Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Dùng tài khoản LawNet
Quên mật khẩu?   Đăng ký mới

Đang tải văn bản...

Thông tư 24/2025/TT-BCT lập kế hoạch quản lý rủi ro khai thác khoáng sản

Số hiệu: 24/2025/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trương Thanh Hoài
Ngày ban hành: 13/05/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản

Ngày 13/5/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 24/2025/TT-BCT quy định về lập và phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản.

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản

Theo đó, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản như sau:

- Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhóm I bằng phương pháp lộ thiên; Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhóm II, nhóm III, nhóm IV bằng phương pháp lộ thiên có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tự phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản trước khi thi công công trình mỏ lộ thiên đối với dự án đầu tư khai thác mới; tự phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2026 đối với dự án đầu tư khai thác đang trong quá trình thi công công trình mỏ lộ thiên hoặc đã đi vào vận hành.

- Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III, nhóm IV bằng phương pháp hầm lò lập kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, như sau:

+ Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Địa chất và khoáng sản 2024, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2025/TT-BCT phê duyệt;

+ Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Luật Địa chất và khoáng sản 2024, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư 24/2025/TT-BCT phê duyệt.

Về trách nhiệm thi hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

- Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và phê duyệt hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền.

- Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định trong việc lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền.

- Kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền về lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản.

Xem chi tiết tại Thông tư 24/2025/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2025/TT-BCT

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2025

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Căn cứ Luật Địa chất và khoáng sản ngày 29 tháng 11 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về lập và phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết về lập, thẩm quyền phê duyệt, thời điểm phê duyệt, hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt và gửi kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nước liên quan đến lập và phê duyệt kế hoạch rủi ro trong khai thác khoáng sản nhóm I bằng phương pháp lộ thiên; khoáng sản nhóm II, nhóm III, nhóm IV bằng phương pháp lộ thiên có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III, nhóm IV bằng phương pháp hầm lò trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rủi ro trong khai thác khoáng sản là khả năng gặp những nguy cơ tiềm ẩn gây ra sự cố, tai nạn, thương tích, bệnh nghề nghiệp, thiệt hại về tài sản, ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản.

2. Quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm đảm bảo tất cả rủi ro được xác định, phân tích, đánh giá, xử lý đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động khai thác khoáng sản.

3. Đánh giá rủi ro trong khai thác khoáng sản là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và các yếu tố nguy hiểm, có hại nhằm chủ động phòng ngừa sự cố, tai nạn trong khai thác khoáng sản.

4. Đánh giá mức độ rủi ro là đánh giá các mối nguy hiểm đã được xác định căn cứ vào khả năng xảy ra và hậu quả của mối nguy hiểm.

5. Ứng cứu khẩn cấp trong khai thác khoáng sản là hệ thống các hoạt động theo một quy trình định sẵn bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả trong những tình huống khẩn cấp do sự cố, tai nạn gây ra trong khai thác khoáng sản.

6. Kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng hệ thống các quy định, quy trình nhằm tìm ra các mối nguy hiểm có thể xảy ra để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục, giảm thiểu tối đa những rủi ro có khả năng phát sinh trong quá trình khai thác khoáng sản, bao gồm báo cáo quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

7. Công trình hầm lò là hệ thống đường lò, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống vận tải, hệ thống thông gió trong hầm lò và các công trình khác trong hầm lò phục vụ cho công tác khai thác khoáng sản.

8. Công trình mỏ lộ thiên là các công trình khai đào nằm trong biên giới mỏ lộ thiên.

Chương II

LẬP VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Điều 4. Lập kế hoạch quản lý rủi ro

1. Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhóm I bằng phương pháp lộ thiên; Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhóm II, nhóm III, nhóm IV bằng phương pháp lộ thiên có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III, nhóm IV bằng phương pháp hầm lò phải lập kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản theo các nội dung quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản có thể được lồng ghép, tích hợp với đánh giá rủi ro, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp khác theo pháp luật chuyên ngành.

Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro

1. Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhóm I bằng phương pháp lộ thiên; Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhóm II, nhóm III, nhóm IV bằng phương pháp lộ thiên có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tự phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản trước khi thi công công trình mỏ lộ thiên đối với dự án đầu tư khai thác mới; tự phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2026 đối với dự án đầu tư khai thác đang trong quá trình thi công công trình mỏ lộ thiên hoặc đã đi vào vận hành.

2. Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III, nhóm IV bằng phương pháp hầm lò lập kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, như sau:

a) Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Địa chất và khoáng sản, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Thông tư này phê duyệt;

b) Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Luật Địa chất và khoáng sản, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này phê duyệt.

Điều 6. Thời điểm phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro bằng phương pháp hầm lò

Thời điểm phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, quy định như sau:

1. Đối với dự án đầu tư khai thác mới, phải được phê duyệt chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi thi công và trước khi đưa công trình hầm lò vào sử dụng;

2. Đối với dự án đầu tư khai thác đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ, phải được phê duyệt chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi đưa công trình vào sử dụng;

3. Đối với dự án đầu tư khai thác đã đi vào vận hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2025, phải được phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2027.

Điều 7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò

1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro bao gồm:

a) Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Kế hoạch quản lý rủi ro theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III, nhóm IV bằng phương pháp hầm lò gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này bằng một trong các phương thức sau:

a) Gửi trực tiếp;

b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;

c) Gửi qua hệ thống phần mềm giải quyết thủ tục hành chính quốc gia hoặc của cơ quan có thẩm quyền;

d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá và phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Gửi kế hoạch quản lý rủi ro

Doanh nghiệp khai thác khoáng sản có trách nhiệm gửi kế hoạch quản lý rủi ro được phê duyệt cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để theo dõi, quản lý trên địa bàn.

Chương III

TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

Điều 9. Trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác khoáng sản

1. Tuân thủ các quy định của Thông tư này và pháp luật khác có liên quan.

2. Tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung của kế hoạch quản lý rủi ro được phê duyệt.

3. Định kỳ hàng năm cập nhật kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản và cập nhật khi có sự thay đổi: Mục tiêu, chính sách về an toàn; tổ chức về công tác an toàn; danh mục máy, thiết bị, phương tiện, vật tư và hóa chất; công nghệ, tổ chức sản xuất; sau khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; sơ đồ tổ chức, phân định trách nhiệm, hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn; địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp.

Điều 10. Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

1. Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và phê duyệt hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền.

2. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định trong việc lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản.

3. Kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền về lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản.

Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và phê duyệt hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền.

2. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định trong việc lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền.

3. Kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền về lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản.

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Bãi bỏ cụm từ “công nghiệp khai thác mỏ và” tại Điều 1 Thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công thương.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương (qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) để được hướng dẫn, giải quyết./.


Nơi nh
ận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VB và QLXLVPHC, Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Công Thương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản;
- Công báo;
- Lưu: VT, ATMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Thanh Hoài

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Thông tư s 24/2025/TT-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Tên chủ đầu tư.

2. Địa chỉ liên lạc.

3. Điện thoại: , Fax:

4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5. Giấy phép khai thác khoáng sản.

6. Địa chỉ khu vực khai thác.

7. Giám đốc điều hành mỏ.

PHẦN II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án, phương pháp khai thác, công suất.

2. Vị trí công trình, dự án, bản đồ địa hình, điều kiện tự nhiên liên quan đến an toàn, môi trường.

3. Vị trí các tòa nhà, công trình tiện ích, dịch vụ, hệ thống an toàn và phòng cháy chữa cháy, vị trí của đội ứng cứu khẩn cấp bán chuyên trách.

4. Công nghệ thi công, khai thác.

5. Dây chuyền công nghệ của các khâu chính trong hoạt động khai thác khoáng sản.

6. Thông tin về nhân sự làm việc cho dự án: số lượng, phân bố nhân sự tại các khu vực.

PHẦN III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO

Chương 1. Báo cáo quản lý an toàn của doanh nghiệp

1. Quy định về mục tiêu, chính sách an toàn và xử lý vi phạm về an toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Sơ đồ tổ chức về công tác an toàn theo quy định của pháp luật.

3. Quy định về kiểm tra an toàn.

4. Quy định an toàn cụ thể cho từng dây chuyền, máy, thiết bị, phương tiện, vật tư, hoá chất sử dụng.

5. Quy trình vận hành, bảo dưỡng cho dây chuyền, máy, thiết bị, phương tiện, công trình.

6. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ.

