|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 02/2011/TT-BKHCN hướng dẫn kiểm soát vật liệu hạt nhân, hạt nhân nguồn
Số hiệu:
|
02/2011/TT-BKHCN
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
|
Người ký:
|
Lê Đình Tiến
|
Ngày ban hành:
|
16/03/2011
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 02/2011/TT-BKHCN
|
Hà Nội, ngày 16 tháng
03 năm 2011
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện kiểm soát vật liệu hạt
nhân, vật liệu hạt nhân nguồn như sau:
Chương
1.
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này hướng
dẫn về:
1. Quy trình kế toán
hạt nhân;
2. Hồ sơ thiết kế của
cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân;
3. Báo cáo thông tin
đối với cơ sở có vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn ít hơn 1kg hiệu
dụng;
4. Hồ sơ kế toán hạt
nhân;
5. Báo cáo xuất khẩu,
nhập khẩu;
6. Báo cáo đặc biệt;
7. Điều kiện, thủ tục
công nhận tổ chức, cá nhân hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt
nhân.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này áp dụng
đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập
khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
1. Lô vật liệu là phần vật liệu hạt
nhân được coi là một đơn vị dùng cho mục đích kiểm kê tại một điểm đo then
chốt.
2. Vùng cân bằng vật
liệu (MBA) là
vùng bên trong hoặc bên ngoài một cơ sở, nơi có thể xác định được lượng vật
liệu hạt nhân chuyển vào hoặc chuyển ra và có thể tiến hành kiểm kê trên thực
tế khi cần thiết để thiết lập cân bằng vật liệu.
3. Điểm đo then chốt
(KMP) là
điểm mà ở đó vật liệu hạt nhân ở dạng có thể đo đạc được để kiểm kê hoặc xác
định dòng lưu chuyển của vật liệu.
Chương
2.
QUY
TRÌNH KẾ TOÁN HẠT NHÂN, HỒ SƠ THIẾT KẾ VÀ BÁO CÁO THÔNG TIN VỀ VẬT LIỆU HẠT
NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN
Điều 4. Quy trình kế
toán hạt nhân
1. Tổ chức, cá nhân
sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm
theo Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 6
năm 2010 phải thiết lập và áp dụng quy trình kế toán hạt nhân.
2. Quy trình kế toán
hạt nhân gồm các nội dung sau:
a) Thiết lập vùng cân
bằng vật liệu và xác định các điểm đo then chốt để phục vụ cho việc kế toán và
kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn tại cơ sở;
b) Xây dựng và áp
dụng quy trình để xác định lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn
nhận về, sản xuất ra, chuyển đi, bị mất hoặc bị loại khỏi bản kiểm kê và lượng
vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn kiểm kê trên thực tế tại cơ sở;
c) Xây dựng và áp
dụng quy trình để đánh giá độ chính xác, độ lặp lại của các phép đo và ước tính
độ tin cậy của các phép đo;
d) Xây dựng và áp
dụng quy trình để đánh giá sự khác nhau giữa lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu
hạt nhân nguồn đo được ở nơi chuyển đi và nơi nhận về;
đ) Xây dựng và áp
dụng quy trình để tiến hành kiểm kê trên thực tế;
e) Xây dựng và áp
dụng quy trình để đánh giá lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn
kiểm kê không đo được và lượng mất mát không đo được;
g) Xây dựng và áp
dụng quy trình về lập, lưu giữ hồ sơ kế toán hạt nhân và nộp báo cáo kế toán
hạt nhân;
h) Bố trí cán bộ chịu
trách nhiệm về kế toán hạt nhân và kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt
nhân nguồn tại cơ sở.
Điều 5. Hồ sơ thiết
kế
1. Tổ chức, cá nhân
có cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân phải xây dựng và nộp các loại hồ sơ thiết
kế và báo cáo thay đổi nội dung thiết kế như sau:
a) Hồ sơ thiết kế
được lập và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chậm nhất 15 ngày sau khi dự
án xây dựng cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân được phê duyệt. Hồ sơ thiết kế này
được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư
này và được căn cứ vào thông tin hiện có về dự án.
b) Hồ sơ thiết kế
được lập và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chậm nhất 240 ngày trước ngày
khởi công xây dựng cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân. Hồ sơ thiết kế này được
lập theo hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này
và được căn cứ vào thông tin của bản thiết kế cơ sở.
c) Hồ sơ thiết kế
được lập và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chậm nhất 240 ngày trước ngày
dự kiến tiếp nhận vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn vào cơ sở lần đầu
tiên. Hồ sơ thiết kế này được lập theo hướng dẫn tại Phụ
lục I của Thông tư này và được căn cứ vào thông tin của bản thiết kế chi tiết
được phê duyệt.
d) Báo cáo thay đổi
nội dung thiết kế được lập và nộp khi có sự thay đổi trong hồ sơ thiết kế quy
định tại điểm c khoản này. Báo cáo thay đổi nội dung thiết kế phải chỉ rõ các
nội dung thay đổi và phải được nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chậm nhất
90 ngày trước ngày dự kiến hoàn thành thay đổi.
đ) Hồ sơ thiết kế
được lập lại sau khi các thay đổi theo báo cáo thay đổi nội dung thiết kế quy
định tại điểm d khoản này đã được hoàn thành. Hồ sơ thiết kế này được lập theo
hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này, phải
chỉ rõ các nội dung thay đổi đã được thực hiện và được nộp về Cục An toàn bức
xạ và hạt nhân chậm chất 15 ngày sau khi hoàn thành các thay đổi.
2. Hồ sơ thiết kế,
báo cáo thay đổi nội dung thiết kế phải được bổ sung, hoàn thiện khi có yêu cầu
của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Điều 6. Báo cáo thông
tin về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn
1. Tổ chức, cá nhân
sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn quy định tại Điều 7 Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết
định số 45/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 6 năm 2010
phải nộp báo cáo thông tin về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn về Cục
An toàn bức xạ và hạt nhân chậm nhất 240 ngày trước ngày dự kiến tiếp nhận các
vật liệu này lần đầu tiên. Báo cáo thông tin về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt
nhân nguồn được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục II
của Thông tư này.
2. Trường hợp có thay
đổi đối với nội dung trong báo cáo thông tin về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt
nhân nguồn đã nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này, báo cáo phải được lập
lại, chỉ rõ những nội dung đã thay đổi và trong vòng 15 ngày sau khi có thay
đổi phải được nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
3. Báo cáo thông tin
về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn phải được bổ sung, hoàn thiện khi
có yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Chương
3.
HỒ SƠ KẾ
TOÁN HẠT NHÂN
Điều 7. Hồ sơ kế toán
hạt nhân
1. Tổ chức, cá nhân
sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm
theo Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 6
năm 2010 phải lập, lưu giữ hồ sơ kế toán hạt nhân và nộp báo cáo kế toán hạt
nhân.
2. Hồ sơ kế toán hạt
nhân bao gồm báo cáo kế toán hạt nhân, tài liệu về kế toán hạt nhân và hồ sơ
vận hành.
3. Hồ sơ kế toán hạt
nhân phải được lưu giữ trong suốt thời gian có vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt
nhân nguồn tại cơ sở và ít nhất 5 năm kể từ ngày lập hồ sơ.
Điều 8. Báo cáo kế
toán hạt nhân
1. Báo cáo kế toán
hạt nhân bao gồm báo cáo kiểm kê định kỳ, báo cáo cân đối vật liệu, báo cáo
thay đổi kiểm kê và bản thông tin chú thích kèm theo các báo cáo.
2. Báo cáo kiểm kê
định kỳ là báo cáo về kết quả kiểm kê lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt
nhân nguồn sau mỗi lần kiểm kê định kỳ theo tần suất được Cục An toàn bức xạ và
hạt nhân chấp thuận. Báo cáo kiểm kê định kỳ được lập theo Mẫu 01-III/KSHN tại Phụ lục III của Thông tư này
và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết
thúc kiểm kê định kỳ.
3. Báo cáo cân đối
vật liệu là báo cáo thể hiện sự cân đối vật liệu dựa trên kết quả kiểm kê lượng
vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn thực tế có tại cơ sở và số liệu kiểm
kê trong kỳ kiểm kê lần trước. Báo cáo cân đối vật liệu được lập theo Mẫu 02-III/KSHN tại Phụ lục III của Thông tư này
và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cùng với báo cáo kiểm kê định kỳ quy
định tại khoản 2 Điều này.
4. Báo cáo thay đổi
kiểm kê là báo cáo về sự thay đổi lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân
nguồn tại cơ sở. Báo cáo thay đổi kiểm kê được lập theo Mẫu 03-III/KSHN tại Phụ lục III của Thông tư này
và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có
sự thay đổi lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn của vùng cân bằng
vật liệu.
5. Bản thông tin chú
thích là tài liệu kèm theo các báo cáo nêu tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này
nhằm giải thích những thay đổi trong kiểm kê hoặc các điểm cần lưu ý trong mỗi
báo cáo. Bản thông tin chú thích được lập theo Mẫu
04-III/KSHN tại Phụ lục III của Thông tư này.
Điều 9. Tài liệu về
kế toán hạt nhân
Tài liệu về kế toán
hạt nhân bao gồm các tài liệu sau:
1. Tài liệu về thay
đổi kiểm kê thể hiện các thay đổi của lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt
nhân nguồn đối với mỗi lô vật liệu và các thông tin liên quan đến đặc điểm của
vật liệu và dữ liệu lô.
2. Tài liệu về kết
quả đo đạc thể hiện thời gian và kết quả đo được sử dụng để xác định lượng vật
liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn được kiểm kê trên thực tế.
3. Tài liệu về các điều
chỉnh, sửa đổi thể hiện tất cả các điều chỉnh, sửa đổi đã được thực hiện liên
quan đến các thay đổi kiểm kê, sai lệch giữa lượng kiểm kê theo sổ sách và
lượng kiểm kê trên thực tế.
Điều 10. Hồ sơ vận
hành
Hồ sơ vận hành gồm
các nội dung sau:
1. Số liệu vận hành
được sử dụng để xác định sự thay đổi về số lượng và thành phần vật liệu hạt
nhân;
2. Số liệu thu được
thông qua việc hiệu chuẩn thùng chứa, thiết bị, lấy mẫu, phân tích; quy trình
kiểm soát chất lượng của việc đo; sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống;
3. Bản mô tả các bước
chuẩn bị, thực hiện kiểm kê trên thực tế nhằm bảo đảm việc kiểm kê này chính
xác và đầy đủ;
4. Bản mô tả các bước
tiến hành việc khẳng định nguyên nhân và mức độ các mất mát vật liệu.
Chương
4.
BÁO CÁO
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN VÀ BÁO CÁO ĐẶC
BIỆT
Điều 11. Báo cáo đối
với việc xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn
1. Tổ chức, cá nhân
tiến hành xuất khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chậm nhất 30
ngày trước ngày dự kiến xuất khẩu lô hàng đầu tiên, phải gửi báo cáo lập theo Mẫu 01-IV/KSHN tại Phụ lục IV của Thông tư này
kèm theo bản sao hợp đồng xuất khẩu đã được ký về Cục An toàn bức xạ và hạt
nhân.
2. Tổ chức, cá nhân
tiến hành nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chậm nhất 15
ngày trước ngày dự kiến vật liệu đến Việt Nam, phải gửi báo cáo lập theo Mẫu 02-IV/KSHN tại Phụ lục IV của Thông tư này
kèm theo bản sao hợp đồng nhập khẩu đã được ký về Cục An toàn bức xạ và hạt
nhân.
3. Trường hợp có sự
thay đổi trong thông tin xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt
nhân nguồn đã được báo cáo trước đây, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu
phải báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân bằng văn bản về các nội dung
thay đổi trước ngày dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Trường hợp có yêu
cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu
vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn có trách nhiệm làm rõ hoặc bổ sung
thông tin trong báo cáo đã nộp theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 12. Báo cáo đặc
biệt
1. Báo cáo đặc biệt
là chế độ báo cáo mà tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu
vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn phải thực hiện trong các trường hợp
bất thường sau:
a) Có sự cố hoặc tình
huống dẫn đến tin rằng đã mất hoặc có thể đã mất vật liệu hạt nhân, vật liệu
hạt nhân nguồn;
b) Có sự thay đổi bất
thường đối với các biện pháp giám sát, ngăn chặn tiếp cận.
2. Báo cáo đặc biệt
trong các trường hợp bất thường nêu tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Khi phát hiện bất
thường, phải báo cáo ngay cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân bằng điện thoại
hoặc fax.
b) Trong thời hạn 05
ngày kể từ khi phát hiện bất thường, phải lập báo cáo bằng văn bản gửi về Cục
An toàn bức xạ và hạt nhân.
Chương
5.
CÔNG
NHẬN HẾT TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT HẠT NHÂN
Điều 13. Điều kiện
được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân
Tổ chức, cá nhân sẽ
được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân đối với
vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn khi các vật liệu này đã được tiêu
dùng hết hoặc đã được pha loãng đến mức không còn sử dụng được cho bất kỳ một
hoạt động hạt nhân nào hoặc trên thực tế không thể thu hồi lại được.
Điều 14. Thủ tục công
nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân
1. Tổ chức, cá nhân
muốn được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân
đối với vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn phải gửi hồ sơ đề nghị công
nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân cho Cục An toàn
bức xạ và hạt nhân.
2. Hồ sơ đề nghị công
nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân bao gồm:
a) Đơn đề nghị công
nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân theo Mẫu 01-V/KSHN tại Phụ lục V của Thông tư này.
b) Các tài liệu liên
quan chứng minh cơ sở đã đáp ứng các điều kiện để được công nhận hết trách
nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân quy định tại Điều
13.
3. Trong vòng 60 ngày
kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định
về kiểm soát hạt nhân, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm xác minh
thông tin và cấp hoặc từ chối cấp giấy công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy
định về kiểm soát hạt nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
Chương
6.
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
2. Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị phản ánh kịp
thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ
tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATBXHN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Tiến
|
PHỤ LỤC I
MẪU
HỒ SƠ THIẾT KẾ CỦA CƠ SỞ CHỊU SỰ KIỂM SOÁT HẠT NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Hồ sơ thiết kế của
cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân gồm 2 phần như sau:
- Thông tin chung được
sử dụng cho tất cả các loại hình cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân.
- Nội dung thiết kế
đặc thù cho từng loại cơ sở
Nội dung của phần
thông tin chung và phần thông tin thiết kế đặc thù được lập theo mẫu tương ứng
với loại hình từng cơ sở như sau:
TT
|
Loại cơ sở
|
Mẫu
|
1
|
Thông tin chung
|
01-I/KSHN
|
2
|
Lò phản ứng
|
02-I/KSHN
|
3
|
Cơ sở nghiên cứu
triển khai có lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn lớn hơn 1 kilôgam
hiệu dụng
|
03-I/KSHN
|
4
|
Cơ sở lưu giữ
chuyên biệt
|
04-I/KSHN
|
5
|
Cơ sở tới hạn/Cơ sở
dưới tới hạn
|
05-I/KSHN
|
6
|
Nhà máy chuyển hóa/Nhà
máy chế tạo nhiên liệu
|
06-I/KSHN
|
2. “Vật liệu hạt
nhân, vật liệu hạt nhân nguồn” trong Phụ lục này được gọi chung là “vật liệu
hạt nhân”.
Mẫu
01-I/KSHN
THÔNG
TIN CHUNG
I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
1. Tên cơ sở (đầy
đủ):
2. Tên viết tắt:
3. Địa chỉ:
4. Điện thoại: Fax:
5. Họ và tên người
đứng đầu cơ sở:
Số CMND/Hộ
chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp:
Điện
thoại: Email:
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ
SỞ
1. Loại hình cơ sở:
2. Mục đích sử dụng:
3. Các đặc điểm
chính:
4. Hiện trạng (dự
kiến xây dựng, đang xây dựng hay đang hoạt động):
5. Kế hoạch xây dựng
(đối với cơ sở chưa xây dựng):
a) Ngày dự kiến xây
dựng:
b) Ngày dự kiến chạy
thử nghiệm:
c) Ngày dự kiến bắt
đầu hoạt động:
6. Trạng thái vận
hành (chỉ trong ngày, ngày 2 ca, ngày 3 ca; số ngày trong một năm, v.v):
7. Sơ đồ cơ sở (tòa
nhà về mặt kết cấu, hàng rào, cửa ra vào, các khu vực lưu giữ vật liệu hạt
nhân, các phòng thí nghiệm, khu thải, tuyến di chuyển của vật liệu hạt nhân,
khu vực kiểm tra, thí nghiệm, v.v):
Lưu ý: Kèm theo các hình vẽ.
8. Sơ đồ khu vực (bản
đồ chi tiết thể hiện: địa điểm, các tòa nhà và ranh giới của cơ sở, các tòa nhà
khác, đường bộ, đường sắt, sông ngòi, v.v):
Lưu ý: Kèm theo các hình vẽ/sơ
đồ.
