Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 17/2024/TT-BTNMT xác định thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu vùng biển Việt Nam

Số hiệu: 17/2024/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Lê Minh Ngân
Ngày ban hành: 30/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Các bước điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

Ngày 30/9/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 17/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại và lập hồ sơ bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu xảy ra trong vùng biển Việt Nam.

Các bước điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

Theo đó, các bước điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển bao gồm:

Bước 1: Lập kế hoạch điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

Bước 3: Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm phục vụ đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

Bước 4: Đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

Bước 5: Thẩm định kết quả điều tra, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

Trong đó, nội dung đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển bao gồm:

- Nội dung đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu gây ra:

+ Xác định phạm vi, diện tích, độ sâu, thể tích khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;

+ Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các loài bị thiệt hại nằm trong đối tượng bị thiệt hại quy định dưới đây;

+ Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài nằm trong đối tượng bị thiệt hại quy định dưới đây.

- Đối tượng bị thiệt hại do sự cố tràn dầu trên biển gây ra:

+ Thành phần môi trường: môi trường nước biển; môi trường trầm tích, đất ven biển;

+ Hệ sinh thái bao gồm: rừng ngập mặn; hệ sinh thái rạn san hô; hệ sinh thái cỏ biển;

+ Các loài động vật, thực vật phân bố tại Việt Nam bị chết thuộc danh mục: loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES.

Xem thêm tại Thông tư 17/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/11/2024.

 

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2024/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ LẬP HỒ SƠ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU XẢY RA TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại và lập hồ sơ bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu xảy ra trong vùng biển Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại và lập hồ sơ bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu xảy ra trong vùng biển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại và lập hồ sơ bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu xảy ra trong vùng biển Việt Nam (sau đây viết tắt là sự cố tràn dầu trên biển).

Chương II

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU XẢY RA TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Điều 3. Các bước điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

1. Lập kế hoạch điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

2. Thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

3. Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm phục vụ đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

4. Đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

5. Thẩm định kết quả điều tra, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

Điều 4. Lập kế hoạch điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

1. Thu thập thông tin trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu phục vụ lập kế hoạch.

2. Nội dung chính của kế hoạch:

a) Thông tin chung về căn cứ lập kế hoạch, mục đích, yêu cầu, phạm vi, thời gian thực hiện; tổng quan khu vực xảy ra sự cố tràn dầu;

b) Nội dung, phương pháp điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm phục vụ đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển;

c) Phương pháp thực hiện;

d) Thời gian, tiến độ thực hiện.

3. Kế hoạch điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển theo Mẫu ban hành tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

4. Thời điểm thực hiện điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển là ngay sau khi sự cố xảy ra.

Điều 5. Thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

1. Thông tin, tài liệu, dữ liệu về tổ chức, cá nhân gây ra sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường bao gồm:

a) Thông tin cơ bản về tổ chức, cá nhân bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân, số điện thoại liên hệ (đối với cá nhân); tên tổ chức, trụ sở, số điện thoại liên hệ, mã số doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với tổ chức);

b) Loại hình hoạt động; sản phẩm, công suất, nguyên liệu đầu vào; quy trình sản xuất (nếu có);

c) Các văn bản, giấy phép, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực môi trường;

d) Các thông tin cơ bản khác của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố tràn dầu trên biển.

2. Thông tin về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội khu vực xảy ra sự cố tràn dầu; Thông tin về hiện trạng môi trường nước, trầm tích, đất ven biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, các thành phần môi trường khác trước và sau khi xảy ra sự cố tràn dầu.

3. Yêu cầu của các thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ xác định mức độ ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

a) Được thu thập từ nguồn thống kê chính thức, đảm bảo độ tin cậy;

b) Nguồn thông tin, dữ liệu từ các kết quả quan trắc tài nguyên, môi trường của hệ thống quan trắc tài nguyên, môi trường của trung ương và hệ thống quan trắc tài nguyên, môi trường của các địa phương; kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước đã được nghiệm thu;

c) Số liệu, dữ liệu, kết quả phân tích môi trường đảm bảo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành;

d) Thông tin, tài liệu, dữ liệu được sử dụng để xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu phải đảm bảo tính chính xác, khoa học; phản ánh đúng thực tế hiện trạng môi trường trước khi xảy ra sự cố tràn dầu và tại thời điểm thu thập, điều tra, đánh giá.

4. Thông tin, tài liệu, dữ liệu, chứng cứ sử dụng để xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu phải được thẩm định theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm phục vụ đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu gây ra trên biển

1. Điều tra, đánh giá để xác định diện tích, độ sâu, khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu

a) Điều tra, đánh giá các thông tin, dữ liệu, số liệu về hiện trạng môi trường nước biển trước khi xảy ra sự cố tràn dầu;

b) Xác định diện tích mặt nước, thể tích nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu, hàm lượng dầu trong nước biển;

c) Các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan đến xác định phạm vi, diện tích, độ sâu khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.