7. 01 (một) biên bản kiểm tra của doanh nghiệp về kỹ thuật an toàn theo từng chuyên ngành khai thác, cơ điện và vận tải, thông gió (đối với mỏ hầm lò), thoát nước, môi trường.

8. Sổ kiến nghị về an toàn.

9. Danh mục máy, thiết bị, phương tiện, vật tư và hóa chất.

10. Danh mục đầu tư trang thiết bị bảo đảm công tác an toàn.

11. Danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn được áp dụng trong doanh nghiệp.

12. Hồ sơ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của nhân sự quản lý, điều hành sản xuất.

13. Hồ sơ theo dõi, điều tra, đánh giá, khắc phục tai nạn, sự cố, thiệt hại về tài sản.

14. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, môi trường.

* Ghi chú: Đối với dự án đầu tư khai thác mới, doanh nghiệp chỉ cần xây dựng nội dung quy định tại mục 7 là mẫu biên bản; mục 13 là mẫu hồ sơ theo dõi để doanh nghiệp sử dụng khi triển khai thi công công trình.

Chương 2. Báo cáo đánh giá rủi ro của doanh nghiệp

1. Phạm vi công việc: Đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp để loại trừ, giảm thiểu tai nạn, sự cố cho tất cả các vị trí hoạt động sản xuất.

2. Xác định mối nguy

Xác định tất cả các loại mối nguy hiểm, có hại là nguồn gốc và nguyên nhân gây ra sự cố, tai nạn và hậu quả do sự cố, tai nạn có thể gây ra đối với con người, công trình, phát tán ra môi trường.

Các nội dung cần phải xem xét đến khi xác định mối nguy gồm:

a) Các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên;

b) Các hoạt động của những người có khả năng tiếp cận đến khu vực đang khai thác khoáng sản;

c) Các hành vi, khả năng và các nhân tố liên quan đến con người khác;

d) Xác định các mối nguy bắt nguồn từ bên ngoài nơi làm việc mà có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn của những người chịu ảnh hưởng kiểm soát của tổ chức trong phạm vi nơi làm việc;

đ) Các mối nguy do hoạt động dưới sự kiểm soát của doanh nghiệp tạo ra trong vùng lân cận của nơi làm việc;

e) Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vật liệu tại nơi làm việc;

g) Bố trí khu vực làm việc, lắp đặt máy, thiết bị, các thủ tục nội bộ của doanh nghiệp để điều hành và tổ chức công việc.

3. Đánh giá rủi ro

a) Xác định các giải pháp kiểm soát các mối nguy hiểm có sẵn

- Các giải pháp phải là giải pháp đã được thực hiện trong thực tế, đã được ban hành trong nội quy, quy trình, quy định về an toàn, phiếu công tác, không phải là giải pháp đặt ra trong quá trình đánh giá.

- Yêu cầu các giải pháp kiểm soát mối nguy hiểm có sẵn phải được liệt kê: Ngắn gọn, chính xác, đầy đủ và cụ thể. Xem xét hiệu quả của các giải pháp có sẵn trong thực tế.

b) Đánh giá hậu quả của mối nguy hiểm (hay cấp độ) đã được xác định

Hậu quả của mối nguy hiểm là mức độ của chấn thương hoặc thiệt hại gây ra bởi tai nạn hoặc sự cố, ốm đau từ mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Hậu quả có thể được chia làm nhiều loại khác nhau dựa trên mức độ sự cố, thương tật. Ví dụ:

Cấp độ

Mô t

Nh

Không chấn thương, chấn thương hoặc ốm đau chỉ yêu cầu sơ cứu (bao gồm các vết đứt và trầy xước nhỏ, sưng tấy, ốm đau với lo lắng tạm thời)

Trung bình

Chấn thương yêu cầu điều trị y tế hoặc ốm đau dẫn đến ốm yếu tàn tật (bao gồm vết rách, bỏng, bong gân, gãy nhỏ, viêm da, điếc, ...)

