khu vực gửi báo cáo về Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế.

d) Thời gian gửi báo cáo đột xuất:

Báo cáo bằng điện thoại, fax hoặc thư điện tử trong vòng 24 giờ và bằng văn bản trong vòng 72 giờ kể từ khi có vấn đề đột xuất xảy ra. Trường hợp báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, thực hiện theo đúng thời gian mà cấp trên yêu cầu phải báo cáo.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2016.

2. Thông tư này thay thế các nội dung hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống quy định tại Thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình; các nội dung về tần suất giám sát định kỳ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Mục II của Phần III Chế độ giám sát chất lượng nước của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống ban hành theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế; các nội dung về tần suất giám sát định kỳ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Mục II của Phần III Chế độ giám sát chất lượng nước của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 26. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

Điều 27. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế chịu trách nhiệm:

a) Quản lý, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc;

b) Tổ chức xây dựng, sửa đổi, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt;

c) Tổng hợp các thông tin về chất lượng nước và báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt của các địa phương hàng năm để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế;

d) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc cấp nước ăn uống, nước sinh hoạt tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện các quy định đảm bảo vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt của các cơ sở cung cấp nước.

2. Các Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm:

a) Tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt của các tỉnh trong địa bàn phụ trách để có kế hoạch hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật;

b) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong công tác kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh nguồn nước;

c) Hướng dẫn các địa phương về chuyên môn kỹ thuật kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt;

d) Thực hiện kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu.

3. Sở Y tế tỉnh chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc kiểm tra, giám sát vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, nước hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố;

b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt của các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn tỉnh, thành phố;

c) Bảo đảm nhân lực, trang thiết bị và bố trí kinh phí (trong ngân sách hàng năm) cho việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, nước hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố.

4. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chịu trách nhiệm:

a) Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất vệ sinh, chất lượng nước của tất cả các cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên trên địa bàn tỉnh, thành phố;

b) Phối hợp với các Trung tâm Y tế dự phòng huyện hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất vệ sinh, chất lượng nước của các cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm và cấp nước hộ gia đình trên địa bàn;

c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, nước hộ gia đình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng chịu trách nhiệm:

a) Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất vệ sinh, chất lượng nước của tất cả các cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm;

b) Phối hợp với Trạm Y tế xã kiểm tra đột xuất tình trạng vệ sinh chung đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình trên địa bàn;

c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra vệ sinh chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm:

a) Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh chung đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình trên địa bàn quản lý;

b) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra tình trạng vệ sinh chất lượng nước đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân; ưu tiên cấp nước sạch cho các địa bàn khó khăn về nguồn nước, có nguồn nước bị ô nhiễm bởi các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề; chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn trên địa bàn tỉnh, thành phố;

b) Bố trí ngân sách cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước định kỳ, đột xuất hàng năm; đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng xét nghiệm cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để có đủ khả năng thực hiện xét nghiệm giám sát các chỉ tiêu theo quy định hiện hành;

c) Chỉ đạo các Sở, ngành tăng cường phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra các nhà máy, cơ sở cấp nước, bể chứa các khu chung cư, khu công nghiệp, khu tập thể và các hộ gia đình. Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm chất lượng nước theo các quy định hiện hành;

d) Chỉ đạo các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chế độ tự kiểm tra vệ sinh chất lượng nước và các biện pháp bảo đảm chất lượng nước, công bố tình hình chất lượng nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết.

8. Cơ sở cung cấp nước chịu trách nhiệm:

a) Thực hiện nội kiểm vệ sinh, chất lượng nước theo quy định hiện hành;

b) Công bố thông tin và báo cáo kết quả nội kiểm vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- VPCP (Phòng Công báo, Cổng Thông tin điện tử CP);
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến;
- Các Thứ trưởng;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Công an (Cục Y tế);
- Bộ Quốc phòng (Cục Quân y);
- Bộ Giao thông vận tải (Cục Y tế);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ Y tế;
- Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường;
- Viện Pasteur Nha Trang;
- Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh;
- Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC (02b), MT(04b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

Phụ lục số 01 - Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số ........./2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHIẾU CHẤM ĐIỂM NGUY CƠ
VỆ SINH NƠI KHAI THÁC NƯỚC NGUYÊN LIỆU
(Đối với công trình sử dụng nguồn nước ngầm)

Khu vực bảo vệ nguồn nước: Trong phạm vi bán kính tối thiểu 25m đối với các giếng khoan lấy nước khai thác

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

1

Thiếu tường rào bảo vệ xung quanh khu vực giếng khoan.

(Có: 1 điểm; không: 0 điểm)

2

Công trình xây dựng (kể cả công trình của trạm xử lý nước) trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 1; không: 0)

3

Đường ống cống hoặc kênh mương hoặc rãnh nước thải chạy qua hoặc đổ vào khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 1; không: 0)

4

Các hoạt động canh tác nông nghiệp (trồng cây lương thực, hoa màu...) trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 1; không: 0)

5

Bãi đổ rác thải hoặc nơi tập kết rác thải trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 1; không: 0)

4

Gia súc, gia cầm hoặc vật nuôi trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 1; không: 0)

5

Phân người hoặc phân gia súc, gia cầm hoặc xác súc vật trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 1; không: 0)

6

Nhà tiêu không hợp vệ sinh trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có: 1; không: 0)

Cộng

Đánh giá nguy cơ:

- 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- 1 - 3 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- ≥ 4 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

Phụ lục số 01 - Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số ........./2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHIẾU CHẤM ĐIỂM NGUY CƠ
VỆ SINH NƠI KHAI THÁC NƯỚC NGUYÊN LIỆU

(Đối với công trình sử dụng nguồn nước sông)

Khu vực bảo vệ nguồn nước: Trong phạm vi khoảng cách tối thiểu 200m từ điểm lấy nước lên thượng nguồn, tối thiểu 100m từ điểm lấy nước xuống hạ nguồn và tối thiểu 100m về phía hai bên bờ sông tính từ mực nước cao nhất

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

1

Thiếu biển báo giới hạn khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước.

(Có: 1 điểm; không: 0 điểm)

2

Thiếu bộ phận chắn rác tại điểm thu nước.

(Có: 1; không: 0)

3

Công trình xây dựng (kể cả công trình của trạm xử lý nước) trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

4

Đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải xuống sông trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

5

Bến đò, bến phà hoặc thuyền bè đỗ, neo đậu trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

6

Hoạt động tắm giặt của con người trên trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

7

Hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

8

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

9

Gia súc, gia cầm hoặc loại vật nuôi khác tắm, uống nước trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

Cộng

Đánh giá nguy cơ:

- 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- 1 - 3 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- ≥ 4 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

Phụ lục số 01 - Mẫu số 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHIẾU CHẤM ĐIỂM NGUY CƠ
VỆ SINH NƠI KHAI THÁC NƯỚC NGUYÊN LIỆU
(Đối với công trình sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước)

Khu vực bảo vệ nguồn nước: Trong phạm vi bán kính tối thiểu 300m từ điểm lấy nước

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

1

Thiếu biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1 điểm; không: 0 điểm)

2

Thiếu bộ phận chắn rác tại điểm thu nước.

