BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 08/2012/TT-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2012
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐO TRỌNG LỰC CHI TIẾT
Căn cứ Nghị
định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm
2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị
định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm
2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 19/2010/NĐ-CP
ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các điểm
c, d, g, h, i khoản 5 Điều 2 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8
năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số
25/2008/NĐ-CP;
Xét đề nghị của
Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và
Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về đo trọng lực chi tiết,
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy định về
đo trọng lực chi tiết.
Điều 2. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2012.
Điều 3. Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Đo đạc và
Bản đồ Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính
phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, KHCN, PC, C.ĐĐBĐVN, V.KHĐĐBĐ.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Đức
|
QUY ĐỊNH
VỀ ĐO TRỌNG LỰC CHI
TIẾT
(Ban hành kèm theo Thông
tư số 08/2012/TT-BTNMT
ngày 08 tháng 8 năm 2012
của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về công tác khảo sát, chọn điểm, chôn mốc, xây
tường vây, đo đạc tính toán bình sai lưới trọng lực điểm tựa, xử lý tính toán kết quả đo trọng lực chi tiết, đồng thời quy định công tác kiểm tra, kiểm
nghiệm
các
loại máy trọng lực, quy định kiểm tra nghiệm thu và giao nộp sản phẩm
của lưới trọng lực điểm tựa, các điểm trọng lực chi tiết đo trên mặt đất, trên
biển và trên không.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tất cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia
thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án sản xuất về lĩnh vực đo trọng lực trên mặt đất, trên
biển và
trên không phục vụ cho công tác trắc địa, địa chất, thăm dò khoáng sản và
các lĩnh vực khác có liên quan.
3. Giải thích từ ngữ
3.1. Đơn vị đo trọng lực được tính bằng miligal (mGal).
3.2. Hệ thống trọng lực quốc gia bao gồm các điểm trọng lực cơ sở, trọng
lực
hạng I và các
điểm trọng lực vệ tinh của chúng.
3.3. Hệ thống số liệu trọng lực quốc gia là giá trị trọng lực của các điểm:
trọng lực cơ sở, trọng lực hạng I và các điểm trọng lực vệ tinh của chúng được xác định thống nhất cho cả nước.
3.4. Các điểm trọng lực gốc quốc gia là các điểm có dấu mốc cố định, lâu
dài, được xác định giá trị
trọng lực bằng phương pháp tuyệt đối.
3.5. Điểm tựa trọng lực là các điểm khởi tính (điểm gốc) được phát triển từ
các điểm trọng
lực
quốc gia
và được
sử dụng để
xây
dựng các mạng
lưới trọng lực
chi tiết.
3.6. Dịch chuyển điểm 0 của máy trọng lực là sự thay đổi số đọc của máy
trọng lực tại một điểm theo thời gian do sự biến dạng của hệ thống đàn hồi máy
trọng lực không tỷ lệ
thuận với giá trị trọng lực.
3.7. Chuyến đo trọng lực là tập hợp các kết quả đo liên tục trên một số
điểm
liên kết với nhau và có cùng một đặc trưng chung là độ dịch chuyển điểm 0 của máy trọng lực thay đổi tuyến tính.
MỤC 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Các giá trị gia tốc lực trọng trường (sau đây gọi là giá trị trọng lực) của các điểm trọng
lực
chi
tiết (sau đây gọi
là điểm chi
tiết) được sử
dụng trong
ngành đo đạc và bản đồ để giải quyết các nhiệm vụ khoa học - kỹ thuật bao gồm chuyển các chênh cao thủy chuẩn nhà nước đo được về độ cao chuẩn của Quả đất; xác định các thành phần độ lệch dây dọi và độ cao Quasigeoid của các điểm
trên bề mặt vật lý của Quả
đất.
Các đơn vị của giá trị
trọng
lực
bao gồm Gal, mGal (miliGal),
µGal
(microGal) và có các
quan hệ sau:
1 Gal = cm.s-2 = 10-2.m.s-
1 mGal = 10-3.Gal
1 μGal = 10-3.mGal= 10-6.Gal
2. Các giá trị trọng lực chi tiết bao phủ đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ
quốc gia và
được
bố trí trong các
ô chuẩn
kích
thước 3’x3’. Mỗi
ô chuẩn có không ít hơn 3 giá trị trọng lực
chi tiết đối với trường hợp đo trọng lực mặt đất.
3. Công tác đo trọng lực chi tiết được tiến hành dọc theo các tuyến thủy
chuẩn nhà nước hạng I, II, các tuyến thủy chuẩn hạng III ở khu vực vùng núi
hoặc
để đo bổ sung trọng lực chi tiết tại các khu vực chưa có các
giá trị trọng lực
chi
tiết trên lãnh thổ quốc gia.
4. Sai số trung phương xác
định
giá
trị trọng
lực
của các điểm chi tiết
không được
vượt quá ± 0,74 mGal đối với các khu vực
đồng bằng, trung du và ± 1,00 mGal đối với khu vực núi cao và vùng biển.
5. Trên đất liền tại các khu vực có các điều kiện giao thông thuận lợi, dễ dàng
di chuyển
bằng
các phương tiện đường
bộ (chủ yếu ở vùng đồng bằng,
trung du và một số khu vực vùng núi) công tác đo trọng lực chi tiết được thực
hiện bằng các máy trọng lực mặt đất quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Quy định này.
Tại các khu vực rừng núi không thuận lợi cho việc di chuyển bằng các
phương tiện đường bộ phải sử dụng phương pháp đo trọng lực hàng không với việc
sử dụng máy trọng lực được lắp đặt trên máy bay quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy định này.
Việc đo trọng lực chi tiết trên biển được thực hiện nhờ máy trọng
lực biển được lắp đặt trên tàu thủy quy định tại Phụ
lục 3 ban hành kèm theo Quy định này hoặc máy trọng lực hàng không được lắp
đặt trên máy bay.
6. Các điểm tựa trọng lực (sau đây gọi là điểm tựa) được sử dụng làm các điểm khởi tính để phát triển các mạng lưới điểm chi tiết nhằm các mục đích xác định đồ thị dịch chuyển điểm 0 của máy trọng lực, kiểm tra chất lượng của các
tuyến đo trọng lực chi tiết và chuyển giá trị trọng lực của các điểm chi tiết về hệ
thống trọng lực quốc gia.
7. Các điểm khởi tính của mạng lưới điểm tựa là các điểm trọng lực quốc
gia.
Các điểm khởi tính của mạng lưới điểm chi tiết là các điểm tựa và các điểm
trọng lực quốc gia.
