BỘ KHOA
HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 18/2010/TT-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010
|
THÔNG
TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 22 tháng 6 năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi
tiết thi hành một số điều của
Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008 và Nghị định
số
65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đa
dạng sinh học;
Căn cứ Nghị định số
28/2008/NĐ-CP
ngày
14 tháng
3 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học
và Công nghệ;
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen như sau:
Chương
I.
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định
về: hoạt động mạng lưới quỹ gen; quản lý nhiệm vụ quỹ gen; trình tự xây dựng,
tổ chức thực hiện, đánh giá nghiệm thu, xử lý và sử dụng kết quả thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen.
2. Nhiệm vụ khoa học
và công nghệ về quỹ gen (sau đây gọi là nhiệm vụ quỹ gen) bao gồm nhiệm vụ quỹ
gen cấp nhà nước, nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh và
không bao gồm nhiệm vụ quỹ gen cấp cơ sở.
3. Nhiệm vụ quỹ gen
gồm 3 loại: nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen; nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn
gen; nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng
đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam liên quan đến hoạt động mạng lưới quỹ
gen, quản lý và thực hiện nhiệm vụ quỹ gen có sử dụng ngân sách nhà nước quy
định tại Điều 1 của Thông tư này.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nguồn gen là
các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa
dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự
nhiên.
2. Quỹ gen là
tập hợp các nguồn gen từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao
gồm nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi, nguồn gen người, nguồn gen vi sinh
vật và các nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu có giá trị sử dụng trong các lĩnh vực kinh
tế, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường.
3. Mạng lưới quỹ
gen là mạng lưới liên kết hoạt động của các tổ chức chủ trì thực hiện và
lưu giữ kết quả nhiệm vụ quỹ gen trên phạm vi cả nước đã được hình thành ở các Bộ,
ngành trong quá trình thực hiện Quyết định số 2177/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30 tháng
12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa
học và Công nghệ) và các tổ chức chủ trì nhiệm vụ quỹ gen thực hiện theo Thông
tư này.
4.
Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen là nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện
các hoạt động nghiên cứu, thu thập, bảo tồn, đánh giá các chỉ tiêu sinh học và
tư liệu hóa nguồn gen.
5.
Nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen là nhiệm vụ khoa học và công
nghệ thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng để khai thác và phát triển
nguồn gen đã được bảo tồn phục vụ cho mục đích kinh tế, y tế, an ninh, quốc
phòng, khoa học và môi trường.
6.
Nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen là nhiệm vụ khoa học và công nghệ
thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật di truyền giống, di
truyền phân tử, thống kê sinh học, tin sinh học,… để đánh giá di truyền phục vụ
cho việc sàng lọc nguồn gen và lập bản đồ gen một số nguồn gen có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế, an ninh, quốc phòng.
7.
Nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước là
nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen có tính liên ngành, đa lĩnh vực, được
thực hiện bởi sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân và các nhà khoa học. Sản
phẩm và kết quả nhiệm vụ quỹ gen có phạm vi ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, có ý
nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế, y tế, an
ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường. Các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen do các
tổ chức mạng lưới quỹ gen chủ trì thực hiện theo Quyết định số
2177/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) là các nhiệm vụ bảo tồn
nguồn gen
cấp nhà nước. Nhiệm vụ quỹ
gen cấp nhà nước do
Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện.
8.
Nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh là nhiệm vụ khoa học và công nghệ về
quỹ gen có phạm vi ứng dụng trong một lĩnh vực, ngành, địa phương. Nhiệm vụ quỹ
gen cấp bộ, cấp tỉnh do Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện.
Điều
4. Đối tượng của nhiệm vụ quỹ gen
1. Đối tượng của
nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen
a) Các nguồn gen quý,
hiếm, đặc hữu của Việt Nam đang bị suy giảm hoặc có nguy cơ mất đi;
b) Các nguồn gen có
giá trị kinh tế-xã hội, y học, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường đã
được đánh giá các chỉ tiêu sinh học;
c) Các nguồn gen cần
cho công tác tạo giống, lai tạo giống, nghiên cứu khoa học và đào tạo;
d) Các nguồn gen có
nguồn gốc từ nước ngoài đã thích nghi, phát triển ổn định ở điều kiện Việt Nam
và có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất.
2. Đối tượng của
nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen
Các nguồn gen đang
được bảo tồn và đã được đánh giá có giá trị kinh tế cao, có thể tạo ra sản phẩm
thương mại, có thị trường đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, y tế, an
ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường.