(Có: 1; không: 0)

3

Công trình xây dựng (kể cả trạm xử lý nước) trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

4

Đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải vào trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

5

Thuyền bè đỗ, neo đậu trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

6

Hoạt động tắm giặt, du lịch trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

7

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

8

Các hoạt động canh tác nông nghiệp (trồng cây lương thực, hoa màu...) trong khu vực bảo vệ của giếng khoan.

(Có : 1 ; không : 0)

9

Gia súc, gia cầm hoặc loại vật nuôi khác tắm, uống nước trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

10

Rác thải hoặc phân người hoặc phân gia súc hoặc xác súc vật trong khu vực bảo vệ nguồn nước.

(Có: 1; không: 0)

Cộng

Đánh giá nguy cơ:

- 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- 1 - 3 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- ≥ 4 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

Phụ lục số 02 - Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên cơ sở cung cấp nước

PHIẾU NỘI KIỂM VỆ SINH, CHẤT LƯỢNG NƯỚC

(Dành cho cơ sở cung cấp nước tự kiểm tra và lưu hồ sơ theo dõi, quản lý vệ sinh, chất lượng nước của cơ sở cung cấp nước)

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Thời gian kiểm tra: ngày........... tháng ......... năm ...........

2. Người kiểm tra:...............................

3. Số mẫu và vị trí lấy mẫu làm xét nghiệm (nếu có)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

B. NỘI DUNG KIỂM TRA

I. Vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu:

1. Đối với công trình sử dụng nguồn nước ngầm:

- Điểm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước: (Sử dụng mẫu phiếu chấm điểm nguy cơ tại Phụ lục số 01 - Mẫu số 01) .............................................................................................

- Đánh giá: (Có hay không có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Mô tả chi tiết các nguy cơ) ..............................................................................................................................

2. Đối với công trình sử dụng nguồn nước sông:

- Điểm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước: (Sử dụng mẫu phiếu chấm điểm nguy cơ tại Phụ lục số 01 - Mẫu số 02) .............................................................................................

- Đánh giá: (Có hay không có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Mô tả chi tiết các nguy cơ) ...............................................................................................................................

3. Đối với công trình sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước:

- Điểm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước: (Sử dụng mẫu phiếu chấm điểm nguy cơ tại Phụ lục số 01 - Mẫu số 03) ............................................................................................

- Đánh giá: (Có hay không có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Mô tả chi tiết các nguy cơ) ...............................................................................................................................

II. Vệ sinh ngoại cảnh cơ sở cấp nước:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

III. Vệ sinh hệ thống sản xuất nước:

1. Bể/hồ chứa nước nguyên liệu:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

2. Các trạm bơm nước thô:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

3. Hệ thống khử sắt, mangan:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

4. Bể keo tụ và lắng:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

5. Bể lọc:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

6. Hệ thống khử trùng (bao gồm bộ phận pha chế và châm hoá chất xử lý; tên hoá chất được sử dụng, liều lượng dùng, hạn sử dụng; thời gian tiếp xúc; bộ điều tiết; khuấy trộn...):

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

7. Kho hóa chất để xử lý nước (loại, tên, nguồn gốc, số đăng ký, tình hình bảo quản, hạn sử dụng, cách sử dụng, số lượng dự trữ, sổ theo dõi tình hình sử dụng hóa chất):

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

8. Thiết bị phòng hộ khi có sự cố

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

9. Bể chứa sau xử lý:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

C. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC TẠI CHỖ

Các chỉ tiêu

Mã số mẫu,
vị trí lấy mẫu

pH

Độ đục

(NTU)

Clo dư

(mg/l)

.....

Đánh giá

(đạt/không đạt)

Giá trị giới hạn theo quy định hiện hành

6,5 - 8,5

6,0 - 8,5

≤ 2

≤ 5

0,3 - 0,5

0,3 - 0,5

D. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Đ. KẾT LUẬN:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

.........., ngày tháng năm
Người kiểm tra
(ký, ghi rõ họ tên)

Phụ lục số 02 - Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHIẾU NGOẠI KIỂM VỆ SINH, CHẤT LƯỢNG NƯỚC

(Dành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mẫu này được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho cơ sở cung cấp nước ngay sau khi kiểm tra, 01 bản do đoàn kiểm tra lưu tại đơn vị)

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên nhà máy nước/cơ sở cung cấp nước:……………………………………….......

2. Địa chỉ:……………………………………………………………………................

3. Công suất thiết kế......................../ Tổng số dân được cung cấp nước: ......................

4. Thời gian kiểm tra: ngày........... tháng ......... năm ...........

5. Thành phần đoàn kiểm tra:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

6. Số mẫu và vị trí lấy mẫu nước thành phẩm làm xét nghiệm: (Có biên bản lấy mẫu kèm theo)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

B. TÌNH TRẠNG VỆ SINH CHUNG

I. Vệ sinh nơi khai thác nước nguyên liệu

1. Đối với công trình sử dụng nguồn nước ngầm:

- Điểm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước: (Sử dụng mẫu phiếu chấm điểm nguy cơ tại Phụ lục số 01 - Mẫu số 01) .............................................................................................

- Đánh giá: (Có hay không có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Mô tả chi tiết các nguy cơ)............... .............................................................................................................

2. Đối với công trình sử dụng nguồn nước sông:

- Điểm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước: (Sử dụng mẫu phiếu chấm điểm nguy cơ tại Phụ lục số 01 - Mẫu số 02). ............................................................................................

- Đánh giá: (Có hay không có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Mô tả chi tiết các nguy cơ) ............ ...............................................................................................................

3. Đối với công trình sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước:

- Điểm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước: (Sử dụng mẫu phiếu chấm điểm nguy cơ tại Phụ lục số 01 - Mẫu số 03) .............................................................................................

- Đánh giá: (Có hay không có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Mô tả chi tiết các nguy cơ) .......... .................................................................................................................

II. Vệ sinh ngoại cảnh cơ sở cấp nước

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

III. Vệ sinh hệ thống sản xuất nước

1. Bể/hồ chứa nước nguyên liệu:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

2. Các trạm bơm nước thô:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

3. Hệ thống khử sắt, mangan:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

4. Bể keo tụ và lắng:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

5. Bể lọc:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

6. Hệ thống khử trùng (bao gồm bộ phận pha chế và châm hoá chất xử lý; tên hoá chất được sử dụng, liều lượng dùng, hạn sử dụng; thời gian tiếp xúc; bộ điều tiết; khuấy trộn...):

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

7. Kho hóa chất để xử lý nước (loại, tên, nguồn gốc, số đăng ký, tình hình bảo quản, hạn sử dụng, cách sử dụng, số lượng dự trữ, sổ theo dõi tình hình sử dụng hóa chất): ..................

......................................................................................................................................

8. Thiết bị phòng hộ khi có sự cố:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

9. Bể chứa sau xử lý:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

C. VIỆC THỰC HIỆN NỘI KIỂM CỦA CƠ SỞ CUNG CẤP NƯỚC

1. Hồ sơ theo dõi, quản lý vệ sinh, chất lượng nước: (Đánh giá cơ sở cung cấp nước có thực hiện đầy đủ các nội dung trong việc lập và quản lý hồ sơ vệ sinh chất lượng nước không)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

2. Tần suất thực hiện chế độ nội kiểm: (Đánh giá cơ sở cung cấp nước có thực hiện tần suất và các chỉ tiêu xét nghiệm chất lượng nước thành phẩm theo quy định không)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

3. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo vệ sinh, chất lượng nước: (Đánh giá cơ sở cung cấp nước có thực hiện nghiêm túc việc công bố thông tin và báo cáo vệ sinh, chất lượng nước theo quy định không)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

D. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC TẠI CHỖ

Các chỉ tiêu

Mã số mẫu,
vị trí lấy mẫu

pH

Độ đục

(NTU)

Clo dư

(mg/l)

.....