8. Đồ hình lưới điểm
tựa, điểm chi tiết có dạng tuyến khi đo khép giữa hai điểm khởi tính (sau đây được gọi là tuyến đo khép), các đa giác khép kín với một điểm khởi đo hoặc một mạng lưới các đa giác khép kín được liên kết với nhau và có một số điểm khởi tính.
Điểm khởi đo (là
điểm bắt đầu tiến hành đo trọng lực)
trong đa
giác
có thể là
điểm khởi tính hoặc chọn điểm bất kỳ của
đỉnh đa giác làm điểm khởi đo.
9. Một chuyến đo trên một tuyến đo khép là tập hợp các phép đo liên tục trên các điểm khởi tính và
các điểm cần xác định của
tuyến đo đó.
Một chuyến đo trên một đa
giác
khép kín là tập hợp các phép đo liên
tục
trên điểm khởi đo và các điểm cần xác định của đa giác
khép kín đó.
10. Khoảng thời gian đo của chuyến đo phải đảm bảo yêu cầu độ chính
xác
đo trong điều kiện độ dịch chuyển điểm 0 của máy trọng lực thay đổi tuyến tính.
11. Trong toàn bộ thời gian thực hiện công trình đo trọng lực phải thường xuyên xác định đồ thị độ dịch chuyển điểm 0 của
máy trọng lực.
12. Các kết quả đo trọng lực được coi là độc lập, nếu chúng được thực
hiện theo sơ đồ ABA hoặc ABAB bởi một máy hoặc nhóm máy trọng lực vào
các thời gian khác nhau.
13. Số gia các giá trị trọng lực giữa các điểm thuộc các mạng lưới các
điểm tựa, các điểm
chi
tiết được xác định
bằng phương
pháp
đo trọng
lực
tương đối.
Mạng lưới điểm tựa, điểm chi tiết có dạng các tuyến đo khép hoặc các đa
giác khép kín được tính toán bình sai chặt chẽ theo phương pháp bình phương
nhỏ nhất.
14. Việc xây dựng các mạng lưới điểm tựa nhằm giải quyết các nhiệm vụ khoa học - kỹ thuật quan trọng của ngành tài nguyên và môi trường là công việc đòi hỏi chi phí nhiều về vật chất và sức lực, yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về khảo sát, chọn điểm, chôn mốc, mật độ điểm, độ chính xác đo
trọng lực, độ chính xác vị trí mặt bằng và độ cao của các điểm theo đúng các
quy
định tại Mục 3 của Quy
định này.
15. Các thiết bị đo trọng lực phải được kiểm tra, kiểm nghiệm chặt chẽ theo đúng các quy định
tại Mục
5 của Quy
định này trước
khi tiến hành
đo
ngoại nghiệp.
16. Việc tính toán các kết quả đo trọng lực phải được thực hiện theo đúng
các quy trình tính toán của
các loại máy đo trọng lực.
17. Trong quá trình xây dựng mạng lưới điểm tựa đo trọng lực chi tiết, các sản phẩm phải được kiểm tra,
nghiệm thu và giao nộp theo đúng quy định tại
Mục 7 của Quy định này.
MỤC 3. MẠNG LƯỚI ĐIỂM TỰA TRỌNG LỰC
1. Mạng lưới điểm tựa được phát triển dựa trên các điểm trọng lực quốc gia (các điểm trọng lực cơ sở, trọng lực hạng I và các điểm vệ tinh của chúng) hoặc các
điểm trọng lực có độ chính xác tương đương.
2. Trong trường hợp đo trọng lực trên mặt đất, tùy theo độ phức tạp của bề mặt địa hình lựa chọn khoảng cách giữa hai điểm tựa kề nhau, nhưng khoảng cách này phải nằm trong khoảng từ 8 km đến 45 km.
3. Sai số trung phương xác định số gia các giá trị trọng lực giữa hai điểm tựa không được vượt quá ± 0,60 mGal. Sai số trung phương giá trị trọng lực sau bình sai của các điểm tựa so với các điểm trọng lực quốc gia không được vượt
quá
± 0,45 mGal.
4. Các điểm tựa trọng lực phải xây dựng ở các vị trí dễ nhận biết, thuận
lợi
cho công tác đo ngắm và
xác định tọa độ, độ cao.
Vị trí
xây dựng mốc điểm
tựa
phải
chọn nơi có
nền
đất vững
chắc
ổn định, có khả năng bảo quản lâu dài; cần tránh nơi dễ ngập nước, dễ bị sạt lở, gò,
đống, đê, bờ sông bồi lở; nền đất mượn (mới tôn nền); nơi sẽ xây
dựng các công trình công nghiệp, nhà máy trụ sở làm việc, nhà ở, mở rộng đường giao thông, các
công trình kiến trúc sắp bị phá hủy hoặc tu sửa, cải tạo lại; nơi tập trung đông người như chợ, nhà ga, bến ô tô, trung tâm thương mại, công viên…; nơi có nguồn chấn động lớn như cạnh đường xe lửa, trục đường ô tô, công trường xây dựng, nhà máy, đường dây cao thế, cây to đứng độc lập…và những vùng hay xảy ra
động đất hoặc nhiễu từ.
5. Mốc và tường vây bảo vệ điểm tựa trọng lực được đúc thành khối bê tông mác M25 (Tiêu chuẩn
Việt Nam số
39/TCVN 6025), kích
thước
mốc
và tường vây được quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Quy định này. Mốc điểm tựa trọng lực phải đổ bằng khuôn gỗ, trong quá trình đổ bê tông phải đầm chặt, đều để bệ mốc khỏi bị rỗ. Thời gian dỡ cốp pha phụ thuộc vào thời tiết và chất lượng bê tông, nhưng không được rút ngắn dưới 24 giờ.
Trên mặt mốc có gắn dấu mốc trọng lực làm bằng hợp kim gang – đồng ở
giữa và được ghi chú đầy đủ các thông tin về mốc gồm: số hiệu điểm, ngày tháng
chôn mốc. Chi tiết quy định tại Phụ lục 8 và Phụ lục 9 ban hành kèm theo Quy định này.
Số hiệu điểm có cấu trúc: TL - Ký hiệu vùng đo - số hiệu điểm. Ký
hiệu vùng đo được quy định tại Phụ lục 10 ban hành
kèm theo Quy định này. Số hiệu điểm ghi trên mặt mốc phải rõ ràng và phải đúng
kích cỡ chữ, số theo quy định.
Ví dụ: TL – TBa – 07: Số hiệu điểm của điểm tựa trọng lực số 7 được chôn tại vùng Tây Bắc.
6. Mặt trên của mốc cần phải gia cố bằng phẳng và in các thông tin về
mốc, đầu của chữ quay về hướng Bắc. Mặt mốc phải chôn ngang với mặt đất (ở
các sân bay, cầu cảng) hoặc cao hơn mặt đất 5 cm (ở ven đường ô tô, trong cơ
quan, trường học…).