3. Đối tượng của nhiệm
vụ đánh giá di truyền nguồn gen
Một số nguồn gen cây
trồng, nguồn gen vật nuôi chủ lực; một số nguồn gen người, nguồn gen vi sinh
vật, nguồn gen ký sinh trùng, vi rút có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
nông nghiệp, công nghiệp, y tế, an ninh, quốc phòng.
Điều
5. Nội dung của nhiệm vụ quỹ gen
1. Nội dung của nhiệm
vụ bảo tồn nguồn gen
a) Lưu giữ, bảo quản
các nguồn gen quý, hiếm hiện có;
b) Điều tra, khảo sát
và thu thập bổ sung nguồn gen;
c) Nghiên cứu, ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục tráng các nguồn gen cây trồng, thuần chủng
các nguồn gen vật nuôi, chuẩn hoá các chủng vi sinh, nấm, tảo;
d) Nghiên cứu xây
dựng, phát triển các khu vực nuôi trồng chuyên canh các loài cây, con quý,
hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc quan trọng phục vụ kinh tế-xã hội, y tế, an
ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường;
đ) Đánh giá sơ bộ,
đánh giá chi tiết nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học phù hợp với từng đối
tượng;
e) Tư liệu hóa nguồn
gen dưới các hình thức: phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản,
hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn
bản hoặc số hóa);
g) Bảo tồn an toàn
nguồn gen theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng (bảo tồn tại chỗ, bảo tồn
chuyển chỗ) và đánh giá kết quả bảo tồn;
h) Giới thiệu, cung
cấp, trao đổi nguồn gen và các thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân trong
nước và đối tác nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung của nhiệm
vụ khai thác và phát triển nguồn gen
a) Kiểm tra các nguồn
gen quý, đánh giá khả năng phát triển và ứng dụng để định hướng mục tiêu khai
thác;
b) Xây dựng nguồn vật
liệu di truyền: vườn cây đầu dòng, vườn giống (đối với nguồn gen thực vật); đàn
hạt nhân, cụ kỵ, ông bà, bố mẹ (đối với nguồn gen động vật); chủng gốc (đối với
nguồn gen vi sinh vật, nấm, tảo);
c) Nghiên cứu, phát
triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (nuôi cấy mô, sản xuất giống,
nhân giống, … ) để phát triển nguồn vật liệu di truyền và nhân rộng nguồn gen;
d) Nghiên cứu quy
trình công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế (thực phẩm, sinh phẩm, dược
phẩm, ...) từ nguồn gen;
đ) Xây dựng tiêu
chuẩn sản phẩm được tạo ra từ nguồn gen;
e) Đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm và nguồn gen bản địa.
3. Nội dung của nhiệm
vụ đánh giá di truyền nguồn gen
a) Nghiên cứu đánh
giá tiềm năng di truyền;
b) Nghiên cứu cấu
trúc và chức năng của gen, giải trình tự gen;
c) Lập bản đồ gen.
Chương
II.
HOẠT
ĐỘNG MẠNG LƯỚI QUỸ GEN
Điều
6. Mạng lưới quỹ gen
1. Các tổ chức chủ trì
thực hiện và lưu giữ kết quả nhiệm vụ quỹ gen trong quá trình thực hiện Quyết định
số 2177/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) và các tổ chức chủ
trì nhiệm vụ quỹ gen thực hiện theo Thông tư này trên phạm vi cả nước được liên
kết với nhau tạo thành mạng lưới quỹ gen.
2. Bộ Khoa học và
Công nghệ thống nhất nội dung hoạt động của mạng lưới quỹ gen nhằm nâng cao
hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen.
3. Bộ Khoa học và
Công nghệ phối hợp với Bộ, ngành chủ quản tổ chức rà soát lại điều kiện cơ sở
vật chất và nguồn lực của các tổ chức đang chủ trì nhiệm vụ quỹ gen. Trường hợp
tổ chức chủ trì không đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ
quyết định hoặc đề nghị Bộ, ngành chủ quản đình chỉ việc thực hiện hoặc chuyển
giao nhiệm vụ cho tổ chức khác.
Điều
7. Thành viên mạng lưới quỹ gen
1. Thành viên mạng
lưới quỹ gen là các tổ chức chủ trì thực hiện và lưu giữ kết quả nhiệm vụ quỹ
gen có sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi cả nước.