Đánh giá

(đạt/không đạt)

...

...

Giá trị giới hạn theo quy định hiện hành

6,5 - 8,5

6,0 - 8,5

≤ 2

≤ 5

0,3 - 0,5

0,3 - 0,5

Đ. KẾT LUẬN

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

E. KIẾN NGHỊ

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Đại diện cơ sở cung cấp nước
(ký, ghi rõ họ tên)

.........., ngày tháng năm
Trưởng đoàn kiểm tra
(ký, ghi rõ họ tên)

Phụ lục số 02 - Mẫu số 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHIẾU KIỂM TRA VỆ SINH NGUỒN NƯỚC HỘ GIA ĐÌNH

A. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên hộ gia đình:......................................................................................................

2. Thôn/làng/bản/ấp:...............................Xã/phường :...............................................

Quận/Huyện :...................................Tỉnh/thành phố :...............................

3. Số nhân khẩu:.........................................................................................................

4. Các hình thức cung cấp nước tại hộ gia đình:........................................................

5. Thời gian kiểm tra:.................................................................................................

6. Người kiểm tra:......................................................................................................

7. Số mẫu lấy làm xét nghiệm và vị trí lấy mẫu (nếu có): ........................................

B. THÔNG TIN KIỂM TRA VỆ SINH NGUỒN NƯỚC

I. Vệ sinh nơi khai thác nước:

1. Đối với nguồn nước máng lần, nước tự chảy:

Nơi lấy nước: Trong phạm vi khoảng cách 100m từ nơi lấy nước lên thượng nguồn.

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

1.1

Hoạt động tắm giặt hoặc sản xuất hoặc khai thác tài nguyên của con người

(Có: 1; không: 0)

1.2

Đường ống cống hoặc kênh mương hoặc rãnh nước thải đổ vào nguồn nước

(Có: 1 ; không: 0)

1.3

Hoạt động nuôi trồng thủy sản

(Có:1; không: 0)

1.4

Gia súc, gia cầm hoặc các loại vật nuôi khác đến tắm, uống nước

(Có: 1; không: 0)

1.5

Rác thải hoặc phân người hoặc phân gia súc hoặc xác súc vật

(Có: 1; không: 0)

1.6

Dụng cụ dẫn nước từ nguồn nước tới hộ gia đình bị bẩn

(Có: 1; không: 0)

1.7

Dụng cụ chứa nước, múc nước bị bẩn, ô nhiễm

(Có: 1; không: 0)

Cộng

Đánh giá nguy cơ:

- 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- 1 - 2 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- ≥ 3 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

2. Đối với nguồn nước giếng đào:

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

2.1

Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất < 10m

(Có: 1; không: 0)

2.2

Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m

(Có: 1 ; không: 0)

2.3

Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m

(Có: 1; không: 0)

2.4

Thiếu nắp đậy giếng

(Có: 1; không: 0)

2.5

Thành giếng cao <0,8m so với nền giếng

(Có: 1; không: 0)

2.6

Vách giếng bị hở, bị nứt

(Có: 1; không: 0)

2.7

Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt hoặc hẹp hơn 1m tính từ vách giếng

(Có: 1; không: 0)

2.8

Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10 m

(Có: 1; không: 0)

2.9

Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền giếng

(Có: 1; không:0)

Cộng

Đánh giá nguy cơ:

- 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- 1 - 2 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- ≥ 3 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Đối với nguồn nước giếng khoan

3.1. Giếng khoan có độ sâu mực nước từ 25m trở lên:

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

3.1.1

Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ

(Có: 1; không: 0)

3.1.2

Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ

(Có:1; không: 0)

3.1.3

Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng

(Có: 1; không: 0)

Cộng

Đánh giá nguy cơ:

- 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- 1 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- ≥ 2 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

3.2. Giếng khoan có độ sâu mực nước dưới 25m:

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

3.2.1

Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ

(Có: 1; không: 0)

3.2.2

Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ

(Có:1; không: 0)

3.2.3

Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng

(Có: 1; không: 0)

3.2.4

Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất < 10m

(Có: 1; không: 0)

3.2.5

Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m

(Có: 1; không: 0)

3.2.6

Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m

(Có: 1; không: 0)

3.2.7

Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10m

(Có: 1; không: 0)

Cộng

Đánh giá nguy cơ:

- 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- 1 - 3 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- ≥ 4 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

4. Đối với hệ thống thu hứng, lưu trữ nước mưa:

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

4.1

Mái hứng nước mưa (nếu có) có làm bằng fibro xi măng

(Có:1; không: 0)

4.2

Mái hứng nước mưa và máng dẫn nước mưa bị bẩn hoặc bị tắc nghẽn, đọng rác, lá cây, đất cát

(Có: 1; không: 0)

4.3

Thiếu hộp hoặc ga ngăn rác

(Có:1; không: 0)

4.4

Thiếu nắp đậy bể

(Có:1; không: 0)

4.5

Thành bể bị nứt, hở hoặc rò rỉ

(Có: 1 điểm; không: 0)

4.6

Rong rêu, rác, xác súc vật chết trong bể

(Có:1; không: 0)

4.7

Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền đất

(Có: 1; không: 0)

Cộng

Đánh giá nguy cơ:

- 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- 1 - 2 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- ≥ 3 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

5. Đối với các hình thức lưu trữ nước như bể, chum, vại, lu, khạp:

Các nội dung kiểm tra

Điểm nguy cơ

5.1

Thiếu nắp đậy

(Có: 1; không: 0)

5.2

Rong rêu hoặc rác hoặc xác súc vật chết

(Có:1; không: 0)

5.3

Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền đất

(Có: 1; không: 0)

Cộng

Đánh giá nguy cơ:

- 0 điểm: Chưa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- 1 điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;

- ≥ 2 điểm: Có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước.

II. Vệ sinh khu xử lý nước (nếu có):

1. Giàn mưa:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

2. Bể lọc:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

3. Vật liệu trong bể lọc:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

4. Dụng cụ chứa, múc nước sau xử lý:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

C. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC TẠI CHỖ:

Thông số

Mã số mẫu, vị trí

pH

Độ đục

(NTU)

.....

Đánh giá

(đạt/không đạt)

Quy chuẩn hiện hành

6,0 - 8,5

≤ 5

D. KẾT LUẬN:

......................................................................................................................................

Đ. KIẾN NGHỊ:

......................................................................................................................................

Đại diện hộ gia đình
(ký, ghi rõ họ tên)

.........., ngày tháng năm
Trưởng đoàn kiểm tra
(ký, ghi rõ họ tên)

Phụ lục số 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên cơ sở cung cấp nước
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …….

.......... ngày ... tháng ... năm 20.....

BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước thành phẩm Tháng…. năm….(đối với cơ sở có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên) hoặc Quý…. năm (đối với cơ sở có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm)

(Dùng cho cơ sở cung cấp nước)

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở cung cấp nước:……………………………………….

2. Địa chỉ:…………………………………………………………………….