Nặng

Chết người, chấn thương trầm trọng hoặc bệnh nghề nghiệp có thể làm chết người (bao gồm cụt chân tay, gãy xương lớn, đa chấn thương, ung thư nghề nghiệp, nhiễm độc cấp tính và chết người)

Hoặc chia thành 5 cấp độ như bảng sau đây:

Cấp độ

Mô t

Diễn giải

A (5)

Thảm khốc

Tử vong

B(4)

Cao

Thương tật nghiêm trọng vĩnh viễn

C(3)

Trung bình

Cần điều trị y tế, mất ngày công

D(2)

Nh

Điều trị y tế (có thể quay lại làm việc)

E(1)

Không đáng k

Điều trị sơ cứu (có thể quay lại làm việc)

c) Xác định khả năng xảy ra (hay tần suất) của tai nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm

Bên cạnh việc xác định hậu quả có thể xảy ra đối với mỗi mối nguy hiểm, cần thiết phải xác định khả năng xảy ra của tai nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm.

Ví dụ tại bảng sau, việc xác định khả năng xảy ra được chia làm 3 mức: hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên.

Tần suất

Mô t

Hiếm khi

Ít có khả năng xảy ra

Thỉnh thoảng

Có thể hoặc đã biết xảy ra

Thường xuyên

Xảy ra thông thường hoặc lặp lại

Hoặc có thể chia làm 5 cấp độ như bảng sau đây:

Tần suất

Mô t

Diễn giải

Gần như chắc chắn

Sẽ xảy ra ít nhất một lần trong năm

Khả năng thường xuyên xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc rất thường xuyên xảy ra trong hoạt động với số lượng lớn của các thành phần tương tự

Có khả năng xảy ra

Một lần trong 5 năm

Khả năng xảy ra vài lần trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống trong hoạt động với số lớn của các thành phần tương tự.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/5000 lần thực hiện công việc.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/500 người thực hiện công việc.

Có thể xảy ra

Một lần trong 10 năm

Khả năng đôi khi xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc được trông đợi xảy ra một cách hợp lý trong đời với số lượng lớn các thành phần tương tự

Hoặc xảy ra với xác suất 1/ 50 000 lần thực hiện công việc.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/5000 người thực hiện công việc.

Ít khi xảy ra

Một lần trong 15 năm

Đôi khi có thể xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc trông đợi xảy ra một cách hợp lý trong đời của một số lớn các thành phần tương tự.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/100 000 lần thực hiện công việc.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/10 000 người thực hiện công việc.

Hiếm khi xảy ra

Không trông đợi có thể xảy ra trong vòng đời của hoạt động

Không chắc có thể xảy ra trong vòng đời của một cá thể hoặc hệ thống mà nó chỉ có thể bằng cách giả định chứ không phải bằng trải nghiệm. Hiếm khi xảy ra trong đời của một số lớn thành phần tương tự.

d) Đánh giá mức độ rủi ro căn cứ vào khả năng xảy ra và hậu quả của mối nguy hiểm. Lựa chọn ma trận rủi ro

Sau khi xác định các biện pháp kiểm soát mối nguy hiểm có sẵn, khả năng xảy ra và hậu quả của mối nguy hiểm, việc đánh giá mức độ rủi ro được thực hiện bằng cách sử dụng ma trận rủi ro.

Mức độ rủi ro = Cấp độ * Tần suất

Mức rủi ro được phân loại thành thấp, trung bình và cao và tuỳ thuộc vào sự kết hợp giữa hậu quả của mối nguy hiểm và khả năng xảy ra.

Ví dụ về ma trận xác định mức độ rủi ro 3x3

Cấp độ

Tần suất

Nặng

Trung bình

Nh

Hiếm khi

Trung bình

Thấp

Thấp

Thỉnh thoảng

Cao

Trung bình

Thấp

Thường xuyên

Cao

Cao

Trung bình

Ví dụ ma trận xác định mức độ rủi ro 5 x 5

Ma trận đánh giá rủi ro được sử dụng để phân loại rủi ro trong đánh giá này được trình bày như trong hình dưới đây.