Ở những nơi có vỉa đá vững chắc có thể gắn dấu mốc, nhưng cần phải đục
mặt
vỉa đá để đổ bê tông cho mặt mốc bằng phẳng có kích thước theo đúng quy
định.
Trong trường hợp lợi dụng các nền móng kiên cố, bằng phẳng, chỉ cần gắn
dấu mốc trên nền móng hoặc trên tường vuông góc với vị trí dự kiến đặt máy đo
trọng lực. Khi gắn dấu mốc lên các địa vật
cố
định phải đục lỗ ở
chỗ đã chọn, lấy nước rửa sạch vị
trí vừa đục, đổ xi măng, cát theo tỷ lệ 1: 2. Sau
đó
tiến hành gắn
dấu mốc sao cho mặt trên của dấu bằng với mặt phẳng của các địa vật có sẵn
(nền, tường). Cần lưu ý là phải cố định dấu mốc cho đến khi vữa xi măng đông cứng. Xi
măng dùng để
đổ mốc gắn dấu mốc là loại xi măng
có
mác P300 trở
lên.
Đá dăm hoặc sỏi phải được rửa sạch; cát vàng không lẫn tạp chất. Vữa bê tông
phải trộn đều, đủ dẻo (không khô hoặc nhão quá) theo đúng tỷ lệ.
7. Sau khi chôn, gắn dấu mốc xong, phải vẽ ghi chú điểm. Bản ghi chú điểm phải
cập
nhật đầy đủ
các thông tin gồm: tên mốc, số hiệu và cấp hạng mốc, sơ đồ vị trí điểm, khoảng cách từ mốc đến các vật chuẩn, kinh vĩ độ và độ cao khái lược của mốc, địa chỉ nơi đặt mốc, đường giao thông đi đến điểm, tên
đơn
vị thi công và người chọn điểm, chôn mốc, người dẫn điểm, người vẽ ghi
chú
điểm, người kiểm
tra,
ngày
kiểm
tra,
ngày tháng
năm
chọn
điểm, chôn mốc, vẽ ghi chú điểm. Chi tiết quy định tại xem Phụ lục 11 ban hành kèm theo
Quy định này.
Các vật chuẩn được chọn phải là các địa vật cố định đặc trưng như cây
độc
lập, mố cầu, góc đền chùa, lô cốt, cột điện….
Điểm tựa trọng lực sau khi chọn chôn xong phải đưa lên bản đồ địa hình
tỷ
lệ 1/50.000 để
xác
định tọa
độ
mặt phẳng.
Sau khi chôn
mốc
xong phải tiến hành lập biên bản bàn giao mốc, dấu
mốc đo đạc cho chính quyền địa phương quản lý và bảo vệ, phải có cán bộ địa
chính xã (phường) nhận bàn giao mốc tại thực địa. Chi tiết quy định tại xem Phụ lục 12
ban hành kèm theo Quy
định này.
8. Đối với trường hợp đo trọng lực biển bằng tàu thủy, các điểm tựa được
bố
trí trên các cầu cảng, các đảo ở các vị trí thuận lợi để đo nối trọng lực tiếp theo vào vị trí đặt máy trọng lực trên tàu đang neo đậu trong trạng thái yên tĩnh ở bến cảng, còn đối với trường hợp đo trọng lực hàng không, các điểm tựa được bố trí trong các sân bay ở các vị trí thuận lợi để đo nối trọng lực tiếp theo vào vị
trí
đặt máy trọng lực
trên
máy bay đang đậu trên sân bay.
9. Các giá trị trọng lực của các điểm tựa là thành phần của cơ sở dữ liệu trọng lực quốc gia. Do đó yêu cầu phải xác định tọa độ và độ cao nhà nước của
các điểm tựa. Các tọa độ mặt bằng tương ứng với hệ tọa độ quốc gia được xác định với độ chính xác không được thấp hơn 20 m. Độ cao chuẩn của điểm tựa
được
xác định với độ chính xác không được thấp
hơn 1 m.
10. Mỗi điểm tựa được đo không ít hơn hai lần đo độc lập. Nếu đo bằng nhiều máy thì giá trị đo của mỗi máy là giá trị đo độc lập. Giá trị đo cuối cùng
của
số gia các giá trị trọng lực
∆g giữa hai điểm kề nhau trong mạng lưới điểm tựa bằng giá trị trung bình của các giá trị số gia giá trị trọng lực đo được trong các lần đo độc lập.
11. Đối với cạnh AB bất kỳ giữa hai điểm tựa A và B trong mạng lưới điểm
tựa, mỗi lần đo được thực hiện theo sơ đồ A - B - A. Khi đo trên mỗi điểm
lần
lượt lấy 3 số đọc. Các mẫu sổ đo điểm tựa trọng lực và Tính toán các số gia trọng lực giữa các điểm tựa trọng lực theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 và Phụ lục 15 ban hành kèm theo Quy định này.
12. Các kết quả đo lưới điểm tựa phải hiệu chỉnh các số cải chính do dịch chuyển điểm 0 theo quy định tại khoản 3, khoản 4 và
khoản 5 Mục 6 của Quy định
này.
13. Để nâng cao độ chính xác xác định giá trị trọng lực của các điểm tựa cần sử dụng các biện pháp sau:
13.1. Sử dụng các
máy
đo trọng lực
chính xác hơn;
13.2. Đo nhiều lần bằng một nhóm máy trọng lực;
13.3. Giảm chiều dài các nhánh đo của chuyến đo;
13.4. Vận chuyển các máy trọng lực
trong các điều kiện thuận lợi.
14. Khoảng thời gian của một chuyến đo trong mạng lưới điểm tựa phải đảm bảo điều kiện độ dịch chuyển điểm 0 của
máy trọng lực
thay đổi tuyến tính.
15. Đối với mạng lưới điểm tựa ở dạng tuyến đo giữa hai điểm khởi tính
hoặc ở dạng đa giác khép kín với một điểm khởi tính, việc xử lý các kết quả đo được thực
hiện theo quy định tại Mục
6 của Quy
định này.
16. Mạng lưới điểm tựa có dạng tuyến đo điểm tựa khép, đa giác điểm tựa
khép kín hoặc mạng lưới bao gồm các đa giác điểm
tựa khép kín phải được bình sai chặt chẽ theo phương pháp bình phương nhỏ nhất.
MỤC 4. MẠNG LƯỚI ĐIỂM CHI TIẾT
1. Các quy
định chung đối với đo trọng lực chi tiết
1.1. Mạng lưới điểm chi tiết được phát triển dựa trên các
điểm
khởi tính là các điểm tựa, các điểm trọng lực quốc gia. Giá trị trọng lực của các điểm khởi tính được xác định trong hệ
thống trọng lực
quốc gia.