3. Công suất thiết kế:............................./ Tổng số dân được cung cấp nước:............

4. Nguồn nước nguyên liệu (ghi rõ thông tin về các nguồn nước ngầm, nước mặt được cơ sở cung cấp nước khai thác để xử lý): …….............……………………

B. KẾT QUẢ KIỂM TRA

1. Kết quả kiểm tra tình trạng vệ sinh

1.1. Tình trạng vệ sinh nguồn nước nguyên liệu (ghi rõ không có nguy cơ hoặc có nguy cơ, có nguy cơ cao. Nếu có nguy cơ cần mô tả cụ thể về các đặc điểm nguy cơ và các biện pháp kiểm soát, khắc phục nguy cơ đã thực hiện; kết quả khắc phục) ………………………………………

....………………………………………………………………………………................................

....………………………………………………………………………………...................................

1.2. Tình trạng vệ sinh ngoại cảnh cơ sở cấp nước (ghi rõ đạt hay không đạt. Nếu không đạt cần mô tả cụ thể về các vị trí và đặc điểm không đạt. Các biện pháp khắc phục và kết quả) ……………………………………………………..............................

.............…………………………………………………………………………………

1.3. Tình trạng vệ sinh hệ thống sản xuất nước (ghi rõ đạt hay không đạt. Nếu không đạt cần mô tả cụ thể về các khâu trong hệ thống sản xuất và đặc điểm không đạt. Các biện pháp khắc phục và kết quả) …………………..............................................................................

………………………...............…………………………………………………………

2. Kết quả xét nghiệm nước thành phẩm trong tháng (kèm theo bản chính các Phiếu ghi kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu chất lượng nước của phòng thí nghiệm. Nếu là bản sao cần có xác nhận của thủ trưởng cơ sở cung cấp nước)

2.1. Số mẫu, thời gian, tần suất xét nghiệm: .......................

2.2. Kết quả xét nghiệm (Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ tiêu về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt quy chuẩn là đạt tất cả các chỉ tiêu theo quy định hiện hành):

- Tổng số mẫu đạt quy chuẩn:......................... Tỷ lệ mẫu đạt quy chuẩn:................%

- Tổng số mẫu không đạt quy chuẩn:.............

Trong đó:

+ Số mẫu không đạt về lý, hóa học:..................

+ Số mẫu không đạt về vi sinh vật:....................

+ Số mẫu không đạt cả về lý, hóa học và vi sinh vật: ..........................

- Các chỉ tiêu không đạt gồm:.............................................................................……

+ Tên chỉ tiêu không đạt A: kết quả xét nghiệm, thuộc mẫu nước lấy ở vị trí nào, thời điểm lấy mẫu xét nghiệm nước đó (Ví dụ Thông báo tháng 6 của nhà máy nước X công suất 10.000 m3/ngày đêm không đạt chỉ tiêu clo dư ghi như sau: Clo dư: 0,1 mg/L trong mẫu nước lấy tại hộ gia đình cuối mạng lưới. Đợt xét nghiệm tuần 1 tháng 6).

+ Tên chỉ tiêu không đạt B:……………………………………………………

3. Các biện pháp khắc phục:..........................................................................................

...........................................................................................................................................

4. Kết luận:.......................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục số 04 - Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Đơn vị báo cáo
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …….

.......... ngày ... tháng ... năm 20.....

BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt

(Dùng cho Trạm y tế xã)

Báo cáo 6 tháng □ Báo cáo 1 năm □

1. Kết quả kiểm tra vệ sinh các hình thức cấp nước hộ gia đình.

1.1. Kết quả kiểm tra vệ sinh các hình thức cấp nước tính theo nguồn nước

Giếng đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Cộng

Tổng số HGĐ trên địa bàn

Tổng số HGĐ được kiểm tra

Tổng số hộ có nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Tỷ lệ %

1.2. Kết quả kiểm tra vệ sinh các hình thức cấp nước tính theo hộ gia đình

Giếng đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Cộng

Tổng số nguồn nước trên địa bàn

Tổng số nguồn nước được kiểm tra

Tổng số nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Tỷ lệ %

2. Các biện pháp xử lý đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình không đảm bảo vệ sinh: …………………………………………………………………………………………

3. Nhận xét, kiến nghị: ..................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục số 04 - Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Đơn vị báo cáo
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …….

.......... ngày ... tháng ... năm 20....

BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt

(Dùng cho Trung tâm y tế huyện)

Báo cáo 6 tháng □ Báo cáo 1 năm □

1. Kết quả kiểm tra vệ sinh của các cơ sở cấp nước tập trung có công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm, các nguồn nước hộ gia đình.

Cơ sở cấp nước TT

Giếng đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Cộng

Tổng số trên địa bàn

Tổng số được kiểm tra

Tổng số đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Tỷ lệ %

2. Kết quả xét nghiệm nước của các cơ sở cấp nước tập trung có công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm, các nguồn nước hộ gia đình.

(Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt quy chuẩn là đạt tất cả các chỉ tiêu theo quy định hiện hành)

Tổng số mẫu nước làm XN: ....................(mẫu)

Tổng số mẫu đạt quy chuẩn là: ..................... (mẫu). Tỷ lệ mẫu đạt quy chuẩn là:............%

Tổng số mẫu không đạt quy chuẩn là: ......................(mẫu)

Trong đó:

Loại chỉ tiêu xét nghiệm

Số lượng mẫu nước không đạt

Cơ sở cấp nước TT

Giếng Đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Lý, hóa học

Vi sinh vật

3. Các biện pháp xử lý đối với các cơ sở cấp nước không đảm bảo vệ sinh, chất lượng nước:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

4. Nhận xét, kiến nghị

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục số 04 - Mẫu số 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Đơn vị báo cáo
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …….

.......... ngày ... tháng ... năm 20....

BÁO CÁO

Kết quả ngoại kiểm vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt

(Dùng cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh)

Báo cáo 6 tháng □ Báo cáo 1 năm □

1. Kết quả kiểm tra vệ sinh cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000m3/ngày đêm trở lên:

Tổng số cơ sở cung cấp nước trên địa bàn: .....................................................................

Tổng số cơ sở được kiểm tra: ...........................................................................................

Tổng số lượt kiểm tra các cơ sở trong 6 tháng (12 tháng):................................................

Tổng số lượt kiểm tra vệ sinh không đạt:...................... chiếm tỷ lệ: .......................%

Tổng số cơ sở kiểm tra vệ sinh có ít nhất 2 lần kiểm tra liên tiếp không đạt (tên các cơ sở không đạt): .............................................................................................................................

Số cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ nội kiểm theo quy định:............chiếm tỷ lệ:..........%

2. Kết quả xét nghiệm nước của nhà máy nước:

(Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt quy chuẩn là đạt tất cả các chỉ tiêu theo quy định hiện hành)

Tổng số mẫu nước làm XN: .......................... (mẫu)

Tổng số mẫu nước đạt quy chuẩn là: ................(mẫu). Tỷ lệ mẫu đạt quy chuẩn:........%

Tổng số mẫu nước không đạt quy chuẩn là: ........................ (mẫu)

Trong đó:

Không đạt về các chỉ tiêu lý, hoá học là: ........................ (mẫu). Tên các chỉ tiêu không đạt:.... .....................................................................................................................

Không đạt về các chỉ tiêu vi sinh vật: ............................. (mẫu). Tên các chỉ tiêu không đạt:..... .....................................................................................................................