III. THÔNG TIN VỀ CÁN
BỘ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN TẠI CƠ SỞ
1. Họ và tên:
2. Ngày tháng năm
sinh: Giới tính:
3. Chức vụ:
4. Số CMND/Hộ
chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp:
5. Địa chỉ liên hệ:
6. Điện
thoại: Email:
Mẫu
02-I/KSHN
NỘI
DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO LÒ PHẢN ỨNG
IV. THÔNG TIN CHUNG
VỀ LÒ PHẢN ỨNG
|
1. Mô tả về cơ sở
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ (mặt bằng)
|
2. Công suất nhiệt, công suất điện dự kiến
(đối với lò phản ứng công suất)
|
|
3. Số các tổ máy (lò phản ứng) và sơ đồ của
các tổ máy này trong nhà máy điện hạt nhân
|
|
4. Loại lò
|
|
5. Loại tiếp nhiên liệu (liên tục hay không
liên tục)
|
|
6. Độ giàu của vùng hoạt và nồng độ Pu (lấy
tại trạng thái cân bằng đối với lò phản ứng tiếp nhiên liệu liên tục, lấy giá
trị đầu và giá trị cuối đối với lò phản ứng tiếp nhiên liệu không liên tục)
|
|
7. Chất làm chậm
|
|
8. Chất làm mát
|
|
9. Vùng phản xạ, chất phản xạ
|
|
V. MÔ TẢ VẬT LIỆU
HẠT NHÂN
|
1. Loại nhiên liệu tươi
|
|
2. Độ làm giàu của nhiên liệu tươi (U-235)
và/hoặc hàm lượng Pu (độ làm giàu trung bình của mỗi loại bó nhiên liệu)
|
|
3. Khối lượng danh định của nhiên liệu
trong thanh/bó thanh nhiên liệu (với độ dung sai thiết kế)
|
|
4. Dạng vật lý và hóa học của nhiên liệu
tươi (mô tả chung)
|
|
5. Các bó nhiên liệu (nêu rõ đối với mỗi
loại bó nhiên liệu)
- Loại bó nhiên liệu
- Số lượng các bó nhiên liệu, các bó thanh điều
khiển và điều chỉnh các bó thí nghiệm trong lò, trong vùng phản xạ
- Số và loại thanh nhiên liệu
- Độ làm giàu trung bình và/hoặc hàm lượng
Pu trong mỗi bó nhiên liệu
- Cấu trúc chung
- Dạng hình học
- Kích thước
- Vật liệu vỏ
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
6. Mô tả thanh nhiên liệu tươi
- Dạng vật lý và hóa học của nhiên liệu
- Vật liệu hạt nhân, vật liệu phân hạch và
khối lượng (với độ dung sai thiết kế)
- Độ làm giàu và/hoặc hàm lượng Pu
- Dạng hình học
- Kích thước
- Số lượng các viên nhiên liệu trong mỗi
thanh
- Thành phần hợp kim
- Vật liệu vỏ (độ dày, thành phần vật liệu,
liên kết)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
7. Thông tin về trao đổi thanh trong bó
nhiên liệu (nêu rõ đây có phải là hoạt động thường xuyên không)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
8. Đơn vị kế toán cơ bản (thanh/bó nhiên
liệu, v.v)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
9. Các đơn vị khác
|
|
10. Phương pháp nhận dạng vật liệu/nhiên
liệu hạt nhân
|
|
11. Các vật liệu hạt nhân khác có trong cơ
sở (nêu rõ từng loại)
|
|
VI. DÒNG VẬT LIỆU
HẠT NHÂN
|
1. Sơ đồ dòng vật liệu hạt nhân (nêu rõ các
điểm đo, các vùng kế toán, các địa điểm kiểm kê, v.v)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
2. Khối lượng kiểm kê, số lượng bó nhiên
liệu, độ làm giàu của urani và hàm lượng plutoni trong điều kiện vận hành
bình thường
- Kho lưu giữ nhiên liệu tươi
- Vùng hoạt lò phản ứng
- Kho lưu giữ nhiên liệu đã qua sử dụng
- Các địa điểm khác
|
|
3. Hệ số tải (chỉ đối với lò phản ứng công
suất)
|
|
4. Nạp nhiên liệu vào vùng hoạt lò phản ứng
(số lượng thanh/bó nhiên liệu)
|
|
5. Các yêu cầu đối với việc nạp nhiên liệu
(lượng, khoảng cách thời gian)
|
|
6. Độ cháy (trung bình/tối đa)
|
|
7. Nhiên liệu đã qua sử dụng sẽ được tái
chế hay lưu giữ (nêu rõ địa điểm lưu giữ, nếu có)
|
|
VII. THAO TÁC VỚI
VẬT LIỆU HẠT NHÂN
|
1. Nhiên liệu tươi
|
|
a) Đóng gói (mô tả)
|
|
b) Sơ đồ, bố trí chung và kế hoạch lưu giữ
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
c) Khả năng chứa của kho lưu giữ
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
d) Phòng chuẩn bị và phân tích nhiên liệu
và khu vực nạp nhiên liệu vào lò phản ứng (mô tả, bao gồm cả sơ đồ, bố trí
chung)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
2. Thiết bị vận chuyển nhiên liệu (bao gồm
các máy móc dùng để tiếp nhiên liệu)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
3. Tuyến đi của vật liệu hạt nhân (nhiên
liệu tươi, nhiên liệu đã qua sử dụng, vùng phản xạ, nhiên liệu khác)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
4. Thùng lò phản ứng (thể hiện vị trí vùng
hoạt, cửa ra vào thùng lò, các chỗ mở thùng lò, vị trí thao tác với nhiên
liệu trong thùng lò)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
5. Sơ đồ vùng hoạt lò phản ứng (thể hiện bố
trí chung, mạng, dạng, đỉnh, kích thước vùng hoạt, chất phản xạ, vùng phản
xạ, vị trí, hình dạng và kích thước của thanh/bó nhiên liệu; thanh/bó điều
khiển; thanh/bó thí nghiệm)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
6. Số lượng, kích thước các kênh cho thanh
nhiên liệu hoặc bó thanh nhiên liệu và cho các thanh điều khiển trong vùng
hoạt
|
|
7. Thông lượng nơtron trung bình trong vùng
hoạt:
|
|
a) Nơtron nhiệt
|
|
b) Nơtron nhanh
|
|
8. Thiết bị đo thông lượng nơtron và gamma
|
|
9. Nhiên liệu đã qua sử dụng
|
|
a) Sơ đồ, kế hoạch lưu giữ nhiên liệu đã
qua sử dụng và bố trí chung (bên trong hoặc bên ngoài)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
b) Phương pháp lưu giữ
|
|
c) Khả năng chứa theo thiết kế của kho lưu
giữ
|
|
d) Mô tả thiết bị vận chuyển nhiên liệu đã
qua sử dụng và thùng vận chuyển (nêu rõ vị trí lưu giữ thiết bị và thùng vận
chuyển trong trường hợp không đặt tại địa điểm)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
10. Hoạt độ tối đa của nhiên liệu/vùng hấp
thụ sau khi tiếp nhiên liệu (ở bề mặt và ở khoảng cách 1 mét)
|
|
11. Phương pháp và thiết bị thao tác với
nhiên liệu đã qua sử dụng (trừ các phương pháp và thiết bị đã được nêu trong
các mục 1 và 9 d phần này)
|
|
12. Các khu vực kiểm tra vật liệu hạt nhân
(trừ các vùng đã nêu trong mục 1 phần này)
Đối với mỗi vùng này, mô tả ngắn gọn:
|
|
a) Bản chất của các hoạt động
|
|
b) Các thiết bị chính sẵn có (vd. buồng
nóng, thiết bị tháo dỡ và hòa tan vỏ thanh nhiên liệu)
|
|
c) Thùng chứa được sử dụng để vận chuyển
(vật liệu chính, phế liệu và chất thải)
|
|
d) Các khu vực lưu giữ đối với nhiên liệu
tươi và nhiên liệu đã qua sử dụng
|
|
đ) Sơ đồ và bố trí chung
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
VIII. DỮ LIỆU VỀ
CHẤT LÀM MÁT
|
1. Sơ đồ khối (nêu rõ dòng khối lượng,
nhiệt độ và áp suất tại các điểm chính, v.v)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
IX. CÁC BIỆN PHÁP
BẢO VỆ VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN
|
1. Các biện pháp bảo vệ thực thể cơ bản đối
với vật liệu hạt nhân
|
|
2. Các nội quy về sức khỏe và an toàn cụ
thể mà thanh tra viên phải tuân thủ (nếu nhiều quá, hãy cung cấp tài liệu kèm
theo)
|
|
X. KẾ TOÁN VÀ KIỂM
SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN
|
1. Mô tả hệ thống
Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt
nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo dữ liệu kế toán, quy trình hiệu chỉnh bảng
kê sau khi kiểm kê, và sửa chữa các lỗi, v.v theo các mục sau:
|
Lưu ý: Kèm theo các mẫu cho các quy trình
|
a) Khái quát
(mục này cần nêu loại sổ cái và sổ phụ nào
sẽ được sử dụng, dạng tài liệu (bản giấy, băng hay vi phim, v.v), người chịu
trách nhiệm và quyền hạn của người đó; dữ liệu nguồn (vd. mẫu chuyển vật liệu
đi và tiếp nhận vật liệu về, hồ sơ ban đầu về các đo đạc và tài liệu kiểm
soát đo đạc); quy trình hiệu chỉnh, dữ liệu nguồn và các hồ sơ)
|
|
b) Tiếp nhận
|
|
c) Chuyển đi
|
|
d) Kiểm kê thực tế
Mô tả quy trình, tần suất kiểm kê dự kiến,
các phương pháp kiểm kê thực tế của nhà vận hành (đối với kế toán vật liệu ở
dạng đếm được và/hoặc vật liệu ở dạng không đếm được), bao gồm phương pháp
phân tích và độ chính xác, phương pháp tiếp cận với vật liệu hạt nhân và
phương pháp xác minh có thể thực hiện được đối với nhiên liệu đã qua sử dụng,
phương pháp xác minh vật liệu hạt nhân trong vùng hoạt
|
Lưu ý: Kèm theo danh sách các hạng mục
thiết bị chính được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân
|
đ) Lượng vật liệu hạt nhân hao hụt và lượng
vật liệu hạt nhân tạo ra (ước tính các giới hạn)
|
|
e) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm
phương pháp hiệu chỉnh hoặc chỉnh sửa và phần bảo lưu và ngôn ngữ)
|
|
2. Đặc trưng liên quan đến các biện pháp
ngăn chặn tiếp cận và giám sát (mô tả chung)
|
|
3. Đối với mỗi điểm đo của vùng kế toán
được nêu trong mục 1 phần IV và mục 1 và 2 phần VI, cung cấp các thông tin
sau (nếu có):
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần
|
a) Mô tả vị trí, loại, đặc điểm nhận dạng
|
|
b) Dự kiến loại thay đổi kiểm kê và/hoặc
các khả năng sử dụng điểm đo này để tiến hành kiểm kê thực tế
|
|
c) Dạng vật lý và hóa học của vật liệu hạt
nhân (mô tả cả vật liệu vỏ bọc)
|
|
d) Thùng chứa, đóng kiện vật liệu hạt nhân
|
|
đ) Quy trình lấy mẫu và các thiết bị sử
dụng
|
|
e) Phương pháp đo và thiết bị sử dụng (đếm
các bó nhiên liệu, thông lượng nơtron, mức công suất, độ cháy hạt nhân và
lượng sản phẩm sinh ra, v.v)
|
|
g) Nguồn gốc sai số và độ chính xác
|
|
h) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn thiết bị
|
|
i) Chương trình đánh giá độ chính xác của
các phương pháp và kỹ thuật sử dụng
|
|
XI. THÔNG TIN KHÔNG
BẮT BUỘC
|
1. Thông tin bổ sung
(nếu cơ sở thấy có liên quan đến việc thực
hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân tại cơ sở)
|
|
NGƯỜI
LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày …..
tháng ….. năm ……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu
03-I/KSHN
NỘI
DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÓ LƯỢNG VẬT LIỆU HẠT
NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN LỚN HƠN 1 KILÔGAM HIỆU DỤNG
IV. DỮ LIỆU CHUNG
VỀ CƠ SỞ
|
1. Mô tả về cơ sở (thể hiện các vùng kế
toán)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
2. Lượng kiểm kê thông thường
|
|
3. Dự kiến lượng vật liệu đưa vào hàng năm
và/hoặc lượng kiểm kê cho hoạt động của cơ sở ở công suất thông thường
|
|
4. Mô tả việc sử dụng vật liệu hạt nhân
|
|
5. Các hạng mục thiết bị quan trọng sử
dụng, sản xuất hoặc xử lý vật liệu hạt nhân
|
|
V. MÔ TẢ VẬT LIỆU
HẠT NHÂN
|
1. Các loại đơn vị kế toán chính được sử
dụng tại cơ sở
|
|
2. Mô tả vật liệu hạt nhân cho mỗi vùng kế
toán (khái quát)
|
|
a) Dạng vật lý và hóa học (mô tả cả vật
liệu vỏ bọc)
|
|
b) Độ làm giàu và hàm lượng Pu
|
|
c) Ước tính khối lượng danh định của vật
liệu hạt nhân tại cơ sở
|
|
3. Vật liệu thải
|
|
a) Nguồn gốc và dạng (nêu rõ các nguồn gốc
chính; chất lỏng hay chất rắn; các nguyên tố hợp thành, độ làm giàu và hàm
lượng Pu bao gồm cả thiết bị bị nhiễm bẩn)
|
|
b) Lượng trong kho và tại các địa điểm khác
|
|
c) Phương pháp và tần suất thu hồi/chôn
thải
|
|
4. Các vật liệu hạt nhân khác tại cơ sở và
địa điểm
|
|
5. Phương pháp để xác định vật liệu hạt
nhân tại cơ sở
|
|
6. Mức bức xạ tại các địa điểm có vật liệu
hạt nhân
|
|
VI. DÒNG VẬT LIỆU
HẠT NHÂN
|
1. Sơ đồ khối vật liệu hạt nhân (nêu rõ các
điểm đo, các vùng kế toán, các địa điểm kiểm kê, v.v phục vụ mục đích của cơ
sở)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
2. Loại, dạng và lượng vật liệu hạt nhân
tại (nên số liệu trung bình đối với mỗi địa điểm):
|
|
a) Các khu vực vận hành
|
|
b) Các khu vực lưu giữ
|
|
c) Các địa điểm khác
|
|
VII. THAO TÁC ĐỐI
VỚI VẬT LIỆU HẠT NHÂN (CHO MỖI VÙNG KẾ TOÁN)
|
1. Mô tả nơi lưu giữ vật liệu hạt nhân (nêu
rõ khả năng chứa, dự kiến lượng kiểm kê và lượng đưa vào, v.v)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
2. Lượng vật liệu hạt nhân tối đa được xử lý
tại mỗi vùng kế toán
|
|
3. Thay đổi về dạng vật lý/hóa học trong
quá trình hoạt động
|
|
4. Vận chuyển vật liệu hạt nhân
|
|
5. Tần suất tiếp nhận và chuyển đi
|
|
6. Thiết bị vận chuyển vật liệu hạt nhân
(nếu có)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
7. Mô tả thùng chứa dùng để lưu giữ và vận
chuyển
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
8. Tuyến di chuyển của vật liệu hạt nhân
|
|
9. Che chắn (cho việc lưu giữ và vận
chuyển)
|
|
VIII. CÁC BIỆN PHÁP
BẢO VỆ VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN
|
1. Các biện pháp bảo vệ thực thể cơ bản đối
với vật liệu hạt nhân
|
|
2. Các nội quy về sức khỏe và an toàn cụ
thể mà thanh tra viên phải tuân thủ (nếu nhiều, cung cấp tài liệu kèm theo)
|
|
IX. KẾ TOÁN VÀ KIỂM
SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN
|
1. Mô tả hệ thống
Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt
nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo dữ liệu kế toán và thiết lập cân bằng
vật liệu, quy trình hiệu chỉnh bảng kê sau khi kiểm kê, và sửa chữa các lỗi,
v.v theo các mục sau:
|
Lưu ý: Kèm theo các mẫu đối với các quy
trình
|
a) Khái quát
|
|
b) Tiếp nhận (bao gồm phương pháp xử lý sai
lệch số liệu giữa bên gửi/bên nhận và các sửa chữa bảng kê theo đó)
|
|
c) Chuyển đi (bao gồm cả chất thải)
|
|
d) Lượng loại bỏ đo được (ước tính trong
một năm (một tháng), phương pháp quản lý)
|
|
đ) Chất thải được giữ lại (ước tính lượng trong
một năm, thời gian lưu giữ)
|
|
e) Kiểm kê thực tế
Mô tả quy trình, tần suất dự kiến, ước tính
về phân bố vật liệu hạt nhân, các phương pháp kiểm kê thực tế (bao gồm cả
phương pháp phân tích), khả năng tiếp cận và phương pháp xác minh có thể thực
hiện được đối với vật liệu đã chiếu xạ, ước tính độ chính xác và việc tiếp
cận đến vật liệu hạt nhân
|
Lưu ý: Kèm theo danh sách các hạng mục
thiết bị chính được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân
|
g) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm
phương pháp hiệu chỉnh hoặc sửa chữa và phần bảo lưu, ngôn ngữ)
|
|
2. Đặc trưng liên quan đến các biện pháp
ngăn chặn tiếp cận và giám sát (mô tả chung về các biện pháp được áp dụng
hoặc có thể áp dụng)
|
|
3. Đối với mỗi điểm đo của vùng kế toán
được nêu trong mục 1 phần VI, cung cấp các thông tin sau (nếu có):
|
Lưu ý: Có thể đính kèm trang riêng cho mỗi điểm
đo
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần
|
a) Mô tả vị trí, loại, nhận dạng
|
|
b) Dự kiến loại thay đổi kiểm kê và/hoặc
các khả năng sử dụng điểm đo này để tiến hành kiểm kê thực tế
|
|
c) Dạng vật lý và hóa học của vật liệu hạt
nhân (mô tả cả vật liệu vỏ bọc)
|
|
d) Thùng chứa, đóng kiện vật liệu hạt nhân
|
|
đ) Quy trình lấy mẫu và các thiết bị sử
dụng
|
|
e) Phương pháp đo và thiết bị sử dụng
|
|
g) Nguồn gốc và mức độ sai số ngẫu nhiên và
sai số hệ thống (về khối lượng, thể tích, lấy mẫu, phân tích, phân tích không
phá hủy)
|
|
h) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn thiết bị
|
|
i) Phương pháp chuyển đổi dữ liệu nguồn
thành dữ liệu lô
|
|
k) Phương thức xác định lô
|
|
l) Dự kiến tốc độ dòng của lô hàng năm
|
|
m) Dự kiến số lượng lô trong kiểm kê
|
|
n) Dự kiến số hạng mục trong các lô dòng
vật liệu hoặc các lô kiểm kê
|
|
o) Loại, thành phần và lượng vật liệu hạt
nhân trong mỗi lô
(nêu rõ số liệu lô; tổng khối lượng vật
liệu hạt nhân theo hạng mục; thành phần đồng vị (đối với urani) và hàm lượng
Pu nếu có; dạng vật liệu hạt nhân)
|
|
p) Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp
ngăn chặn tiếp cận và giám sát
|
|
X. THÔNG TIN KHÔNG
BẮT BUỘC
|
1. Thông tin bổ sung
(nếu cơ sở thấy có liên quan đến việc thực
hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân tại cơ sở)
|
|
NGƯỜI
LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày …..