1.2. Số hiệu của điểm chi tiết được xác định theo quy định sau: CT - Tên công trình - Số thứ tự điểm. Ví dụ CT - PRNT - 15: Điểm chi tiết số 15 trong
công trình đo trọng lực
Phan
Rang - Nha Trang.
1.3. Thời gian đo giữa các chuyến đo trong mạng lưới điểm chi tiết phụ
thuộc vào yêu
cầu độ chính xác của
lưới, sự thay đổi tuyến
tính
dịch chuyển
điểm
0 của máy trọng lực.
1.4. Đối với trường hợp đo trọng lực chi tiết dọc theo tuyến thủy chuẩn
nhà nước, quy định về khoảng cách cho phép giữa hai điểm chi tiết kề nhau quy
định tại Bảng 1 điểm 1.8 khoản 1
Mục 4 ban hành kèm theo Quy định này.
Đối với trường hợp đo trọng lực chi tiết để phủ kín các khu vực còn chưa
có giá trị trọng lực trên lãnh thổ quốc gia, tùy theo sự phức tạp của địa hình lựa chọn khoảng cách giữa hai điểm chi tiết kề nhau, nhưng khoảng cách lớn nhất không được lớn hơn 4 km.
1.5. Vị trí của các điểm chi tiết được xác định trong Hệ tọa độ quốc gia VN2000 với sai số trung phương mặt phẳng không lớn hơn ± 80 m. Độ cao của các điểm
chi tiết
được
xác
định trong Hệ
độ cao quốc gia với
sai số trung phương không lớn hơn ± 2 m.
1.6. Sai số trung phương của số gia các giá trị trọng lực giữa hai điểm chi tiết kề
nhau trong tuyến đo
chi
tiết không được lớn hơn ± 0,85 mGal.
Sai số trung phương của giá trị trọng lực của điểm chi tiết sau bình sai so với các điểm
tựa
không được lớn hơn ± 0,60 mGal
1.7. Trong trường hợp đo trọng lực chi tiết trên mặt đất, trên mỗi điểm chi
tiết
lấy 3 số đọc. Các mẫu sổ đo điểm trọng lực chi tiết và tính toán các số gia giá trị trọng lực giữa các điểm chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ
lục 14 và Phụ lục 16 ban hành kèm theo Quy định
này.
1.8. Đối với các đường thuỷ chuẩn hạng I, hạng II và hạng III ở khu vực miền núi cần phải tính chuyển chênh cao đo về Hệ độ cao chuẩn.
Phụ thuộc vào độ nghiêng của địa hình tgβ
= h/S
trên
đoạn đo thủy chuẩn với chiều dài S và chênh cao h, việc chọn mật độ các điểm đo trọng lực chi tiết
dọc
theo tuyến thủy chuẩn được quy định ở bảng 1 dưới đây.
Bảng 1
Hạng thủy
chuẩn nhà
nước
|
Khoảng cách (km) giữa
các điểm trọng lực dưới
các độ nghiêng tgβ
của địa hình
|
I
II
III
|
> 0,2
|
0,2 – 0,1
|
0,1 – 0,08
|
0,08 – 0,06
|
0,06 – 0,04
|
-
1
2 -
3
|
-
2 – 3
6
|
1
4
6
|
2
4
8
|
2
6
|
Chênh cao đo h’i,k giữa hai mốc thủy chuẩn i và k được
chuyển về chênh cao chuẩn hi,k theo công thức
hi,k = h’i, k + f,
Số cải chính f được xác
định theo công thức
Trong đó, gm là giá
trị trung bình của giá
trị
trọng
lực chuẩn
(đơn vị mGal)
trong khu vực đo thủy chuẩn quốc gia;
g0i và g0k là các giá trị trọng lực chuẩn (đơn vị mGal) trên mặt Ellipxoid tương ứng với các điểm i và k;
là độ cao trung bình (đơn vị m) của các độ cao gần đúng của hai điểm i và k; (g - g)m là dị thường trọng lực trung bình (đơn vị mGal) giữa các điểm i và k. Đối với vùng đồng bằng sử dụng dị thường trọng lực trong không khí tự do, vùng núi sử dụng dị thường trọng lực
Faye.
Giá trị trọng lực chuẩn
g0 trên mặt Ellipsoid WGS-84 được xác
định theo công thức:
g0 = 978032,53359. (1 + 0,0053024.
sin2B - 0,0000058. sin2 2B ) <mGal>,
(1)
Trong đó, B
là vĩ độ trắc
địa của khu vực đo.
1.9. Dị thường trọng lực trong không khí tự do của điểm đo trên bề mặt Quả đất được
xác định theo công thức:
, (2)
Trong đó, g và
Hg là giá trị trọng lực (đơn vị mGal) và độ cao chuẩn (đơn vị m) của điểm đo; giá trị trọng lực chuẩn g0 trên mặt Ellipsoid WGS-84 tương
ứng với điểm đo được xác định theo công thức (1).
Sai số trung phương xác định dị thường trọng lực trong không khí tự do được xác
định theo công thức
sau:
Trong đó, mg là sai số trung phương
giá trị trọng lực của điểm chi tiết; mHg là sai số trung phương độ cao chuẩn của
điểm chi tiết.
1.10. Đối với trường hợp đo trọng lực hàng không trên đất liền, dị thường trọng lực trong không khí tự do tại điểm
P trên máy bay vào thời điểm
đo t được tính theo công thức có dạng:
Trong đó, gP là giá trị
trọng lực đo được trên máy bay; là độ cao chuẩn của điểm p trên máy bay, h là
độ cao tuyến bay, là độ cao chuẩn của
điểm P’ trên mặt vật lý của Quả đất, đồng thời điểm
P’ là hình chiếu của điểm
P theo phương vuông góc
với
bề mặt Quả
đất.
Đối với trường hợp đo trọng lực hàng không trên biển, dị thường trong không khí tự
do tại điểm P trên máy bay vào thời điểm
đo
t được tính theo công
thức
có
dạng:
.h
Trong đó, gP là giá trị
trọng lực đo được trên
máy bay;
h là độ cao tuyến bay so với mực nước biển.
Giá trị trọng lực
chuẩn g0 trên mặt
Ellipsoid WGS-84 tương ứng với
điểm
đo được xác định theo công thức
(1).
Sai số trung phương xác định dị thường trọng lực chân không được xác
định theo công thức sau:
Trong đó, mg là sai số trung
phương giá trị trọng lực của điểm P; mHg là sai số trung phương độ cao chuẩn của điểm P’; mh là sai số trung phương độ cao
tuyến bay.