2. Các tổ chức có đủ
điều kiện về cơ sở vật chất-kỹ thuật và nguồn nhân lực để thực hiện và lưu giữ
kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen chưa được giao chủ trì nhiệm vụ quỹ gen đều
được đăng ký để trở thành thành viên mạng lưới.
Hồ sơ thành viên mạng
lưới quỹ gen được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông
tư này, bao gồm:
a) Đơn đăng ký thành
viên mạng lưới quỹ gen (được cơ quan chủ quản chấp thuận);
b) Bản khai năng lực
của tổ chức;
c) Bản sao Quyết định
thành lập.
2. Bộ Khoa học và
Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) tổ chức xem xét, thẩm định
hồ sơ và ra quyết định công nhận danh sách thành viên mạng lưới quỹ gen. Danh
sách thành viên mạng lưới quỹ gen được Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét điều
chỉnh, bổ sung hàng năm cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Điều
8. Quyền và trách nhiệm của thành viên mạng lưới quỹ gen
1. Thành viên mạng
lưới quỹ gen có các quyền sau đây:
a) Đăng ký tham gia
chủ trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen;
b) Điều tra, thu thập
nguồn gen là đối tượng của nhiệm vụ quỹ gen được giao thực hiện;
c) Trao đổi, chuyển
giao, cung cấp kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cho tổ chức, cá nhân khác
theo quy định của pháp luật;
d) Hưởng lợi ích do
tổ chức, cá nhân khác tiếp cận nguồn gen chia s theo quy định tại Điều 58 và
Điều 61 của Luật Đa dạng sinh học.
2. Thành viên mạng
lưới quỹ gen có trách nhiệm sau đây:
a) Báo cáo với Bộ
Khoa học và Công nghệ và cơ quan quản lý nhà nước khác có thẩm quyền về hoạt
động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử
dụng với mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại;
b) Tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân khác được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định
tại Điều 59 của Luật Đa dạng sinh học;
c) Kiểm soát việc
điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận
nguồn gen trong phạm vi quản lý;
d) Chịu trách nhiệm
trước pháp luật, Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan quản lý nhà nước khác có
thẩm quyền về việc lưu giữ, sử dụng các kết quả nhiệm vụ quỹ gen.
Điều
9. Nội dung hoạt động mạng lưới quỹ gen
Theo chỉ đạo của Ban
điều hành nhiệm vụ quỹ gen, mạng lưới quỹ gen thực hiện các hoạt động sau đây:
- Xây dựng kế hoạch 5
năm và định hướng chiến lược về bảo tồn và phát triển nguồn gen cho giai đoạn
10-20 năm;
- Đề xuất và xây dựng
thuyết minh nhiệm vụ quỹ gen;
- Tổ chức triển khai
thực hiện nhiệm vụ quỹ gen, đề xuất xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực hiện;
- Tổ chức kiểm tra, đôn
đốc, giám sát việc thực hiện, báo cáo kết quả, đánh giá nghiệm thu, xử lý và
lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen;
- Xây dựng cơ sở dữ
liệu, website về quỹ gen;
- Tổ chức tham gia
hội thảo, tổng kết đánh giá kết quả 5 năm, 10 năm thực hiện nhiệm vụ quỹ gen và
kiến nghị các cơ chế, chính sách và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện
hiệu quả nhiệm vụ quỹ gen;
- Đề xuất khen thưởng
đối với các thành viên của mạng lưới có thành tích nổi bật trong quá trình thực
hiện và xử lý các thành viên vi phạm các quy định của Thông tư này.
Chương
III.
QUẢN LÝ
NHIỆM VỤ QUỸ GEN
Điều
10. Quản lý nhiệm vụ quỹ gen
1. Nhiệm vụ quỹ gen được
quản lý theo quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước và theo quy định của Thông tư này.
2.
Thẩm quyền quản lý được quy định như sau:
a) Bộ Khoa học và Công
nghệ trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp
nhà nước. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế-kỹ thuật là đơn vị đầu
mối giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước và theo dõi quản lý các nhiệm vụ quỹ gen cấp
bộ, cấp tỉnh.
b) Bộ, ngành và UBND
cấp tỉnh trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp
tỉnh. Vụ, đơn vị quản lý khoa học và công nghệ các Bộ, ngành, Sở Khoa học và
Công nghệ các tỉnh là cơ quan đầu mối giúp thủ trưởng các Bộ, ngành, UBND cấp
tỉnh quản lý nhiệm vụ quỹ gen trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương.