tháng ….. năm ……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu
04-I/KSHN
NỘI
DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO CƠ SỞ LƯU GIỮ CHUYÊN BIỆT
IV. DỮ LIỆU CHUNG
VỀ CƠ SỞ
|
1. Mô tả cơ sở (đối với mỗi vùng lưu giữ)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ dòng khái
quát
|
2. Khả năng chứa theo thiết kế
|
|
3. Dự kiến lượng vật liệu đưa vào và lượng
kiểm kê hàng năm (dưới dạng chương trình dự kiến, nêu rõ tỷ lệ của lượng
chuyển đi và lượng tiếp nhận)
|
|
V. MÔ TẢ VẬT LIỆU
HẠT NHÂN VÀ DÒNG VẬT LIỆU HẠT NHÂN
|
1. Các loại đơn vị được sử dụng tại cơ sở
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần
|
2. Mô tả các vật liệu chính (khái quát)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ dòng khái
quát
|
a) Dạng vật lý (cơ học) và kích thước (kèm
theo hình vẽ trong trường hợp lưu giữ các thanh/bó thanh nhiên liệu)
|
|
b) Dạng hóa học (nêu rõ thành phần hóa học
và các thành phần hợp kim chính)
|
|
c) Độ làm giàu và hàm lượng Pu
|
|
d) Lượng vật liệu hạt nhân
|
|
đ) Vật liệu vỏ
|
|
e) Phương thức để nhận dạng vật liệu hạt
nhân
|
|
g) Loại thùng chứa, kiện đóng gói
|
|
h) Mức bức xạ tại địa điểm có vật liệu hạt
nhân
|
|
i) Vật liệu hạt nhân khác tại cơ sở (khối
lượng, dạng và địa điểm kiểm kê) chưa được nêu ở các phần trước
|
|
3. Sơ đồ khối đối với vật liệu hạt nhân
(nêu rõ các điểm đo, các vùng kế toán, các địa điểm kiểm kê, v.v phục vụ mục
đích của cơ sở)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
VI. THAO TÁC ĐỐI
VỚI VẬT LIỆU HẠT NHÂN
|
1. Mô tả từng nơi lưu giữ vật liệu hạt nhân
(địa điểm kiểm kê)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
2. Lượng kiểm kê vật liệu hạt nhân theo
thiết kế tại mỗi khu vực lưu giữ
|
|
3. Phương pháp đặt vật liệu hạt nhân vào
nơi lưu giữ
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
4. Tuyến đi và thiết bị được sử dụng để di
chuyển vật liệu hạt nhân (nếu có)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ
|
5. Tần suất tiếp nhận và chuyển đi
|
|
6. Che chắn (cho việc lưu giữ và vận
chuyển)
|
|
VII. CÁC BIỆN PHÁP
BẢO VỆ VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN
|
1. Các biện pháp bảo vệ thực thể cơ bản đối
với vật liệu hạt nhân
|
|
2. Các nội quy về sức khỏe và an toàn cụ
thể mà thanh tra viên phải tuân thủ (nếu nhiều, cung cấp tài liệu kèm theo)
|
|
VIII. KẾ TOÁN VÀ
KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN
|
1. Mô tả hệ thống
Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt
nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo dữ liệu kế toán và thiết lập cân bằng
vật liệu, quy trình hiệu chỉnh bảng kê sau khi kiểm kê, và sửa chữa các lỗi,
v.v theo các mục sau:
|
Lưu ý: Kèm theo các mẫu cho các thủ tục
|
a) Khái quát
|
|
b) Tiếp nhận
(bao gồm phương pháp xử lý sai lệch về số
liệu giữa bên gửi/bên nhận và các sửa chữa bảng kiểm kê theo đó)
|
|
c) Chuyển đi
(bao gồm cả chất thải)
|
|
d) Kiểm kê thực tế
Tần suất, quy trình, ước tính về phân bố
vật liệu hạt nhân, các phương pháp kiểm kê thực tế (bao gồm phương pháp phân
tích, khả năng tiếp cận và xác minh có thể thực hiện được đối với vật liệu đã
chiếu xạ, ước tính độ chính xác, và việc tiếp cận đến vật liệu hạt nhân)
|
Lưu ý: Kèm theo danh sách các hạng mục
thiết bị chính được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân
|
đ) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm
phương pháp hiệu chỉnh hoặc sửa chữa và phần bảo lưu, ngôn ngữ)
|
|
2. Đặc trưng liên quan đến các biện pháp
ngăn chặn tiếp cận và giám sát (mô tả chung về các biện pháp được áp dụng
hoặc có thể áp dụng)
|
|
3. Đối với mỗi điểm đo của vùng kế toán
được nêu trong mục 3 phần V, cung cấp các thông tin sau (nếu có):
|
Lưu ý: Có thể đính kèm trang riêng cho mỗi điểm
đo.
Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần
|
a) Mô tả vị trí, loại, nhận dạng
|
|
b) Dự kiến loại thay đổi kiểm kê và/hoặc
các khả năng sử dụng điểm đo này để tiến hành kiểm kê thực tế
|
|
c) Dạng vật lý và hóa học của vật liệu hạt
nhân (mô tả cả vật liệu vỏ bọc)
|
|
d) Thùng chứa, đóng kiện vật liệu hạt nhân
|
|
đ) Quy trình lấy mẫu và các thiết bị sử dụng
|
|
e) Phương pháp đo và thiết bị sử dụng
|
|
g) Nguồn gốc và mức độ sai số ngẫu nhiên và
sai số hệ thống (về khối lượng, thể tích, lấy mẫu, phân tích, phân tích không
phá hủy)
|
|
h) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn thiết bị
|
|
i) Phương pháp chuyển đổi dữ liệu nguồn
thành dữ liệu lô
|
|
k) Phương pháp nhận dạng lô
|
|
l) Dự kiến tốc độ dòng lô hàng năm
|
|
m) Dự kiến số lượng lô trong kiểm kê
|
|
n) Dự kiến số hạng mục cho mỗi dòng vật
liệu hoặc mỗi lô kiểm kê
|
|
o) Loại, thành phần và lượng vật liệu hạt
nhân trong mỗi lô (nêu rõ số liệu lô, tổng khối lượng vật liệu hạt nhân của
mỗi thanh, thành phần đồng vị (đối với urani) và hàm lượng Pu nếu có; dạng
vật liệu hạt nhân)
|
|
p) Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp
ngăn chặn tiếp cận và giám sát
|
|
IX. THÔNG TIN KHÔNG
BẮT BUỘC
|
1. Thông tin bổ sung
(nếu cơ sở thấy có liên quan đến việc thực
hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân tại cơ sở)
|
|
NGƯỜI
LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày …..
tháng ….. năm ……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu
05-I/KSHN
NỘI
DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO CƠ SỞ TỚI HẠN1/CƠ
SỞ DƯỚI TỚI HẠN2
IV. THÔNG TIN CHUNG
VỀ LƯU GIỮ
|
1. Số các kết cấu tới hạn có trong cơ sở và
vị trí của các kết cấu này
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ
|
2. Năng lượng vận hành tối đa
|
|
3. a) Chất làm chậm
|
|
b) Chất phản xạ
|
|
c) Vùng phản xạ
|
|
d) Chất làm mát
|
|
V. MÔ TẢ VẬT LIỆU
HẠT NHÂN
|
1. Loại vật liệu/nhiên liệu hạt nhân chính
và khối lượng danh định của vật liệu hạt nhân tại cơ sở
|
|
2. Độ làm giàu của nhiên liệu và hàm lượng
Pu
|
|
3. Mô tả thanh nhiên liệu (cho mỗi loại)
|
|
a) Dạng vật lý và hóa học của nhiên liệu
|
|
b) Dạng hay loại hình học
|
|
c) Kích thước
|
|
d) Số khoang trong một thanh nhiên liệu
|
|
đ) Vật liệu hạt nhân và vật liệu phân hạch
(với sai số thiết kế)
|
|
e) Thành phần hợp kim
|
|
4. Vật liệu vỏ bọc
|
|
a) Độ dày
|
|
b) Thành phần vật liệu
|
|
c) Liên kết
|
|
5. Phần bên trong bó nhiên liệu (số thanh
nhiên liệu trong một bó nhiên liệu, sắp xếp của các thanh nhiên liệu, cấu
hình và trọng lượng danh định của vật liệu nhiên liệu trong một thanh nhiên
liệu (với sai số thiết kế)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ
|
6. Đơn vị kế toán cơ bản (thanh/bó nhiên
liệu,…)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ
|
7. Các loại đơn vị khác
|
|
8. Phương pháp nhận dạng vật liệu/nhiên
liệu hạt nhân
|
|
9. Vật liệu hạt nhân khác có trong cơ sở
(mỗi loại cần được xác định riêng)
|
|
10. Sơ đồ vùng hoạt (đối với mỗi loại bó
nhiên liệu tới hạn chỉ ra cách bố trí chung, cấu trúc đỡ vùng hoạt, bố trí
che chắn và tải nhiệt, các kênh cho các thanh nhiên liệu, thanh điều khiển,
chất làm chậm, chất phản xạ, ống dẫn chùm tia, kích thước,…)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ
|
11. Dải khối lượng tới hạn và bán kính tối
đa
|
|
12. Mô tả cấu hình chung
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ
|
13. Thông lượng nơtron trung bình trong
vùng hoạt:
|
|
a) Nơtron nhiệt
|
|
b) Nơtron nhanh
|
|
14. Thiết bị đo thông lượng nơ-tron và
gamma:
|
|
a) Độ chính xác và loại thiết bị cơ bản
|
|
b) Vị trí của thiết bị chỉ báo và máy ghi
|
|
15. Mức bức xạ bên trong/bên ngoài lớp che
chắn tại các địa điểm quy định
|
Lưu ý: Kèm theo sơ đồ mức bức xạ
|
16. Hoạt độ bức xạ tối đa của nhiên liệu
sau khi nạp (tại bề mặt và tại khoảng cách 1 mét)
|
|
17. Sơ đồ khối vật liệu hạt nhân
Xác định:
|
Lưu ý: Kèm theo sơ đồ quá trình vận hành
bình thường
|
a) Các điểm đo
|
|
b) Các vùng kế toán
|
|
c) Vị trí kiểm kê
|
|
18. Kiểm kê
Nêu rõ lượng và độ làm giàu ước tính và hàm
lượng Pu đối với:
|
|
a) Khu vực lưu giữ vật liệu hạt nhân
|
|
b) Khu vực vùng hoạt
|
|
c) Bó nhiên liệu
|
|
d) Các vị trí khác
|
|
19. Vật liệu hạt nhân
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ
|
a) Đóng gói (mô tả)
|
|
b) Kế hoạch và các dàn xếp cho việc lưu giữ
|
|
c) Sức chứa của kho
|
|
d) Chuẩn bị vật liệu hạt nhân (mô tả và xác
định sơ đồ sắp xếp và các bố trí chung)
|
|
20. Thiết bị vận chuyển nhiên liệu, nếu có
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ
|
21. Các tuyến di chuyển của vật liệu hạt nhân
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ
|
22. Các thiết bị được sử dụng để
|
|
a) Lắp đặt vật liệu hạt nhân
|
|
b) Kiểm tra vật liệu hạt nhân
|
|
c) Phân tích vật liệu hạt nhân
|
|
VI. CÁC BIỆN PHÁP
BẢO VỆ VÀ AN TOÀN
|
1. Các biện pháp cơ bản để bảo vệ thực thể
vật liệu hạt nhân
|
|
2. Các quy tắc về an toàn và sức khỏe nhân
viên phải tuân thủ (nếu nhiều, cung cấp văn bản kèm theo)
|
|
VII. KẾ TOÁN VÀ
KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN
|
1. Mô tả hệ thống
Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt
nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo dữ liệu kế toán và thiết lập cân bằng
vật liệu, quy trình hiệu chỉnh bảng kê sau khi kiểm kê, và sửa chữa các lỗi,
v.v theo các mục sau:
|
|
a) Phần chung
|
|
b) Tiếp nhận
|
|
c) Chuyển đi
|
|
d) Kiểm kê thực tế
Mô tả quy trình, tần suất, phương pháp tiến
hành kiểm kê, bao gồm cả các phương pháp phân tích và độ chính xác, tiếp cận
tới vật liệu hạt nhân, các phương pháp xác minh vật liệu hạt nhân trong vùng
hoạt
|
Lưu ý: Kèm theo danh sách các hạng mục
chính của các thiết bị được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân
|
đ) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm
cả phương pháp hiệu chỉnh hay chỉnh sửa và bảo lưu, ngôn ngữ)
|
|
2. Tần suất vùng hoạt được tháo dỡ để xác
minh vật liệu hạt nhân có trong vùng hoạt
|
|
3. Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp
ngăn chặn tiếp cận và giám sát
(mô tả chung về các biện pháp đang sử dụng
hoặc có thể sử dụng)
|
|
4. Đối với mỗi điểm đo của vùng kế toán
được xác định tại mục 17 phần V, cung cấp các thông tin sau:
|
|
a) Mô tả vị trí, loại và nhận dạng
|
|
b) Loại thay đổi kiểm kê dự kiến và khả
năng sử dụng điểm đo này để tiến hành kiểm kê thực tế
|
|
c) Dạng vật lý và hóa học của vật liệu hạt
nhân (mô tả cả vật liệu làm vỏ bọc)
|
|
d) Thùng chứa vật liệu hạt nhân và đóng gói
|
|
đ) Quy trình lấy mẫu và thiết bị sử dụng
|
|
e) Các phương pháp đo và thiết bị sử dụng
|
|
g) Nguồn gốc và mức độ sai số ngẫu nhiên và
sai số hệ thống
|
|
h) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn và thiết
bị sử dụng
|
|
i) Phương pháp chuyển đổi các số liệu nguồn
thành số liệu của lô
|
|
k) Phương pháp để nhận diện lô
|
|
l) Lượng các lô mỗi năm
|
|
m) Số các hạng mục dự tính trong dòng vật
liệu và lô
|
|
n) Loại, thành phần và lượng vật liệu hạt
nhân mỗi lô (số liệu mỗi lô, tổng lượng vật liệu hạt nhân trong một hạng mục
và thành phần đồng vị (đối với urani), và hàm lượng Pu; dạng vật liệu hạt
nhân)
|
|
o) Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp
ngăn chặn tiếp cận và giám sát
|
|
VIII. THÔNG TIN
KHÔNG BẮT BUỘC
|
1. Thông tin bổ sung
(nếu cơ sở thấy có liên quan đến việc thực
hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân tại cơ sở)
|
|
1 Cơ sở tới hạn là cơ sở có sử dụng cơ
cấu tới hạn, là cơ cấu có khả năng duy trì phản ứng dây chuyền nhưng không phải
lò phản ứng nghiên cứu hay lò công suất.
2 Cơ sở dưới tới hạn
là cơ sở có sử dụng cơ cấu dưới tới hạn, là cơ cấu giống cơ cấu tới hạn nhưng
không có khả năng duy trì phản ứng dây chuyền.