1.11. Trong trường hợp đo trọng lực biển bằng tàu thủy, về nguyên tắc dị thường trong không khí tự do được xác định theo công thức (2), trong đó
Hg là độ cao chuẩn (đơn vị m) của điểm đo trên tàu so với mặt nước
biển trung bình.
Dị thường trọng lực trong không khí tự do của điểm tương ứng với điểm đo trên tàu và nằm trên mặt nước biển trung bình được xác định theo công thức sau:
(g - g)KKTD =g - g0 + 0,3086.h
Trong đó, h là độ cao của máy trọng lực so với
mực nước biển; giá trị
trọng lực chuẩn
g0 trên mặt Ellipsoid WGS-84 tương ứng với điểm đo được xác định theo công thức
(1).
Sai số trung phương xác định dị thường trọng lực trong không khí tự do được xác
định theo công thức
sau:
Trong đó, mg là sai số trung phương giá trị trọng lực của
điểm đo; mh là sai số trung phương
độ cao của
máy trọng lực
so với mực nước biển.
1.12.
Trên đất
liền, dị thường trọng lực Faye
(sau đây gọi là dị thường
Faye) được xác định theo công thức:
(g - gB) = (g - g)KKTD + ∆gp
Trong đó, ∆gp là số cải chính do ảnh hưởng của mặt địa hình.
Sai số trung phương của dị thường Faye
được xác định theo công thức:
Trong đó, là sai số trung phương của số cải chính địa hình
Đối với vùng
đồng
bằng, bán kính vùng tính
toán
số cải chính
do ảnh hưởng
của
mặt địa hình
được nhận bằng
50 km. Đối với vùng
núi,
bán kính vùng tính toán tăng đến 200 km.
1.13. Trên đất liền, dị thường trọng lực Bughe (sau đây gọi là dị thường
Bughe) được
tính theo công thức
sau:
(g - gB) = (g - gB) + AgB
Trong đó, dị thường trọng lực Faye được tính theo công thức trình bày tại khoản 1.12 Mục 4 của Quy
định này, số cải chính Bughe được tính theo công thức:
∆gB = -2m.f .d.Hg = -0,0419.d,0g = k.Hg
k = - 0,0418.
d (đơn vị mGal/m).
Khi mật độ vật chất d = 2,67 g/cm3: k = - 0,1117 mGal/m.
Khi mật độ vật chất d = 2,3 g/cm3: k = - 0,0962 mGal/m.
Sai số trung phương của dị thường Bughe được xác
định theo công thức:
Trong đó, là sai số trung phương của số cải chính Bughe và được
đánh giá theo công thức:
=
k.mHg
Trong đó, mHg là sai số trung phương độ cao chuẩn
của điểm đo
1.14. Đối với trường hợp đo trọng lực biển, dị thường Bughe được xác
định theo công thức:
(g - gB) = (g - gB)KKTD + 0,0419. (d - db).d
Trong đó, d
là mật độ vật chất của đất liền (đơn vị g/cm3), db là mật độ
vật
chất của nước biển và được nhận bằng 1,03 g/cm3, d là độ sâu địa hình đáy biển (đơn vị m).
Khi mật độ vật chất d = 2,67 g/cm3, dị thường Bughe trên biển được xác định theo công thức:
(g - gB) = (g - gB)KKTD + 0,0686.d
Khi mật độ vật chất d = 2,3 g/cm3, dị thường Bughe trên biển được xác định theo công thức:
(g - gB) = (g - gB)KKTD + 0,0531.d
Sai số trung phương xác định dị thường Bughe được xác định theo công thức sau:
Trong đó, md là sai số trung phương xác định độ sâu
tại điểm đo
2. Đo trọng
lực chi tiết trên mặt đất
2.1. Các điểm chi tiết cần được chọn vị trí thuận lợi cho việc lắp đặt máy và đo ngắm. Thông thường, các điểm trọng lực chi tiết được thiết kế theo các tuyến đo thẳng. Trong trường hợp đặc biệt, tuyến đo có thể thiết kế lệch đường thẳng, nhưng chỉ được phép trong các trường hợp sau:
a) Tránh các khu vực không thuận tiện cho công tác đo ngắm như đầm lầy, khu dân cư, các
công trường ….;
b) Cần đo dọc
các con đường, khe núi, đường mòn …;
c) Liên kết tuyến đo với các tuyến đo đã có từ trước.
2.2. Các điểm chi tiết được chôn bằng các cọc gỗ trên nền đất mềm hoặc đánh dấu bằng sơn trên nền đường nhựa, đường bê tông và phải đảm bảo tồn tại
trên thực
địa
trong suốt thời gian thực hiện dự án.
2.3. Về nguyên tắc việc đo trọng lực trong các chuyến đo chỉ thực hiện một lần. Phụ thuộc vào độ chính xác đo trọng lực chi tiết, mỗi điểm chi tiết có thể
được đo không ít hơn 2 lần đo độc lập. Nếu trong quá trình đo sử
dụng nhiều
máy trọng lực,
thì giá trị đo của mỗi máy là giá trị đo độc lập.
Trình tự một lần đo được bắt đầu từ điểm tựa, lần lượt đo trên các điểm chi tiết và
khép về điểm tựa.
2.4. Tại các khu vực địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, trong quá trình đo chi tiết cần sử dụng đồng thời 3 máy trọng lực để tránh trường hợp phải đo lại
do
phát hiện trị đo thô bởi một trong các máy trọng lực.
2.5. Để đánh
giá
chất
lượng
đo trọng lực
chi tiết
phải
tiến
hành
các chuyến đo kiểm tra độc lập qua một số điểm của các chuyến đo của công trình đã
được thực hiện. Khối lượng đo kiểm tra
chiếm 10% khối lượng đo chung.
2.6. Các chuyến đo được coi là đạt chất lượng, nếu hiệu các số gia giá trị trọng lực cùng tên được xác định từ kết quả đo của các chuyến đo công trình và
các kết quả đo của các chuyến đo kiểm tra không vượt quá hai lần sai số trung phương của số gia các giá trị trọng lực được thiết kế trong thiết kế kỹ thuật - dự toán của khu đo.
2.7. Đối với mạng lưới điểm chi tiết ở dạng tuyến đo giữa hai điểm khởi
tính hoặc ở dạng đa giác khép kín với một điểm khởi tính, việc xử
lý các
kết
quả đo được thực hiện theo các quy định được trình bày tại Mục 6 của Quy
định này.
2.8. Tuyến đo điểm chi tiết khép giữa hai điểm khởi tính, đa giác điểm chi tiết khép kín với một điểm khởi tính hoặc mạng lưới bao gồm các đa giác điểm
chi
tiết khép kín
phải
được
bình sai
chặt
chẽ theo phương
pháp
bình
phương nhỏ nhất.
