Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 36/2011/TB-LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà Liêng bang Nga, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người ký: Vũ Huy Hoàng, Kovtun. A - G
Ngày ban hành: 27/12/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2011/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2011

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam trong khuôn khổ Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”, ký tại Hà Nội 27 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực chính thức kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao lục Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Thị Tuyết Mai

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA VỀ VIỆC TIẾP TỤC HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI THỀM LỤC ĐỊA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ LIÊN DOANH VIỆT - NGA “VIETSOVPETRO”

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga, sau đây gọi là các “Bên”;

Với mong muốn thúc đẩy phát triển hợp tác lâu dài giữa hai nước trong lĩnh vực dầu khí trên cơ sở duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga;

Với mục đích thúc đẩy hợp tác đầu tư trên cơ sở bình đẳng, hai Bên cùng có lợi trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí;

Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí ở thềm lục địa phía Nam CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô “Vietsovpetro” ký ngày 16 tháng 7 năm 1991;

Căn cứ Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về việc Liên bang Nga tiếp nhận nghĩa vụ của Bên Liên Xô theo Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí ở thềm lục địa phía Nam CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô “Vietsovpetro” ngày 16 tháng 7 năm 1991, ký ngày 27 tháng 5 năm 1993;

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Giải thích các từ ngữ

Trong Hiệp định này, các từ ngữ dưới đây được giải thích như sau:

Liên doanh” là Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”, được thành lập phù hợp các điều kiện của Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết về việc thành lập Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô “Vietsovpetro” để tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí ở thềm lục địa phía Nam CHXHCN Việt Nam ký ngày 19 tháng 6 năm 1981, hoạt động phù hợp với Hiệp định này và pháp luật CHXHCN Việt Nam;

Các Phía tham gia Liên doanh” là các tổ chức được các Bên ủy quyền quản lý và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Liên doanh;

Vốn điều lệ” có nghĩa là tổng giá trị phần vốn góp của các Bên được tính bằng tiền và ghi vào bản Điều lệ của Liên doanh;

Hoạt động Dầu khí” là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này;

Dầu thô” có nghĩa là các hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt, ozokerite hoặc hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp ngưng tụ hoặc chiết xuất;

Dầu Lãi” là phần Dầu thô còn lại sau khi trừ đi phần dầu dùng để nộp thuế tài nguyên (Royalty) và phần dầu để lại cho hoạt động dầu khí tại lô 09-1;

Khí thiên nhiên” có nghĩa là các hydrocarbon ở trạng thái khí trong các điều kiện vỉa và trên mặt đất;

Condensate” có nghĩa là các hydrocarbon ở trạng thái lỏng được tạo thành do tách khí thiên nhiên khai thác được từ các mỏ condensate;

Khí đồng hành” có nghĩa là hydrocarbon ở trạng thái khí được khai thác cùng với dầu;

Sản phẩm hàng hóa” có nghĩa là dầu, khí thiên nhiên và condensate do Liên doanh khai thác được từ lô 09-1, không bao gồm sản phẩm phi hàng hóa và hao phí công nghệ;

Sản phẩm phi hàng hóa” có nghĩa là dầu, khí thiên nhiên và condensate cần thiết để đảm bảo việc khai thác, xử lý, bảo quản và vận chuyển sản phẩm đến điểm giao;

Hao phí công nghệ sản phẩm” có nghĩa là những hao phí dầu, khí và condensate liên quan đến việc khai thác và xử lý, bảo quản và vận chuyển chúng đến điểm giao;

Điểm thu gom, kiểm kê, phân phối và giao sản phẩm hàng hóa” có nghĩa là địa điểm được trang bị các bể chứa cần thiết để bảo quản sản phẩm hàng hóa, các thiết bị công nghệ và đường ống dẫn, dụng cụ kiểm tra - đo lường (đầu mối kiểm kê) ở ngoài biển hoặc trên bờ, mà từ đó đưa sản phẩm hàng hóa đi bán;

Thuế tài nguyên” (Royalty) có nghĩa là khoản phải trả cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam do sử dụng tài nguyên lòng đất, được tính bằng tỷ lệ phần trăm của mỗi đơn vị sản phẩm hàng hóa do Liên doanh trả dưới dạng hiện vật hoặc tiền.

Đơn vị đo sản phẩm là:

Dầu và condensate đo bằng tấn mét được quy về điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 0,1 MPa và nhiệt độ 200C).

Khí đo bằng mét khối được quy về điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 0,1 Mpa và nhiệt độ 200C).

Điều 2. Quy chế của liên doanh

Liên doanh có tư cách pháp nhân và được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật CHXHCN Việt Nam.

Trong hoạt động của mình, Liên doanh tuân thủ các Hiệp định liên Chính phủ và liên quốc gia giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga, Hiệp định này, Điều lệ của Liên doanh và pháp luật CHXHCN Việt Nam.

