BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/2022/TT-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 03
tháng 6 năm 2022
|
THÔNG
TƯ
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, ĐÁNH
GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU KHÍ TƯỢNG TRÊN CAO, RA ĐA THỜI TIẾT, Ô-DÔN VÀ BỨC XẠ CỰC
TÍM
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn; Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng
cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ
trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát,
đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng trên cao, ra đa thời tiết, ô-dôn và bức
xạ cực tím.
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này quy định
kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng trên cao,
ra đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này áp dụng
đối với hệ thống trạm khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân có
liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng tài liệu khí
tượng trên cao, ra đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
Trong Thông tư này
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài liệu khí tượng
trên cao là các sản phẩm dạng giấy và vật mang tin, gồm tài liệu thám không vô
tuyến và tài liệu gió trên cao.
2. Kiểm tra tài liệu
là hoạt động xem xét tính đầy đủ về số lượng, dung lượng tài liệu khí tượng
trên cao, ra đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím (sau đây gọi chung là tài liệu).
3. Kiểm soát tài liệu
là quá trình đối chiếu các kết quả thực tế trong tài liệu với các quy chuẩn,
tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật nhằm xác định sự sai lệch và nguyên nhân gây ra
sai lệch, từ đó điều chỉnh sự sai lệch các kết quả trong tài liệu.
4. Đánh giá chất lượng
tài liệu là hoạt động xác định bằng định lượng điểm số đạt được trên tổng số điểm
chuẩn và xếp loại chất lượng tài liệu.
5. Điểm chuẩn là mức
điểm cao nhất, quy định để đánh giá chất lượng tài liệu; điểm trừ là số điểm
quy định trừ cho các sai sót xảy ra trong quan trắc, thu thập, tính toán, chỉnh
lý, phân tích và giao nộp tài liệu; điểm đạt được tính bằng điểm chuẩn trừ tổng
điểm trừ.
6. Tính hợp lý số liệu
theo không gian là tính hợp lý của một hay nhiều yếu tố khí tượng tại vị trí
quan trắc so với số liệu quan trắc tại các vị trí (hoặc trạm) xung quanh hoặc từ
các nguồn số liệu khác.
7. Tính hợp lý số liệu
theo thời gian là tính hợp lý số liệu của một hoặc nhiều yếu tố khí tượng so với
giá trị số liệu tại cùng một vị trí quan trắc trong khoảng thời gian (thống kê)
khác nhau.
Điều 4. Các loại tài
liệu khí tượng trên cao, ra đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím được kiểm
tra, kiểm soát, đánh giá
Tài liệu được kiểm
tra, kiểm soát, đánh giá bao gồm tài liệu bản giấy (các loại sổ ghi số liệu
quan trắc, báo cáo, bảng biểu ghi kết quả số liệu thống kê, tính toán) và tài
liệu dạng tập tin chứa số liệu:
1. Tài liệu thám
không vô tuyến: tập tin chứa số liệu gốc, số liệu hiệu chuẩn, số liệu thống kê
và các báo cáo.
2. Tài liệu gió trên
cao: số liệu quan trắc, tập tin chứa số liệu tính toán kết quả quan trắc và các
báo cáo.
3. Tài liệu ô-dôn và
bức xạ cực tím: tập tin chứa số liệu gốc, tập tin chứa số liệu tính toán kết quả
quan trắc, bảng số liệu thống kê và các báo cáo.
4. Tài liệu ra đa thời
tiết: tập tin chứa số liệu gốc và các báo cáo.
Điều 5. Nội dung kiểm
tra tài liệu khí tượng trên cao, ra đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím
1. Nhận tài liệu và
kiểm tra thời gian giao nộp tài liệu theo quy định.
2. Kiểm tra số lượng,
dung lượng và phân loại: kiểm tra số lượng bản, số lượng trang của các tài liệu
giấy, số lượng vật mang tin học (tệp dữ liệu, đĩa CD, DVD, ổ lưu,…) của tài liệu.