3. Trách nhiệm phối
hợp quản lý:
a) Cơ quan chủ quản
(Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh) có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ
quản lý các nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước do tổ chức chủ
trì thực hiện thuộc Bộ, ngành, địa phương quản lý.
b) Bộ Khoa học và
Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quản lý các
nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh.
4. Biện pháp và nội
dung phối hợp quản lý:
a) Bộ Khoa học và
Công nghệ có trách nhiệm mời đại diện cơ quan chủ quản tham dự các cuộc họp hội
đồng khoa học và công nghệ tư vấn xác định nhiệm vụ, hội đồng xét chọn, tuyển
chọn, hội đồng đánh giá nghiệm thu và tham gia thành viên tổ thẩm định kinh
phí, thành viên đoàn kiểm tra các nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà
nước.
b) Cơ quan chủ quản
(Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh) có trách nhiệm mời đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ
tham dự các cuộc họp hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn xác định nhiệm vụ,
hội đồng xét chọn, tuyển chọn, hội đồng đánh giá nghiệm thu và tham gia thành
viên tổ thẩm định kinh phí, thành viên đoàn kiểm tra các nhiệm vụ quỹ gen cấp
bộ, cấp tỉnh.
c) Bộ Khoa học và
Công nghệ chủ trì và Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa
học và Công nghệ xây dựng định hướng chiến lược về bảo tồn và phát triển nguồn
gen cho giai đoạn 10-20 năm và kế hoạch hoạt động chung của mạng lưới; xử lý
các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện; xây dựng cơ sở dữ liệu, website chung
cho mạng lưới quỹ gen; tổ chức hội thảo, tổng kết đánh giá kết quả 5 năm, 10
năm thực hiện nhiệm vụ quỹ gen; xét duyệt thi đua khen thưởng.
Điều
11. Ban điều hành nhiệm vụ quỹ gen
1. Ban điều hành
nhiệm vụ quỹ gen (sau đây gọi là Ban điều hành) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ thành lập có trách nhiệm tư vấn cho Bộ trưởng xây dựng định hướng bảo tồn,
phát triển nguồn gen; tổ chức thực hiện, hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiệm vụ
quỹ gen.
2. Thành phần Ban
điều hành nhiệm vụ quỹ gen: Trưởng ban là lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ,
Phó ban là đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế,
thành viên gồm đại diện một số Bộ, ngành có liên quan đến nguồn gen và một số nhà
khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nguồn gen. Giúp việc cho Ban điều hành có Tổ
thư ký.
3. Quy chế tổ chức và
hoạt động của Ban điều hành do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm
theo Quyết định thành lập.
Điều
12. Nội dung hoạt động của Ban điều hành
- Chỉ đạo việc xây
dựng định hướng chiến lược về bảo tồn và phát triển nguồn gen cho giai đoạn
10-20 năm của mạng lưới quỹ gen làm căn cứ để xây dựng và lựa chọn các nhiệm vụ
quỹ gen cho kế hoạch 5 năm và hàng năm;
- Chỉ đạo việc xây
dựng kế hoạch hoạt động chung của mạng lưới;
- Giúp Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ xây dựng danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ
gen cấp nhà nước trong giai đoạn 5 năm và tư vấn cho Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về đề án khung các nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp
tỉnh;
- Chỉ đạo việc tổ chức
triển khai thực hiện, đánh giá nghiệm thu, tổng kết các nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước, đề xuất xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực hiện;
- Hướng dẫn xây dựng
cơ sở dữ liệu, website chung cho mạng lưới quỹ gen;
- Tổ chức hội thảo,
tổng kết đánh giá kết quả 5 năm, 10 năm thực hiện nhiệm vụ quỹ gen và kiến nghị
các cơ chế, chính sách và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện hiệu quả
nhiệm vụ quỹ gen;
- Đề xuất với Bộ Khoa
học và Công nghệ khen thưởng đối với các thành viên của mạng lưới có thành tích
nổi bật trong quá trình thực hiện và xử lý các thành viên vi phạm các quy định
của Thông tư này.
Chương
IV.