Không đạt cả chỉ tiêu lý hóa và vi sinh: .....................(mẫu)

3. Các biện pháp xử lý đối với các nhà máy nước không đảm bảo vệ sinh, chất lượng nước:

...........................................................................................................................................

4. Kết quả kiểm tra vệ sinh của các cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm, các nguồn nước hộ gia đình.

Cơ sở cung cấp nước < 1.000m3/nđ

Giếng đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Cộng

Tổng số trên địa bàn

Tổng số được kiểm tra

Tổng số đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Tỷ lệ %

5. Kết quả xét nghiệm nước của các cơ sở cấp nước tập trung có công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm, các nguồn nước hộ gia đình.

(Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hóa học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt quy chuẩn là đạt tất cả các chỉ tiêu theo quy định hiện hành)

Tổng số mẫu nước làm XN: ....................(mẫu)

Tổng số mẫu đạt quy chuẩn là: .................(mẫu). Tỷ lệ mẫu đạt quy chuẩn là:............%

Tổng số mẫu không đạt quy chuẩn là: ......................(mẫu)

Tên các chỉ tiêu không đạt:................................................................................................

Trong đó:

Loại chỉ tiêu xét nghiệm

Số lượng mẫu nước không đạt

Cơ sở cấp nước TT

Giếng đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Lý, hoá học

Vi sinh vật

6. Các biện pháp xử lý đối với các nhà máy nước, cơ sở cấp nước không đảm bảo vệ sinh chất lượng nước:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

7. Nhận xét và kiến nghị:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục số 04 - Mẫu số 04

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Đơn vị báo cáo
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …….

.......... ngày ... tháng ... năm 20....

BÁO CÁO

Tổng hợp kết quả nội kiểm vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt của các cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1000m3/ngày đêm trở lên

(Dùng cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tổng hợp báo cáo nội kiểm của các cơ sở cung cấp nước)

Báo cáo Quý ....... năm ...........

1. Kết quả kiểm tra vệ sinh của các cơ sở cung cấp nước có công suất thiết kế từ 1.000m3/ngày đêm trở lên:

Tổng số cơ sở cung cấp nước trên địa bàn:...................................................................

Tổng số cơ sở cung cấp nước gửi báo cáo: ..................................................................

Tổng số cơ sở cung cấp nước đảm bảo vệ sinh chung: ..................... Tỷ lệ: .............%

Danh sách các cơ sở không đảm bảo vệ sinh chung ít nhất 01 lần trong quý báo cáo:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

2. Kết quả xét nghiệm nước thành phẩm của các cơ sở cung cấp nước:

Tổng số cơ sở cung cấp nước đạt quy chuẩn trong quý báo cáo:.................................

Danh sách các cơ sở không đạt quy chuẩn ít nhất 01 lần trong quý báo cáo (với mỗi cơ sở không đạt ghi rõ không đạt về các chỉ tiêu nào):................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Tổng số mẫu nước làm XN của tất cả các cơ sở: .........................................................

Tổng số mẫu đạt quy chuẩn là: ........................Tỷ lệ mẫu đạt quy chuẩn là:..............%

Tổng số mẫu xét nghiệm không đạt quy chuẩn:.....................

Trong đó:

Số mẫu không đạt về lý, hóa học: ...................................................................................

Số mẫu không đạt về vi sinh vật .....................................................................................

Số mẫu không đạt về lý, hóa học và vi sinh vật:..............................................................

3. Các biện pháp khắc phục của cơ sở cung cấp nước không đảm bảo vệ sinh, chất lượng nước

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

4. Nhận xét:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

5. Kiến nghị:

.........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục số 04 - Mẫu số 05

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2015/TT-BYT ngày ..... tháng .... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Đơn vị báo cáo
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …….

.......... ngày ... tháng ... năm 20....

BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt

(Dùng cho các Viện chuyên ngành khu vực)

Báo cáo 6 tháng □ Báo cáo 1 năm □

Phần I. Thông tin chung:

Tổng số tỉnh trên địa bàn phụ trách: ............ tỉnh. Số tỉnh có báo cáo: ........tỉnh.

Phần II. Tổng hợp kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước của các tỉnh:

1. Kết quả kiểm tra vệ sinh của nhà máy nước, cơ sở cấp nước tập trung có công suất thiết kế từ 1000m3/ngày đêm trở lên (gọi chung là nhà máy nước):

Tổng số nhà máy nước trên địa bàn ..............................................................................

Tổng số nhà máy nước được kiểm tra ...........................................................................

Tổng số lượt kiểm tra các nhà máy nước trong 6 tháng (12 tháng)................................

Tổng số lượt kiểm tra vệ sinh không đạt ...................... chiếm tỷ lệ .......................%

Tổng số cơ sở kiểm tra vệ sinh có ít nhất 2 lần kiểm tra liên tiếp không đạt..........

2. Kết quả xét nghiệm nước của nhà máy nước:

(Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt quy chuẩn là đạt tất cả các chỉ tiêu theo qui định)

Tổng số mẫu nước làm XN: .......................... (mẫu)

Tổng số mẫu nước đạt quy chuẩn là: ............. (mẫu). Tỷ lệ mẫu đạt quy chuẩn là:......%

Tổng số mẫu nước không đạt quy chuẩn là: ........................ (mẫu)

Trong đó:

Không đạt về các chỉ tiêu lý, hoá học là: ........................ (mẫu)

Không đạt về các chỉ tiêu vi sinh vật: ............................. (mẫu)

3. Các biện pháp xử lý đối với các nhà máy nước không đảm bảo vệ sinh, chất lượng nước: ……………………………………………………………

............................................................................................................................................

4. Kết quả kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước của các cơ sở cấp nước tập trung có công suất thiết kế dưới 1000m3/ngày đêm, các nguồn nước hộ gia đình.

Cơ sở cấp nước TT

Giếng đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Cộng

Tổng số trên địa bàn

Tổng số được kiểm tra

Tổng số đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Tỷ lệ %

5. Kết quả xét nghiệm nước của các cơ sở cấp nước tập trung có công suất thiết kế dưới 1000m3/ngày đêm, các nguồn nước hộ gia đình.

(Một mẫu nước làm xét nghiệm bao gồm cả các chỉ số về lý, hoá học và vi sinh vật. Một mẫu nước đạt quy chuẩn là đạt tất cả các chỉ tiêu theo qui định hiện hành)

Tổng số mẫu nước làm XN: ....................(mẫu)

Tổng số mẫu đạt quy chuẩn là: ................(mẫu). Tỷ lệ mẫu đạt quy chuẩn là:............%

Tổng số mẫu không đạt quy chuẩn là: ......................(mẫu)

Trong đó:

Loại chỉ tiêu xét nghiệm

Số lượng mẫu nước không đạt

Cơ sở cấp nước TT

Giếng đào

Giếng khoan

Máng lần, tự chảy

Bể nước mưa

Loại khác

Lý, hoá học

Vi sinh vật

6. Các biện pháp xử lý đối với các nhà máy nước, cơ sở cấp nước không đảm bảo vệ sinh, chất lượng nước:

...........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Phần III. Kết quả kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt của Viện tại các tỉnh trong khu vực:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Phần IV. Hoạt động nghiên cứu về vệ sinh chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt của Viện:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Phần V. Nhận xét và kiến nghị:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

MINISTRY OF HEALTH
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 50/2015/TT-BYT

Hanoi, 11 December 2015

 

CIRCULAR

ON EXAMINATION OF THE HYGIENE AND QUALITY OF DRINKING WATER AND DOMESTIC WATER

Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2012/ND-CP dated 31 August 2012 on functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the Government’s Decree No. 117/2007/ND-CP on production, supply and consumption of clean water, and the Government’s Decree No. 124/2011/ND-CP dated 28 December 2011 on amendments to certain articles of the Government’s Decree No. 117/2007/ND-CP on production, supply and consumption of clean water;

At the request of the Head of the Health Environment Management Agency;

Minister of Health issues the Circular on examination of the hygiene and quality of drinking water and domestic water.