3. Kiểm tra tình trạng
vật lý, hình thức của tài liệu: kiểm tra tài liệu có bị hư hỏng, nhàu, rách nát,
nhòe, tẩy xóa, không đúng quy cách văn bản (đối với tài liệu giấy); sự cong
vênh, ẩm mốc, gãy, nhiễm vi rút hoặc không có khả năng mở đối với các tập tin
trên vật mang tin.
4. Kiểm tra tính pháp
lý, tính đầy đủ của tài liệu: kiểm tra nguồn gốc tài liệu có được thực hiện bởi
các trang thiết bị quan trắc được cung cấp bởi cơ quan quản lý hay không; các
thông số về seri, số máy hoặc nguồn xuất của thiết bị; kiểm tra số lượng các mục,
tiểu mục đối với tài liệu giấy, số lượng file, dung lượng từng file tài liệu.
5. Kiểm tra để xác định
tình trạng công trình quan trắc và thiết bị quan trắc:
a) Kiểm tra các thông
tin báo cáo về công trình trạm và hành lang kỹ thuật;
b) Kiểm tra để xác định
việc hiệu chuẩn, kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản thiết bị;
c) Kiểm tra để xác định
tính đầy đủ vật tư, thiết bị tiêu hao.
Điều 6. Nội dung kiểm
soát tài liệu khí tượng trên cao, ra đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím
1. Kiểm soát tài liệu
thám không vô tuyến gồm: phương pháp quan trắc, hiệu chỉnh phương tiện và dụng
cụ đo; quy trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc; nhập số liệu,
tính toán số liệu, chọn trị số đặc trưng, mã điện; tính hợp lý số liệu theo
không gian, thời gian và yếu tố quan trắc:
a) Kiểm soát số liệu
và việc nhập số liệu khoảnh khắc thả;
b) Kiểm soát việc lựa
chọn đối lưu hạn, gió cực đại, gió lớn nhất, điểm đặc tính;
c) Kiểm soát các số
liệu đã được mã hóa;
d) Kiểm soát, so sánh
số liệu khoảnh khắc thả theo không gian và thời gian;
đ) Kiểm soát các điểm
đặc tính để bổ sung hoặc loại bỏ khỏi chuỗi số liệu;
e) Kiểm soát tốc độ
thăng (lên thẳng) ca quan trắc;
g) Kiểm soát thời
gian giao nộp (truyền) dữ liệu, báo cáo.
2. Kiểm soát tài liệu
gió trên cao gồm: phương pháp quan trắc, hiệu chỉnh phương tiện và dụng cụ đo;
quy trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc; nhập số liệu, tính
toán số liệu, chọn trị số đặc trưng, mã điện; tính hợp lý số liệu theo không
gian, thời gian và yếu tố quan trắc:
a) Kiểm soát số liệu
quan trắc;
b) Kiểm soát việc nhập
số liệu quan trắc vào phần mềm để tính toán;
c) Kiểm soát kết quả
tính toán và kết quả phát báo;
d) Kiểm soát việc lựa
chọn gió cực đại, gió lớn nhất;
đ) Kiểm soát các yếu
tố liên quan tới tốc độ thăng (lên thẳng) của bóng;
e) Kiểm soát, so sánh
số liệu khí tượng bề mặt trước khi thả bóng theo không gian và thời gian để xem
xét việc sử dụng bóng có phù hợp hay không;
g) Kiểm soát các đặc
điểm thời tiết khi kết thúc quan trắc để xem xét nguyên nhân kết thúc quan trắc
có phù hợp hay không;
h) Kiểm soát thời
gian giao nộp (truyền) dữ liệu, báo cáo.
3. Kiểm soát tài liệu
ô-dôn và bức xạ cực tím gồm: phương pháp quan trắc, hiệu chỉnh phương tiện và dụng
cụ đo; quy trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc; tính toán số
liệu và chọn trị số đặc trưng; tính hợp lý số liệu theo không gian, thời gian
và yếu tố quan trắc:
a) Kiểm soát sự thừa,
thiếu các số liệu trong các bảng biểu;
b) Kiểm soát tính
đúng đắn, tính phù hợp của chế độ quan trắc với chu trình hoạt động của mặt trời
(theo mùa, theo tháng và đặc điểm mây, gió);
c) Kiểm soát các
thông số về các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm của thiết bị và môi trường hoạt động của
thiết bị;
d) Kiểm soát tính phù
hợp của các chỉ số quan trắc và đặc trưng thời tiết;
e) Kiểm soát thời
gian giao nộp (truyền) dữ liệu, báo cáo.