Cấp độ

Tần suất

A (5)

B(4)

C (3)

D (2)

E (1)

Hiếm khi xảy ra (1)

5

4

3

2

1

Rủi ro thấp (1÷4)

Ít khi xảy ra (2)

10

8

6

4

2

Rủi ro trung bình (5÷9)

Có thể xảy ra (3)

15

12

9

6

3

Rủi ro cao (10÷16)

Có khả năng xảy ra (4)

20

16

12

8

4

Rủi ro cực cao (17÷25)

Gần như chắc chắn (5)

25

20

15

10

5

- Vùng màu xanh dương (từ 1 đến 4) là vùng rủi ro thấp - chấp nhận rộng rãi. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này, các biện pháp giảm rủi ro hiện hữu đã đầy đủ, cho phép tiếp tục hoạt động và không cần phải đưa ra bất kỳ biện pháp bổ sung nào.

- Vùng màu xanh lá (từ 5 đến 9) là vùng rủi ro trung bình - chấp nhận được. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này, các biện pháp giảm rủi ro hiện hữu đã đầy đủ, cho phép tiếp tục hoạt động và không cần phải đưa ra bất kỳ biện pháp bổ sung nào.

- Vùng màu vàng (từ 10 đến 16) là vùng rủi ro cao phải được giảm thiểu xuống mức thấp nhất phù hợp thực tế. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này cần cân nhắc giảm rủi ro tới một mức mà nếu áp dụng thêm các biện pháp giảm rủi ro thì sẽ không hiệu quả hoặc thiếu thực tế.

- Vùng màu đỏ (từ 17 đến 25) là vùng rủi ro cực cao - không chấp nhận được. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này thì phải dừng hoạt động và áp dụng bổ sung các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

4. Giải pháp kiểm soát rủi ro

Các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được bắt đầu với mục tiêu loại trừ hoàn toàn rủi ro. Nếu điều này không thể đạt được, thì quá trình giảm thiểu phải được thực hiện theo một thứ tự nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức độ thấp nhất có thể được. Các biện pháp kiểm soát được xem xét theo thứ tự ưu tiên bao gồm:

a) Loại bỏ từ nguồn;

b) Thay thế;

c) Giảm thiểu rủi ro;

d) Kiểm soát có quy trình và năng lực nhân viên;

đ) Kiểm soát hành chính;

e) Kế hoạch và năng lực ứng phó tình huống khẩn cấp, biện pháp kiểm soát khi có sự cố.

5. Kết luận và kiến nghị

Chương 3. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp quốc gia. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, bao gồm:

1. Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, hệ thống báo cáo khi xảy ra tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm.

2. Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan.

3. Danh sách ban chỉ huy ứng cứu khẩn cấp và danh sách đội ứng cứu khẩn cấp của doanh nghiệp.

4. Danh mục máy, thiết bị, phương tiện sử dụng trong hoạt động ứng cứu khẩn cấp.

5. Nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu có hiệu quả các tình huống khẩn cấp.

6. Các tình huống giả định ứng cứu khẩn cấp trong khai thác khoáng sản.

7. Kế hoạch huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp cho một tình huống giả định.

8. Đánh giá kết quả luyện tập và diễn tập xử lý tình huống giả định.

9. Kế hoạch khôi phục hoạt động của cơ sở sau khi khắc phục sự cố bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để nâng cao mức an toàn.

PHẦN IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

2. Kiến nghị.

PHỤ LỤC II

CÁC BIỂU MẪU
(Kèm theo Thông tư số 24/2025/TT-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Mẫu số 01

Công văn đề nghị phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò

Mẫu số 02

Quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò

Mẫu số 01

………….. (1) …………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………….
V/v phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò

Kính gửi: …………………….(2) ………………………

Tên tổ chức, doanh nghiệp khai thác khoáng sản: ………………(1) ………………….

Nơi đặt trụ sở chính: ……………………………………….(3)…………………………….

Điện thoại: ………………………….. Fax: ………………….. Email: ……………………

Thực hiện Thông tư số ……/2025/TT-BCT ngày …… tháng ..... năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về lập và phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò.

Đề nghị ...(2)... phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò cho …..(4)……..

Hồ sơ gửi kèm theo: Kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò của doanh nghiệp.

.....(3)..., ngày........tháng........năm......…(5)….
(Ch
ữ ký, dấu)




Nguy
ễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp (Ví dụ: Công ty A);

(2) Tên cơ quan phê duyệt (Ví dụ: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp);

(3) Địa danh, nơi đặt trụ sở chính của tổ chức, doanh nghiệp;

(4) Dự án;

(5) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

Mẫu số 02

………….. (1) …………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: ………….