Chapter I

GENERAL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular regulates the examination of the hygiene and quality of drinking water and domestic water.

Article 2. Terminology

In this Circular, the following words and phrases are construed as follows:

1. Drinking water is supplied and assured by water providers of quality for drinking and food preparation according to the Ministry of Health's technical regulations.

2. Domestic water is supplied and assured by water providers of quality for common household purposes but not for direct drinking or food preparation according to the Ministry of Health's technical regulations.

3. Self-supplied water is supplied and stored by households by themselves for household purposes.

4. Internal examination refers to water providers’ enforcement of regulations on assurance of hygiene and quality of water they supply, such as their examination of sanitary conditions of raw water sources, hygiene of surroundings and water production system, regulated tests of finished water quality, documentation of monitoring of water hygiene and quality.

5. External inspection refers to competent government authorities’ inspection of water providers’ enforcement of regulations on assurance of water hygiene and quality, such as their examination of general hygiene, internal examination activities and tests of finished water quality.

6. Water providers mean organizations and individuals performing parts or all of activities for exploitation, production, sale and supply of drinking water and domestic water.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Government authorities authorized to inspect water hygiene and quality in direct manner

1. Preventive medicine centers in provinces and centrally affiliated cities (referred to as provincial medical centers for prevention of diseases), preventive medicine centers in districts, communes and provincial cities (referred to as district-level preventive medicine centers), which carry out preventive functions and are granted authority to inspect the hygiene and quality of water from water providers.

2. Medical service units in communes, wards and towns (referred to as communal medical service units), which are granted authority to inspect the hygiene and quality of self-supplied water.

Chapter II

EXAMINATION OF WATER PROVIDERS’ HYGIENE AND QUALITY OF WATER

Part 1. INTERNAL EXAMINATION OF WATER HYGIENE AND QUALITY

Article 4. Examination of hygiene at raw water sources

1. For providers of underground water:

a) Scope of examination: within a minimum radius of 25 meters from the point at which underground raw water is extracted.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Surrounding fences.

- Buildings (including those of water providers).

- Water conduit system, sewers, canals and sewage gutters that traverse or discharge in water source protection areas.

- Activities regarding industrial production, agriculture and exploitation of natural resources.

- Waste, garbage and sewage from production, trading and daily living activities.

c) Method of assessment: by the Risk grading sheet in Form No. 1 - Appendix 1 of this Circular.

2. For providers of river water:

a) Scope of examination: within a minimum radius of 200 meters from a water extraction point at the river source, within a radius of 100 meters from a water extraction point at the river mouth and within 100-meter distance from each side of the river at its highest water level.

b) Content of examination:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Refuse barricade at the water extraction point.

- Boat quays, ferry ports or inland wharves.

- Buildings (including those of water providers).

- Activities regarding industrial production, agriculture, natural resource exploitation, service provision, aquaculture.

- Water conduit system, sewers, canals and sewage gutters that traverse or discharge in water source protection areas.

- Waste, garbage and sewage from production, trading and daily living activities.

c) Method of assessment: by the Risk grading sheet in Form No. 2 - Appendix 1 of this Circular.

3. For providers of water from water storage reservoirs:

a) Scope of examination: within a minimum radius of 300 meters from the water extraction point;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Method of assessment: by the Risk grading sheet in Form No. 3 - Appendix 1 of this Circular.

Article 5. Sanitary examination of surroundings at water providers' facilities

1. Scope of examination: all areas behind protection fences of water providers’ facilities.

2. Content of examination:

a) System for collection and treatment of sewage and refuse:

b) Sanitary buildings: hygienic conditions of lavatories (water closets).

3. Method of assessment: by the Sheet for internal examination of water hygiene and quality in Form No. 01 - Appendix 02 of this Circular.

Article 6. Sanitary examination of water production system at water providers’ facilities

1. Scope of examination: full system of water production

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Tanks, basins and reservoirs holding raw or finished water;

b) Water pump stations;

c) System for removal of iron and manganese;

d) Coagulation tank, precipitation tank, filter tank and storage tank;

dd) Sterilization system;

e) Storage of water treatment chemicals: type, name, origin, competent bodies' certificates or written attestations of chemicals for sterilization of drinking water and domestic water (for sanitizing chemicals), storage conditions, expiration, use, stock, logbook of chemical use;

g) Treatment chemical preparation space;

h) Personal protective equipment as per the laws on work safety

3. Method of assessment: by the Sheet for internal examination of water hygiene and quality in Form No. 01 - Appendix 02 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Parameters:

a) For water providers with intended output of at least 1,000 m3/ full day: all parameters at level A, B and C according to the National technical regulation on quality of drinking water, as issued by the Minister of Health, shall be tested;

b) For water providers with intended output of below 1,000 m3/ full day: all parameters at level A and B according to the National technical regulation on quality of domestic water, as issued by the Minister of Health, shall be tested;

2. Water quality tests must be performed in a laboratory accredited by ISO/IEC 17025: 2005 on water quality parameters to be tested.

Article 8. Frequency of internal examination

1. Periodic examination:

a) Daily sanitary examination of raw water extraction points, surroundings and water production system via the sheet for internal examination of water hygiene and quality in Form No. 01 - Appendix 02  of this Circular;

b) Frequency of finished water quality test:

- For water providers with intended output of at least 1,000 m3/ full day: tests must be done at least once per week on level A parameters, once per six months on level B parameters and once per two years on level C parameters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ad-hoc examination: upon the occurrence of environmental issues, the detection of pollution risks in water sources through sanitary examination(s), the surge in menaces from production activities to the quality of finished water or the receipt of special requests.

Article 9. Deficiency in water hygiene and quality

If the hygiene and quality of water do not conform to regulations, water providers must implement these actions:

1. Rectify causes of failure in water hygiene and quality and present resultant reports to competent government authorities according to Article 3 of this Circular.

2. If rectification fails, reports must be delivered promptly to supervisory agencies, competent government authorities, local authorities at the location of water providers’ facilities and relevant Department of Health for solutions or decisions on termination of water production and supply.

Article 10. Documents on monitoring and management of water hygiene and quality

Water providers must establish and manage documents on monitoring water hygiene and quality, including:

1. Results of water providers’ examinations and tests of the quality of raw water and finished water prior to production.

2. Results of periodic sanitary examinations as stated in Point a, Section 1, Article 8 of this Circular and results of ad-hoc sanitary examinations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Results of periodic and ad-hoc tests on finished water quality.

5. The logbook of finished water sampling, which indicates, for each sampling time, the number of stored samples, locations of sampling, volume of samples, methods for sample storage, time of sampling and storage duration, samplers.