4. Kiểm soát tài liệu
ra đa thời tiết gồm: tính đầy đủ của tài liệu; phương pháp quan trắc; tính hợp
lý số liệu theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc:
a) Kiểm soát dung lượng
tài liệu theo số obs (ca) quan trắc;
b) Kiểm soát thời
gian giao nộp (truyền) dữ liệu, báo cáo;
c) Kiểm soát chế độ
báo cáo định kỳ và đột xuất;
d) Kiểm soát để xác định
phương pháp quan trắc được thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật;
đ) Kiểm soát để xác định
chế độ quan trắc;
e) Kiểm soát tính hợp
lý theo không gian, thời gian chi tiết tới từng obs quan trắc;
g) Kiểm soát các yếu
tố quan trắc về tính hợp lý, tính đầy đủ và tính chính xác của các yếu tố.
Điều 7. Đánh giá chất
lượng tài liệu khí tượng trên cao, ra đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím
1. Phương pháp đánh
giá:
a) Đánh giá chất lượng
tài liệu bằng phương pháp tính điểm, dựa vào điểm chuẩn (ĐC), điểm trừ (ĐT) và
điểm đạt (ĐĐ);
b) Điểm chuẩn được
tính là 100 điểm. Điểm chuẩn xác định cho từng hạng mục được đánh giá chất lượng
tài liệu;
c) Điểm trừ được xác
định trên cơ sở: biên bản kiểm tra kỹ thuật trạm, hồ sơ kỹ thuật, kiểm tra, kiểm
soát tài liệu, các báo cáo; phân tích và đánh giá những sai sót về công trình,
thiết bị, quan trắc, chỉnh lý và tính toán thống kê số liệu;
d) Điểm đạt của tài
liệu được tính bằng điểm chuẩn trừ tổng điểm trừ:
ĐĐ
= ĐC - ∑ ĐT
2. Đánh giá tài liệu
khí tượng trên cao, ra đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím:
a) Điểm chuẩn tài liệu
khí tượng trên cao, ô-dôn và bức xạ cực tím được quy định tại Bảng 1:
Bảng
1: Điểm chuẩn tài liệu khí tượng trên cao, ô-dôn và bức xạ cực tím
TT
|
Nội
dung đánh giá
|
Điểm
chuẩn
|
1
|
Tính pháp lý, đầy đủ,
thống nhất của tài liệu giấy và tệp số
|
20
|
2
|
Phương pháp quan trắc,
hiệu chỉnh phương tiện và dụng cụ đo
|
10
|
3
|
Tính toán số liệu
và mã điện
|
30
|
4
|
Tính hợp lý số liệu
theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc
|
30
|
5
|
Tình trạng vật lý,
hình thức của tài liệu
|
10
|
b) Điểm trừ của tài
liệu thám không vô tuyến được quy định tại Bảng 2:
Bảng
2: Điểm trừ tài liệu thám không vô tuyến
TT
|
Nội
dung đánh giá
|
Điểm
trừ
|
1
|
Tính pháp lý, đầy đủ,
thống nhất của tài liệu giấy và tệp số
|
1
|
2
|
Phương pháp quan trắc,
hiệu chỉnh phương tiện và dụng cụ đo
|
|
a
|
Thực hiện sai quy
trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc
|
5
|
b
|
Thực hiện sai quy
trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc ảnh hưởng nghiêm trọng
đến số liệu
|
Hạ
1 bậc xếp loại
|
3
|
Nhập số liệu, tính
toán số liệu, chọn trị số đặc trưng, thảo mã điện
|
|
a
|
Tính sai tổng số,
trung bình
|
1
|
b
|
Nhập số liệu khoảnh
khắc thả
|
|
-
|
Mỗi lần nhập sai mà
không phát hiện được, nhưng không ảnh hưởng tới kết quả phát báo
|
1
|
-
|
Mỗi lần nhập sai, kịp
thời sửa chữa trong quá trình quan trắc
|
1
|
-
|
