BỘ
NÔNG LÂM
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
11-TT/NL
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1958
|
THÔNG TƯ
GIẢI THÍCH VÀ QUY ĐỊNH CỤ THỂ CHẾ ĐỘ GIA DỤNG LÂM SẢN
Kính gửi:
|
- Các Ủy ban Hành chính khu, tỉnh,
thành phố
- Các ông Giám đốc khu, sở
- Các ông Trưởng ty Nông lâm và Lâm nghiệp
|
Trong điều lệ khai thác gỗ củi,
của Thủ tướng phủ ban hành năm 1955 có quy định: “Nhân dân miền núi cần củi, gỗ
gia dụng với số lượng ít, được miễn xin giấy phép khai thác và miễn trả tiền
bán lâm sản nhưng phải được Ủy ban Hành chính xã chứng nhận”
Vì quan niệm chế độ gia dụng
chưa rõ ràng, nên các địa phương thi hành không thống nhất và lúng túng.
Đồng bào cũng hiểu lầm là được
hưởng quyền gia dụng lâm sản thì muốn sử dụng lâm sản thế nào cũng được, nên đã
xẩy tình trạng lãng phí, lạm dụng, lợi dụng.
Để bổ khuyết tình trạng trên, Bộ
giải thích rõ tinh thần chế độ lâm sản gia dụng như sau:
Chế độ cho hưởng quyền “lâm sản
gia dụng” cho đồng bào miền núi nhằm chiếu cố thích đáng đến quyền lợi của nhân
dân thực sự ở những khu vực liền rừng, có nhiệm vụ thường xuyên trực tiếp bảo vệ
rừng như thực hiện và theo dõi việc thực hiện quy ước bảo vệ rừng, tham gia
công tác tu bổ rừng, phòng, chống lửa rừng v.v…
Nhân dân ở những thôn xóm xa rừng,
không có điều kiện thường xuyên trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng thì không được
hưởng quyền gia dụng.
Lâm sản gia dụng là những lâm sản
cần thiết dùng trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân miền núi như gỗ làm nhà,
củi đun, làm các đồ dùng trong gia đình và các đồ dùng sản xuất.
Được hưởng quyền gia dụng không
có nghĩa là muốn khai thác bao nhiêu cũng được. Phải hết sức tiết kiệm, có cần
thiết mới dùng, cần trước dùng trước, cần sau dùng sau, chưa cần chưa dùng.
Để thi hành đúng chủ trương
trên, Bộ quy định những nguyên tắc về chế độ gia dụng để các địa phương thi
hành được dễ dàng và thống nhất:
A. - ĐỐI VỚI
NHÂN DÂN CÁC KHU VỰC LIỀN RỪNG
1. – Việc lấy lâm sản làm nông cụ
và dùng trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình: Được miễn giấy phép, miễn tiền
bán lâm sản, nhưng phải hết sức tiết kiệm và phải thực hiện đúng quy ước bảo vệ
rừng của địa phương.
2. – Việc lấy gỗ làm nhà:
a) Những gia đình có nhà ở rồi
nhưng nhà đã hư hỏng hoặc có thêm người, chật hẹp không đủ ở, cần phải làm thêm
có lý do xác đáng, thì phải được tổ nông hội bình nghị Ủy ban Hành chính xã duyệt
y và cấp giấy “chứng nhận gia dụng” mới có thể được khai thác lâm sản đủ
làm một ngôi nhà theo kiểu trung bình, đảm bảo đầy đủ chỗ ăn ở cho số người
trong gia đình, theo tập quán làm nhà của dân tộc mỗi địa phương.
Nếu muốn làm nhà to hơn, tốn lâm
sản hơn kiểu nhà trung bình thì phải xin phép Ty Lâm nghiệp qua Ủy ban Hành
chính xã và phải trả tiền bán như thường lệ về số lâm sản xin dùng quá mức
trung bình đó. Thí dụ: tập quán làm nhà ở địa phương theo kiểu trung bình không
có ván lát sàn, ghép xung quanh, nhưng có gia đình làm nhà muốn xẻ ván lát sàn,
ghép xung quanh, thì coi kiểu nhà đó là quá mức trung bình, số gỗ dùng lát sàn,
ghép xung quanh là gỗ dùng quá mức trung bình.