NGƯỜI
LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày …..
tháng ….. năm ……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu
06-I/KSHN
NỘI
DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO NHÀ MÁY CHUYỂN HÓA VÀ NHÀ MÁY CHẾ TẠO NHIÊN LIỆU
IV. THÔNG SỐ CHUNG
CỦA QUÁ TRÌNH
|
1. Mô tả cơ sở
(chỉ ra tất cả các giai đoạn của quá trình,
các khu vực lưu giữ, và các điểm cấp vật liệu, sản phẩm và thải liên quan đến
việc đo lường, kiểm soát và kế toán vật liệu hạt nhân)
|
Lưu ý: Kèm theo sơ đồ chung của quá trình
(Các sơ đồ phải chỉ ra các thiết bị, tủ
hút, buồng và các khu vực có vật liệu hạt nhân, cũng như các khu vực đặc biệt
có thể có vật liệu hạt nhân bị giữ lại)
|
2. Mô tả quá trình (nêu ra loại chuyển hóa,
phương pháp chế tạo, phương pháp lấy mẫu, cũng như việc chuyển đổi dạng vật
lý và hóa học)
|
|
3. Công suất theo thiết kế (khối lượng sản
phẩm chính hàng năm)
|
|
4. Dự kiến lượng vật liệu đầu vào hàng năm
(dưới hình thức chương trình, trong đó chỉ rõ lượng đầu vào và sản phẩm)
|
|
5. Các hạng mục quan trọng của các thiết bị
sử dụng, sản xuất hay xử lý vật liệu hạt nhân, nếu có (chẳng hạn như các
thiết bị kiểm tra và thí nghiệm)
|
|
V. MÔ TẢ VẬT LIỆU
HẠT NHÂN VÀ DÒNG VẬT LIỆU
|
1. Mô tả vật liệu chính
|
Vật liệu đầu vào
|
Sản phẩm trung gian
(bột, viên, lưu giữ riêng hoặc gửi đi)
|
Sản phẩm
|
a) Các loại đơn vị kế toán chính được sử
dụng tại cơ sở
|
|
|
|
b) Dạng hóa học và vật lý (đối với sản phẩm
phải bao gồm loại thanh/bó nhiên liệu, mô tả chi tiết về cấu trúc chung và
kích thước chung của thanh/bó nhiên liệu, bao gồm cả hàm lượng vật liệu hạt
nhân và độ làm giàu)
Kèm theo bản vẽ.
|
|
|
|
c) Lượng vật liệu đưa vào, độ làm giàu và
hàm lượng Pu (đối với quá trình vận hành bình thường, chỉ ra có trộn lẫn và/hoặc
tái sử dụng không)
|
|
|
|
d) Quy mô của lô/tốc độ dòng và chu kỳ tiến
hành, phương pháp nhận dạng lô
|
|
|
|
đ) Lưu giữ và lượng kiểm kê trong nhà máy
(chỉ ra những thay đổi đối với lượng sản phẩm đưa vào)
|
|
|
|
e) Tần suất nhận về hay gửi đi (lô/đơn vị
trong một tháng)
|
|
|
|
2. Vật liệu phế thải
|
|
3. Vật liệu thải (bao gồm cả các thiết bị
bị nhiễm bẩn, lượng loại bỏ đo được và lượng thải còn lại)
Mô tả cho mỗi dòng chất thải:
|
|
a) Nguồn thải chính
|
|
b) Loại chất thải
|
|
c) Dạng vật lý và hóa học (chất lỏng, chất
rắn,…)
|
|
d) Độ làm giàu và hàm lượng urani/plutoni
|
|
đ) Lượng ước tính hàng năm, thời gian lưu
giữ
|
|
e) Tỷ lệ phát sinh chất thải (theo % đầu
vào/lượng đưa vào mỗi tháng)
|
|
g) Lượng lưu kho và sức chứa tối đa
|
|
h) Phương pháp và tần suất thu hồi/chôn
thải
|
|
4. Hệ thống xử lý chất thải
|
Lưu ý: Kèm theo sơ đồ
|
5. Các loại vật liệu hạt nhân khác trong cơ
sở hoặc các địa điểm của cơ sở, nếu có
|
Lưu ý: Kèm theo sơ đồ
|
6. Sơ đồ khối đối với vật liệu hạt nhân
(xác định các điểm lấy mẫu, dòng vật liệu và các điểm đo kiểm kê, các vùng kế
toán, vị trí kiểm kê,…)
|
Lưu ý: Kèm theo sơ đồ
|
7. Loại, dạng, khoảng làm giàu, hàm lượng
Pu, lượng vật liệu hạt nhân có tại mỗi khu vực xử lý vật liệu hạt nhân, bao
gồm:
- khu vực xử lý
- khu vực lưu giữ
- các địa điểm khác
(cũng chỉ ra lượng vật liệu hạt nhân tối đa
được xử lý tại vùng kế toán tại một thời điểm)
|
|
8. Các quá trình xử lý lại
(mô tả ngắn gọn từng quá trình, bao gồm cả
nguồn và dạng vật liệu, phương pháp lưu giữ, lượng vật liệu thường có, tần
suất xử lý, thời gian lưu giữ tạm thời, kế hoạch đối với việc sử dụng lại, và
các phương pháp xác định hàm lượng vật liệu phân hạch có trong vật liệu được
xử lý lại)
|
Lưu ý: Kèm theo sơ đồ
|
9. Kiểm kê vật liệu
|
|
a) Trong quá trình hoạt động (trong nhà máy
và các thiết bị trong quá trình vận hành bình thường, chỉ rõ lượng, khoảng
làm giàu, hàm lượng Pu, dạng, các địa điểm chính và bất kỳ thay đổi đáng kể
nào theo thời gian hoặc lượng đầu vào; cũng chỉ rõ lượng vật liệu bị lưu lại
và cơ chế lưu lại trong thiết bị)
|
|
b) Nơi lưu giữ sản phẩm đầu vào và sản phẩm
đầu ra
|
|
c) Các địa điểm khác (lượng, khoảng làm
giàu, hàm lượng Pu, dạng và địa điểm vật liệu chưa được quy định)
|
|
VI. XỬ LÝ VẬT LIỆU
HẠT NHÂN (ĐỐI VỚI MỖI KHU VỰC KẾ TOÁN)
|
1. Mô tả thùng chứa, việc đóng gói và khu
vực lưu giữ
|
Lưu ý: Kèm theo bản vẽ
Kèm theo ghi chú riêng
(Mô tả kích thước và loại thùng chứa và
cách thức đóng gói đối với vật liệu đầu vào, sản phẩm và chất thải (bao gồm
cả công suất danh định và công suất khi vận hành bình thường, và loại vật
liệu); phương pháp lưu giữ hay đóng gói, quy trình đổ đầy và lấy ra, che
chắn; và bất kỳ đặc trưng đặc biệt nào)
|
2. Phương pháp và phương tiện vận chuyển
vật liệu hạt nhân (mô tả cả thiết bị sử dụng để thao tác với vật liệu đầu
vào, sản phẩm và chất thải)
|
|
3. Tuyến đường di chuyển vật liệu hạt nhân
(tham chiếu đến sơ đồ nhà máy)
|
Lưu ý: Kèm theo sơ đồ
|
4. Che chắn (đối với lưu giữ và vận chuyển)
|
|
VII. BẢO DƯỠNG NHÀ
MÁY
|
1. Bảo dưỡng, tẩy xạ và làm sạch
|
Lưu ý: Kèm theo giải thích riêng
Mô tả các kế hoạch và các quy trình tẩy xạ
và làm sạch các thiết bị có chứa vật liệu hạt nhân, xác định các điểm lấy mẫu
và điểm đo liên quan.
Trong trường hợp việc làm sạch và/hoặc lấy mẫu
là không thể được, chỉ rõ lượng vật liệu hạt nhân bị giữ lại được đo hoặc
tính thế nào
|
a) Bảo dưỡng thông thường
|
|
b) Tẩy xạ thiết bị và nhà máy, và thu hồi
vật liệu hạt nhân
|
|
c) Làm sạch nhà máy và thiết bị, bao gồm cả
các phương tiện nhằm đảm bảo các thùng chứa được làm sạch
|
|
d) Khởi động và đóng cửa nhà máy (nếu khác
với vận hành bình thường)
|
|
VIII. CÁC BIỆN PHÁP
AN TOÀN VÀ BẢO VỆ
|
1. Các biện pháp cơ bản bảo vệ thực thể vật
liệu hạt nhân
|
|
2. Các quy tắc an toàn và sức khỏe cụ thể
mà thanh tra viên cần tuân thủ
(nếu nhiều, cung cấp tài liệu kèm theo)
|
|
IX. KẾ TOÁN VÀ KIỂM
SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN
|
1. Mô tả hệ thống
(Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt
nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo các số liệu kế toán, thiết lập vùng
cân bằng vật liệu, tần suất thực hiện việc cân đối, các quy trình để hiệu
chỉnh sau khi kiểm kê nhà máy, sai sót,…) theo các đề mục sau:
|
Lưu ý: Kèm theo mẫu sử dụng trong tất cả
các quy trình
|
a) Khái quát
(Mục này cần nêu các loại sổ cái, sổ phụ sử
dụng, dạng của các loại sổ này (trên giấy, băng từ hay phim,…); người có
trách nhiệm và thẩm quyền; số liệu nguồn (ví dụ như dạng nhận về, gửi đi, ghi
chép ban đầu của các phép đo và các tài liệu về kiểm soát các phép đo); quy
trình thực hiện hiệu chỉnh, số liệu nguồn và tài liệu ghi chép; các căn cứ
của việc hiệu chỉnh)
|
|
b) Tiếp nhận
(bao gồm cả phương pháp xử lý sự chênh lệch
giữa số liệu đo được từ nơi gửi đến và tại nơi nhân về và việc chỉnh sửa sau
đó; việc kiểm tra và đo đạc được sử dụng để xác nhận hàm lượng vật liệu hạt
nhân và người chịu trách nhiệm về việc xác định này)
|
|
c) Gửi đi (sản phẩm, chất thải và lượng đã
loại bỏ đo được)
|
|
d) Kiểm kê thực tế
Mô tả quy trình, tần suất, phân bố vật liệu
hạt nhân ước tính, phương pháp thực hiện kiểm kê (bao gồm cả phương pháp phân
tích), khả năng tiếp cận và phương pháp xác minh đối với vật liệu đã bị chiếu
xạ, độ chính xác.
|
Lưu ý: Kèm theo Danh mục các hạng mục hay
thiết bị được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân
|
đ) Lượng loại bỏ đo được (phương pháp ước
tính lượng vật liệu này theo hàng tháng/năm, phương pháp chôn thải)
|
|
e) Lượng chất thải lưu lại
(phương pháp ước tính lượng chất thải hàng
năm, phương pháp và thời hạn lưu kho; cũng nêu ra khả năng sử dụng chất thải này)
|
|
g) Lượng vật liệu mất không đo được (nêu ra
phương pháp được sử dụng để ước tính lượng này)
|
|
h) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm
nhật ký vận hành, sổ cái, dạng vật liệu chuyển giao nội bộ, phương pháp hiệu
chỉnh hay chỉnh sửa và điểm bảo lưu, ngôn ngữ; các biện pháp kiểm soát và
trách nhiệm đối với các hồ sơ này)
|
|
2. Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp
giám sát và ngăn chặn tiếp cận (mô tả chung về các biện pháp được áp dụng
hoặc có thể áp dụng)
|
|
3. Đối với mỗi dòng vật liệu và điểm lấy mẫu
cũng như điểm đo của các vùng kế toán được xác định tại các câu hỏi 1 Mục IV,
và 6,7 Mục V, cung cấp các thông tin sau:
|
|
a) Mô tả địa điểm, loại và nhận dạng vật
liệu
|
|
b) Loại thay đổi kiểm kê tại điểm đo này
|
|
c) Khả năng sử dụng điểm đo này để kiểm kê
thực tế
|
|
d) Dạng hóa học và vật lý của vật liệu hạt
nhân (bao gồm cả khoảng làm giàu, hàm lượng Pu, và mô tả vật liệu làm vỏ
thanh nhiên liệu)
|
|
đ) Thùng chứa, đóng gói và phương pháp lưu
giữ vật liệu hạt nhân
|
|
e) Quy trình lấy mẫu và thiết bị sử dụng
(gồm cả số mẫu được lấy, tần suất lấy mẫu và tiêu chí loại trừ)
|
|
g) Phương pháp phân tích hoặc đo đạc, thiết
bị sử dụng và độ chính xác tương ứng
|
|
h) Nguồn gốc và mức độ của các sai số ngẫu
nhiên và sai số hệ thống (trọng lượng, thể tích, việc lấy mẫu, phân tích)
|
|
i) Kỹ thuật tính toán và phát sinh sai số
|
|
k) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn thiết bị
sử dụng
|
|
l) Chương trình để đánh giá liên tục độ
chính xác của trọng lượng, thể tích, kỹ thuật lấy mẫu và các phương pháp đo
|
|
m) Chương trình đánh giá thống kê của các
số liệu từ (j) đến (k)
|
|
n) Phương pháp chuyển đổi số liệu nguồn
thành số liệu lô (quy trình tính toán chuẩn, hằng số và mối quan hệ thực
nghiệm đối với vật liệu đầu vào, sản phẩm và chất thải)
|
|
o) Phương pháp nhận dạng lô
|
|
p) Tốc độ dự kiến đối với dòng vật liệu của
lô hàng năm
|
|
q) Số lô dự kiến tại điểm đo
|
|
t) Số hạng mục dự kiến đối với mỗi dòng vật
liệu và các lô
|
|
u) Loại, thành phần và lượng vật liệu hạt
nhân trong mỗi lô (nêu rõ số liệu lô, tổng khối lượng của mỗi nguyên tố trong
vật liệu hạt nhân và dạng vật liệu hạt nhân)
|
|
v) Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp
giám sát và ngăn chặn tiếp cận
|
|
4. Giới hạn sai số chung
|
|
a) Sự khác nhau của số liệu đo được tại nơi
gửi đi và nơi nhận về
|
|
b) Kiểm kê sổ sách
|
|
c) Kiểm kê thực tế
|
|
d) Lượng không đo được
|
|
X. THÔNG TIN KHÔNG
BẮT BUỘC
|
1. Thông tin bổ sung
(nếu cơ sở thấy liên quan đến việc thực
hiện kiểm soát hạt nhân tại cơ sở)
|
|
NGƯỜI
LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày …..
tháng ….. năm ……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC
II
MẪU
BÁO CÁO THÔNG TIN VỀ VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Mẫu 01-II/KSHN
I. THÔNG TIN CHUNG
|
1. Địa điểm, địa chỉ, điện thoại, fax
|
|
2. Người đứng đầu cơ sở
|
|
3. Tên và/hoặc chức vụ, địa chỉ, điện
thoại, email của cán bộ chịu trách nhiệm kiểm soát vật liệu hạt nhân
|
|
II. MÔ TẢ VẬT LIỆU
HẠT NHÂN VÀ DÒNG VẬT LIỆU
|
1. Loại vật liệu hạt nhân
|
|
2. Mô tả khái quát vật liệu (đối với từng
loại)
a) Dạng vật lý và hóa học
|
|
b) Độ làm giàu và hàm lượng Pu
|
|
c) Lượng vật liệu hạt nhân thường được lưu
giữ tại địa điểm
|
|
3. Phương thức để nhận dạng vật liệu hạt
nhân
|
|
4. Mức bức xạ
(tại bề mặt vật liệu hạt nhân và tại khoảng
cách 1 mét)
|
|
5. Mô tả thùng chứa chính dùng để lưu giữ
và vận chuyển
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần
|
6. Thiết bị vận chuyển vật liệu hạt nhân
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần
|
7. Xác định các điểm đo, vùng kế toán và
địa điểm kiểm kê (cho việc lưu giữ và vận chuyển)
|
Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ dòng
|
III. CÁC BIỆN PHÁP
BẢO VỆ VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN
|
1. Các biện pháp bảo vệ thực thể cơ bản đối
với vật liệu hạt nhân
|
|
2. Các quy tắc về sức khỏe và an toàn cụ
thể mà thanh tra viên phải tuân thủ
|
|
IV. KẾ TOÁN VÀ KIỂM
SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN
|
1. Mô tả hệ thống
Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt
nhân, phương pháp lưu hồ sơ, báo cáo dữ liệu kế toán và thiết lập cân bằng
vật liệu, quy trình hiệu chỉnh bảng kê sau khi kiểm kê, và sửa chữa các lỗi,
v.v. theo các mục sau:
|
Lưu ý: Kèm theo các mẫu cho các thủ tục
|
a) Khái quát
|
|
b) Tiếp nhận
|
|
c) Chuyển đi
|
|
d) Lượng loại bỏ đo được và chất thải còn
lại
|
|
đ) Kiểm kê thực tế
Mô tả quy trình, tần suất, phương pháp kiểm
kê thực tế, độ chính xác, và tiếp cận đến vật liệu hạt nhân
|
|
e) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm
phương pháp hiệu chỉnh hoặc chỉnh sửa và phần bảo lưu, ngôn ngữ)
|
|
2. Đối với mỗi điểm đo của vùng kế toán,
cung cấp các thông tin sau (nếu có):
|
Lưu ý: Có thể đính kèm trang riêng cho mỗi điểm
đo.
Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần
|
a) Mô tả vị trí, loại, đặc điểm
|
|
b) Dạng vật lý và hóa học của vật liệu hạt
nhân (mô tả cả vật liệu vỏ bọc)
|
|
c) Phương pháp đo và thiết bị sử dụng
|
|
d) Phương pháp chuyển đổi dữ liệu nguồn
thành dữ liệu lô
|
|
đ) Phương pháp xác định lô và mô tả dữ liệu
lô
|
|
V. THÔNG TIN KHÔNG
BẮT BUỘC
|
1. Thông tin bổ sung
(nếu cơ sở thấy có liên quan đến việc thực
hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân tại cơ sở)
|
|
3 Báo
cáo thông tin được lập riêng cho từng cơ sở quy định tại khoản 1
Điều 7 Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/6/2010. “Vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt
nhân nguồn” trong Phụ lục này được gọi chung là “vật liệu hạt nhân”.
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày ….. tháng
….. năm …..
NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC
III
MẪU
BÁO CÁO KẾ TOÁN HẠT NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Các báo cáo kế
toán hạt nhân được đánh số liên tục, không có số trống hoặc lặp lại về thứ tự.
Lưu ý: cần phân biệt rõ chữ O
và số 0. Khi điền thông tin vào báo cáo kế toán hạt nhân, chữ số có dạng Ø và
số sẽ có dạng 0.
Các loại báo cáo kế
toán hạt nhân được lập theo các mẫu sau:
TT
|
Báo cáo
|
Mẫu
|
1
|
Báo cáo kiểm kê
định kỳ
|
Mẫu 01-III/KSHN
|
2
|
Báo cáo cân đối vật
liệu
|
Mẫu 02-III/KSHN
|
3
|
Báo cáo thay đổi
kiểm kê
|
Mẫu 03-III/KSHN
|
4
|
Thông tin chú thích
|
Mẫu 04-III/KSHN
|
2. “Vật liệu hạt
nhân, vật liệu hạt nhân nguồn” trong Phụ lục này được gọi chung là “vật liệu
hạt nhân”.
Mẫu
01-III/KSHN
BÁO
CÁO KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN BÁO CÁO
1. Tên tổ chức, cá
nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: 4.
Fax:
II. NỘI DUNG BÁO CÁO
QUỐC GIA
CƠ SỞ
VÙNG CÂN BẰNG VẬT LIỆU
|
NGÀY …………….........