Mỗi lần nhập sai, kịp
thời sửa chữa mã điện trước khi phát báo
|
1
|
-
|
Mỗi lần nhập sai,
không sửa chữa mã điện trước khi phát báo
|
2
|
-
|
Mỗi lần nhập sai,
không phát hiện, không sửa chữa dẫn tới ảnh hưởng tới chất lượng số liệu
|
Hạ
1 bậc xếp loại
|
c
|
Chọn sai, thiếu đối
lưu hạn, gió cực đại, gió lớn nhất, điểm đặc tính
|
1
|
d
|
Mã hóa số liệu
không đúng
|
1
|
4
|
Tính hợp lý số liệu
theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc
|
|
a
|
Quan trắc sai số liệu
khoảnh khắc thả
|
1
|
b
|
Quan trắc sai số liệu
khoảnh khắc thả mà ảnh hưởng đến chất lượng số liệu
|
5
|
c
|
Quan trắc sai ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng số liệu
|
Hạ
1 bậc xếp loại
|
d
|
Mỗi đặc tính sai mà
không loại bỏ khỏi chuỗi số liệu
|
1
|
e
|
Tốc độ thăng trung bình
ca nằm ngoài phạm vi 5-8 m/s
|
|
-
|
<
5%
|
1
|
-
|
>
5%
|
3
|
5
|
Tình trạng vật lý,
hình thức của tài liệu
|
|
a
|
Tình trạng vật lý của
tài liệu bị hư hỏng (mất số liệu dưới 30 %, nhàu, rách nát, nhòe, ẩm mốc đối với
tài liệu giấy và ẩm mốc, cong vênh đĩa CD, VCD, nhiễm vi rút đối với tệp số)
|
1
|
b
|
Hình thức của tài
liệu (bị tẩy xóa, viết cẩu thả khó đọc, không đúng quy cách định dạng đối với
tài liệu giấy và không đúng quy cách, định dạng số liệu đối với tài liệu tệp
số)
|
1
|
c) Điểm trừ của tài
liệu quan trắc gió trên cao được quy định tại Bảng 3:
Bảng
3: Điểm trừ tài liệu quan trắc gió trên cao
TT
|
Nội
dung đánh giá
|
Điểm
trừ
|
1
|
Tính pháp lý, đầy đủ,
thống nhất của tài liệu giấy và tệp số
|
1
|
2
|
Phương pháp quan trắc,
hiệu chỉnh phương tiện và dụng cụ đo
|
|
a
|
Thực hiện sai quy
trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc
|
5
|
b
|
Thực hiện sai quy
trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc ảnh hưởng nghiêm trọng
đến số liệu
|
Hạ
1 bậc xếp loại
|
3
|
Nhập số liệu, tính
toán số liệu và chọn trị số đặc trưng, mã điện
|
|
a
|
Tính sai tổng số,
trung bình
|
1
|
b
|
Nhập số liệu
|
|
-
|
Mỗi số liệu nhập
sai, không phát hiện được nhưng không ảnh hưởng tới kết quả phát báo
|
1
|
-
|
Mỗi lần nhập sai mà
không phát hiện được ảnh hưởng đến kết quả phát báo
|
2
|
-
|
Mỗi lần nhập sai,
không phát hiện, không sửa chữa dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng
số liệu
|
Hạ
1 bậc xếp loại
|
c
|
Tốc độ lên thẳng (tốc
độ thăng)
|
|
-
|
Mỗi lần bơm bóng mà
tốc độ lên thẳng không đúng quy định
|
1
|
4
|
Tính hợp lý số liệu
theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc
|
|
-
|
Mỗi lỗi sai, thiếu
|
1
|
5
|
Tình trạng vật lý,
hình thức của tài liệu
|
|
a
|
Tình trạng vật lý của
tài liệu bị hư hỏng (mất số liệu dưới 30 %, nhàu, rách nát, nhòe, ẩm mốc đối
với tài liệu giấy và ẩm mốc, cong vênh đĩa CD, VCD, nhiễm vi rút đối với tệp
số)
|
1
|
b
|
Hình thức của tài
liệu (bị tẩy xóa, viết cẩu thả khó đọc, không đúng quy cách định dạng đối với
tài liệu giấy và không đúng quy cách, định dạng số liệu đối với tài liệu tệp