2. Điều tra, đánh giá để xác định diện tích, thể tích khu vực môi trường trầm tích, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu

a) Điều tra, đánh giá các thông tin, dữ liệu, số liệu về hiện trạng môi trường trầm tích, đất ven biển trước khi xảy ra sự cố tràn dầu;

b) Xác định diện tích, thể tích trầm tích, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu, hàm lượng dầu trong trầm tích, đất ven biển;

c) Các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan đến xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực môi trường trầm tích, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.

3. Điều tra, đánh giá để xác định diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái bị suy thoái do sự cố tràn dầu

a) Điều tra, đánh giá diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái trước khi xảy ra sự cố tràn dầu;

b) Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định mức độ bảo tồn của hệ sinh thái tự nhiên;

c) Thông tin, dữ liệu hiện trạng diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái sau khi xảy ra sự cố tràn dầu; Bản đồ hiện trạng phạm vi, ranh giới, diện tích, cấu trúc, phân bố theo độ sâu, độ bao phủ, hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển tại khu vực xảy ra sự cố tràn dầu;

d) Các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan đến xác định diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái bị suy thoái do sự cố tràn dầu.

4. Xác định mức độ ô nhiễm phục vụ đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

a) Xác định phạm vi điều tra mức độ ô nhiễm môi trường biển do tràn dầu; Xây dựng sơ đồ vị trí đo đạc, quan trắc, lấy mẫu đánh giá hiện trạng môi trường sau khi xảy ra sự cố tràn dầu;

b) Đo đạc, quan trắc, lấy mẫu, phân tích mẫu bao gồm việc xác định nồng độ dầu để đánh giá hiện trạng môi trường sau khi xảy ra sự cố tràn dầu.

Điều 7. Nội dung đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

1. Nội dung đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu gây ra

a) Xác định phạm vi, diện tích, độ sâu, thể tích khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái;

b) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các loài bị thiệt hại được quy định tại khoản 2 của Điều này;

c) Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, các loài được quy định tại khoản 2 của Điều này.

2. Đối tượng bị thiệt hại do sự cố tràn dầu trên biển gây ra

a) Thành phần môi trường: môi trường nước biển; môi trường trầm tích, đất ven biển;

b) Hệ sinh thái bao gồm: rừng ngập mặn; hệ sinh thái rạn san hô; hệ sinh thái cỏ biển;

c) Các loài động vật, thực vật phân bố tại Việt Nam bị chết thuộc danh mục: loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES.

Điều 8. Phương pháp xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu trên biển

1. Khảo sát thực địa, đo đạc thực tế xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.

2. Xác định phạm vi, diện tích khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu qua kết quả phân tích, giải đoán ảnh viễn thám hoặc ảnh hàng không

a) Xác định phạm vi đánh giá;

b) Thu thập dữ liệu ảnh (sử dụng chính hai loại Sentinel và Landsat);

c) Xác định các tham số (Chế độ chụp, phân cực, độ phân giải, quỹ đạo bay);

d) Lọc dữ liệu theo thời gian;

đ) Lọc nhiễu;

e) Phân đoạn ảnh;

g) Xây dựng thuật toán xác định các giá trị điểm ảnh theo yêu cầu bài toán lan truyền dầu;

h) Xác định phạm vi vệt dầu loang dựa vào giá trị phân ngưỡng;

i) Lập báo cáo xác định phạm vi vệt dầu loang.

3. Trên cơ sở kết quả tổng hợp thông tin, tài liệu, dữ liệu, kết quả đo đạc, quan trắc, phân tích mẫu môi trường tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này, tiến hành đánh giá, xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.

4. Sử dụng mô hình tính toán thủy động lực học và môi trường để xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu:

a) Thông tin, dữ liệu phục vụ tính toán: Bao gồm dữ liệu địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn và các thông tin chi tiết về sự cố tràn dầu như vị trí xảy ra sự cố, hiện trạng dầu khi xảy ra sự cố, loại dầu, lượng dầu, phương thức phát thải ra môi trường.

b) Thiết lập mô hình: Xây dựng miền tính, lưới tính; Thiết lập các điều kiện biên; Thiết lập các điều kiện ban đầu; Thiết lập các thông số mô hình cơ bản;

c) Kết nối các mô hình thủy động lực học với mô hình mô phỏng quá trình lan truyền, biến đổi, chuyển hóa dầu trong môi trường biển;

d) Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình;

đ) Kiểm định và đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả mô hình;

e) Xây dựng, tính toán, mô phỏng;

g) Xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.

5. Kết quả xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu bằng phương pháp mô hình phải được cơ quan có chức năng thẩm tra.

6. Kết quả xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu trên biển được lập thành báo cáo theo Mẫu ban hành tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Phương pháp xác định diện tích, độ sâu, thể tích khu vực môi trường trầm tích, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu trên biển

1. Khảo sát thực địa, đo đạc thực tế xác định diện tích, độ sâu, thể tích khu vực môi trường trầm tích, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.