BÁO CÁO SỐ …………
|
TRANG SỐ ….. TRONG TỔNG SỐ ….. TRANG
|
CHỮ KÝ
|
DÒNG NHẬP SỐ
|
TIẾP TỤC
|
MÃ KMP
|
TÊN/ SỐ CỦA LÔ
|
SỐ HẠNG MỤC CÓ
TRONG LÔ
|
MÔ TẢ VẬT LIỆU
|
DỮ LIỆU KẾ TOÁN
|
CƠ SỞ ĐO ĐẠC
|
CHÚ THÍCH
|
CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI
|
NGUYÊN TỐ
|
KHỐI LƯỢNG NGUYÊN
TỐ
|
ĐƠN VỊ kg/g
|
KHỐI LƯỢNG ĐỒNG VỊ
PHÂN HẠCH (CHỈ ĐỐI VỚI URANI) (G)
|
MÃ ĐỒNG VỊ
|
BÁO CÁO SỐ
|
DÒNG NHẬP SỐ
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày ….. tháng
….. năm …..
NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Hướng dẫn điền vào phần
nội dung của Báo cáo kiểm kê định kỳ
Thông tin phần đầu
trang
- “Quốc gia”, “cơ sở”,
“vùng cân bằng vật liệu”: ghi tên hoặc mã của quốc gia, nhận dạng (hoặc mã) của
cơ sở và nhận dạng (hoặc mã) của vùng cân bằng vật liệu (MBA), được quy định
trong Tài liệu kèm theo của cơ sở.
- Ngày được xác định
ở đây cần phải là ngày (hiệu lực) của việc tiến hành kiểm kê thực tế. Ngày này
cần phải trùng với ngày kết thúc của thời kỳ báo cáo của Báo cáo cân đối vật
liệu tương ứng.
- “Báo cáo số”: được
đánh số liên tiếp cho mỗi MBA.
- “Trang số … trong
tổng số … trang”: ghi trang số mấy (trong tổng số trang) và tổng số trang của
Báo cáo kiểm kê định kỳ.
Hướng dẫn theo cột
1. Cột 1: “Dòng nhập
số”: mỗi dòng nhập trong Báo cáo kiểm kê thực tế phải có một số riêng theo thứ
tự. Điều này cũng áp dụng trong trường hợp Báo cáo kiểm kê định kỳ có nhiều
trang. Một báo cáo không được có nhiều hơn 99 dòng nhập. Nếu nhiều hơn 99 dòng
nhập thì làm thành hai hoặc nhiều báo cáo.
2. Cột 2: “Tiếp tục”:
nếu cần phải chia một số liệu nhập vào Báo cáo kiểm kê định kỳ thành nhiều dòng
(vd. trong trường hợp số liệu về lượng vật liệu có nhiều hơn 8 chữ số và phải
chia thành các số nhỏ hơn), thì viết chữ “C” vào cột “Tiếp tục” để chỉ ra rằng
dòng nhập đó là sự tiếp tục của dòng phía trên.
3. Cột 3: “Mã KMP”:
ghi mã của điểm đo chủ chốt của dòng vật liệu.
4. Cột 4: “Tên hoặc
số của lô”: Đặt tên hoặc số cho mỗi lô trong báo cáo và ghi vào cột này. Sử
dụng chữ cái Latin, số, và các ký hiệu như dấu phảy, gạch chéo và gạch ngang để
đặt tên cho lô, nhưng không được nhiều hơn 8 ký tự.
Tên hoặc số của lô
phải được giữ nguyên nếu chuyển từ MBA này sang một MBA khác. Các lô khác nhau
thì phải có tên khác nhau, kể cả khi vật liệu có cùng nhận dạng. Cần phân biệt
giữa chữ cái “Ø” và số 0. Thông tin này không cần phải lặp lại nếu sử dụng thủ
tục “C”.
5. Cột 5: “Số lượng
hạng mục trong lô”: Ghi số lượng các hạng mục giống nhau trong một lô. Trong
trường hợp vật liệu không đếm được và trong trường hợp khi số lượng của hạng mục
không có ý nghĩa gì thì ghi số 0 vào cột này.
6. Cột 6: “Mô tả vật
liệu”: Cột này được sử dụng để mô tả các đặc điểm của vật liệu hạt nhân bằng
cách sử dụng bốn ký tự với các mã nhận dạng sau:
Đặc điểm (1): Dạng
vật lý
Từ khóa
|
Giải thích
|
Mã
|
Bó nhiên liệu
|
Bó nhiên liệu hoàn
chỉnh cho một hệ thống lò phản ứng cụ thể (vd. các bó thanh)
|
B
|
Các bộ phận của bó
nhiên liệu
|
Các phần cấu thành
nên bó nhiên liệu (vd ống hoặc đĩa)
|
D
|
Bột
|
Bột (không phải
gốm): bất kỳ vật liệu dạng bột mà không phải oxit và cacbua ở dạng gốm
|
F
|
Bột, gốm
|
Bột, dạng gốm: dạng
oxit hoặc cacbua được nung ở nhiệt độ cao để sản xuất nhiên liệu gốm
|
G
|
Được tạo dạng, màu
xanh
|
Viên và hạt màu
xanh lá cây: được tạo dạng bằng cách nén hoặc trộn bột gốm với chất kết dính
trước khi thiêu kết
|
H
|
Gốm
|
Viên và hạt gốm:
như trên, sau khi đã được bỏ liên kết và được thiêu kết
|
J
|
Hạt có lớp phủ
|
Các hạt gốm đã được
phủ lớp vỏ bảo vệ (vd. bằng SiC)
|
K
|
Dạng rắn, khác
|
Vật liệu rắn không
phải các loại kể trên (vd. thỏi, thanh, mẩu), nhưng không phải là vật liệu
hỗn hợp. Nhóm này cũng bao gồm UF6.
|
Ø
|
Chất lỏng
|
Dung dịch nước,
chất lỏng hữu cơ hoặc các chất lỏng khác
|
N
|
Bã và phế liệu
|
Bã và phế liệu sinh
ra do quá trình sản xuất, và sẽ được tái chế hoặc thu hồi
|
R
|
Nguồn kín
|
Nguồn bức xạ chứa
vật liệu phân hạch được đựng trong vỏ kín vĩnh viễn
|
QS
|
Chất thải, lỏng
|
Chất thải lỏng dự
định sẽ chôn thải
|
U
|
Chất thải, rắn
|
Chất thải rắn dự
định sẽ chôn thải
|
T
|
Mẫu vật nhỏ
|
Mẫu vật phân tích,
được tập hợp thành một lô riêng
|
V
|
Đặc điểm (2): Dạng
hóa học
Từ khóa
|
Giải thích
|
Mã
|
Dạng nguyên tố
|
Kim loại không ở
dạng hợp kim
|
D
|
Fluorua
|
Bất kỳ florua nào
trừ hexaflorua
|
E
|
Hex
|
Hexafluorua
|
G
|
Nitrat
|
Nitrat
|
J
|
ADU
|
Ammonium diuranate
|
K
|
Dioxit
|
Dioxit
|
Q
|
Trioxit
|
Trioxit
|
T
|
Oxit (3/8)
|
Oxit có công thức M3O8
|
U
|
Các oxit khác
|
Các oxit khác, bao
gồm hỗn hợp các loại oxit khác nhau của cùng một nguyên tố
|
R
|
Oxit, có độc tính
|
Oxit hoặc hỗn hợp
oxit có chứa chất độc hạt nhân
|
V
|
Cacbua
|
Cacbua
|
W
|
Oxit/than chì
|
Hỗn hợp oxit/than
chì: (vd. nhiên liệu HTR)
|
X
|
Cacbua/than chì
|
Hỗn hợp cacbua/than
chì: (vd. nhiên liệu HTR)
|
Y
|
Nitrit
|
Nitrit
|
Z
|
Hữu cơ
|
Hợp chất hữu cơ
|
1
|
Các hợp chất khác
|
Các hợp chất khác,
muối và hỗn hợp
|
2
|
Hợp kim nhôm
|
Hợp kim nhôm, gồm
cả Al/Si
|
3
|
Hợp kim Si
|
Hợp kim Si và các
silicide
|
4
|
Hợp kim Zr
|
Hợp kim Zirconi
|
5
|
Hợp kim Mo & Ti
|
Hợp kim đôi hoặc ba
với molybden và titan
|
6
|
Các hợp kim khác
|
|
7
|
Vật liệu khác
|
Vật liệu có dạng
hóa học khác nhau được tập hợp trong một lô (vd. Mẫu vật phân tích)
|
Ø
|
Đặc điểm (3): Thùng
chứa
Từ khóa
|
Giải thích
|
Mã
|
Không có thùng chứa
|
Vật liệu không đặt
trong thùng chứa: các hạng mục không cần thùng chứa (bao gồm các bó và các bộ
phận của bó nhiên liệu, nếu để ngoài)
|
1
|
Đơn vị nhiên liệu
|
Đơn vị và các thành
phần nhiên liệu rời, trong các công-ten-nơ chuyển đi hoặc lưu giữ
|
2
|
Thùng chứa
|
Thùng chứa có che
chắn để chứa nhiên liệu đã cháy và nhiên liệu có hoạt tính cao khác
|
3
|
Trong vùng hoạt
|
Lò phản ứng, các bó
nhiên liệu trong vùng hoạt
|
4
|
Thùng, hiệu chuẩn
|
Thùng xử lý, được
hiệu chuẩn
|
5
|
Thùng, chưa hiệu chuẩn
|
Thùng xử lý, chưa
được hiệu chuẩn; các đường ống
|
6
|
Khay
|
Khay, giá, thùng hở
|
7
|
Lồng
|
Công-ten-nơ đặc
biệt, an toàn tới hạn
|
8
|
Thùng chứa phân loại
theo thể tích (lít)
“Thùng lưu giữ” và thể tích
|
Lọ chứa mẫu và thùng chứa nhỏ khác
|
< 0.5
|
A
|
|
Lọ, thùng hộp, lon
|
0.5 - 1
|
E
|
|
Lọ, thùng hộp, lon
|
> 1 - 5
|
G
|
|
Lọ, thùng hộp, lon và thùng trụ đựng UF6
|
> 5 - 10
|
H
|
|
Thùng hộp, lon
|
> 10 - 15
|
J
|
|
Thùng hộp, thùng trụ
|
> 15 - 20
|
K
|
|
Thùng trụ
|
> 20 - 50
|
L
|
|
Thùng trụ
|
> 50 - 100
|
M
|
|
Thùng trụ, thùng tròn
|
> 100 - 200
|
N
|
|
Thùng trụ, thùng tròn
|
> 200 - 500
|
Q
|
|
Thùng trụ đựng UF6 (2 t)
|
> 500 - 1000
|
R
|
|
Thùng trụ đựng UF6 (10-14 t)
|
> 1000 - 5000
|
U
|
|
Thùng chứa lớn hơn, vd. xe bồn
|
> 5000
|
V
|
Thùng chứa khác
|
|
|
Ø
|
Đặc điểm (4): Tình
trạng và chất lượng chiếu xạ
Từ khóa
|
Giải thích
|
Mã
|
Chưa chiếu xạ
|
Đã chiếu xạ
|
Nhiên liệu tươi
|
Bó nhiên liệu tươi
|
F
|
|
Đã cháy
|
Nhiên liệu đã cháy
trước khi tái chế
|
|
G
|
Được sản xuất
|
Các vật phẩm được
sản xuất ra (không phải là một bó thanh hoàn chỉnh) và không thể lấy mẫu,
nhưng có thể đo bằng phương pháp không phá hủy
|
A
|
H
|
Tinh khiết, bền
|
Vật liệu đồng nhất,
có độ tinh khiết và độ bền cao ở cả dạng vật lý và hóa học (vd. sản phẩm, sản
phẩm trung gian, một số vật liệu phôi)
|
B
|
J
|
Tinh khiết
|
Vật liệu có độ tinh
khiết cao nhưng có thể kém đồng nhất và bền hơn loại trên (vd. một số sản
phẩm trung gian, phế thải sạch, vật liệu phôi)
|
C
|
K
|
Không đồng nhất
|
Các vật liệu không
đồng nhất có thành phần nói chung là tương tự nhau nhưng không tinh khiết
(vd. hầu hết các phế liệu và vật liệu tái chế)
|
D
|
L
|
Pha tạp
|
Các vật liệu không
đồng nhất có thành phần khác nhau và/hoặc hỗn hợp, có thể có hàm lượng vật
liệu hạt nhân thấp (vd. phế liệu bẩn, chất thải)
|
E
|
M
|
7. Cột 7: “Nguyên tố”:
ghi tên hoặc mã của nguyên tố như sau:
Từ khóa
|
Mã
|
Urani nghèo
|
D
|
Urani tự nhiên
|
N
|
Urani giàu
|
E
|
Urani, hỗn hợp
|
U
|
Plutoni
|
P
|
Thori
|
T
|
8. Cột 8: “Khối lượng
nguyên tố”: Ghi khối lượng của nguyên tố sử dụng các đơn vị sau:
(a) Gam đối với
plutoni;
(b) Gam của tổng
urani đối với urani giàu;
(c) Kilôgam (hoặc
gam) đối với thori, urani tự nhiên và urani nghèo;
(d) Gam hoặc kilôgam
đối với urani hỗn hợp, tùy thuộc vào vật liệu hạt nhân là uran giàu hay urani
nghèo hoặc urani tự nhiên.
Có thể làm tròn các
số liệu, nhưng không được làm tròn quá phần nguyên gần nhất của đơn vị được sử
dụng. Nếu làm tròn, cần cộng tổng khối lượng của từng hạng mục trong lô với
nhau trước khi làm tròn.
Khi báo cáo dữ liệu
không làm tròn, cần coi dấu thập phân là một ký tự riêng. Sai lệch số liệu giữa
bên gửi và bên nhận có thể phải biểu diễn bằng số âm, trong trường hợp này, đặt
dấu trừ vào đặt ngay trước con số trong cột đó.
9. Cột 9: “Đơn vị -
kg/g”: ghi đơn vị của “khối lượng nguyên tố” được báo cáo.
10. Cột 10: “Khối
lượng đồng vị phân hạch”: ghi khối lượng của các đồng vị U235 hoặc U233
(hoặc hỗn hợp U235 và U233) theo gam, nếu khối lượng này
liên quan đến urani giàu hoặc urani hỗn hợp.
11. Cột 11: “Mã đồng
vị”: để thể hiện loại đồng vị phân hạch và sử dụng một trong các mã sau:
|
Mã
|
Đối với đồng vị
phân hạch chỉ có U235
|
G
|
Đối với đồng vị
phân hạch có U235 và U233
|
J
|
Đối với đồng vị
phân hạch chỉ có U233
|
K
|
12. Cột 12: “Cơ sở đo
đạc”: cột này nhằm thể hiện việc đo số liệu của lô được báo cáo được thực hiện
tại MBA đó hay dựa trên cơ sở nào khác, sử dụng các từ khóa hoặc mã sau:
Từ khóa
|
Mã
|
Giải thích
|
Được đo
|
M
|
Số liệu của lô được đo tại MBA, bao gồm cả
tại các KMP trên đường biên giới của MBA đó
|
Được đo ở nơi khác
|
N
|
Số liệu của lô được đo tại MBA khác
|
Được nhắc lại
|
T
|
Số liệu của lô được đo tại MBA, đã được báo
cáo trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hoặc Báo cáo kiểm kê thực tế và chưa được
đo lại
|
Được dán nhãn
|
L
|
Số liệu của lô được đo tại MBA khác và được
báo cáo tại MBA hiện tại trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hoặc Báo cáo kiểm kê
thực tế và không đo lại
|
Nếu tại một KMP, chỉ
một vài thông số nhất định được đo (ví dụ, khối lượng tổng urani trong lô), và
các thông số khác được chấp nhận với giá trị danh nghĩa (vd. độ làm giàu theo
khai báo của cơ sở gửi), thì từ khóa được sử dụng là “được đo”.
13. Cột 13: “Chú
thích”: cột này được sử dụng để chỉ rằng sẽ có giải thích hoặc thông tin thêm
về dòng nhập đó. Ký tự “X” được sử dụng để thể hiện rằng có Thông tin chú thích
kèm theo báo cáo này.
14. Cột 14 và 15: “Sửa
chữa đối với”: cột này được dùng để chỉ rằng có sự chỉnh sửa trong một dòng
nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê trước đó hoặc trong Báo cáo thay đổi kiểm
kê hiện tại. Ghi số của báo cáo và số của dòng được chỉnh sửa vào cột này. Phần
còn lại của dòng cần lặp lại toàn bộ dòng nhập ban đầu, trừ các số liệu cần
phải chỉnh sửa chữa thì sửa lại.
Nếu phần chỉnh sửa
cần phải bổ sung một hoặc nhiều dòng vào báo cáo ban đầu thì số của các dòng
thể hiện trong cột này phải là số của dòng cuối cùng trong báo cáo ban đầu cộng
thêm 1, 2, v.v.
Mẫu
02-III/KSHN
BÁO
CÁO CÂN ĐỐI VẬT LIỆU
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN BÁO CÁO
1. Tên tổ chức, cá
nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: 4.
Fax:
II. NỘI DUNG BÁO CÁO
QUỐC GIA
VÙNG CÂN BẰNG VẬT LIỆU
|
GIAI ĐOẠN BÁO CÁO:
TỪ NGÀY
|
ĐẾN
|
BÁO CÁO SỐ
|
TRANG SỐ … TRONG TỔNG SỐ … TRANG
|
CHỮ KÝ
|
DÒNG NHẬP SỐ
|
TIẾP TỤC
|
TÊN DÒNG NHẬP
|
SỐ LIỆU KẾ TOÁN
|
CHÚ THÍCH
|
CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI
|
NGUYÊN TỐ
|
KHỐI LƯỢNG NGUYÊN
TỐ
|
ĐƠN VỊ kg/g
|
KHỐI LƯỢNG ĐƠN VỊ
PHÂN HẠCH (CHỈ ĐỐI VỚI URANI) (G)
|
MÃ ĐỒNG VỊ
|
BÁO CÁO SỐ
|
DÒNG NHẬP SỐ
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày ….. tháng
….. năm …..
NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Hướng dẫn điền vào phần
nội dung của Báo cáo cân đối vật liệu
Cần xây dựng Báo cáo
cân đối vật liệu trên cơ sở các số liệu chưa được làm tròn. Trong trường hợp để
chuẩn bị số liệu cần phải làm phép tính tổng (cộng thẳng hoặc cộng đại số) thì
cũng cần phải thực hiện với số liệu chưa được làm tròn. Để báo cáo, các số liệu
này có thể được làm tròn, nhưng không được vượt quá các đơn vị nguyên gần nhất.
Việc sử dụng làm tròn trong bất kỳ báo cáo nào (Báo cáo thay đổi kiểm kê, Báo
cáo kiểm kê định kỳ hoặc Báo cáo cân đối vật liệu) nói chung là sẽ cần phải
tính toán và báo cáo về việc điều chỉnh làm tròn trong các Báo cáo cân đối vật
liệu.
Báo cáo cân đối vật
liệu được xây dựng ngay cả trong trường hợp không có vật liệu hạt nhân trong MBA
tại thời điểm tiến hành kiểm kê thực tế và trong trường hợp không xảy ra giao
dịch nào trong suốt thời kỳ cân đối vật liệu.
Có thể gửi nhiều Báo
cáo cân đối vật liệu cùng nhau với cùng một số báo cáo.
Thông tin phần đầu
trang
- “Quốc gia”, “cơ sở”,
“vùng cân bằng vật liệu”: ghi tên hoặc mã của quốc gia, nhận dạng (hoặc mã) của
cơ sở và nhận dạng (hoặc mã) của vùng cân bằng vật liệu (MBA), được quy định
trong Tài liệu kèm theo của cơ sở.
- “Giai đoạn báo cáo”
của Báo cáo cân đối vật liệu cần được coi là sẽ kết thúc vào nửa đêm của ngày “đến”
được nêu; có nghĩa là thay đổi kiểm kê diễn ra trong ngày đó cần được báo cáo
trong Báo cáo cân đối vật liệu này. Giai đoạn cân đối vật liệu tiếp theo sẽ bắt
đầu vào 0 giờ của ngày kế tiếp.
- “Báo cáo số”: được
đánh số liên tiếp cho mỗi MBA.
- “Trang số … trong
tổng số … trang”: ghi trang số mấy (trong tổng số trang) và tổng số trang của
Báo cáo kiểm kê định kỳ.
Hướng dẫn theo cột
1. Cột 1: “Dòng nhập
số”: mỗi dòng nhập trong một Báo cáo cân đối vật liệu cần có một số riêng theo
thứ tự. Điều này cũng áp dụng đối với Báo cáo cân đối vật liệu bao gồm nhiều
trang.
2. Cột 2: “Tiếp tục”:
nếu cần phải chia một số liệu nhập vào Báo cáo kiểm kê định kỳ thành nhiều dòng
(vd. trong trường hợp số liệu về lượng vật liệu có nhiều hơn 8 chữ số và phải
chia thành các số nhỏ hơn), thì viết chữ “C” vào cột “Tiếp tục” để chỉ ra rằng
dòng nhập đó là sự tiếp tục của dòng phía trên.
3. Cột 3: “Tên dòng
nhập”: trong cột này, cần sử dụng các từ khóa hoặc các mã sau theo bất kỳ trình
tự nào phù hợp.
Từ khóa
|
Mã
|
Giải thích
|
Kiểm kê thực tế ban
đầu
|
PB
|
Kiểm kê thực tế ban
đầu, cần phải giống với kiểm kê thực tế lần cuối của Báo cáo cân đối vật liệu
trước đó đối với cùng một loại vật liệu
|
Thay đổi kiểm kê:
xem Hướng dẫn điều Báo cáo thay đổi kiểm kê để biết về các từ khóa và mã liên
quan đến các loại thay đổi kiểm kê khác nhau
|
|
Đối với mỗi loại
thay đổi kiểm kê áp dụng cho MBA hiện tại, cần nhập dữ liệu tổng hợp cho toàn
bộ thời kỳ cân bằng vật liệu; liệt kê các thay đổi tăng trong kiểm kê trước
và sau đó là các thay đổi giảm; việc tiếp nhận vật liệu hạt nhân tại cơ sở
cần được đưa vào dữ liệu của đơn vị chuyển đi.
|
Kiểm kê trên sổ
sách lần cuối
|
BE
|
Tổng đại số của
kiểm kê thực tế ban đầu và các thay đổi kiểm kê, không bao gồm bất kỳ điều
chỉnh làm tròn nào như được báo cáo trong Báo cáo cân đối vật liệu.
|
Sai lệch giữa bên
gửi/bên nhận
|
DI
|
Cần nhập dữ liệu
tổng hợp cho tất cả các lượng Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận trong toàn bộ
thời kỳ báo cáo, nếu có.
|
Kiểm kê trên sổ
sách sau khi đã điều chỉnh
|
BA
|
Tổng đại số của
kiểm kê thực tế ban đầu và các thay đổi kiểm kê trong thời kỳ đó, được điều
chỉnh có tính đến các Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận
|
Kiểm kê thực tế lần
cuối
|
PE
|
Tổng tất cả các
lượng vật liệu hạt nhân hiện có trong lô, được đo hoặc dựa trên các căn cứ đo
đạc, vào ngày tiến hành kiểm kê thực tế.
|
MUF
|
MF
|
Vật liệu bị mất
không xác định được: lượng này cần được tính là lượng sai lệch giữa kiểm kê
trên sổ sách lần cuối và kiểm kê thực tế
|
Điều chỉnh làm tròn
đối với dòng nhập XX
|
RAXX
|
Lượng được thêm vào
tổng được làm tròn để làm cho tổng này bằng với tổng của các giới hạn làm
tròn. Điều chỉnh làm tròn được thực hiện với một dữ liệu nhập trong Báo cáo
cân đối vật liệu mà dữ liệu này đã được báo cáo khác trong ICR và PIL nhằm
đưa dữ liệu Báo cáo cân đối vật liệu này thống nhất với các dữ liệu tương ứng
được thiết lập trên cơ sở của các ICR và PIL.
Điều chỉnh làm tròn
cần được ghi theo mã RAXX trong đó XX thể hiện mã của dòng nhập liên quan đến
điều chỉnh làm tròn, vd. RALN là điều chỉnh làm tròn đối với dòng nhập tổng
hợp về việc mất hạt nhân.
Trong trường hợp điều
chỉnh làm tròn đối với kiểm kê trên sổ sách lần cuối, kiểm kê trên sổ sách
lần cuối đã được làm tròn hoặc MUF, cần sử dụng các công thức tương ứng sau:
RABE = PB + ICBáo
cáo cân đối vật liệu - BE
RABA = PB + ICBáo
cáo cân đối vật liệu - DI - BA
RAMF = BA - PE -
MF,
Trong đó ICBáo
cáo cân đối vật liệu là tổng các thay đổi kiểm kê trong Báo cáo cân
đối vật liệu được thực hiện với dấu đại số phù hợp để thể hiện các thay đổi
tăng hoặc thay đổi giảm.
|
4. Cột 4: “Nguyên tố”:
ghi tên hoặc mã của nguyên tố như sau:
Từ khóa
|
Mã
|
Urani nghèo
|
D
|
Urani tự nhiên
|
N
|
Urani giàu
|
E
|
Urani, hỗn hợp
|
U
|
Plutoni
|
P
|
Thori
|
T
|
5. Cột 5: “Khối lượng
nguyên tố”: Ghi khối lượng của nguyên tố sử dụng các đơn vị sau:
(a) Gam đối với
plutoni;
(b) Gam của tổng
urani đối với urani giàu;
(c) Kilôgam (hoặc
gam) đối với thori, urani tự nhiên và urani nghèo;
(d) Gam hoặc kilôgam
đối với urani hỗn hợp, tùy thuộc vào vật liệu hạt nhân là uran giàu hay urani
nghèo hoặc urani tự nhiên.
Có thể làm tròn các
số liệu, nhưng không được làm tròn quá phần nguyên gần nhất của đơn vị được sử
dụng. Nếu làm tròn, cần cộng tổng khối lượng của từng hạng mục trong lô với
nhau trước khi làm tròn.
Khi báo cáo dữ liệu
không làm tròn, cần coi dấu thập phân là một ký tự riêng. Sai lệch số liệu giữa
bên gửi và bên nhận có thể phải biểu diễn bằng số âm, trong trường hợp này, đặt
dấu trừ vào đặt ngay trước con số trong cột đó.
6. Cột 6: “Đơn vị -
kg/g”: ghi đơn vị của “khối lượng nguyên tố” được báo cáo.
7. Cột 7: “Khối lượng
đồng vị phân hạch”: ghi khối lượng của các đồng vị U235 hoặc U233
(hoặc hỗn hợp U235 và U233) theo gam, nếu khối lượng này
liên quan đến urani giàu hoặc urani hỗn hợp.
8. Cột 8: “Mã đồng vị”:
để thể hiện loại đồng vị phân hạch và sử dụng một trong các mã sau:
|
Mã
|
Đối với đồng vị
phân hạch chỉ có U235
|
G
|
Đối với đồng vị
phân hạch có U235 và U233
|
J
|
Đối với đồng vị
phân hạch chỉ có U233
|
K
|
9. Cột 9 và 10: “Sửa
chữa đối với”: cột này được dùng để chỉ rằng có sự chỉnh sửa trong một dòng
nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê trước đó hoặc trong Báo cáo thay đổi kiểm
kê hiện tại. Ghi số của báo cáo và số của dòng được chỉnh sửa vào cột này. Phần
còn lại của dòng cần lặp lại toàn bộ dòng nhập ban đầu, trừ các số liệu cần
phải chỉnh sửa chữa lại thì sửa lại.
Nếu phần chỉnh sửa
cần phải bổ sung một hoặc nhiều dòng vào báo cáo ban đầu thì số của các dòng
thể hiện trong cột này phải là số của dòng cuối cùng trong báo cáo ban đầu cộng
thêm 1, 2, v.v.
Mẫu
03-III/KSHN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO
CÁO THAY ĐỔI KIỂM KÊ
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN BÁO CÁO
1. Tên tổ chức, cá
nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: 4.
Fax:
II. NỘI DUNG BÁO CÁO
QUỐC GIA
CƠ SỞ
VÙNG CÂN BẰNG VẬT LIỆU (MBA)
|
GIAI ĐOẠN BÁO CÁO
TỪ NGÀY
BÁO CÁO SỐ
|
ĐẾN
|
TRANG SỐ … TRONG TỔNG SỐ … TRANG
|
CHỮ KÝ
|
DÒNG NHẬP SỐ
|
TIẾP TỤC
|
NGÀY DIỄN RA THAY
ĐỔI KIỂM KÊ
|
MBA/QUỐC GIA
|
LOẠI THAY ĐỔI KIỂM
KÊ
|
MÃ KMP
|
TÊN HOẶC SỐ CỦA LÔ
|
SỐ HẠNG MỤC CÓ
TRONG LÔ
|
MÔ TẢ VẬT LIỆU
|
SỐ LIỆU KẾ TOÁN
|
|
CƠ SỞ ĐO ĐẠC
|
CHÚ THÍCH
|
CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI
|
TỪ
|
ĐẾN
|
NGUYÊN TỐ
|
KHỐI LƯỢNG NGUYÊN
TỐ
|
ĐON VỊ kg/g
|
KHỐI LƯỢNG ĐỒNG VỊ
PHÂN HẠCH (CHỈ ĐỐI VỚI URANI) (g)
|
MÃ ĐỒNG VỊ
|
BÁO CÁO SỐ
|
DÒNG SỐ
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày ….. tháng
….. năm …..
NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Hướng dẫn điền vào phần
nội dung của Báo cáo thay đổi kiểm kê
Thông tin phần đầu
trang
- “Quốc gia”, “cơ sở”,
“vùng cân bằng vật liệu”: ghi tên hoặc mã của quốc gia, nhận dạng (hoặc mã) của
cơ sở và nhận dạng (hoặc mã) của vùng cân bằng vật liệu (MBA), được quy định
trong Tài liệu kèm theo của cơ sở.
- “Giai đoạn báo cáo”:
trong trường hợp báo cáo định kỳ, cần cung cấp giai đoạn báo cáo (ngày bắt đầu
và ngày kết thúc, thể hiện ở dạng năm/tháng/ngày).
- “Báo cáo số”: được
đánh số liên tiếp cho mỗi MBA.
- “Trang số … trong
tổng số … trang”: ghi trang số mấy (trong tổng số trang) và tổng số trang của
Báo cáo thay đổi kiểm kê.
Hướng dẫn theo cột
1. Cột 1: “Dòng nhập
số”: mỗi dòng nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê phải có một số riêng theo thứ
tự. Điều này cũng áp dụng trong trường hợp Báo cáo thay đổi kiểm kê có nhiều
trang. Một báo cáo không được có nhiều hơn 99 dòng nhập. Nếu nhiều hơn 99 dòng
nhập thì làm thành hai hoặc nhiều báo cáo.
2. Cột 2: “Tiếp tục”:
nếu cần phải chia một số liệu nhập vào Báo cáo kiểm kê định kỳ thành nhiều dòng
(vd. trong trường hợp số liệu về lượng vật liệu có nhiều hơn 8 chữ số và phải
chia thành các số nhỏ hơn), thì viết chữ “C” vào cột “Tiếp tục” để chỉ ra rằng
dòng nhập đó là sự tiếp tục của dòng phía trên.
3. Cột 3: “Ngày diễn
ra thay đổi kiểm kê”: ngày (năm/tháng/ngày) diễn ra hoặc thiết lập thay đổi
trong kiểm kê cần được ghi bằng số với 6 ký tự.
4. Cột 4 và 5: “MBA/quốc
gia”: các cột này cần ghi tên hoặc mã của các MBA mà vật liệu hạt nhân được
chuyển giao từ một MBA đến một MBA khác. Trong trường hợp xuất khẩu, nếu không
biết mã vùng cân bằng mà vật liệu được chuyển đến thì ghi mã của quốc gia.
Trong trường hợp nhập khẩu, cần phải báo cáo thông tin tương ứng về nơi chuyển
đi. Nếu thay đổi kiểm kê không liên quan đến chuyển giao vật liệu thì ghi mã
của vùng cân bằng vật liệu mà tại đó diễn ra thay đổi ở cột “đến” hoặc ở cột “từ”
hoặc ở cả hai cột.
5. Cột 6: “Loại thay
đổi kiểm kê”: Sử dụng một trong những từ khóa hoặc mã sau đây để điền vào cột này
(để thể hiện loại thay đổi kiểm kê).
Từ khóa
|
Mã
|
Giải thích
|
Tiếp nhận từ nước ngoài
|
RF
|
Vật liệu hạt nhân nhập vào Việt Nam
|
Tiếp nhận trong nước từ MBA khác
|
RD
|
Tiếp nhận vật liệu hạt nhân trong nước từ
một MBA khác
|
Tiếp nhận tại điểm vật liệu bắt đầu chịu
kiểm soát hạt nhân
|
RS
|
Tiếp nhận vật liệu hạt nhân trong nước tại điểm
vật liệu bắt đầu chịu kiểm soát hạt nhân
|
Tiếp nhận từ hoạt động không thuộc phạm vi
chịu kiểm soát hạt nhân
|
RN
|
Tiếp nhận vật liệu hạt nhân trong nước từ
hoạt động không thuộc phạm vi chịu kiểm soát hạt nhân (hoạt động quân sự được
phép)
|
Sản xuất hạt nhân
|
NP
|
Tạo ra vật liệu phân hạch đặc biệt trong lò
phản ứng (Pu, U233)
|
Hết miễn trừ, sử dụng
|
DU
|
Áp dụng lại kiểm soát hạt nhân đối với vật
liệu hạt nhân trước đó đã được miễn trừ theo điều khoản về mục đích sử dụng
|
Hết miễn trừ, số lượng
|
DQ
|
Áp dụng lại kiểm soát hạt nhân đối với vật
liệu hạt nhân trước đó đã được miễn trừ theo điều khoản về số lượng
|
Chuyển đi quốc tế
|
SF
|
Xuất khẩu vật liệu hạt nhân ra khỏi Việt Nam
|
Chuyển đi trong nước
|
SD
|
Chuyển vật liệu hạt nhân đến một MBA khác
trong nước
|
Đưa trở lại giai đoạn trước giai đoạn chịu
kiểm soát hạt nhân
|
SS
|
Chuyển vật liệu hạt nhân trở lại giai đoạn
trước giai đoạn thuộc phạm vi chịu kiểm soát hạt nhân
|
Chuyển đến hoạt động không thuộc phạm vi
kiểm soát hạt nhân
|
SN
|
Chuyển giao vật liệu hạt nhân trong nước
sang hoạt động không không thuộc phạm vi kiểm soát hạt nhân (hoạt động quân
sự được phép)
|
Mất hạt nhân
|
LN
|
Tiêu thụ vật liệu hạt nhân do chuyển hóa
thành (các) nguyên tố hoặc đồng vị khác trong các phản ứng hạt nhân
|
Loại thải đo được
|
LD
|
Mất do vận hành, nghĩa là mất một lượng vật
liệu hạt nhân trong quá trình xử lý. Lượng vật liệu này đo được hoặc đánh giá
được (trên cơ sở đo đạc) và đã được loại thải do không còn thích hợp cho mục
đích sử dụng hạt nhân nữa.
|
Chuyển thành chất thải lưu giữ
|
TW
|
Chuyển vật liệu hạt nhân đo được thành chất
thải được coi là không thể thu hồi được, lưu giữ tại MBA và sẽ được loại ra
khỏi kiểm kê của MBA đó.
|
Chuyển lại từ chất thải lưu giữ
|
FW
|
Chuyển vật liệu đã được lưu giữ tại MBA ở
dạng chất thải lưu giữ trở lại kiểm kê vật liệu hạt nhân. Mã này áp dụng
trong trường hợp vật liệu ở dạng chất thải lưu giữ được chuyển khỏi kho chứa
để xử lý tại MBA hoặc để chuyển ra khỏi MBA.
|
Miễn trừ, sử dụng
|
EU
|
Miễn trừ vật liệu hạt nhân khỏi kiểm soát
hạt nhân theo điều khoản về mục đích sử dụng
|
Miễn trừ, số lượng
|
EQ
|
Miễn trừ vật liệu hạt nhân khỏi kiểm soát
hạt nhân theo điều khoản về số lượng
|
Chấm dứt, sử dụng phi hạt nhân
|
TU
|
Hết trách nhiệm kiểm soát hạt nhân do vật
liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn đã được sử dụng hết hoặc pha loãng đến
mức không thể thu hồi được nữa
|
Mất ngẫu nhiên
|
LA
|
Mất không chủ ý và không thể lấy lại được
một lượng vật liệu hạt nhân đã biết do tai nạn vận hành
|
Được ngẫu nhiêu
|
GA
|
Vật liệu hạt nhân bất ngờ phát hiện được
tại MBA, ngoại trừ trường hợp phát hiện trong quá trình tiến hành kiểm kê
thực tế.
|
Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận
|
DI
|
Sự khác nhau giữa lượng vật liệu hạt nhân
do bên gửi xác định và lượng do cơ sở vận hành đo được tại MBA tiếp nhận.
|
Nếu vật liệu hạt nhân
được chuyển từ một lô sang một lô khác trong cùng một MBA, thì lượng tăng và
giảm tại các lô tương ứng sẽ được ghi trong các dòng nhập riêng, giống như thay
đổi kiểm kê (Lưu ý: lượng vật liệu hạt nhân trong MBA không thay đổi). Từ khóa
và mã trong các trường hợp này như sau:
Từ khóa
|
Mã
|
Giải thích
|
Giảm lượng trong lô
|
RM
|
Lượng vật liệu giảm đi trong lô
|
Tăng lượng trong lô
|
RP
|
Lượng vật liệu được thêm vào trong lô
|
6. Cột 7: “Mã KMP”:
ghi mã của điểm đo chủ chốt của dòng vật liệu.