Liên doanh có quyền nhân danh mình ký hợp đồng, có quyền tài sản và nhân thân phi tài sản và là bên nguyên và bên bị trước tòa án, hội đồng trọng tài và tòa án hòa giải.

Tài sản của Liên doanh không bị quốc hữu hóa.

Liên doanh thực hiện hoạt động của mình trên cơ sở các chương trình sản xuất hàng năm và dài hạn do Liên doanh soạn thảo và được phê duyệt theo thể thức quy định trong Điều lệ của Liên doanh.

Liên doanh chịu trách nhiệm vật chất về các nghĩa vụ của mình trong phạm vi tài sản thuộc Liên doanh.

Liên doanh không chịu trách nhiệm vật chất về các nghĩa vụ của các Bên và các Phía tham gia Liên doanh, cũng như các Bên và các Phía tham gia Liên doanh không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của Liên doanh.

Điều 3. Các phía tham gia liên doanh

Các Phía tham gia Liên doanh là:

Của Bên Việt Nam: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam “Petrovietnam”;

Của Bên Nga: Công ty Cổ phần mở Zarubezhneft;

Các Phía tham gia Liên doanh thực hiện chức năng của mình thông qua Hội đồng Liên doanh.

Mỗi Bên có quyền thay thế Phía tham gia Liên doanh của mình mà không thay đổi các điều kiện của Hiệp định này, sau khi báo trước bằng văn bản về việc đó cho Bên kia ít nhất là hai tháng.

Điều 4. Đối tượng hoạt động của liên doanh

Đối tượng hoạt động chính của Liên doanh là tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học, khảo sát thiết kế, thăm dò địa chất, thiết kế các mỏ và khai thác dầu và khí, thu gom và xử lý dầu, khí và condensate, bán các sản phẩm dầu khí này tại CHXHCN Việt Nam, Liên bang Nga và nước thứ ba thông qua tổ chức của CHXHCN Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, cũng như thực hiện các công việc và cung cấp các dịch vụ cho các tổ chức của CHXHCN Việt Nam, Liên bang Nga và nước thứ ba, nếu điều đó không gây thiệt hại cho hoạt động chính của Liên doanh.

Điều 5. Khu vực hoạt động của liên doanh

Khu vực hoạt động của Liên doanh trong khuôn khổ Hiệp định này bao gồm:

- Vùng biển trong giới hạn của lô 09-1 (tọa độ của lô 09-1 được ghi trong Phụ lục của Hiệp định này);

- Các khu đất có các công trình sản xuất và sinh hoạt công cộng, kể cả các công trình đang trong giai đoạn xây dựng và thiết kế, cũng như các công trình khác cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động dầu khí tại lô 09-1.

Hoạt động của Liên doanh tại các khu vực khác ở CHXHCN Việt Nam, Liên bang Nga và các nước thứ ba không được điều chỉnh bởi Hiệp định này.

Điều 6. Vốn điều lệ của liên doanh

Vốn điều lệ của Liên doanh là 1500 (một nghìn năm trăm) triệu đôla Mỹ.

Hai Bên xác nhận, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2010, tỷ lệ góp vốn của các Bên vào Vốn điều lệ như sau:

- Tỷ lệ góp vốn vào Vốn điều lệ của Bên Việt Nam là 50%;

- Tỷ lệ góp vốn vào Vốn điều lệ của Bên Nga là 50%.

Phía tham gia Nga theo ủy quyền của Bên Nga chuyển cho Phía tham gia Việt Nam 1% Vốn điều lệ của Liên doanh. Phía tham gia Việt Nam theo ủy quyền của Bên Việt Nam chuyển cho Phía tham gia Nga số tiền là 15 (mười lăm) triệu đôla Mỹ trước ngày 01 tháng 3 năm 2011. Việc chuyển giao này không phải chịu bất kỳ một khoản thuế nào.

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, tỷ lệ góp vốn của các Bên vào Vốn điều lệ như sau:

- Tỷ lệ góp vốn vào Vốn điều lệ của Bên Việt Nam là 51%;

- Tỷ lệ góp vốn vào Vốn điều lệ của Bên Nga là 49%.

Trong quá trình hoạt động của mình, Liên doanh không được phép thay đổi Vốn điều lệ.