Đối với lưới điểm
chi
tiết cùng độ chính xác, việc bình sai được thực hiện
theo trình tự quy định tại khoản 10 Mục 6 của Quy
định này.
3. Đo trọng
lực bằng máy trọng lực biển và máy trọng lực hàng không
3.1. Các quy định chung đối với đo trọng lực bằng máy trọng lực biển và máy trọng lực hàng không
a) Máy trọng lực biển được lắp đặt trên tàu thủy
để đo trọng lực trên biển. Máy trọng lực hàng không được lắp đặt trên máy bay để đo trọng lực cả trên biển lẫn trên đất liền. Đo trọng lực biển hoặc
trọng lực hàng không có
những đặc điểm sau:
- Do sự chuyển động của tàu thủy hoặc máy bay nên ảnh hưởng của lực quán tính và độ nghiêng của
máy đến các
số
đọc của máy trọng lực
lớn
hơn hàng
trăm và hàng ngàn lần so với yêu cầu độ chính xác xác định giá trị trọng lực. Do
đó,
phải áp dụng tất cả các
biện pháp có thể để loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố
nêu trên;
- Phải xác
định liên tục hoặc ngắt quãng các giá trị tọa
độ của các điểm đo trên tàu thủy hoặc trên máy bay, độ sâu địa hình đáy biển trong đo biển hoặc độ
cao tuyến bay trong đo hàng không, phương hướng và tốc độ chuyển động của tàu thủy hoặc máy bay;
- Công tác đo được thực hiện trong khoảng thay đổi rộng của giá trị trọng lực đối với các chuyến đo dài theo thời gian. Do đó phải chuẩn chính xác máy trọng lực. Kiểm tra sự ổn định của máy trọng lực được thực hiện trong toàn bộ
chuyến đo.
b) Các tuyến đo tốt nhất được thiết kế theo hướng Bắc - Nam để triệt tiêu ảnh hưởng của hiệu ứng Eotvos.
Đối với công tác đo trọng lực biển, tùy theo điều kiện thực tế của hướng
sóng, gió trên khu đo tiến hành thiết kế các tuyến chạy tàu theo hướng phù hợp
nhất, tránh để tàu chạy cắt ngang sóng.
Đối với công tác đo trọng lực hàng không, tùy theo điều kiện thực tế của hướng gió trên khu đo tiến hành thiết kế các tuyến bay theo hướng phù hợp nhất, tránh để máy bay bay cắt ngang hướng gió. Trong trường hợp bất đắc dĩ có thể thiết kế tuyến bay không lệch quá hướng Bắc - Nam đến ± 200. Trong quá trình bay, tốc độ của máy bay không được vượt quá 200 km/h.
c) Để giảm ảnh hưởng của các sai số do sự biến thiên của số cải chính
Eotvos cần phải điều khiển tàu thủy chạy hoặc máy bay bay chính xác dọc theo tuyến đo thẳng với độ lệch không được lớn hơn ± 20.
Trong quá trình đo khi đổi hướng để chạy sang tuyến đo khác phải giảm tốc độ tàu hoặc máy bay nhằm tránh bị nghiêng lớn ảnh hưởng đến máy trọng
lực. Độ nghiêng của tàu thủy hoặc máy bay không được vượt quá ± 150
d) Khoảng thời gian giữa các lần đo trên các điểm tựa được xác định phụ
thuộc vào đại lượng phi tuyến của sự chuyển dịch điểm 0 được xác định bằng
thực nghiệm. Sự chuyển dịch điểm 0 được tính đến theo các kết quả đo trên các
điểm
tựa vào các thời điểm trước và sau đợt đo. Đại lượng chuyển dịch điểm 0
được
xác định bằng phương pháp nội suy tuyến tính giữa
các điểm tựa.
đ) Trước khi lắp đặt máy trọng lực phải tiến hành đo nối trọng lực
từ
điểm tựa vào vị trí đặt máy trên tàu thủy hoặc máy bay theo sơ đồ A
- B
- A bằng
phương pháp tương đối.
Đối với tàu thủy, trong thời gian đo nối phải đảm bảo điều kiện tàu được
neo đậu chắc chắn vào cầu cảng và điều kiện thời tiết thuận lợi không gây ra sự
rung lắc
lớn
cho tàu.
Sau khi kết thúc đợt đo phải tiến hành đo nối trọng lực từ điểm tựa vào vị trí đặt máy theo sơ đồ A - B - A bằng phương pháp tương đối nhằm mục đích
tính số cải
chính độ dịch chuyển điểm 0 của máy vào các kết quả
đo trọng lực.
Đối với các trường
hợp
đo trọng lực biển
và đo
trọng
lực
hàng không, việc bố trí các điểm tựa
được quy định tại khoản 8 Mục 3 của Quy
định này.
e) Trước khi tiến
hành đo, hệ thống máy trọng lực
phải được kiểm nghiệm
theo quy định tại khoản 5 Mục 5 của
Quy định này.
g) Trước khi đo phải tiến hành hiệu chỉnh tất cả các thiết bị: sự cân bằng
của
bộ con quay; hiệu chỉnh hệ thống quang học hoặc hệ thống ghi số. Kiểm tra lần cuối sự hoạt động của các thiết bị được lắp đặt trên tàu thủy hoặc máy bay.
h) Việc hiệu chỉnh các kết quả đo trọng lực được thực hiện theo các quy định tại Mục 5 của Quy
định này.
Việc xác định các tọa độ của điểm đo vào thời điểm máy trọng lực ghi số đo trọng lực được thực hiện bằng phương pháp nội suy Lagrange theo công thức:
Trong đó, X(t), Y(t), Z(t) là các tọa độ không gian của điểm đo vào thời điểm
t khi máy trọng lực ghi số đo trọng lực trong hệ WGS-84; Xj ,Yj ,Zj
là các tọa độ
không gian thu được tại máy định vị DGPS vào thời điểm tj trong hệ WGS-84; hàm cơ sở Lj(t) được
xác
định theo công thức:
Các tọa độ không gian của điểm đo trong hệ WGS-84 phải được chuyển
về hệ
VN2000.