7. Cột 8: “Tên hoặc
số của lô”: Đặt tên hoặc số cho mỗi lô trong báo cáo và ghi vào cột này. Sử
dụng chữ cái Latin, số, và các ký hiệu dấu phẩy, gạch chéo và gạch ngang để đặt
tên cho lô, nhưng không được nhiều hơn 8 ký tự. Tên hoặc số của lô được giữ
nguyên nếu chuyển từ MBA này sang một MBA khác. Các lô khác nhau thì phải có
tên khác nhau, kể cả khi vật liệu có cùng nhận dạng. Cần phân biệt giữa chữ cái
“Ø” và số 0. Thông tin này không cần phải lặp nếu sử dụng thủ tục “C”.
8. Cột 9: “Số lượng
hạng mục trong lô”: Ghi số lượng các hạng mục giống nhau trong một lô. Trong
trường hợp vật liệu không đếm được và trong trường hợp khi số lượng của hạng mục
không có ý nghĩa gì thì ghi số 0 vào cột này.
9. Cột 10: “Mô tả vật
liệu”: Cột này được sử dụng để mô tả các đặc điểm của vật liệu hạt nhân bằng
cách sử dụng bốn ký tự với các mã sau:
Đặc điểm (1): Dạng
vật lý
Từ khóa
|
Giải thích
|
Mã
|
Bó nhiên liệu
|
Bó nhiên liệu hoàn
chỉnh cho một hệ thống lò phản ứng cụ thể (vd. các bó thanh)
|
B
|
Các bộ phận của bó
nhiên liệu
|
Các phần cấu thành
nên bó nhiên liệu (vd ống hoặc đĩa)
|
D
|
Bột
|
Bột (không phải
gốm): bất kỳ vật liệu dạng bột mà không phải oxit và cacbua ở dạng gốm
|
F
|
Bột, gốm
|
Bột, dạng gốm: dạng
oxit hoặc cacbua được nung ở nhiệt độ cao để sản xuất nhiên liệu gốm
|
G
|
Được tạo dạng, màu
xanh
|
Viên và hạt màu
xanh lá cây: được tạo dạng bằng cách nén hoặc trộn bột gốm với chất kết dính
trước khi thiêu kết
|
H
|
Gốm
|
Viên và hạt gốm:
như trên, sau khi đã được bỏ liên kết và được thiêu kết
|
J
|
Hạt có lớp phủ
|
Các hạt gốm đã được
phủ lớp vỏ bảo vệ (vd. bằng SiC)
|
K
|
Dạng rắn, khác
|
Vật liệu rắn không
phải các loại kể trên (vd. thỏi, thanh, mẩu), nhưng không phải là vật liệu
hỗn hợp. Nhóm này cũng bao gồm UF6.
|
Ø
|
Chất lỏng
|
Dung dịch nước,
chất lỏng hữu cơ hoặc các chất lỏng khác
|
N
|
Bã và phế liệu
|
Bã và phế liệu sinh
ra do quá trình sản xuất, và sẽ được tái chế hoặc thu hồi
|
R
|
Nguồn kín
|
Nguồn bức xạ chứa
vật liệu phân hạch được đựng trong vỏ kín vĩnh viễn
|
QS
|
Chất thải, lỏng
|
Chất thải lỏng dự
định sẽ chôn thải
|
U
|
Chất thải, rắn
|
Chất thải rắn dự
định sẽ chôn thải
|
T
|
Mẫu vật nhỏ
|
Mẫu vật phân tích,
được tập hợp thành một lô riêng
|
V
|
Đặc điểm (2): Dạng
hóa học
Từ khóa
|
Giải thích
|
Mã
|
Dạng nguyên tố
|
Kim loại không ở
dạng hợp kim
|
D
|
Fluorua
|
Bất kỳ florua nào
trừ hexaflorua
|
E
|
Hex
|
Hexafluorua
|
G
|
Nitrat
|
Nitrat
|
J
|
ADU
|
Ammonium diuranate
|
K
|
Dioxit
|
Dioxit
|
Q
|
Trioxit
|
Trioxit
|
T
|
Oxit (3/8)
|
Oxit có công thức M3O8
|
U
|
Các oxit khác
|
Các oxit khác, bao
gồm hỗn hợp các loại oxit khác nhau của cùng một nguyên tố
|
R
|
Oxit, có độc tính
|
Oxit hoặc hỗn hợp
oxit có chứa chất độc hạt nhân
|
V
|
Cacbua
|
Cacbua
|
W
|
Oxit/than chì
|
Hỗn hợp oxit/than
chì: (vd. nhiên liệu HTR)
|
X
|
Cacbua/than chì
|
Hỗn hợp cacbua/than
chì: (vd. nhiên liệu HTR)
|
Y
|
Nitrit
|
Nitrit
|
Z
|
Hữu cơ
|
Hợp chất hữu cơ
|
1
|
Các hợp chất khác
|
Các hợp chất khác,
muối và hỗn hợp
|
2
|
Hợp kim nhôm
|
Hợp kim nhôm, gồm
cả Al/Si
|
3
|
Hợp kim Si
|
Hợp kim Si và các
silicide
|
4
|
Hợp kim Zr
|
Hợp kim Zirconi
|
5
|
Hợp kim Mo & Ti
|
Hợp kim đôi hoặc ba
với molybden và titan
|
6
|
Các hợp kim khác
|
|
7
|
Vật liệu khác
|
Vật liệu có dạng
hóa học khác nhau được tập hợp trong một lô (vd. Mẫu vật phân tích)
|
Ø
|
Đặc điểm (3): Thùng
chứa
Từ khóa
|
Giải thích
|
Mã
|
Không có thùng chứa
|
Vật liệu không đặt
trong thùng chứa: các hạng mục không cần thùng chứa (bao gồm các bó và các bộ
phận của bó nhiên liệu, nếu để ngoài)
|
1
|
Đơn vị nhiên liệu
|
Đơn vị và các thành
phần nhiên liệu rời, trong các công-ten-nơ chuyển đi hoặc lưu giữ
|
2
|
Thùng chứa
|
Thùng chứa có che
chắn để chứa nhiên liệu đã cháy và nhiên liệu có hoạt tính cao khác
|
3
|
Trong vùng hoạt
|
Lò phản ứng, các bó
nhiên liệu trong vùng hoạt
|
4
|
Thùng, hiệu chuẩn
|
Thùng xử lý, được
hiệu chuẩn
|
5
|
Thùng, chưa hiệu chuẩn
|
Thùng xử lý, chưa
được hiệu chuẩn; các đường ống
|
6
|
Khay
|
Khay, giá, thùng hở
|
7
|
Lồng
|
Công-ten-nơ đặc
biệt, an toàn tới hạn
|
8
|
Thùng chứa phân loại
theo thể tích (lít)
“Thùng lưu giữ” và thể tích
|
Lọ chứa mẫu và thùng chứa nhỏ khác
|
< 0.5
|
A
|
|
Lọ, thùng hộp, lon
|
0.5 - 1
|
E
|
|
Lọ, thùng hộp, lon
|
> 1 - 5
|
G
|
|
Lọ, thùng hộp, lon và thùng trụ đựng UF6
|
> 5 - 10
|
H
|
|
Thùng hộp, lon
|
> 10 - 15
|
J
|
|
Thùng hộp, thùng trụ
|
> 15 - 20
|
K
|
|
Thùng trụ
|
> 20 - 50
|
L
|
|
Thùng trụ
|
> 50 - 100
|
M
|
|
Thùng trụ, thùng tròn
|
> 100 - 200
|
N
|
|
Thùng trụ, thùng tròn
|
> 200 - 500
|
Q
|
|
Thùng trụ đựng UF6 (2 t)
|
> 500 - 1000
|
R
|
|
Thùng trụ đựng UF6 (10-14 t)
|
> 1000 - 5000
|
U
|
|
Thùng chứa lớn hơn, vd. xe bồn
|
> 5000
|
V
|
Thùng chứa khác
|
|
|
Ø
|
Đặc điểm (4): Tình
trạng và chất lượng chiếu xạ
Từ khóa
|
Giải thích
|
Mã
|
Chưa chiếu xạ
|
Đã chiếu xạ
|
Nhiên liệu tươi
|
Bó nhiên liệu tươi
|
F
|
|
Đã cháy
|
Nhiên liệu đã cháy
trước khi tái chế
|
|
G
|
Được sản xuất
|
Các vật phẩm được
sản xuất ra (không phải là một bó thanh hoàn chỉnh) và không thể lấy mẫu,
nhưng có thể đo bằng phương pháp không phá hủy
|
A
|
H
|
Tinh khiết, bền
|
Vật liệu đồng nhất
được sản xuất tới đặc điểm kỹ thuật chặt chẽ về độ tinh khiết và độ bền ở cả
dạng vật lý và hóa học (vd. sản phẩm, sản phẩm trung gian, một số vật liệu
phôi)
|
B
|
J
|
Tinh khiết
|
Vật liệu tuân theo
đặc điểm kỹ thuật có độ tinh khiết cao mà có thể kém đồng nhất và bền hơn
loại trên (vd. một số sản phẩm trung gian, phế thải sạch, vật liệu phôi)
|
C
|
K
|
Không đồng nhất
|
Các vật liệu không
đồng nhất có thành phần nói chung là tương tự nhau nhưng không tuân theo các
đặc điểm về độ tinh khiết (vd. hầu hết các phế liệu và vật liệu tái chế)
|
D
|
L
|
Pha tạp
|
Các vật liệu không
đồng nhất có thành phần khác nhau và/hoặc hỗn hợp, có thể có hàm lượng vật
liệu hạt nhân thấp (vd. phế liệu bẩn, chất thải)
|
E
|
M
|
10. Cột 11: “Nguyên
tố”: ghi tên hoặc mã của nguyên tố như sau:
Từ khóa
|
Mã
|
Urani nghèo
|
D
|
Urani tự nhiên
|
N
|
Urani giàu
|
E
|
Urani, hỗn hợp
|
U
|
Plutoni
|
P
|
Thori
|
T
|
11. Cột 12: “Khối
lượng nguyên tố”: Ghi khối lượng của nguyên tố sử dụng các đơn vị sau:
(a) Gam đối với
plutoni;
(b) Gam của tổng
urani đối với urani giàu;
(c) Kilôgam (hoặc
gam) đối với thori, urani tự nhiên và urani nghèo;
(d) Gam hoặc kilôgam
đối với urani hỗn hợp, tùy thuộc vào dòng nhập đề cập đến uran giàu hay urani
nghèo hoặc urani tự nhiên.
Nếu muốn, có thể làm
tròn các dữ liệu, nhưng không được làm tròn quá phần nguyên gần nhất của đơn vị
được sử dụng. Nếu làm tròn, cần cộng tổng khối lượng của từng hạng mục trong lô
với nhau trước khi làm tròn.
Khi báo cáo dữ liệu
không làm tròn, cần coi dấu thập phân là một ký tự riêng. Sai lệch giữa gửi và
nhận có thể phải biểu diễn bằng số âm, trong trường hợp này cần đặt dấu trừ vào
đặt ngay trước con số trong cột đó.
12. Cột 13: “Đơn vị -
kg/g”: ghi đơn vị của khối lượng nguyên tố được báo cáo.
13. Cột 14: “Khối
lượng đồng vị phân hạch”: ghi khối lượng của các đồng vị U235 hoặc U233
hoặc hỗn hợp U235 và U233) theo gam, nếu khối lượng này
liên quan đến urani giàu hoặc urani hỗn hợp.
14. Cột 15: “Mã đồng
vị”: để thể hiện loại đồng vị phân hạch và sử dụng một trong các mã sau:
|
Mã
|
Đối với đồng vị
phân hạch chỉ có U235
|
G
|
Đối với đồng vị
phân hạch có U235 và U233
|
J
|
Đối với đồng vị
phân hạch chỉ có U233
|
K
|
15. Cột 16: “Cơ sở đo
đạc”: cột này nhằm thể hiện việc đo số liệu của lô được báo cáo được thực hiện
tại MBA đó hay dựa trên cơ sở nào, sử dụng các từ khóa hoặc mã sau:
Từ khóa
|
Mã
|
Giải thích
|
Được đo
|
M
|
Số liệu của lô được đo tại MBA, bao gồm cả
tại các KMP trên đường biên giới của MBA đó
|
Được đo ở nơi khác
|
N
|
Số liệu của lô được đo tại MBA khác
|
Được nhắc lại
|
T
|
Số liệu của lô được đo tại MBA, đã được báo
cáo trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hoặc Báo cáo kiểm kê thực tế và chưa được
đo lại
|
Được dán nhãn
|
L
|
Số liệu của lô được đo tại MBA khác và được
báo cáo tại MBA hiện tại trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hoặc Báo cáo kiểm kê
thực tế và không đo lại
|
Nếu tại một KMP, chỉ
một vài thông số nhất định được đo (ví dụ, khối lượng tổng urani trong lô), và
các thông số khác được chấp nhận với giá trị danh nghĩa (vd. độ làm giàu theo
khai báo của cơ sở gửi), thì từ khóa được sử dụng là “được đo”.
16. Cột 17: “Chú
thích”: cột này được sử dụng để chỉ rằng có lời giải thích hoặc thông tin thêm
cho dòng nhập đó. Ký tự “X” được sử dụng để thể hiện rằng có Thông tin chú
thích kèm theo báo cáo này.
17. Cột 18 và 19: “Sửa
chữa đối với”: cột này được dùng để chỉ rằng có sự chỉnh sửa trong một dòng
nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê trước đó hoặc trong Báo cáo thay đổi kiểm
kê hiện tại. Ghi số của báo cáo và số của dòng được sửa đổi vào cột này. Phần
còn lại của dòng cần lặp lại toàn bộ dòng nhập ban đầu, trừ các số liệu cần
phải chỉnh sửa chữa lại thì sửa lại.
Nếu phần chỉnh sửa
cần phải bổ sung một hoặc nhiều dòng vào báo cáo ban đầu thì số của các dòng
thể hiện trong cột này phải là số của dòng cuối cùng trong báo cáo ban đầu cộng
thêm 1, 2, v.v.
Mẫu
04-III/KSHN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
THÔNG
TIN CHÚ THÍCH
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN BÁO CÁO
1. Tên tổ chức, cá
nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: 4.
Fax:
II. NỘI DUNG CHÚ THÍCH
QUỐC GIA
CƠ SỞ
VÙNG CÂN BẰNG VẬT LIỆU
|
NGÀY
BÁO CÁO SỐ
|
TRANG SỐ … TRONG TỔNG SỐ … TRANG
|
CHỮ KÝ
|
DÒNG NHẬP SỐ
|
Mã MBA
|
Báo cáo số
|
Số dòng nhập
|
Ghi chú giải thích
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày ….. tháng
….. năm …..
NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Hướng dẫn điền vào
bản Thông tin chú thích
Thông tin phần đầu
trang
- “Quốc gia”, “cơ sở”,
“vùng cân bằng vật liệu”: ghi tên hoặc mã của quốc gia, nhận dạng (hoặc mã) của
cơ sở và nhận dạng (hoặc mã) của vùng cân bằng vật liệu (MBA), được quy định
trong Tài liệu kèm theo của cơ sở.
- “Ngày”: là ngày kết
thúc của thời kỳ báo cáo của Báo cáo cân đối vật liệu tương ứng.
- “Chú thích cho Báo
cáo số”: ghi số của Báo cáo được bản Thông tin chú thích này giải thích.