b) Những gia đình đã có nhà đủ ở
rồi, nay muốn làm nhà mới, bán nhà cũ, hoặc muốn làm thêm nhà to, đẹp hơn,
không thuộc trường hợp cần thiết vì thiếu chỗ ở, phải được Ty Lâm nghiệp cho
phép và phải trả tiền bán như thường lệ về tất cả số lâm sản xin khai thác. Trường
hợp này Ty Lâm nghiệp sẽ tùy theo khả năng rừng mà có thể cho phép hay không
cho phép khai thác. Khi giải quyết cần chiếu cố đến trình độ, tập quán của nhân
dân, nghiên cứu từng trường hợp cụ thể giải quyết cho được thích hợp. Thí dụ:
vì điều kiện kinh tế có gia đình nơi ở cũ không đủ sinh sống phải chuyển đến
vùng khác, không tiện dỡ nhà cũ đem theo, hay vì mê tín muốn làm nhà sớm một
vài năm để được năm được tuổi, hoặc sợ nhà có ma không dám ở phải bỏ và xin làm
nhà khác.
Để tiện việc sắp xếp cũng quy định
vào chủ trương này việc lấy gỗ làm các công trình thủy lợi, cầu cống, trường học,
cơ sở công cộng v.v… tại các khu vực liền rừng. Lâm sản lấy ra được miễn tiền
bán nhưng phải có giấy phép của Ty Lâm nghiệp. Ty Lâm nghiệp, đối chiếu với yêu
cầu khả năng của rừng địa phương, có thể cho phép toàn bộ hay một phần, hay
không cho phép. Trường hợp được cho phép thì phải theo đúng sự hướng dẫn của Ty
Lâm nghiệp trong khi khai thác.
B. - ĐỐI VỚI
NHÂN DÂN CÁC THÔN XÓM XA RỪNG
Đối với nhân dân thuộc các thôn
xóm xa rừng, không được hưởng quyền gia dụng, nhưng xưa nay vẫn có tập quán vào
rừng lấy lâm sản để dùng hoặc đem bán, chia làm hai loại:
1. – Người khai thác thực sự để
dùng: Chỉ được vào rừng lấy cành ngọn khô, cây chết và các loại cây bụi
như sim, mua, v.v… để làm củi đun, và được miễn tiền bán lâm sản nhưng phải có
giấy giới thiệu thường xuyên của Chính quyền địa phương và chịu sự hướng dẫn,
kiểm soát của Ủy ban, đoàn thể xã có rừng. Nếu lợi dụng khai thác đem bán hoặc
cho mượn giấy giới thiệu, chính quyền địa phương sẽ thu hồi lại giấy giới thiệu
đó.
2. – Người chuyên khai thác để
bán sinh sống hàng ngày: phải tổ chức thành tổ khai thác, xin giấy phép của cơ
quan Lâm nghiệp, phải trả tiền bán như thường lệ và chịu sự kiểm soát của Ủy ban,
đoàn thể xã có rừng. Không cho tự động khai thác lẻ tẻ như trước để tránh gây
thiệt hại cho rừng.
Để thi hành đúng tinh thần chủ
trương “lâm sản gia dụng” của Chính phủ, yêu cầu của Ủy ban tỉnh và các Ty Nông
lâm hay Lâm nghiệp:
1. – Có kế hoạch quy định cụ thể
những thôn xóm liền rừng được hưởng quyền gia dụng. Việc quy định này không dựa
theo địa giới xã mà căn cứ vào những thôn xóm thực tế ở gần rừng, sẽ góp công
trong việc bảo vệ cải tạo rừng.
2. – Có kế hoạch tổ chức học tập
cho nhân dân miền núi và các vùng lân cận hiểu rõ tinh thần “chế độ gia dụng
lâm sản”
3. – Nghiên cứu quy định số lượng
gỗ (số cây hay số mét khối) đủ làm một ngôi nhà trung bình theo tập quán dân tộc
từng vùng để làm mức gỗ gia dụng.
4. – Riêng Ty Lâm nghiệp phải có
kế hoạch giúp đỡ Ủy ban xã ghi chép và báo cáo đầy đủ thường kỳ về Ty số lượng
gỗ gia dụng do Ủy ban chứng nhận.
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Tạo
|