2. Trên cơ sở kết quả tổng hợp thông tin, tài liệu, dữ liệu, kết quả đo đạc, quan trắc, phân tích mẫu môi trường tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này, tiến hành đánh giá, xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực môi trường trầm tích, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.

3. Kết quả xác định diện tích, độ sâu, thể tích khu vực môi trường trầm tích, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu trên biển được lập thành báo cáo theo Mẫu ban hành tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Phương pháp xác định phạm vi, diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái do sự cố tràn dầu trên biển

1. Khảo sát thực tế ngoài thực địa, đo đạc, xác định phạm vi, diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái do sự cố tràn dầu trên biển.

2. Chập bản đồ phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển trước thời điểm xảy ra sự cố tràn dầu với bản đồ ô nhiễm nước biển, trầm tích, đất ven biển để xác định phạm vi, diện tích bị ảnh hưởng do sự cố tràn dầu trên biển;

3. Kết quả xác định phạm vi, diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái do sự cố tràn dầu trên biển được lập thành báo cáo theo Mẫu ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Thẩm định kết quả điều tra thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

Việc thẩm định kết quả điều tra thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển thực hiện theo quy định tại Điều 114 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 12. Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài do sự cố tràn dầu trên biển

Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài do sự cố tràn dầu trên biển theo các nguyên tắc, phương thức, tính toán theo quy định tại Điều 118 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Chương III

HỒ SƠ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU XẢY RA TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Điều 13. Hồ sơ bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển gây ra bởi cá nhân, tổ chức trong nước

1. Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển được xây dựng theo Mẫu ban hành tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này.

2. Nhóm tài liệu xác định chi phí làm sạch dầu và các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm dầu.

a) Báo cáo về nội dung công việc làm sạch dầu (đường bờ và mặt nước biển) và các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm đã được tiến hành: thu gom, vận chuyển, lưu trữ, chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải nhiễm dầu; thời gian, địa điểm, tổng chi phí phải bỏ ra, chứng minh các biện pháp đưa ra là hợp lý.

b) Các tài liệu chứng minh (nếu có) cho các chi phí làm sạch dầu bao gồm hồ sơ ghi chép hằng ngày về số lượng, thành phần nhân sự tham gia vào quá trình làm sạch dầu, hồ sơ ghi chép hằng ngày về chi phí thuê nhân công và thuê phương tiện chuyên chở, chi phí tiêu hao trang thiết bị phục vụ quá trình làm sạch dầu, hồ sơ ghi chép chi phí ứng phó do tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố tràn dầu, các hóa đơn tài chính, biên lai kèm theo mô tả công việc được tiến hành.

3. Nhóm tài liệu xác định chi phí cho công tác điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển:

a) Nhóm các báo cáo khoa học về thiệt hại xảy ra do ô nhiễm dầu và các biện pháp cần thiết để khắc phục sự cố ô nhiễm dầu;

b) Nhóm tài liệu chứng minh chi phí khảo sát, thu thập số liệu, đánh giá, phân tích mẫu vật, mẫu dầu, xử lý số liệu bao gồm phiếu điều tra, bảng tổng hợp kết quả điều tra, bản báo cáo phân tích số liệu, biên bản lấy mẫu, mẫu thí nghiệm, chi phí lấy và phân tích mẫu, chi phí hóa chất, chi phí nhân công, chi phí giám định nguồn gốc dầu, chi phí ảnh viễn thám, ảnh hàng không, chạy mô hình và các tài liệu chứng minh chi phí khác có liên quan;

c) Nhóm tài liệu chứng minh chi phí cho công việc thẩm định và lượng giá thiệt hại;

d) Biên bản chứng minh xảy ra sự cố hoặc báo cáo điều tra chứng minh nguồn gốc gây ra sự cố ô nhiễm dầu;

đ) Các bảng kê thiệt hại, bảng kê chi phí hợp lý đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đánh giá thiệt hại.

4. Nhóm tài liệu xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển gây ra:

a) Biên bản ghi nhận vụ việc được xây dựng theo Mẫu ban hành tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;

b) Các báo cáo kết quả xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực môi trường nước biển, trầm tích biển, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu; kết quả xác định phạm vi, diện tích, số lượng thành phần hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái do sự cố tràn dầu đã được xây dựng theo Mẫu ban hành tại Phụ lục I, II, III kèm theo Thông tư này.

c) Các bằng chứng phân tích chứng minh mối liên hệ giữa ô nhiễm dầu với con tàu hoặc cơ sở có liên quan trong sự cố (Phân tích hóa học của mẫu dầu, hướng gió, dữ liệu về dòng chảy).

d) Các thông tin, tài liệu, dữ liệu đã được thu thập theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

đ) Văn bản kết luận của hội đồng thẩm định chứng cứ, dữ liệu.

e) Miêu tả bất cứ biện pháp phục hồi nào được tiến hành.

g) Kết quả xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài do sự cố tràn dầu trên biển đã được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

5. Các tài liệu khác

a) Giấy tờ chứng minh tư cách đại diện, giấy chứng thực pháp nhân hợp pháp và giấy tờ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

b) Văn bản ủy quyền đại diện hợp pháp (nếu cần thiết);

c) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu cần thiết);

d) Văn bản đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ trong trường hợp không thể tiến hành thu thập.