6. Reports and documents on the implementation of water supply safety plans

Part 2. EXTERNAL INSPECTION OF WATER HYGIENE AND QUALITY

Article 11. General sanitary examination

1. Content of examination: sanitary examination of raw water extraction points, surroundings and water production systems as per Article 4, 5 and 6 of this Circular.

2. Method of assessment: by the Sheet for external inspection of water hygiene and quality in Form No. 02 - Appendix 02 of this Circular.

Article 12. Inspection of internal examinations

1. Content of inspection:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Frequency of internal examinations;

c) Adherence to regulations on reporting of water hygiene and quality.

2. Method of assessment: by the Sheet for external inspection of water hygiene and quality in Form No. 02 - Appendix 02 of this Circular.

Article 13. Finished water quality test

1. Parameters: as per Section 1, Article 7 of this Circular.

2. Water quality tests must be performed in a laboratory accredited by ISO/IEC 17025: 2005 on water quality parameters to be tested.

Article 14. Frequency of external inspection

1. Periodic inspection:

a) at least once per year for inspection of general hygiene and water providers' internal examinations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ad-hoc inspection: upon suspicions of finished water quality as to water providers' periodic and ad-hoc reports on water hygiene and quality, upon the occurrence of environmental issues affecting water hygiene and quality, upon the exposure of pollution risks at water sources through examinations of water hygiene and quality or epidemic investigations, upon entities’ complaints against water quality or special requests.

Article 15. Deficiency in water hygiene and quality

If external inspection and supervision reveal the non-compliance of water providers’ water quality and hygiene with regulations, competent government authorities shall implement these actions:

1. Request water providers to rectify causes of failed quality and hygiene of water and to present resultant reports in a prompt manner.

2. Monitor water providers’ rectification process. If rectification fails, reports must be delivered promptly to local authorities at the location of the water provider’s facilities for solutions or decisions on termination of water production and supply.

Article 16. Quantity and location for water sampling (for internal examination and external inspection)

1. Each test shall require at least 03 samples of the water provider’s finished water.

2. Sampling location: 01 sample to be taken from the water provider’s tank of post-treatment storage prior to input of water into the distribution conduit grid, 01 sample to be taken from a random faucet in the distribution conduit grid (including means of water transport such as tank truck or water-carrying boat), and 01 sample to be taken from a random faucet at the end of the distribution conduit grid.

3. 01 additional sample shall be taken from the distribution conduit grid in case of water providers that supply water to a mass of at least 100,000 people. One additional test sample shall be required for every increase by 100,000 people.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

EXAMINATION OF HYGIENE AND QUALITY OF SELF-SUPPLIED WATER

Article 17. Examination of mountain water and gravity-fed water

1. Scope of examination: within a minimum distance of 100 meters from water extraction points at upper reaches.

2. Content of examination:

a) Daily living activities (e.g. bath, washing), production and exploitation of natural resources and minerals;

b) Aquaculture activities;

c) Cattle, poultry or domestic animals bathing and drinking water;

d) Waste, garbage and sewage from production, trading and daily living activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Method of assessment: by the Sheet for sanitary examination of self-supplied water in Form No. 03 - Appendix 02 of this Circular.

Article 18. Examination of water from wells and boreholes

1. Scope of examination: within a minimum distance of 10 meters from the center of a well.

2. Content of examination:

a) Cover, casings, blockwork, walls (body), adjacent ground surface of the well;

b) Water extraction equipment;

c) Drainage ditch and sewage discharge points;

d) Lavatory, rearing facilities;

dd) Landfills and other sources of contamination;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Method of assessment: by the Sheet for sanitary examination of self-supplied water in Form No. 03 - Appendix 02 of this Circular.

Article 19. Examination of rain harvest and storage system and water containers such as tank, jar, vat and jug

1. Content of examination:

a) Collection surface and gutters;

b) Trash filter box or screen;

c) Cover, walls and inside sanitary conditions of the tank;

d) Water extraction equipment.

2. Method of assessment: by the Sheet for sanitary examination of self-supplied water in Form No. 03 - Appendix 02 of this Circular.

Article 20. Examination of water treatment area (if available)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Method of assessment: by the Sheet for sanitary examination of self-supplied water in Form No. 03 - Appendix 02 of this Circular.

Article 21. Examination of water hygiene and quality

1. Examination of water quality before use: at households’ discretion.

2. Periodic and ad-hoc examinations:

a) At competent government authorities’ discretion;

b) Competent government authorities shall determine the number of households under examination and frequency of examination in a locality according to its actual circumstances (population, geographic conditions, economic conditions, human resource, capacities of testing, risks of water pollution, plagues).

3. Content of examination:

a) Sanitary examination of areas of water exploitation and treatment;

b) Water quality test: samples are taken from a faucet in use or water container in the household and are tested in laboratories accredited by ISO/IEC 17025:2005 on water quality parameters to be tested. Test parameters shall adhere to the Ministry of Health’s national technical regulation on domestic water quality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the hygiene and quality of self-supplied water are unqualified, the household concerned shall be requested to rectify problems promptly. The household, if failing to rectify problems, must stop using the defective water source and report to the People's committee of the ward in which that household is residing to solicit solutions.  

Chapter IV

REPORTING

Article 23. Disclosure of information on hygiene and quality of finished water

1. Disclosure of results of internal examinations:

a) Content of disclosure: when water providers acquire result(s) of periodic or ad-hoc examination(s) of finished water quality, they shall be responsible for summarizing results of the following tests for disclosure of information on finished water quality:

- Total quantity of test samples.

- Total quantity of compliant samples.

- Total quantity of test parameters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Parameters failed: total quantity, test result, sampling location

- Solutions and time for rectification of failure in hygiene and quality of water.

Water providers are encouraged to disclose all results, in detail, of tests on water quality parameters.

b) Method of disclosure: water providers in 3 days upon acquiring water quality test results shall be responsible for posting such results at the entrance of their facilities and through one of these methods:

- Water quality test results shall be published on the website(s) of the water provider or its supervisory organization (if applicable).

- Water quality test results shall be announced on means of mass media.

2. Announcement of results of external inspections of water hygiene and quality:

a) Results of external inspections of water hygiene and quality shall be announced in writing to:

- Entities inspected.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Results of external inspections of water hygiene and quality shall be published on the websites of competent state management authorities, water providers or their supervisory organizations (if applicable).

Article 24. Reporting

1. Content of report:

a) Water providers shall report information as defined in Appendix 3 of this Circular in writing and file reports via the water quality supervision software as released by competent government authorities of the Ministry of Health.

- For water providers with intended output of at least 1,000 m3/ full day: reports shall be presented on monthly basis to the provincial preventive health center and competent state management authorities at the location of the water provider’s facilities.