3.2. Đo trọng lực
bằng máy trọng lực
biển
a) Trong Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo trọng lực biển phải xác
định khoảng cách giữa các tuyến đo để đảm bảo mật độ điểm chi tiết của các ô chuẩn kích thước 3’x3’; số lần chuẩn máy trọng lực; số lần vào các cảng; số lần
đo
lặp và đo kiểm tra; độ lắc cho phép của tàu; độ chính xác và các khoảng thời gian ghi số đo trọng lực, xác định tọa độ, đo sâu; tốc độ và hướng chuyển động. Số lần chuẩn máy trọng lực ít nhất là 2 lần trước và sau mỗi đợt đo.
b) Các thiết bị phục vụ công tác đo trọng lực biển bao gồm hệ thống máy đo trọng lực biển, hệ thống kiểm soát, máy định vị GNSS, máy đo sâu, hệ thống máy tính, máy phát điện. Các thiết bị đo nêu trên phải được đồng bộ theo thời gian cùng với phần mềm đảm bảo việc xác định các số đo trọng lực, tọa độ, độ sâu, tốc
độ
và hướng chuyển động.
Việc xác định các
số
đo trọng
lực, tọa
độ, độ sâu, tốc độ
và hướng chuyển
động của tàu phải đồng bộ theo thời gian với sai số không lớn hơn 1 phút.
Vận tốc tàu chạy phù hợp nhất trung bình từ 8
km/h đến 10 km/h.
c) Để giảm ảnh hưởng của chuyển động của tàu đến kết quả đo trọng lực cần sử dụng tàu có độ mớn nước lớn hơn 2 m, có trọng tải tối thiểu 300 tấn, máy
trọng lực được
đặt
trên tàu tại điểm với các giá trị gia
tốc
cực tiểu.
Vị trí đặt máy trọng lực phù hợp nhất là gần tâm trọng tải của tàu, ở vị trí nhạy cảm ít nhất đối với sự nghiêng của tàu. Không được đặt máy trọng lực gần động cơ của tàu. Hệ thống máy trọng lực, khung máy phải được cố định với sàn tàu.
d) Trước khi
tiến
hành đo,
máy
đo sâu
được
kiểm
nghiệm theo
Quyết định số 03/2007/QĐ-BTNMT
ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên
và
Môi trường về Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ
1/50.000.
đ) Anten của máy thu DGPS phải được bố trí ở vị trí bất kỳ trên boong tàu nhưng vị trí phải thoáng đãng, không có các vật cản che các vệ tinh và cách
vị
trí đặt máy đo trọng lực không quá
10
m.
Cần phát biến của máy đo sâu được gắn bên hông tàu theo phương thẳng
đứng và vuông góc
với
trục của tàu từ vị trí đặt máy trọng lực.
Hệ thống máy tính định vị phải được đặt trên cabin tàu để phục vụ điều khiển tàu trên biển theo tuyến đã được thiết kế từ trước.
Tất cả các thiết bị
được bố trí trên tàu phải được nối
với
bộ ghi UPS.
Trong quá
trình đo phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị
đảm
bảo sự hoạt động bình thường, ổn định của các thiết bị liên tục cả ngày lẫn đêm trong toàn bộ đợt đo.
Trong quá trình đo không được tắt máy, phải đảm bảo máy phát điện làm việc ổn định trong toàn bộ đợt đo.
e) Trước khi đo phải xác định độ cao của sàn tàu lắp máy trọng lực so với mép nước biển. Độ cao của các điểm đo trọng lực trên biển bằng độ cao của mực nước biển trung bình cộng với độ cao của sàn tàu lắp máy trọng lực so với mép nước biển. Độ cao của các điểm đo được sử dụng để xác định dị thường trong không khí tự do của chúng.
Độ cao mực nước biển trung bình tại khu vực đo bằng giá trị mực nước thủy triều trong bảng thủy triều trừ đi giá trị ròng sát của khu vực đó.
g) Trong quá trình đo nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, thì phải kịp thời về cảng để đảm bảo đo khép. Trong trường hợp không kịp về cảng thì bắt buộc phải tắt máy, chèn máy bằng các mút đệm giữa các khung và cố định máy để
tránh va
đập
trong trường hợp có sóng lớn.
h) Các dữ liệu đo sâu địa hình đáy biển được xử lý theo Quyết
định số 03/2007/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa
hình đáy biển tỷ lệ
1/50.000.
i) Để đánh giá chất lượng đo phải thực hiên đo kiểm tra theo 1 tuyến đo kiểm tra theo hướng vuông góc với các tuyến đo chính của khu đo. Chiều dài
của
tuyến đo kiểm tra không vượt quá 15% tổng chiều dài của
tuyến đo chính.
3.3. Đo trọng lực
bằng máy trọng lực
hàng không
a) Trong Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo trọng lực hàng không phải xác định khoảng cách giữa các tuyến bay để đảm bảo mật độ điểm chi tiết của các ô chuẩn kích thước 3’ x 3’; số lần chuẩn máy trọng lực; số lần hạ cánh, cất cánh của máy bay tại các sân bay; số lần đo lặp và đo kiểm tra; độ chính xác và các khoảng thời gian ghi số đo trọng lực, xác định tọa độ, đo cao của tuyến bay; tốc độ và hướng bay. Số lần chuẩn máy trọng lực ít nhất là 2 lần trước và sau mỗi đợt đo.
b) Các thiết bị
phục vụ
công tác
đo trọng
lực
hàng không
bao
gồm hệ
thống máy đo
trọng
lực;
hệ thống
dẫn đường
quán
tinh
IGI; 1 máy định
vị GNSS;
1 hệ thống máy tính
dẫn
đường
(Computer Controlled Navigation System); 1 máy thu tín hiệu vệ tinh GPS hai tần số cố định (base) trên mặt đất, 1 máy thu tín hiệu vệ tinh GPS hai tần số được đặt trên máy bay (Rover); 1 máy
đo cao laser. Các thiết bị đo nêu trên phải được đồng bộ theo thời gian cùng với phần mềm đảm bảo việc xác định các số đo trọng lực, tọa độ, độ cao, tốc độ và hướng chuyển động.
Việc xác định các số đo trọng lực, tọa độ, độ cao tuyến bay, tốc độ và hướng bay của máy bay phải đồng bộ theo thời gian với sai số không lớn hơn 0,1 giây.
c) Để giảm
ảnh
hưởng
của
chuyển động
của
máy bay đến kết quả
đo trọng lực cần bố trí máy trọng lực ở vị trí các giá trị gia tốc cực tiểu, ít ảnh hưởng bởi sự rung, lắc của máy bay. Vị trí tốt nhất là gần buồng lái của máy bay.
d) Đối với công tác đo trọng lực hàng không, độ cao bay được lựa chọn
dựa trên độ cao địa hình của khu vực bay và khoảng đo cho phép của máy đo
trọng lực hàng không.
đ) Để đánh giá chất lượng đo phải thực hiện đo kiểm tra theo 1 tuyến
bay kiểm tra với hướng bay vuông góc với các
tuyến bay chính
của khu
đo. Chiều dài của tuyến đo kiểm tra không vượt quá 15% tổng chiều dài của tuyến
đo
chính.