6. Thời điểm lập sơ bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển gây ra bởi cá nhân, tổ chức trong nước là sau khi kết thúc điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

Điều 14. Hồ sơ bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển gây ra bởi cá nhân, tổ chức nước ngoài.

1. Văn bản trao đổi những lập luận của Việt Nam tập hợp các tài liệu, hồ sơ cung cấp theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này đã được dịch sang ngôn ngữ phù hợp.

2. Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu gửi lên một trong các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bao gồm: Tòa án Công lý quốc tế, Tòa Luật biển quốc tế, Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo Công ước Luật biển 1982.

3. Văn bản ủy quyền cho người đại diện liên lạc.

4. Văn bản đề nghị Tòa án hoặc Tòa trọng tài ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu thấy cần thiết).

5. Các tài liệu khác gồm:

a) Tài liệu xác định tư cách pháp lý của chủ thể gây thiệt hại đã được hợp pháp hóa về lãnh sự.

b) Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và quốc gia có liên quan; các điều ước quốc tế song phương, đa phương liên quan đến ô nhiễm môi trường biển mà Việt Nam và quốc gia có liên quan cùng là thành viên (đặc biệt là những điều ước quốc tế có liên quan trực tiếp đến bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu).

6. Thời điểm lập sơ bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển gây ra bởi cá nhân, tổ chức nước ngoài là sau khi kết thúc điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2024.

Điều 16. Tổ chức thực hiện

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- TTgCP và các PTTgCP (để báo cáo);
- Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, BHĐVN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Minh Ngân

PHỤ LỤC I

MẪU KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BTNMT ngày 30 tháng 09 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG

I. Căn cứ pháp lý lập kế hoạch

Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các văn bản chỉ đạo điều hành khác có liên quan làm căn cứ để thực hiện kế hoạch.

II. Mục đích, yêu cầu, phạm vi, thời gian thực hiện

1. Mục đích

2. Yêu cầu

3. Phạm vi

4. Thời gian thực hiện

III. Đánh giá tổng quan khu vực điều tra

1. Điều kiện tự nhiên

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

CHƯƠNG II

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

I. Nội dung, phương pháp điều tra mức độ ô nhiễm phục vụ đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

Nêu nội dung và các phương pháp được sử dụng trong điều tra mức độ ô nhiễm phục vụ đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

II. Nội dung, phương pháp đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

Nêu nội dung và các phương pháp được sử dụng trong đánh giá thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

III. Nội dung, phương pháp xác định mức độ thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển

Nêu nội dung và các phương pháp được sử dụng trong xác định mức độ thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Giải pháp về nhân lực

Lập danh sách nhân lực, phân công nhiệm vụ.

II. Giải pháp về kỹ thuật

1. Các giải pháp về thiết kế mạng lưới điều tra khảo sát bao gồm các tuyến, trạm khảo sát; xây dựng sơ đồ vị trí đo đạc, quan trắc, lấy mẫu sau khi xảy ra sự cố tràn dầu

2. Các yêu cầu về lấy mẫu, xử lý, lưu trữ, bảo quản và vận chuyển mẫu

3. Các giải pháp kỹ thuật khác

III. Giải pháp về tài chính

Dự kiến nguồn lực tài chính cho hoạt động điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

IV. Giải pháp ứng phó trong các điều kiện bất lợi về thời tiết

Đưa ra kế hoạch ứng phó trong trường hợp điều kiện bất lợi về thời tiết trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu trên biển.

V. Giải pháp đảm bảo sức khỏe, an toàn lao động.

1. Giải pháp quản lý và giám sát an toàn lao động

2. Dự báo nguy cơ tai nạn lao động kịp thời để có sự phòng bị hữu hiệu

3. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục về an toàn lao động

CHƯƠNG IV

HỒ SƠ VÀ LƯU TRỮ

Bao gồm các quy định lưu trữ tài liệu, kết quả điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu, các báo cáo tổng hợp, các tài liệu khác như bản đồ.

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH PHẠM VI, DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH KHU VỰC MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN BỊ Ô NHIỄM DO SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BTNMT ngày 30 tháng 09 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin về sự cố

1. Thông tin của chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây ra sự cố tràn dầu

2. Nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu

3. Vị trí sự cố tràn dầu (vị trí địa lý)

4. Tính chất dầu tràn (DO, FO, …)

5. Ước tính khối lượng dầu tràn

6. Mô tả tổng quan phạm vi môi trường nước bị ảnh hưởng

7. Các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố đã triển khai

8. Các loại giấy tờ chứng minh tính hợp pháp về nguồn gốc của dầu tràn

II. Đơn vị lập báo cáo

Tên của đơn vị lập báo cáo, địa chỉ, số điện thoại, fax, E-mail.