TRÌNH TỰ
XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU, XỬ LÝ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ
NHIỆM VỤ QUỸ GEN
Điều
13. Xây dựng nhiệm vụ quỹ gen
1. Đối với nhiệm vụ
bảo tồn nguồn gen:
a) Căn cứ vào định hướng
và nhu cầu về bảo tồn nguồn gen, các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có liên quan đến quỹ
gen xây dựng đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh và đề
xuất danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen đề nghị thực hiện ở cấp nhà nước cho kế hoạch 5 năm theo mẫu quy định tại Phụ
lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ. Ban Điều
hành nhiệm vụ quỹ gen tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về đề án
khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh.
b) Nhiệm vụ bảo tồn
nguồn gen cấp nhà nước:
Trên cơ sở đề xuất
của các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh, Ban Điều hành nhiệm vụ quỹ gen có trách
nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng danh mục các nhiệm vụ
bảo tồn nguồn gen cấp nhà nước trong giai đoạn 5 năm để
đưa ra hội đồng khoa học và công nghệ cấp nhà nước tư
vấn xác định nhiệm vụ.
c) Nhiệm vụ bảo tồn
nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh:
Trên cơ sở ý kiến của
Bộ Khoa học và Công nghệ về đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen, Bộ,
ngành, UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án khung
và danh mục các nhiệm
vụ bảo tồn nguồn gen dự kiến thực hiện ở cấp bộ, cấp tỉnh để đưa ra hội đồng
khoa học và công nghệ tư vấn xác định nhiệm vụ.
2. Đối với nhiệm vụ
khai thác và phát triển nguồn gen:
a)
Hàng năm, các tổ chức, cá nhân hoặc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có nhu cầu thực
hiện nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp nhà nước lập đề xuất theo mẫu
quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Bộ Khoa học và Công
nghệ. Đề xuất các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh
gửi về cơ quan quản lý KH&CN của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh.
b) Nhiệm vụ khai thác
và phát triển nguồn gen cấp nhà nước:
Ban điều hành nhiệm
vụ quỹ gen có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng danh
mục các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp nhà nước
để đưa ra hội đồng khoa học và công nghệ cấp nhà nước tư
vấn xác định nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định phê
duyệt danh mục các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp
nhà nước để đưa ra tuyển chọn, xét chọn.
c) Nhiệm vụ khai thác
và phát triển nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh:
Thủ trưởng Bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh tổ chức xác định nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp
bộ, cấp tỉnh theo quy định hiện hành về quản lý các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ. Danh mục các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh
phải được thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ trước khi đưa ra tuyển chọn,
xét chọn.
3. Đối với nhiệm vụ
đánh giá di truyền nguồn gen:
a) Hàng năm, Bộ Khoa
học và Công nghệ phối hợp với Bộ, ngành, địa phương xác định đối tượng nguồn
gen cần đánh giá di truyền để giao nhiệm vụ đánh giá di truyền thực hiện ở cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh.
b) Nhiệm vụ đánh giá
di truyền nguồn gen cấp nhà nước:
Ban điều hành nhiệm
vụ quỹ gen có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng danh
mục các nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen cấp nhà nước để
đưa ra hội đồng khoa học và công nghệ cấp nhà nước tư
vấn xác định nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định phê
duyệt danh mục các nhiệm vụ đánh giá di truyền cấp nhà nước để
đưa ra tuyển chọn, xét chọn.
c) Nhiệm vụ đánh giá
di truyền nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh:
Thủ trưởng Bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh tổ chức xác định nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen cấp bộ,
cấp tỉnh theo quy định hiện hành về quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Danh mục các nhiệm vụ đánh giá di truyền nguồn gen cấp bộ, cấp tỉnh phải được
thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ trước khi đưa ra tuyển chọn, xét chọn.
4. Danh mục nhiệm vụ
quỹ gen cấp nhà nước có thể được bổ sung khi có nhu cầu
đột xuất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
Điều
14. Tổ chức tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ quỹ gen
1. Bộ Khoa học và
Công nghệ tổ chức thực hiện việc tuyển chọn, xét chọn các nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện
việc tuyển chọn, xét chọn các nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Việc tổ chức tuyển
chọn, xét chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen tuân theo quy định
hiện hành về tuyển chọn, xét chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ cấp nhà nước.
3. Các tài liệu của
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ
quỹ gen được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư
này.
4. Các tài liệu phục
vụ cho việc đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn tổ chức chủ
trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành
kèm theo Thông tư này.
Điều
15. Tổ chức triển khai nhiệm vụ quỹ gen
1. Trên cơ sở kết
luận của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ quỹ
gen cấp nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định
công nhận kết quả tuyển chọn, xét chọn, tổ chức thẩm định kinh phí và ký hợp
đồng khoa học và công nghệ với tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước.