MỤC 5. QUY ĐỊNH KIỂM TRA VÀ KIỂM
NGHIỆM CÁC LOẠI MÁY TRỌNG LỰC
1. Trước khi triển khai công tác đo ngoại nghiệp phải tiến hành xem xét, kiểm tra toàn diện thiết bị đo trọng lực cùng toàn bộ các thiết bị phụ trợ theo lý lịch của
máy.
2. Các nội dung kiểm tra và kiểm nghiệm dòng máy trọng lực GAG bao
gồm
(hoặc các loại máy GAG có độ chính xác tương đương):
2.1. Kiểm tra và điều chỉnh các ốc cân
bằng của máy;
2.2. Kiểm tra sự quay trơn của bộ phận
chuyển động của máy quanh trục ngang;
2.3. Kiểm tra sự quay trơn của các ốc
bộ vi đọc số;
2.4. Kiểm tra sự quay trơn của vành đo
của bộ vi đọc số quang học;
2.5 Kiểm tra bộ vi đọc số quang học;
2.6. Kiểm tra và hiệu chỉnh vị trí của
thang chia trong trường nhìn của kính vật;
2.7. Kiểm tra các đèn chiếu sáng của
máy trọng lực, thiết bị đo góc và bộ điều nhiệt;
2.8. Kiểm tra và hiệu chỉnh các điều
kiện hình học của máy;
2.9. Kiểm tra bộ điều nhiệt;
2.10. Xác định hệ số áp suất của máy;
2.11. Xác định khoảng đo hiệu gia tốc
lực trọng trường cho phép của máy;
2.12. Thiết lập khoảng đo.
Quy trình kiểm tra, kiểm nghiệm máy trọng lực GAG theo các nội dung trên được trình bày tại
Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quy định này.
3. Các
nội dung
kiểm
tra
và kiểm
nghiệm các máy
trọng lực Z400, GNU-KV bao gồm:
3.1. Kiểm tra tổng thể máy;
3.2. Kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của các ốc
cân
bằng máy;
3.3. Kiểm tra sự quay trơn của ốc đọc số;
3.4. Kiểm tra và điều chỉnh đèn chiếu sáng;
3.5. Kiểm tra và điều chỉnh vị trí của thang chia vạch trong trường nhìn ống kính;
3.6. Kiểm tra và điều chỉnh các bọt nước của máy;
3.7. Xác định và điều chỉnh độ nhạy của hệ thống đàn hồi;
3.8. Xác định thời gian ổn định số đọc
của máy trọng lực;
3.9. Xác định độ dịch chuyển điểm 0;
3.10. Xác định giá trị vạch chia ốc đọc số (hằng số C) của máy trọng lực
bằng phương pháp nghiêng trên thiết bị chuẩn UEGP-1;
3.11. Xác định giá trị vạch chia của ốc đọc số (hằng số C) của máy trọng
lực
trên đường đáy;
3.12.
Xác định giới hạn đo khi không điều chỉnh khoảng đo;
3.13. Xác định sai số trung phương một lần đo hiệu gia tốc lực trọng trường;
3.14.
Xác định hệ số áp suất.
Quy trình kiểm tra, kiểm nghiệm máy trọng lực GNU-KV và Z400 theo
các nội dung trên được trình bày tại Phụ lục 5 ban
hành kèm theo Quy định này.
4. Các nội dung kiểm tra và kiểm nghiệm các máy đo trọng lực mặt đất
ZLS
bao gồm:
4.1. Căn chỉnh máy trọng lực với các công việc:
a) Điều chỉnh các điểm dừng của
con
lắc;
b) Điều chỉnh hệ thống cân bằng dọc và ngang;
c) Điều chỉnh tăng hệ
thống cân bằng;
d) Xác định hệ
số
tăng của
con lắc;
đ) Xác định hệ
số
tăng của hệ
thống hồi tiếp;
e) Xác định hàm điều chỉnh cân bằng.
4.2. Kiểm nghiệm máy trọng lực bao gồm:
a) Theo dõi dịch chuyển điểm 0
của máy ở trạng thái tĩnh;
b) Theo dõi dịch chuyển điểm 0 của
máy
ở trạng thái động;
c) Chuẩn máy trên đường đáy quốc
gia.
Quy trình kiểm tra, kiểm nghiệm máy trọng lực ZLS theo các nội dung trên được trình bày tại Phụ lục 6 ban hành
kèm theo Quy định này.
5. Các nội dung kiểm tra và kiểm nghiệm các máy
trọng lực biển và trọng lực hàng khụng bao gồm:
5.1. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh zero beam;
5.2. Kiểm tra hằng số K;
5.3. Kiểm tra giá trị độ căng của lò xo;
5.4. Kiểm tra sự cân bằng của bọt nước trong ống thủy của platform;
5.5. Kiểm tra hệ số mGal/CU của máy.
Quy trình kiểm tra, kiểm nghiệm máy đo trọng lực biển và
máy trong lực hàng không theo các nội dung trên được trình bày tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quy định này.
MỤC 6. QUY TRÌNH TÍNH TOÁN CÁC KẾT QUẢ
ĐO TRỌNG LỰC
1. Tính hiệu chỉnh các
số đọc
theo một máy trọng lực trên điểm đo
Việc tính
toán
kết
quả
đo trọng lực theo một máy trọng
lực
được
thực hiện theo các
bước sau:
1.1. Chuyển các số đọc theo máy trọng lực về
đơn
vị mGal
Đối với máy trọng lực GAG-2, góc mở 2v là giá trị đo bởi máy GAG - 2.
Số đọc g’ được
tính theo công thức:
g' = g0.(Secv - 1)
Trong đó, g0 là giá trị trọng lực khi góc v= 0 và là hằng số đối với từng
máy GAG-2.
1.2. Đối
với
máy
trọng
lực
tĩnh
(GNU-KV,
ZLS, Z400, SODIN,
LACOSTE -
ROMBERG, SCINTREX), số đọc theo máy trọng lực có đơn vị mGal được
tính theo công thức sau:
g' = C.r + a(tt - tk)
+ dr
Trong đó, C là giá trị một vạch chia của thang đo bộ vi đọc số (hằng số máy), r là số đọc trung bình theo bộ vi đọc số, a là hệ số nhiệt độ của giá trị một
vạch chia thang đo của bộ vi đọc số
Trong đó, C1, C2 là các giá trị một vạch chia thang đo của bộ vi đọc số
dưới các nhiệt độ t1, t2 của máy đo trọng lực;
tt là nhiệt độ trong thời gian đo
trên điểm, tK là nhiệt độ của máy đo trọng lực khi xác định giá trị một vạch chia thang đo của bộ vi đọc số; dr là số cải chính do sự
dịch chuyển điểm 0 của th