III. Mô tả tóm tắt tác động của sự cố tràn dầu trên biển

1. Phạm vi không gian sự cố tràn dầu

2. Đánh giá các tác động trước mắt và tiềm tàng của sự cố tràn dầu đến tài nguyên, môi trường, khu vực xảy ra sự cố.

CHƯƠNG II

CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

I. Phạm vi thực hiện

1. Phạm vi không gian

2. Phạm vi thời gian.

II. Các tài liệu, số liệu đã tiến hành thu thập

III. Các phương pháp đã triển khai

Mô tả chi tiết các phương pháp đã triển khai nhằm xác định phạm vi, diện tích, thể tích môi trường nước biển bị ô nhiễm dầu, có thể bao gồm:

1. Phương pháp điều tra, khảo sát, đo đạc thực địa

2. Phương pháp viễn thám

3. Phương pháp bản đồ và công nghệ GIS

4. Phương pháp phân tích thống kê

5. Phương pháp mô hình có thể bao gồm:

a) Mô hình tính toán thủy động lực học và môi trường;

b) Mô hình mô phỏng lan truyền, biến đổi, chuyển hóa dầu trong môi trường nước biển;

c) Mô hình cao độ số DEM.

6. Phương pháp lấy và phân tích mẫu môi trường

a) Sơ đồ tuyến đo đạc, quan trắc, lấy mẫu:

- Các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, tọa độ, được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực xảy ra sự cố tràn dầu;

- Các tuyến lấy mẫu phải đại diện được bề mặt nước biển và dọc theo chiều sâu để đảm bảo xác định độ rộng và độ sâu tối đa phục vụ đánh giá diện tích, thể tích môi trường nước biển bị ô nhiễm dầu.

b) Thời gian đo đạc, quan trắc, lấy mẫu;

c) Trang thiết bị thực hiện đo đạc, quan trắc, lấy mẫu;

d) Số lượng mẫu đo đạc, quan trắc, lấy mẫu;

đ) Điều kiện thời tiết, khí hậu tại thời điểm đo đạc, quan trắc, lấy mẫu.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH PHẠM VI, DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH KHU VỰC MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN BỊ Ô NHIỄM DO SỰ CỐ TRÀN DẦU

I. Hiện trạng tài nguyên, môi trường biển trước khi xảy ra sự cố

1. Thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn, tài nguyên, thiên nhiên) của khu vực trước khi xảy ra sự cố.

Thông tin, dữ liệu khí tượng, thủy văn, hải văn được xác nhận nguồn gốc theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn.

2. Thông tin, dữ liệu, số liệu về hiện trạng môi trường nước biển trước khi xảy ra sự cố tràn dầu (kết quả quan trắc chất lượng nước biển gần nhất trước khi xảy ra sự cố) đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.

II. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nước biển khi xảy ra sự cố tràn dầu

1. Kết quả thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu về môi trường nước biển trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu

a) Kết quả mô hình tính toán sau khi đã hiệu chỉnh, kiểm định;

b) Kết quả phân tích mẫu nước biển (đối với các chỉ số pH; ôxy hoà tan (DO); tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng dầu mỡ khoáng) được lập thành biểu đồ so sánh với QCVN hiện hành kèm theo phân tích, đánh giá chất lượng nước biển, mức độ ô nhiễm;

c) Kết quả phân tích, giải đoán ảnh viễn thám hoặc ảnh hàng không;

d) Số liệu dòng chảy (số liệu quan trắc dòng chảy hải văn);

đ) Kết quả quay phim, chụp ảnh hiện trường (ở mặt đất và từ trên cao bằng máy bay hoặc flycam);

e) Các kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát có liên quan.

2. Kết quả xác định diện tích mặt nước, thể tích nước biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu, hàm lượng dầu trong nước biển

a) Lập bản đồ hoặc sơ đồ vị trí khu vực môi trường nước biển bị ô nhiễm dầu (thể hiện bề mặt khu vực ô nhiễm và mặt cắt theo độ sâu mực nước biển khu vực nước biển bị ô nhiễm);

b) Kết quả xác định diện tích mặt nước bị ô nhiễm (m2);

c) Kết quả xác định thể tích nước biển bị ô nhiễm (m3).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Khẳng định lại kết quả xác định phạm vi, diện tích, thể tích khu vực ô nhiễm môi trường nước do sự cố tràn dầu;

2. Đề xuất phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường nước.

PHỤ LỤC

Bao gồm ít nhất các tài liệu sau:

1. Bản đồ hoặc sơ đồ vị trí khu vực ô nhiễm nước biển do sự cố tràn dầu hoặc ảnh vệ tinh của khu vực;

2. Sơ đồ lấy mẫu;

3. Phiếu kết quả phân tích mẫu môi trường nước;

4. Báo cáo hình ảnh;

5. Báo cáo mô hình toán;

6. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn, tài nguyên, thiên nhiên) và hiện trạng môi trường nước biển trước khi xảy ra sự cố tràn dầu.