số)
|
1
|
d) Điểm trừ của tài
liệu ô-dôn và bức xạ cực tím được quy định tại Bảng 4:
Bảng
4: Điểm trừ tài liệu ô-dôn và bức xạ cực tím
TT
|
Nội
dung đánh giá
|
Điểm
trừ
|
1
|
Tính pháp lý, đầy đủ,
thống nhất của tài liệu giấy và tệp số
|
1
|
2
|
Phương pháp quan trắc,
hiệu chỉnh phương tiện và dụng cụ đo
|
|
a
|
Thực hiện sai quy trình
quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc
|
5
|
b
|
Thực hiện sai quy
trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc ảnh hưởng nghiêm trọng
đến số liệu
|
Hạ
1 bậc xếp loại
|
3
|
Tính toán số liệu
và chọn trị số đặc trưng
|
|
-
|
Mỗi lỗi sai, thừa,
thiếu trong các bảng biểu, tờ tổng hợp số liệu
|
1
|
4
|
Tính hợp lý số liệu
theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc
|
|
-
|
Mỗi lỗi sai, thiếu
|
1
|
5
|
Tình trạng vật lý,
hình thức của tài liệu
|
|
a
|
Tình trạng vật lý của
tài liệu bị hư hỏng (làm mất số liệu dưới 30 %, nhàu, rách nát, nhòe, ẩm mốc
đối với tài liệu giấy và ẩm mốc, cong vênh đĩa CD, nhiễm vi rút đối với tệp số)
|
1
|
b
|
Hình thức của tài
liệu (bị tẩy xóa, viết cẩu thả khó đọc, không đúng quy cách định dạng đối với
tài liệu giấy và không đúng quy cách, định dạng số liệu đối với tài liệu tệp
số)
|
1
|
3. Đánh giá tài liệu
ra đa thời tiết
a) Điểm chuẩn tài liệu
ra đa thời tiết được quy định tại Bảng 5:
Bảng
5: Điểm chuẩn tài liệu ra đa thời tiết
TT
|
Nội
dung đánh giá
|
Điểm
chuẩn
|
1
|
Tính pháp lý, đầy đủ,
thống nhất của tài liệu giấy và tệp số
|
30
|
2
|
Công trình, thiết bị
quan trắc
|
30
|
3
|
Phương pháp quan trắc
|
20
|
4
|
Tính hợp lý số liệu
theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc
|
15
|
5
|
Tình trạng vật lý,
hình thức của tài liệu
|
5
|
b) Điểm trừ tài liệu
ra đa thời tiết được quy định tại Bảng 6:
Bảng
6: Điểm trừ tài liệu ra đa thời tiết
TT
|
Nội
dung đánh giá
|
Điểm
trừ
|
1
|
Tính pháp lý, đầy đủ,
thống nhất của tài liệu giấy và tệp số
|
|
a
|
Tài liệu không đầy
đủ
|
Theo % số tài liệu
bị thiếu
|
b
|
Không giao nộp tài
liệu đúng hạn
|
Theo % số tài liệu
bị chậm
|
2
|
Tình hình công
trình, thiết bị quan trắc
|
|
a
|
Công trình trạm và
hành lang kỹ thuật bị vi phạm
|
2.5
|
b
|
Hệ thống thiết bị
không được hiệu chuẩn, kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản theo đúng quy định
|
3
|
c
|
Vật tư kỹ thuật,
thiết bị tiêu hao không đầy đủ
|
5
|
3
|
Phương pháp quan trắc
|
|
a
|
Không thực hiện
quan trắc đúng theo yêu cầu, hướng dẫn, quy định kỹ thuật
|
5
|
b
|
Không thực hiện chế
độ báo cáo định kỳ và đột xuất
|
5
|
4
|
Tính hợp lý số liệu
theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc
|
|
a
|
Số liệu không hợp
lý theo không gian
|
Theo % số tài liệu
bị sai
|
b
|
Số liệu không hợp
lý theo thời gian
|
Theo % số tài liệu
bị sai
|
c
|
Số liệu không hợp
lý theo yếu tố quan trắc
|
Theo % số tài liệu
bị sai
|
5
|
Tình trạng vật lý,