2. Trên cơ sở kết
luận của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ
quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định công nhận kết quả
tuyển chọn, xét chọn, tổ chức thẩm định kinh phí và ký hợp đồng khoa học và
công nghệ với tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh.
3. Mẫu hợp đồng thực
hiện nhiệm vụ quỹ gen được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư
này.
Điều
16. Báo cáo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quỹ gen
1. Định kỳ 6 tháng
một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu, tổ chức chủ trì báo cáo tình hình thực hiện
và sử dụng kinh phí của nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước
cho Bộ Khoa học và Công nghệ và nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh cho Bộ,
ngành, UBND cấp tỉnh.
2. Hàng năm, Bộ Khoa
học và Công nghệ tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện
và sử dụng kinh phí của nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước.
Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình
thực hiện và sử dụng kinh phí của nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh.
3. Hàng năm, Bộ,
ngành, UBND cấp tỉnh tổng hợp tình hình thực hiện và sử dụng kinh phí của các
nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh và lập báo cáo gửi về Bộ Khoa học và Công
nghệ. Báo cáo được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông
tư này.
4. Trong trường hợp
cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Bộ Tài chính tiến hành kiểm tra
hoặc phối hợp với Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện và sử
dụng kinh phí của nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước, cấp bộ,
cấp tỉnh. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện những trường hợp sử dụng kinh
phí sai mục đích, sai chế độ quy định sẽ xử lý theo quy định hiện hành.
Điều
17. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen
1. Bộ Khoa học và
Công nghệ tổ chức việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện quỹ gen cấp nhà nước. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức việc đánh giá
nghiệm, thu kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Việc đánh giá,
nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được thực hiện theo quy định hiện
hành về đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước. Tài liệu đánh giá, nghiệm thu kết quả thực
hiện nhiệm vụ quỹ gen được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm
theo Thông tư này.
3. Trường hợp đánh
giá nghiệm thu có những nội dung không đạt yêu cầu do nguyên nhân khách quan,
ngoài việc xử lý theo quy định hiện hành, tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách
nhiệm tiếp tục lưu giữ kết quả và lập báo cáo gửi về cơ quan quản lý nhiệm vụ
quỹ gen và Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, xử lý.
Điều
18. Thanh lý hợp đồng, xử lý và sử dụng kết quả nhiệm vụ quỹ gen
1. Bộ Khoa học và
Công nghệ tổ chức thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức thanh lý hợp
đồng thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Việc tổ chức thanh
lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được thực hiện theo quy định hiện hành
đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Xử lý kết quả, sản
phẩm của nhiệm vụ quỹ gen
a) Nguồn gen và cơ sở
dữ liệu của nhiệm vụ quỹ gen được lưu giữ tại tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ
gen để phục vụ cho các nhiệm vụ kế tiếp và sử dụng theo quy định;
b) Các sản phẩm
thương mại tạo ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được xử lý theo
quy định hiện hành đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
c) Các tổ chức chủ
trì có trách nhiệm cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu về nguồn gen của nhiệm
vụ quỹ gen cho cơ quan quản lý nhiệm vụ quỹ gen, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
4. Việc sử dụng kết
quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen được thực hiện theo quy định của Luật Khoa học
và Công nghệ, Luật Đa dạng sinh học và các luật khác có liên quan.
Chương
V.
TÀI
CHÍNH NHIỆM VỤ QUỸ GEN
Điều
19. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ quỹ gen
1. Kinh phí thực hiện
nhiệm vụ quỹ gen quy định tại Điều 1 của Thông tư này được lấy từ nguồn ngân
sách sự nghiệp khoa học và công nghệ:
a) Kinh phí thực hiện
nhiệm vụ quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh được cân đối và phân bổ về các Bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh.
b) Kinh phí thực hiện
nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước được cân đối và phân bổ về
Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Kinh phí cho hoạt
động điều hành và quản lý nhiệm vụ quỹ gen được lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp
khoa học và công nghệ hàng năm và được giao dự toán về Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh.
3. Việc xây dựng dự
toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ quỹ gen được
thực hiện theo quy định hiện hành.
Chương
VI.
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều
20. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Thông tư này thay
thế Quyết định số 2177/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy chế quản lý và bảo
tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật.
Điều
21. Trách nhiệm thi hành
Bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này để
quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen./.
Nơi nhận:
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, KHCNN.
|
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Văn Phong
|