- For water providers with intended output of below 1,000 m3/ full day: reports shall be presented on quarterly basis to the provincial preventive health center or a medical center, which conducts preventive medicine activities, and competent state management authorities at the location of the water provider’s facilities.

b) Communal medical service units shall report information as stated in Form No. 01 - Appendix 4 of this Circular to the relevant district-level preventive health center or medical center conducting preventive activities in writing;

c) District-level preventive health centers or medical centers conducting preventive activities shall report information as defined in Form No. 02 - Appendix 04 of this Circular to the relevant provincial preventive health center in writing;

d) Provincial preventive health centers shall report in writing to the Department of Health in the relevant province or centrally affiliated city (referred to as the provincial Department of Health), regional institutes (including the National Institute of Occupational and Environmental Health, Institute of Hygiene and Epidemiology of Tay Nguyen, Nha Trang's Pasteur Institute, Ho Chi Minh City’s Institute of Hygiene and Public Health), and Health Environment Management Agency under the Ministry of Health. Such report shall indicate information as defined in Form No. 03 and Form No. 04 - Appendix 4 of this Circular. Moreover, reports shall be filed through the water quality control software released by competent government authorities under the Ministry of Health;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Reporting period:

a) A monthly report shall cover the 1st to the last date of the month;

b) A quarterly report shall cover the 1st to the last date of March, June, September and December;

c) A yearly report shall cover the 1st of January to the 31st of December inclusive of the year.

3. Report delivery time:

a) Time for delivery of monthly reports:

In no later than 07 working days upon its finalization of records, a water provider with intended output of at least 1,000 m3/ full day must report to the provincial preventive health center.

b) Time for delivery of quarterly reports:

- In no later than 05 working days upon its finalization of records, a water provider with intended output of below 1,000 m3/ full day must report to the district-level preventive health center or medical center that conducts preventive activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- No later than 15 working days upon its finalization of records, a provincial preventive health center shall report to the Health Environment Management Agency - Ministry of Health, relevant provincial Department of Health and regional institutes concerned.

c) Time for delivery of yearly reports:

- No later than 05 working days upon its finalization of records, a communal medical service unit shall deliver a periodic report to the relevant district health center and another copy to the district health office.

- No later than 10 working days upon its finalization of records, a district-level preventive health center or medical center conducting preventive activities shall report to the relevant provincial preventive health center and deliver a copy to the relevant district health office.

- No later than 15 working days upon its finalization of records, a provincial preventive health center shall report to the Health Environment Management Agency - Ministry of Health, relevant provincial Department of Health and regional institutes concerned.

- No later than 20 working days upon its finalization of records, regional institutes must report to the Health Environment Management Agency - Ministry of Health.

d) Time for delivery of ad-hoc reports:

Reports must be made by phone, fax or email in 24 hours and in writing in 72 hours upon sudden events. Reports made at higher authorities' requests shall be delivered as requested.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Effect

1. This Circular comes into force as of 01 March 2016.

2. This Circular replaces guidelines on sanitary examination of clean water and drinking water in the Circular No. 15/2006/TT-BYT dated 30 November 2006 by Minister of Health on guidelines for sanitary examination of clean water, drinking water and household lavatories, regulation on frequency of competent authorities’ periodic supervision in Point b, Section 1 and Point b, Section 2, Volume II, Part III on Water quality supervision in the National technical regulation on drinking water quality enclosed to the Circular No. 04/2009/TT-BYT dated 17 June 2009 by Minister of Health, regulation on frequency of competent authorities’ periodic supervision in Point b, Section 1 and Point b, Section 2, Volume II, Part III on Water quality supervision in the National technical regulation on drinking water quality enclosed to the Circular No. 05/2009/TT-BYT dated 17 June 2009 by Minister of Health.

Article 26. Reference

If documents referred to in this Circular are replaced, amended or added, such replacements, amendments shall prevail.

Article 27. Enforcement

1. Health Environment Management Agency of Ministry of Health shall be responsible for:

a) Managing, directing, expediting, guiding, inspecting and supervising sanitary examinations and quality of drinking water and domestic water on national-wide scale;

b) Establishing, amending, adding and presenting written guidelines, standards and technical regulations to competent authorities involved in sanitary examination and quality of drinking water and domestic water;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Leading and cooperating with competent government authorities under the Ministry of Construction and Ministry of Agriculture and Rural development to conduct state management over the provision of drinking and domestic water, to carry out joint inspections of water providers’ compliance with regulations on assurance of hygiene and quality of drinking and domestic water.

2. National Institute of Occupational and Environmental Health, Institute of Hygiene and Epidemiology of Tay Nguyen, Nha Trang's Pasteur Institute, Ho Chi Minh City’s Institute of Hygiene and Public Health shall be responsible for:

a) Summarizing, analyzing and reporting the sanitary conditions and quality of drinking and domestic water in provinces within authority to incorporate plans on technical and professional supports;

b) Studying and recommending technical solutions for examinations of the hygiene and quality of drinking and domestic water and for assurance of water source hygiene;

c) Providing technical guidelines to local organizations for examinations of the hygiene and quality of drinking and domestic water;

d) Examining the hygiene and quality of drinking and domestic water upon natural disasters, plagues or upon requests.

3. Departments of Health shall be responsible for:

a) Directing inferior units to inspect and supervise the hygiene and quality of drinking water, domestic water and self-supplied water in provinces and cities;

b) Conducting inspections or cooperating with competent state management authorities to carry out periodic and ad-hoc inspections of the hygiene and quality of drinking and domestic water from water provinces in provinces and cities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Provincial preventive health centers shall be responsible for:

a) Conducting periodic and ad-hoc external inspections of the hygiene and quality of water from all water providers with intended output of at least 1,000 m3/ full day in provinces and cities;

b) Cooperating with district-level preventive health centers or medical centers performing preventive activities to carry out periodic and ad-hoc external inspections of the hygiene and quality of water from water providers with intended output of below 1,000 m3/ full day and self-supplied water within authority;

c) Establishing and presenting annual plans and budget estimates for inspection of the hygiene and quality of drinking water, domestic water and self-supplied water to competent authorities for approval.

5. District-level preventive health centers or medical centers performing preventive activities shall be responsible for:

a) Conducting periodic and ad-hoc external inspections of the hygiene and quality of water from all water providers with intended output of below 1,000 m3/ full day;

b) Coopering with communal medical service units to carry out ad-hoc inspections of general sanitary conditions of self-supplied water within authority;

c) Establishing and presenting annual plans and budget estimates for inspection of the hygiene and quality of drinking and domestic water to competent authorities for approval.

6. Communal medical service units shall be responsible for:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Establishing and presenting annual plans and budget estimates for inspection of the hygiene and quality of self-supplied water to competent authorities for approval.

7. Provincial People’s Committees shall be responsible for:

a) Reviewing, revising and adding water provision plans to maintain the supply of clean water to the people; prioritizing supply of clean water to areas deficient in water or using water polluted by industrial, agricultural and professional activities; and directing the establishment of plans for safe water supply at provincial level;

b) Allocating annual finances to periodic and ad-hoc inspection and supervision of water quality, and facilitating upgrades of laboratory equipment in relevant provincial preventive health centers to enable them to test and monitor parameters as per current regulations;

c) Directing departments and agencies to intensify joint inspections of water factories, water providers, water tanks in tenement buildings, industrial zones, collective zones and households. Taking strict actions against entities violating current regulations on water quality;

d) Directing water providers within authority to conduct examinations of water hygiene and quality, implement solutions for assurance of water quality and disclose information on water quality through mass media in a strict manner.

8. Water providers shall be responsible for:

a) Conducting internal examinations of the hygiene and quality of water as per current regulations;

b) Disclosing information and reporting internal examinations of the hygiene and quality of drinking water to competent government authorities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Difficulties shall be reported to the Health Environment Management Agency - Ministry of Health for solutions./.

 

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER 




Nguyen Thanh Long

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


123.713

DMCA.com Protection Status
IP: 2a06:98c0:3600::103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!