7. Các tài liệu kỹ thuật liên quan khác.

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH PHẠM VI, DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH KHU VỰC MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH, ĐẤT VEN BIỂN BỊ Ô NHIỄM DO SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BTNMT ngày 30 tháng 09 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin về sự cố

1. Thông tin của chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây ra sự cố tràn dầu

2. Nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu

3. Vị trí sự cố tràn dầu (vị trí địa lý)

4. Tính chất dầu tràn (DO, FO, …)

5. Ước tính khối lượng dầu tràn

6. Mô tả tổng quan phạm vi môi trường trầm tích, đất ven biển bị ảnh hưởng

7. Các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố đã triển khai;

8. Các loại giấy tờ chứng minh tính hợp pháp về nguồn gốc của dầu tràn.

II. Đơn vị lập báo cáo

Tên của đơn vị lập báo cáo, địa chỉ, số điện thoại, fax, E-mail.

III. Mô tả tóm tắt tác động của sự cố tràn dầu trên biển

1. Phạm vi không gian sự cố tràn dầu

2. Đánh giá các tác động trước mắt và tiềm tàng của sự cố tràn dầu đến tài nguyên, môi trường, khu vực xảy ra sự cố.

CHƯƠNG II

CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

I. Phạm vi thực hiện

1. Phạm vi không gian

2. Phạm vi thời gian

II. Các tài liệu, số liệu đã tiến hành thu thập

III. Các phương pháp đã triển khai

Mô tả chi tiết các phương pháp đã triển khai nhằm xác định phạm vi, diện tích, thể tích môi trường trầm tích, đất ven biển bị ô nhiễm dầu, có thể bao gồm:

1. Phương pháp điều tra, khảo sát, đo đạc thực địa

2. Phương pháp bản đồ và công nghệ GIS

3. Phương pháp lấy và phân tích mẫu:

a) Sơ đồ tuyến đo đạc, quan trắc, lấy mẫu: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, tọa độ, được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực xảy ra sự cố tràn dầu:

- Đối với lấy mẫu trầm tích: chỉ lấy mẫu trầm tích bề mặt, đánh giá chỉ tiêu tổng hydrocarbon.

- Đối với lấy mẫu đất ven biển: vị trí lấy mẫu được xác định dựa trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất tương ứng theo các cấp. Việc lấy mẫu theo lưới tùy vào phạm vi ô nhiễm để xác định diện tích khu vực ô nhiễm; Kết quả phân tích mẫu thể hiện theo các mẫu đơn dọc theo chiều sâu đến khi nồng độ chất ô nhiễm (Tổng Hydrocarbon dầu (TPH)) không vượt QCVN hiện hành về chất lượng đất để xác định độ sâu tối đa của khu vực ô nhiễm.

b) Thời gian đo đạc, quan trắc, lấy mẫu;

c) Trang thiết bị thực hiện đo đạc, quan trắc, lấy mẫu;

d) Số lượng mẫu đo đạc, quan trắc, lấy mẫu;

đ) Điều kiện thời tiết, khí hậu tại thời điểm đo đạc, quan trắc, lấy mẫu.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH PHẠM VI, DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH KHU VỰC MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH BIỂN, ĐẤT VEN BIỂN BỊ Ô NHIỄM DO SỰ CỐ TRÀN DẦU

I. Hiện trạng tài nguyên, môi trường biển trước khi xảy ra sự cố

1. Thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn, tài nguyên, thiên nhiên, thổ nhưỡng, …) khu vực trước khi xảy ra sự cố.

Thông tin, dữ liệu khí tượng, thủy văn, hải văn được xác nhận nguồn gốc theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn.

2. Thông tin về tính nhạy cảm môi trường đường bờ của khu vực

3. Thông tin, dữ liệu, số liệu về hiện trạng môi trường trầm tích biển trước khi xảy ra sự cố tràn dầu (kết quả quan trắc chất lượng trầm tích biển gần nhất trước khi xảy ra sự cố - nếu có) đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.

4. Thông tin liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại khu vực đất ven biển, đất có mặt nước ven biển, hiện trạng mạch nước ngầm.

II. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường trầm tích biển, đất ven biển bị ô nhiễm dầu

1. Kết quả điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu về môi trường trầm tích biển, đất ven biển trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu:

a) Kết quả phân tích mẫu trầm tích biển, mẫu đất ven biển được lập thành biểu đồ so sánh với QCVN hiện hành kèm theo phân tích, đánh giá chất lượng, mức độ ô nhiễm.

b) Kết quả đo đạc khu vực đất ven biển có xuất hiện dầu (bãi cát, vùng triều, đầm phá, đất ngập nước, đất rừng ngập mặn, đất nông nghiệp, …)

c) Kết quả quay phim, chụp ảnh hiện trường (ở mặt đất và từ trên cao bằng máy bay hoặc flycam)

d) Các kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát có liên quan;

2. Kết quả xác định diện tích, thể tích trầm tích biển, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.

a) Lập bản đồ hoặc sơ đồ vị trí khu vực bị ô nhiễm môi trường trầm tích biển, đất ven biển

b) Kết quả xác định diện tích (m2), thể tích (m3) khu vực trầm tích bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu

c) Kết quả xác định diện tích (m2), thể tích (m3) khu vực đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Khẳng định lại kết quả xác định phạm vi diện tích, thể tích khu vực môi trường trầm tích, môi trường đất bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu

2. Đề xuất phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường trầm tích, môi trường đất ven biển bị ô nhiễm.

PHỤ LỤC

Bao gồm ít nhất các tài liệu sau:

1. Bản đồ hoặc sơ đồ vị trí khu vực trầm tích biển, khu vực đất ven biển ô nhiễm do sự cố tràn dầu hoặc ảnh vệ tinh của khu vực

2. Sơ đồ lấy mẫu

3. Báo cáo kết quả đo đạc, khảo sát khu vực đất ven biển nhiễm dầu

4. Phiếu kết quả phân tích mẫu môi trường trầm tích, môi trường đất

5. Báo cáo hình ảnh

6. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn, tài nguyên, thiên nhiên, thổ nhưỡng, …) và hiện trạng môi trường trầm tích, môi trường đất trước khi xảy ra sự cố tràn dầu.

7. Các tài liệu kỹ thuật liên quan khác.

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH PHẠM VI, DIỆN TÍCH, SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN, HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ, HỆ SINH THÁI CỎ BIỂN BỊ SUY THOÁI DO SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BTNMT ngày 30 tháng 09 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin về sự cố

1. Thông tin của chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây ra sự cố tràn dầu

2. Nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu

3. Vị trí sự cố tràn dầu (vị trí địa lý)

4. Tính chất dầu tràn (DO, FO, …)

5. Ước tính khối lượng dầu tràn

6. Mô tả tổng quan phạm vi các hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng

7. Các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố đã triển khai

8. Các loại giấy tờ chứng minh tính hợp pháp về nguồn gốc của dầu tràn.

II. Đơn vị lập báo cáo

Tên của đơn vị lập báo cáo, địa chỉ, số điện thoại, fax, E-mail.

III. Mô tả tóm tắt tác động của sự cố tràn dầu trên biển

1. Phạm vi không gian sự cố tràn dầu

2. Đánh giá các tác động trước mắt và tiềm tàng của sự cố tràn dầu đến các hệ sinh thái biển khu vực xảy ra sự cố.

CHƯƠNG II

CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

I. Phạm vi thực hiện

1. Phạm vi không gian

2. Phạm vi thời gian

II. Các tài liệu, số liệu đã tiến hành thu thập

III. Các phương pháp đã triển khai

Mô tả chi tiết các phương pháp đã triển khai nhằm xác định phạm vi, diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái biển bị suy thoái do sự cố tràn dầu, có thể bao gồm:

1. Phương pháp điều tra, khảo sát, đo đạc thực địa

2. Phương pháp bản đồ và công nghệ GIS

3. Phương pháp chập bản đồ

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH PHẠM VI, DIỆN TÍCH, SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN, HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ, HỆ SINH THÁI CỎ BIỂN BỊ SUY THOÁI DO SỰ CỐ TRÀN DẦU

I. Hiện trạng các hệ sinh thái biển trước khi xảy ra sự cố

1. Thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn, tài nguyên, thiên nhiên, thổ nhưỡng, …) khu vực trước khi xảy ra sự cố

Thông tin, dữ liệu khí tượng, thủy văn, hải văn được xác nhận nguồn gốc theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn.

2. Thông tin về hiện trạng các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển tại khu vực trước khi xảy ra sự cố đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này, bao gồm:

a) Vị trí phân bố

b) Đa dạng thành phần loài: số lượng, thành phần loài

c) Diện tích phân bố (độ phủ)

d) Tính nhạy cảm môi trường của hệ sinh thái

3. Quyết định, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định mức độ bảo tồn của các hệ sinh thái tự nhiên.

4. Bản đồ hiện trạng phạm vi, ranh giới, diện tích, cấu trúc, phân bố theo độ sâu, độ bao phủ, hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển.

II. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái bởi ô nhiễm dầu

1. Kết quả điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu về hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu:

- Kết quả đo đạc, khảo sát khu vực các hệ sinh thái có xuất hiện dầu (khu vực thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô);

- Kết quả quay phim, chụp ảnh hiện trường (ở mặt đất và từ trên cao bằng máy bay hoặc flycam);

- Kết quả các bản đồ ô nhiễm môi trường nước, trầm tích, đất ven biển đã xây dựng khi xác định phạm vi, diện tích, thể tích môi trường nước, trầm tích, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu trước đó;

- Kết quả chập bản đồ phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển trước thời điểm xảy ra sự cố tràn dầu với bản đồ ô nhiễm nước biển, trầm tích, đất ven biển để xác định phạm vi, diện tích bị ảnh hưởng do sự cố tràn dầu;

- Các kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát có liên quan;

2. Kết quả xác định phạm vi, diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển bị suy thoái do sự cố tràn dầu.

- Diện tích tích các hệ sinh thái (rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển) tự nhiên bị suy thoái (ha);

- Mức độ hệ sinh thái bị suy thoái (%)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Tóm tắt kết quả xác định phạm vi, diện tích, số lượng, thành phần hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái do sự cố tràn dầu

2. Đề xuất phương án xử lý, cải tạo và phục hồi các hệ sinh thái biển bị suy thoái.

PHỤ LỤC

Bao gồm ít nhất các tài liệu sau:

1. Các bản đồ, sơ đồ có liên quan

2. Báo cáo kết quả đo đạc, khảo sát khu vực các hệ sinh thái biển bị suy thoái do sự cố tràn dầu

3. Báo cáo hình ảnh, video

4. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn, tài nguyên, thiên nhiên, thổ nhưỡng, …) và hiện trạng các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển tại khu vực trước khi xảy ra sự cố tràn dầu.

5. Các tài liệu kỹ thuật liên quan khác.

PHỤ LỤC V

MẪU VĂN BẢN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BTNMT ngày 30 tháng 09 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

VĂN BẢN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
VỀ MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN

Kính gửi: Tòa án nhân dân (1)……………………………………….......

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại: (3) .................................................................

Địa chỉ: (4) .............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................... (nếu có)

Bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại: (5) .............................................................

Địa chỉ: (6) .............................................................................................................

Số điện thoại: …………...…(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................... (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)

Địa chỉ: (8) .............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………...(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ………………………….........……............(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)

Địa chỉ: (10) ............................................................................................................

Số điện thoại: ………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………........………………..……............. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)

...............................................................................................................................

Người làm chứng (nếu có) (12) ..............................................................................

Địa chỉ: (13) ............................................................................................................

Số điện thoại: ………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………...……........…............. (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gồm có: (14)

1 .......................................................................................................................................

2 .......................................................................................................................................

(Các thông tin khác mà Bên yêu cầu bồi thường xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ việc)(15)

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại (16)

Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn:

(1) Ghi địa điểm làm Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu (ví dụ: Đà Nẵng, ngày… tháng… năm...).

(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án;

(3) Ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

(4) Ghi nơi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan đó tại thời điểm nộp Văn bản đề nghị bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu.

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Trình bày thời gian, địa điểm và các chi tiết đặc biệt của sự cố tràn dầu. Nêu thiệt hại về môi trường và mức độ thiệt hại do sự cố tràn dầu. Tổng số tiền yêu cầu bồi thường. Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo Văn bản đề nghị bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu và cần được đánh số thứ tự.

(15) Ghi những thông tin mà Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…).

(16) Người đại diện hợp pháp của Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại ký, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

PHỤ LỤC VI

MẪU BIÊN BẢN GHI NHẬN VỤ VIỆC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BTNMT ngày 30 tháng 09 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN GHI NHẬN VỤ VIỆC

Hôm nay, hồi…giờ…..ngày…tháng…..năm….

Tại:.........................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

Người lập biên bản: ...............................................................................................

Ông (bà)...................................................... Chức danh ........................................

Ông (bà)...................................................... Chức danh ........................................

Người chứng kiến:

Ông (bà)...................................................... Chức danh ........................................

Số CMTND/CCCD .................................... cấp ngày…./…/…..tại......................

Địa chỉ thường trú: ................................................................................................

...............................................................................................................................

Người liên quan đến sự cố tràn dầu: (Tên và địa chỉ của phương tiện và chủ phương tiện gây ra sự cố)

Ông (bà)...................................................... Chức danh ........................................

Số CMTND/CCCD……………..cấp ngày…./…/…..tại ..................................

Địa chỉ thường trú: ...............................................................................................

Tiến hành lập biên bản ghi nhận vụ việc với nội dung sau đây: (1)

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Biên bản được lập thành…..bản.

Biên bản kết thúc hồi…..giờ…..cùng ngày, mọi người có tên trên xác nhận sự việc cùng ký tên dưới đây:

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Người có liên quan
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn sử dụng mẫu:

(1): Tại mục này cần ghi các thông tin sau:

- Thời gian, địa điểm xảy ra sự cố tràn dầu, phát hiện vụ việc.

- Nội dung diễn biến, hiện trường, loại dầu, số lượng dầu.

- Nguyên nhân, người chứng kiến, người liên quan.

- Hậu quả, phạm vi ảnh hưởng, các biện pháp đã xử lý kèm theo biên bản thu giữ tang chứng, vật chứng nếu có.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 17/2024/TT-BTNMT ngày 30/09/2024 quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại và lập hồ sơ bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu xảy ra trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.480

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.134.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!