.…(3)…., ngày … tháng … năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò

Căn cứ Luật Địa chất và Khoáng sản ngày 29 tháng 11 năm 2025;

Căn cứ Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số .../2025/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 20.... của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về lập và phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản;

Xét đề nghị của …..(2)…….. về việc phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò;

Theo đề nghị của ……….. (4) ………..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò cho…..(5)…….. của …..(2)….. …..(6)…..

Điều 2. …..(2)…….. phải thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch quản lý rủi ro được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

……….. (7) ……….. Tổng Giám đốc/Giám đốc …..(2)…….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nh
ận:
- Như Điều 3;
- …. (9) ……
- Lưu: ………

……….. (8) ………..
(Ch
ữ ký, dấu)




Nguy
ễn Văn A

Chú thích:

(1) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Ví dụ: UBND tỉnh hoặc Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương);

(2) Tên tổ chức, doanh nghiệp (Ví dụ: Công ty A);

(3) Địa danh, nơi đặt trụ sở chính của tổ chức, doanh nghiệp;

(4) Tên đơn vị chức năng của cơ quan có thẩm quyền;

(5) Dự án;

(6) Trong giai đoạn trước khi thi công/trước khi đưa công trình hầm lò vào sử dụng;

(7) Ghi đối tượng có liên quan.

(8) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(9) UBND tỉnh hoặc Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương (cấp tỉnh phê duyệt thì gửi Quyết định cho Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương biết và ngược lại).

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 24/2025/TT-BCT

Hanoi, May 13, 2025

CIRCULAR

PROVIDING FOR FORMULATION AND APPROVAL OF PLANS FOR RISK MANAGEMENT IN MINERAL MINING

Pursuant to the Law on Geology and Minerals dated November 29, 2024;

Pursuant to the Government’s Decree No. 40/2025/ND-CP dated February 26, 2025 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

At the request of the Director General of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency;

The Minister of Industry and Trade hereby promulgates a Circular providing for formulation and approval of plans for risk management in mineral mining.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



This Circular elaborates on the formulation of, authority to approve, time of approval, applications, procedures for approval of, and submission of plans for risk management in mineral mining.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to organizations, individuals and state agencies related to formulation and approval of plans for risk management in mining of group I minerals by opencast mining method; group II, group III and group IV minerals by opencast mining method using industrial explosive materials; group I, group II, group III and group IV minerals by underground mining method within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “mineral mining risk” means the possibility of encountering potential hazards that cause incidents, accidents, injuries, occupational diseases, damage to property or environmental pollution in the course of mineral mining.

2. “risk management in mineral mining” means the application of technical and managerial measures to ensure that all risks are identified, analyzed, assessed and controlled for all works, machines, equipment, lines, technological processes and in all stages of mineral mining activities.

3. “risk assessment in mineral mining” means the analysis and identification of risks and dangerous and harmful factors with the aim of proactively preventing incidents and accidents in mineral mining.

4. “assessment of level of risks” means the assessment of identified hazards based on the likelihood and consequences of each hazard.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



6. “plan for risk management in mineral mining” means an activity of building a system of regulations and procedures for the purpose of find out potential hazards to prevent, respond to, deal with and minimize potential risks during the mineral mining process, including safety management reports, risk assessment reports and emergency response plans.

7. “mine structure” means any drift system, energy supply system, water supply and drainage system, transportation system, ventilation system in a mine and other works in the mine intended for mining of minerals.

8. “open-pit mine structure” means an excavation structure located within the boundary of an open-pit mine.

Chapter II

FORMULATION AND APPROVAL OF PLANS FOR RISK MANAGEMENT IN MINERAL MINING

Article 4. Formulation of risk management plans

1. Every enterprise mining group I minerals by opencast mining method; enterprise mining group II, group III and group IV minerals by opencast mining method using industrial explosive materials and enterprise group I, group II, group III and group IV minerals by underground mining method must formulate a plan for risk management in mineral mining according to the contents specified in the Appendix I to this Circular.

2. The plan for risk management in mineral mining may be integrated with risk assessment and other emergency response plans according to specialized laws.