- “Trang số … trong
tổng số … trang”: ghi trang số mấy (trong tổng số trang) và tổng số trang của
Báo cáo kiểm kê định kỳ.
Hướng dẫn theo cột
1. Cột 2: “Mã vùng
cân bằng vật liệu”: điền mã vùng cân bằng vật liệu mà bản Thông tin chú thích này
giải thích.
2. Cột 3: “Số báo cáo”:
điền số báo cáo mà bản Thông tin chú thích này giải thích.
3. Cột 4: “Số dòng
nhập”: điều số dòng nhập mà bản Thông tin chú thích này giải thích.
4. Cột 5: “Giải thích”:
đưa ra giải thích ngắn gọn về vật liệu hạt nhân thuộc dòng nhập trong báo cáo
này.
PHỤ LỤC
IV
MẪU
BÁO CÁO XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Báo cáo xuất khẩu,
nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn được lập theo các mẫu sau:
TT
|
Báo cáo
|
Mẫu
|
1
|
Báo cáo đối với
việc xuất khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn
|
Mẫu 01-IV/KSHN
|
2
|
Báo cáo đối với
việc nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn
|
Mẫu 02-IV/KSHN
|
2. “Vật liệu hạt
nhân, vật liệu hạt nhân nguồn” trong Phụ lục này được gọi chung là “vật liệu
hạt nhân”.
Mẫu
01-IV/KSHN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO
CÁO ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU,
VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN BÁO CÁO
1. Tên tổ chức, cá
nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:
4. Fax:
II. ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU
1. Loại vật liệu hạt
nhân/vật liệu hạt nhân nguồn:
2. Khối lượng:
a) Tổng khối lượng
nguyên tố:
b) Khối lượng của
đồng vị phân hạch (nếu có):
3. Thành phần hóa
học:
4. Trạng thái vật lý:
5. Độ giàu hoặc thành
phần đồng vị (nếu có):
6. Số lượng (trong
trường hợp bó thanh nhiên liệu):
III. CÁC THÔNG TIN
LIÊN QUAN KHÁC
1. Đặc tính của thùng
chứa, bình chứa:
2. Phương tiện vận
chuyển:
3. Ngày và địa điểm
(vùng cân bằng vật liệu) vật liệu được chuẩn bị cho việc xuất đi (để có thể đến
xác minh lượng và thành phần của vật liệu):
4. Ngày dự kiến xuất
khẩu:
5. Ngày dự kiến đến
nơi nhận:
6. Quốc gia tiếp
nhận:
7. Cửa khẩu tiếp
nhận: Tỉnh/thành phố:
8. Địa điểm mà quốc
gia tiếp nhận sẽ nhận trách nhiệm kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt
nhân nguồn:
9. Dự kiến ngày mà
quốc gia tiếp nhận sẽ nhận trách nhiệm kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu
hạt nhân nguồn.
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày ….. tháng
….. năm …..
NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu
02-IV/KSHN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO
CÁO ĐỐI VỚI VIỆC NHẬP KHẨU,
VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN BÁO CÁO
1. Tên tổ chức, cá
nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:
4. Fax:
II. ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU
1. Loại vật liệu hạt
nhân/vật liệu hạt nhân nguồn:
2. Khối lượng:
a) Tổng khối lượng
nguyên tố:
b) Khối lượng của
đồng vị phân hạch (nếu có):
3. Thành phần hóa
học:
4. Trạng thái vật lý:
5. Độ giàu hoặc thành
phần đồng vị (nếu có):
6. Số lượng (trong
trường hợp bó thanh nhiên liệu):
III. CÁC THÔNG TIN
LIÊN QUAN KHÁC
1. Đặc tính của thùng
chứa, bình chứa:
2. Phương tiện vận
chuyển:
3. Quốc gia xuất
khẩu:
4. Ngày và địa điểm
(vùng cân bằng vật liệu) dự kiến tháo dỡ vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt
nhân ra khỏi kiện hàng (để có thể đến xác minh khối lượng và thành phần vật
liệu):
5. Ngày dự kiến nhập
khẩu vào Việt Nam:
6. Cửa khẩu nhập
khẩu: Tỉnh/thành phố:
7. Địa điểm mà tổ
chức/cá nhân sẽ nhận trách nhiệm kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân
nguồn:
8. Dự kiến ngày mà tổ
chức/cá nhân sẽ nhận trách nhiệm kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân
nguồn:
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
….., ngày ….. tháng
….. năm …..
NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC V
MẪU
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN HẾT TRÁCH NHIỆM CHỊU SỰ KIỂM SOÁT HẠT NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Mẫu 01-V/KSHN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
HẾT TRÁCH NHIỆM
THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT HẠT NHÂN
Kính gửi: Cục An toàn bức xạ và
hạt nhân
1. Tên tổ chức/cá
nhân đề nghị:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: 4.
Fax:
5. E-mail:
6. Người đứng đầu tổ
chức:
- Họ và tên:
- Chức vụ:
- Số giấy CMND/Hộ
chiếu:
7. Đề nghị được công
nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân đối với lượng vật
liệu hạt nhân/vật liệu hạt nhân nguồn sau:
a) Loại vật liệu hạt
nhân/vật liệu hạt nhân nguồn:
b) Khối lượng:
- Tổng khối lượng
nguyên tố:
- Khối lượng của đồng
vị phân hạch (nếu có):
c) Thành phần hóa
học:
d) Trạng thái vật lý:
đ) Độ giàu hoặc thành
phần đồng vị (nếu có):
e) Vùng cân bằng vật
liệu (hoặc địa điểm) hiện có lượng vật liệu hạt nhân/vật liệu hạt nhân nguồn
đó:
g) Mục đích sử dụng
hiện tại:
h) Đặc điểm thùng
chứa, bình chứa (nếu phù hợp):
8. Trường hợp được
công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân
- Đã được tiêu dùng
hết
- Đã được pha loãng
đến mức không còn sử dụng được cho bất kỳ một hoạt động hạt nhân nào.
Dự kiến mục đích sử
dụng phi hạt nhân:
Ngày dự kiến chuyển
sang mục đích sử dụng phi hạt nhân:
- Trên thực tế không
thể thu hồi lại được vì:
- Đã được chuyển giao
cho tổ chức, cá nhân khác
Tên và địa chỉ của tổ
chức, cá nhân được chuyển giao:
9. Các tài liệu kèm
theo:
(1)
(2)
….
Tôi cam đoan các khai
báo là đúng sự thật.
|
….., ngày ….. tháng
….. năm …..
NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Thông tư 02/2011/TT-BKHCN hướng dẫn kiểm soát vật liệu hạt nhân, hạt nhân nguồn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
THE
MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
---------
|
No.
02/2011/TT-BKHCN
|
Hanoi,
March 16, 2011
|
CIRCULAR GUIDING
THE CONTROL OF NUCLEAR MATERIALS AND SOURCE NUCLEAR MATERIALS Pursuant to the Government's
Decree No. 28/ 2008/ND-CP of March 14, 2008, defining the functions, tasks,
powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 45/2010/QD-TTg of June 14, 2010,
promulgating the Regulation on nuclear control;
The Minister of Science and Technology guides the control of nuclear materials
and source nuclear materials as follows: Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1.
Scope of regulation This Circular provides guidance on: 1. Nuclear
accounting process; 2.
Engineering dossiers of facilities subject to nuclear control; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 4. Nuclear accounting
dossiers; 5. Export and
import reports; 6. Special
reports; 7. Conditions
and procedures for recognizing the discharge of responsibility of organizations
and individuals to comply with nuclear control regulations. Article 2.
Subjects of application This Circular
applies to organizations and individuals that use, store, export or import
nuclear materials and source nuclear materials in Vietnam. Article 3.
Interpretation of terms 1. Material
batch means a portion of nuclear materials handled as a unit for inventory
purposes at a key measurement point. 2. Material
balance area (MBA) means an area inside or outside of a facility into or out of
which the quantity of nuclear material in each transfer can be determined and
in which a physical inventory can be conducted when necessary in order to
establish the material balance. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Chapter II NUCLEAR ACCOUNTING PROCESS, ENGINEERING DOSSIERS AND
INFORMATION REPORTS ON NUCLEAR MATERIALS AND SOURCE NUCLEAR MATERIALS Article 4.
Nuclear accounting process 1.
Organizations and individuals that use or store nuclear materials and source
nuclear materials specified in Articles 6 and 7 of the Regulation on nuclear
control, promulgated together with the Prime Minister's Decision No.
45/2010/QD-TTg of June 14,2010, shall set up and apply the nuclear accounting
process. 2. A nuclear
accounting process involves the following jobs: a/
Establishing a MBA and determining KMPs to serve the accounting and control of
nuclear materials and source nuclear materials at the facility; b/ Building
and applying a process to determine the quantity of nuclear materials and
source nuclear materials received, produced, transferred, lost or excluded from
the inventory sheet and the quantity of nuclear materials and source nuclear
materials physically inventoried at the facility; c/ Building
and applying a process to assess the accuracy and repetition of measurements
and approximate the reliability of these measurements; d/ Building
and applying a process to assess the difference between nuclear material and
source nuclear material amount measured in the place of departure and in the
place of admission; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 f/ Building
and applying a process, to assess immeasurable quantities of inventoried
nuclear materials and source nuclear materials and immeasurable losses; g/ Building and
applying a process of making and keeping nuclear accounting dossiers and
submitting nuclear accounts; h/ Appointing
personnel to take charge of nuclear accounting and control of nuclear materials
and source nuclear materials at the facility. Article 5.
Engineering dossiers 1.
Organizations and individuals that have facilities subject to nuclear control
shall make and submit all required engineering dossiers and report on
engineering changes as follows: a/ An
engineering dossier shall be made and submitted to the Vietnam Agency for
Radiation and Nuclear Safety within 15 days after the approval of a project to
construct a facility subject to nuclear control. Such dossier shall be made
under the guidance provided in Appendix I to this Circular (not printed herein)
and based on available information on the project. b/ An
engineering dossier shall be made and submitted to the Vietnam Agency for
Radiation and Nuclear Safety at least 240 days before the date of commencing
the construction of the facility subject to nuclear control. Such dossier shall
be made under the guidance provided in Appendix I to this Circular and based on
information included in the basic design. c/ Ad
engineering dossier shall be made and submitted to the Vietnam Agency for
Radiation and Nuclear Safety at least 240 days before the date planned for
first-time admission of nuclear materials and source nuclear materials into the
facility. Such dossier shall be made under the guidance provided in Appendix I
to this Circular and based on information included in the approved detailed
design. d/ A report
on engineering changes shall be made and submitted upon the occurrence of
changes in the engineering dossier specified at Point c of this Clause. Such
report must clearly indicate changed details and shall be submitted to the
Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety at least 90 days before the
date planned for completion of changes. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2.
Engineering dossiers and reports on engineering changes shall be supplemented
and finalized at the request of the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear
Safety. Article 6.
Information reports on nuclear materials and source nuclear materials 1.
Organizations and individuals that use or store nuclear materials and source
nuclear materials specified in Article 7 of the Regulation on nuclear control,
promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 45/2010/QD-TTg of
June 14. 2010. shall submit information reports on nuclear materials and source
nuclear materials to the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safely at
least 240 days before the date planned for first admission of these materials.
These reports shall be made under the guidance in Appendix II to this Circular
(not printed herein) . 2. In case of
a change in details in an information report on nuclear materials and source
nuclear materials already submitted under Clause 1 of this Article, such report
shall be remade, indicating such change, and submitted to Vietnam Agency for
Radiation and Nuclear Safety the within 15 days after the occurrence of the
change. 3.
Information reports on nuclear materials and source nuclear materials shall be
supplemented and finalized at the request of the Vietnam Agency for Radiation
and Nuclear Safety. Chapter
III NUCLEAR ACCOUNTING DOSSIERS Article 7.
Nuclear accounting dossiers 1.
Organizations and individuals that use or store nuclear materials and source
nuclear materials as specified in Articles 6 and 7 of the Regulation on nuclear
control, promulgated together with the Prime Minister's Decision No.
45/2010/QD-TTg of June 14, 2010, shall make and keep nuclear accounting
dossiers and submit nuclear accounts. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. A nuclear
accounting dossier shall be kept during the presence of nuclear materials and
source nuclear materials at the facility and for at least 5 years after making
the dossier. Article 8.
Nuclear accounts 1. A nuclear
account consists of a periodical inventory report, a material balance report,
an inventory change report and written remarks enclosed with these reports. 2. Periodical
inventory report means a report on results of inventory of nuclear material and
source nuclear material quantities following each periodical inventory at a
frequency approved by the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety.
Periodical inventory reports shall be made according to a form provided in
Appendix III to this Circular (not printed herein) and submitted to the Vietnam
Agency for Radiation and Nuclear Safety within 15 days after the completion of
a periodical, inventory. 3. Material
balance report means a report presenting the balance of materials based on
results of inventory of nuclear materials and source nuclear materials actually
present at the facility and inventory figures in the previous inventory period.
Material balance reports shall be made according to a form provided in Appendix
III to this Circular and submitted to the Vietnam Agency for Radiation and
Nuclear Safety together with periodical inventory reports specified in Clause 2
of this Article? 4. Inventory
change report means a report on change in nuclear material and source nuclear
material quantities at the facility, Inventory change reports shall be made
according to a form provided in Appendix III to this Circular and submitted to
the Vietnam Agency fox Radiation and Nuclear Safety within 15 days after the
occurrence of a change in nuclear material and source nuclear material
quantities in the MBA. 5. Written
remarks means documents enclosed with reports specified in Clauses 2. 3 and 4
of this Article, explaining inventory changes or notable points in each report.
Written remarks shall be made according to a form provided in Appendix III to
this Circular. Article 9.
Nuclear accounting documents Nuclear accounting documents include: 1. Inventory
change documents which present changes in nuclear material and source nuclear
material quantities in each batch and information related to material
characteristics and batch data. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Documents
on adjustments and modifications which present all adjustments and
modifications already made in relation to inventory changes and the difference
between book inventory and physical inventory-. Article
10. Operation dossiers An operation
dossier contains the following details: 1. Operation
data which are used to determine changes in the amount and composition of
nuclear materials: 2. Data
obtained through the correction of containing vessels and equipment, sample
taking and analysis: process of measurement quality control: unbiased errors
and biased errors; 3.
Description of steps of preparing and conducting physical inventory to assure
that the inventory is accurate and adequate: 4.
Description of steps of confirming causes and level of material losses. Chapter IV REPORTS ON EXPORT OR IMPORT OF NUCLEAR MATERIALS AND
SOURCE NUCLEAR MATERIALS AND SPECIAL REPORTS ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. Exporters
of nuclear materials and source nuclear materials shall, within 30 days before
the dale planned for export of the first batch, send reports made according to
a form provided in Appendix IV to this Circular (not printed herein), enclosed
with copies of signed export contracts to the Vietnam Agency for Radiation and
Nuclear Safely. 2. Importers
of nuclear materials and source nuclear materials shall, within 15 days before
the date planned for arrival of materials in Vietnam, send reports made
according to a form provided in Appendix IV to this Circular. enclosed with
copies of import contracts to the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear
Safety. 3. In case of
a change in reported information on export or import of nuclear materials and
source nuclear materials, an exporter or importer shall report such change in
writing to the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety before the dale
planned for export ox import. 4. At the
request of the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety, exporters and
importers of nuclear materials and source nuclear materials shall clarify or
supplement information in their submitted reports under Clauses 1, 2 and 3 of
this Article. Article
12. Special reports 1. Special
reports means a reporting regime applicable to organizations and individuals
that use, store, export or import nuclear materials and source nuclear
materials in the following abnormal cases: a/ There
occurs an emergency or circumstance which may lead to a belief that a nuclear
material or source nuclear material is lost or possibly lost; b/ There is
an abnormal change in access surveillance or containment measures. 2. Special
reports in abnormal cases specified in Clause 1 of this Article are specified
as follows: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b/ Within 5
days after the detection of an abnormality, a written report thereon shall be
made and sent to the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety. Chapter V RECOGNITION OF DISCHARGE OF RESPONSIBILITY TO COMPLY
WITH NUCLEAR CONTROL REGULATIONS Article
13. Conditions on recognition of discharge of the responsibility to comply with
nuclear control regulations Organizations
and individuals will be recognized as having discharged their responsibility to
comply with nuclear control regulations with regard to nuclear materials and
source nuclear materials once these materials are spent or so diluted that they
can no longer be used for any nuclear activity or physically irretrievable. Article
14. Procedures for recognizing discharge of the responsibility to comply with
nuclear control regulations 1. Organizations
and individuals that wish to be recognized as having discharged their
responsibility to comply with nuclear, control regulations with regard to
nuclear materials and source nuclear materials shall send dossiers of request
for recognition to the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety. 2. A dossier
of request for recognition of discharge of the responsibility to comply with
nuclear control regulations comprises a/ A request
for recognition of discharge of the responsibility to comply with nuclear
control regulations, made according to a form provided in Appendix V to this
Circular (not printed herein); ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Within 60
days after receiving a dossier of request for recognition of discharge of the
responsibility to comply with nuclear control regulations, the Vietnam Agency
for Radiation and Nuclear Safety shall verify information and grant or refuse
to grant a certificate of recognition of discharge of the responsibility to
comply with nuclear control regulations. In case of refusal, it shall reply in
writing, clearly staling the reason. Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS Article
15. Effect 1,This
Circular takes effect on June 1. 2011. 2. Any
problems arising in the course of implementation should be promptly reported to
the Ministry of Science and Technology for study, modification or supplementation. FOR
THE MINISTER OF
SCIENCE AND TECHNOLOGY DEPUTY MINISTER
Le Dinh Tien ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thông tư 02/2011/TT-BKHCN ngày 16/03/2011 hướng dẫn kiểm soát vật liệu hạt nhân, hạt nhân nguồn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
4.940
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|