hình thức của tài liệu
|
|
a
|
Tình trạng vật lý của
tài liệu (mất số liệu dưới 30 %, nhàu, rách nát, nhòe, ẩm mốc đối với tài liệu
giấy và ẩm mốc, cong vênh đĩa CD, VCD, nhiễm vi rút đối với tệp số)
|
1
|
b
|
Hình thức của tài
liệu (bị tẩy xóa, không đúng quy cách định dạng đối với tài liệu giấy và
không đúng quy cách, định dạng số liệu đối với tài liệu tệp số)
|
2
|
4. Nguyên tắc tính điểm
trừ
a) Tổng số điểm trừ
không vượt quá số điểm chuẩn;
b) Điểm trừ (đối với
một lỗi thiếu hoặc sai) chỉ tính một lần khi đánh giá chất lượng tài liệu của một
yếu tố quan trắc có sai sót do kết quả của việc tính toán từ những sai sót kéo
theo (dây chuyền) mà kết quả cuối cùng của yếu tố đó không ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng chung của tài liệu;
c) Không đánh giá chất
lượng tài liệu khi số ca quan trắc thực hiện dưới 75%;
d) Chất lượng tài liệu
xếp loại kém khi tình trạng vật lý của vật mang tin bị hư hỏng (ẩm mốc, cong
vênh, nhiễm vi rút) hoặc mất số liệu từ 30% trở lên.
5. Xếp loại chất lượng
tài liệu
a) Đánh giá, xếp loại
chất lượng tài liệu được thực hiện 1 lần/tháng/trạm; chất lượng tài liệu theo
năm là kết quả trung bình cộng của các tháng;
b) Chất lượng tài liệu
là giá trị “điểm đạt” và được xếp loại theo Bảng 7 như sau:
Bảng
7: Bảng xếp loại chất lượng tài liệu
STT
|
Điểm
đạt
|
Xếp
loại
|
1
|
Từ
85 đến 100
|
Tốt
|
2
|
Từ
70 đến dưới 85
|
Khá
|
3
|
Từ
50 đến dưới 70
|
Trung
bình
|
4
|
Dưới
50
|
Kém
|
c) Cơ quan, đơn vị được
cơ quan có thẩm quyền giao đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng trên cao, ra
đa thời tiết, ô-dôn và bức xạ cực tím phải có bản nhận xét, đánh giá theo quy định
tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Tổ chức thực
hiện
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 7 năm 2022.
2. Tổng cục trưởng Tổng
cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông
tư này.
3. Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: VT, PC, KHCN, TCKTTV (200).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Công Thành
|
PHỤ
LỤC
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-BTNMT ngày 03 tháng 06 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
ĐƠN VỊ KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: … / (ký hiệu
văn bản)
|
…….,
ngày……tháng……năm……
|
PHIẾU
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU…
1. Tên trạm…………………………Tài
liệu tháng.………năm…………..
2. Kết quả đánh giá
tài liệu:
a) Số điểm đạt………… Xếp
loại chất lượng tài liệu …………….……….
b) Nhận xét tài liệu
………………………………………………………...
…………………………………………………......……………………….
3. Đề nghị:
…………………………….…………………….…………..…
Người
đánh giá
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Phụ
trách bộ phận đánh giá
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại
diện đơn vị đánh giá chất lượng tài liệu
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|