Article 5. Authority to approve risk management plans

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Every enterprise mining group I, group II, group III and group IV minerals by underground mining method must formulate a plan for risk management in mineral mining and submit it to a competent authority for approval as follows:

a) Regarding the mineral mining license under the issuing authority specified in clause 1 Article 108 of the Law on Geology and Minerals, submit the plan to the competent authority specified in Article 10 of this Circular for approval;

b) Regarding the mineral mining license under the issuing authority specified in clause 2 Article 108 of the Law on Geology and Minerals, submit the plan to the competent authority specified in Article 11 of this Circular for approval.

Article 6. Time of approving risk management plans in case of underground mining method

Time of approving a risk management plan for a project on investment in mineral mining by underground mining method is prescribed as follows:

1. For a new mining investment project, the plan must be approved at least 07 working days before the construction and before putting the mine structure into use;

2. For a new mining investment project that is in its stage of basically constructing a mine, the plan must be approved at least 07 working days before putting the mine into use;

3. For a mining investment project which has been put into operation before July 01, 2025, the plan must be approved before July 01, 2027.

Article 7. Applications and procedures for approval of plans for risk management in mineral mining by underground mining method

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) An application form, which is made using the form in the Appendix II to this Circular;

b) A risk management plan, which is made using the form in the Appendix I to this Circular.

2. Every enterprise mining group I, group II, group III and group IV minerals by underground mining method shall submit the application specified in clause 1 of this Article to the competent authority specified in point a or point b clause 2 Article 5 of this Circular by any of the following methods:

a) In person;

b) Via postal service;

c) Via the national system for handling administrative procedures or the system for handling administrative procedures of the competent authority;

d) Other methods prescribed by law.

3. The competent authority shall receive and inspect the application. In case the application is invalid, within 02 (two) working days from the date of receiving the application, the competent authority shall provide a written explanation.

4. Within 15 (fifteen) working days from the date of receiving a valid application, the competent authority shall inspect, assess and approve the plan for risk management in mineral mining by underground mining method according to the Form No. 02 in the Appendix II to this Circular.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Each mineral mining enterprise shall submit its approved risk management plan to the provincial People's Committee for monitoring and management in its province.

Chapter III

RESPONSIBILITY FOR IMPLEMENTATION

Article 9. Responsibilities of mineral mining enterprises

1. Comply with the regulations specified in this Circular and other relevant regulations of law.

2. Organize the implementation and implement the regulations of the approved risk management plans.

3. Annually update the plans for risk management in mineral mining and update when there is any change to: Safety objectives and policies; organization of performance of safety-related tasks; list of machines, equipment, means, materials and chemicals; technology, production organization; after an occupational accident or technical incident seriously threatening occupational safety and health; organizational chart, division of responsibilities, reporting system upon occurrence of an incident or accident; contact address and information upon emergency response.

Article 10. Responsibilities of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency

1. Organize the receipt, inspection, assessment and approval of applications for approval of plans for risk management in mineral mining of enterprises under its authority.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Carry out inspection, impose penalties for violations and handle complaints and denunciations under its authority over formulation and approval of plans for risk management in mineral mining.

Article 11. Responsibilities of provincial People’s Committees

1. Organize the receipt, inspection, assessment and approval of applications for approval of plans for risk management in mineral mining of enterprises under its authority.

2. Propagate, popularize and provide guidance on implementation of regulations on formulation and approval of plan for risk management in mineral mining under their authority.

3. Carry out inspection, impose penalties for violations and handle complaints and denunciations under its authority over formulation and approval of plans for risk management in mineral mining.

Article 12. Implementation clause

1. This Circular comes into force from July 01, 2025.

2. The phrase “công nghiệp khai thác mỏ và” (“mining industry and”) in Article 1 of the Circular No. 43/2010/TT-BCT dated December 29, 2010 of the Minister of Industry and Trade providing for safety management in the industry and trade sector is repealed.

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Industry and Trade (through the Industrial Safety Techniques and Environment Agency) for instructions and resolution./.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Truong Thanh Hoai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 24/2025/TT-BCT ngày 13/05/2025 quy định về lập và phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


806

DMCA.com Protection Status
IP: 2001:4860:7:c12::f8