Điều 7. Trách nhiệm và bảo đảm của bên Việt Nam

Để tạo điều kiện đảm bảo hoạt động của Liên doanh có hiệu quả, bên Việt Nam cam kết như sau:

Dành cho Liên doanh sử dụng có phí các vùng biển và khu đất cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của Liên doanh;

Theo đề nghị của Liên doanh, cấp giấy phép để xây dựng các công trình và hệ thống thiết bị liên quan đến việc thăm dò và khai thác dầu khí và để thiết lập xung quanh các công trình này vùng an toàn, cũng như thông báo bằng hình thức thích hợp cho người đi người biển biết về việc xây dựng các công trình, hệ thống thiết bị và việc thiết lập các vùng an toàn;

Tiếp nhận các công trình và hệ thống thiết bị của Liên doanh, cũng như các vùng an toàn xung quanh các công trình, hệ thống thiết bị này thuộc thẩm quyền pháp lý của mình;

Cấp giấy phép đi lại trong phạm vi các vùng an toàn nói trên cho các tàu thuyền không thuộc Liên doanh;

Miễn cho Liên doanh thuế hải quan trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam trong khi chuyển đến và chuyển đi các vật tư, thiết bị và hàng hóa vật tư dùng cho việc thực hiện hoạt động chính của Liên doanh. Trong trường hợp chuyển nhượng các vật tư, thiết bị và hàng hóa vật tư nêu trên tại thị trường nội địa phải chịu thuế hải quan và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật CHXHCN Việt Nam.

Điều 8. Trách nhiệm của liên doanh

Liên doanh:

Chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chương trình sản xuất, duy trì trạng thái làm việc tốt của các phương tiện cảnh báo về sự có mặt của các công trình và hệ thống thiết bị, sử dụng hợp lý và bảo vệ lòng đất và bảo vệ môi trường xung quanh khỏi bị ô nhiễm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và pháp luật CHXHCN Việt Nam, cũng như tháo dỡ kịp thời các công trình và hệ thống thiết bị khi việc khai thác của các công trình, thiết bị này chấm dứt hoàn toàn.

Theo dõi và kiểm tra kịp thời, đầy đủ đối với mọi hình thức thanh toán về nộp thuế và phí cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam và thực hiện việc thanh toán với hai Phía tham gia Liên doanh;

Liên doanh có trách nhiệm trích lập quỹ thu dọn mỏ và thực hiện nghĩa vụ thu dọn mỏ theo quy định của pháp luật CHXHCN Việt Nam.

Điều 9. Phân chia dầu

Sản phẩm của Liên doanh khai thác được gồm ba phần: sản phẩm hàng hóa, sản phẩm phi hàng hóa và hao phí công nghệ sản phẩm; khối lượng sản phẩm khai thác hàng năm và hàng quý của Liên doanh do Ban giám đốc Liên doanh lập kế hoạch và được Hội đồng Liên doanh duyệt.

Giá bán sản phẩm hàng hóa của Liên doanh được xác định trên cơ sở giá hiện hành của thị trường thế giới. Tổ chức Việt Nam thực hiện việc bán sản phẩm hàng hóa chuyển vào tài khoản của Liên doanh số tiền bán mỗi lô sản phẩm hàng hóa này tương ứng với phần lợi nhuận chia cho Phía tham gia Nga, cũng như phần để lại cho Liên doanh, bằng đồng tiền thanh toán quy định trong hợp đồng bán sản phẩm hàng hóa.

Liên doanh thực hiện việc trả thuế tài nguyên (Royalty) cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam với mức 18% khối lượng sản phẩm hàng hóa hàng năm (dầu) dưới dạng hiện vật hoặc bằng tiền tùy thuộc ý muốn của Bên Việt Nam.

Để cấp vốn cho hoạt động sản xuất và lập các quỹ tương ứng của Liên doanh, các Phía tham gia Liên doanh để lại cho Liên doanh sử dụng tới 35% khối lượng sản phẩm hàng hóa hàng năm, tỷ lệ sẽ được các Phía tham gia Liên doanh xác định hàng năm và được Hội đồng Liên doanh phê duyệt, xuất phát từ các chương trình sản xuất của Liên doanh đã được thông qua. Phần giá trị khối lượng sản phẩm hàng hóa (dầu) để lại hàng năm mà chưa sử dụng hết, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được chia cho các Phía tham gia Liên doanh.

Phần khối lượng sản phẩm hàng hóa (dầu) hàng năm của Liên doanh sau khi hoàn hành nghĩa vụ thuế tài nguyên (Royalty), thuế xuất khẩu dầu thô và thuế đặc biệt/tương tự, trừ đi phần khối lượng sản phẩm hàng năm để lại cho Liên doanh sử dụng cho hoạt động dầu khí tại lô 09-1 và trích nộp phụ thu đối với Dầu Lãi khi giá dầu thô biến động tăng (nếu có) phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 của Hiệp định này.

Phần sản phẩm hàng hóa còn lại (dầu) hoặc giá trị tương đương bằng tiền của phần sản phẩm hàng hóa còn lại này được coi là lợi nhuận và chia cho hai Phía tham gia Liên doanh tỷ lệ với phần vốn góp của hai Bên trong Vốn điều lệ.

Phần sản phẩm hàng hóa (dầu) dưới dạng lợi nhuận chia cho Phía tham gia Nga có thể chuyển về Liên bang Nga hoặc tái xuất trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ về nộp thuế phù hợp với quy định tại Điều 12 của Hiệp định này.

Phần lợi nhuận của Phía tham gia Nga dưới dạng tiền khi chuyển ra khỏi biên giới Việt Nam không phải chịu thuế.

Bên Việt Nam có quyền ưu tiên mua phần sản phẩm hàng hóa (dầu) dưới dạng lợi nhuận chia cho các Phía tham gia Liên doanh theo giá thị trường thế giới với các điều kiện tương đương.

Điều 10. Sử dụng khí thiên nhiên, khí đồng hành và Condensate

Khí đồng hành thu được trong quá trình khai thác dầu, mà Liên doanh không sử dụng cho nhu cầu công nghệ, được chuyển giao miễn phí cho Bên Việt Nam tại mỏ.

Trong trường hợp có phát hiện và khai thác các mỏ khí hoặc condensate, việc sử dụng, đánh thuế và phân chia sản phẩm khai thác được sẽ là đối tượng của một thỏa thuận riêng giữa các Bên.

Điều 11. Thu nhập của liên doanh

Thu nhập của Liên doanh được hình thành từ:

Số tiền nhận được do bán phần sản phẩm hàng hóa để lại cho Liên doanh để trang trải các chi phí hoạt động dầu khí tại lô 09-1 và thành lập các quỹ của Liên doanh;

Việc thực hiện các công tác và dịch vụ, tiền lãi gửi ngân hàng của Liên doanh, cũng như bán vật tư, thiết bị và các phương tiện kỹ thuật dư thừa cho các tổ chức của CHXHCN Việt Nam, Liên bang Nga và các nước thứ ba, nếu điều đó không gây thiệt hại cho hoạt động chính của Liên doanh và cho các Phía tham gia Liên doanh. Thu nhập do các hoạt động này phải chịu thuế phù hợp với pháp luật CHXHCN Việt Nam và Liên doanh sử dụng thu nhập này theo thể thức do Hội đồng Liên doanh duyệt.

Điều 12. Nộp thuế và phí

Việc nộp thuế của Liên doanh được thực hiện phù hợp với Hiệp định này và pháp luật CHXHCN Việt Nam.

Toàn bộ khối lượng sản phẩm hàng hóa (dầu) của Liên doanh, kể cả dầu lãi của các Phía tham gia, sau khi trừ đi khối lượng dầu nộp thuế tài nguyên (Royalty):

- khi xuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu với thuế suất 10%;

- khi tiêu thụ nội địa phải chịu thuế đặc biệt/tương tự với thuế suất 10%.

Áp dụng phụ thu đối với phần Dầu Lãi của Liên doanh khi giá dầu thô tăng trên 20% so với giá dầu cơ sở theo quy định của pháp luật CHXHCN Việt Nam. Giá dầu cơ sở là 75 (bảy mươi lăm) USD/thùng và không thay đổi trong suốt thời gian hiệu lực của Hiệp định này. Trong trường hợp quy định pháp luật CHXHCN Việt Nam về mức phí nêu trên thay đổi, các Bên sẽ tiến hành đàm phán để sửa đổi quy định này của Hiệp định.

Thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 50% đối với phần khối lượng sản phẩm hàng hóa (dầu) khai thác hàng năm từ lô 09-1, sau khi khấu trừ thuế tài nguyên (Royalty), thuế xuất khẩu hoặc thuế đặc biệt/tương tự với thuế suất 10%, trừ đi phần khối lượng sản phẩm hàng hóa (dầu) hàng năm để Liên doanh thực hiện hoạt động dầu khí tại lô 09-1 và trừ trích nộp phụ thu đối với phần Dầu Lãi (nếu có) theo quy định tại khổ 3 Điều này.

Liên doanh chịu trách nhiệm trích từ nguồn hai Phía tham gia Liên doanh hàng năm để lại cho Liên doanh sử dụng cho hoạt động dầu khí tại lô 09-1 để nộp phí bảo vệ môi trường với mức phí theo quy định của pháp luật CHXHCN Việt Nam tại thời điểm ký Hiệp định này. Trong trường hợp quy định pháp luật CHXHCN Việt Nam về mức phí nêu trên thay đổi, các Bên sẽ tiến hành đàm phán để sửa đổi quy định này của Hiệp định.

Thuế và mức thuế suất nêu tại Hiệp định này được áp dụng ổn định trong thời hạn Hiệp định.

Điều 13. Hoạt động kinh tế đối ngoại

Liên doanh có quyền bán sản phẩm hàng hóa (dầu) thông qua các tổ chức Việt Nam trên cơ sở hợp đồng.

Liên doanh có quyền tự ký các thỏa thuận/hợp đồng nhập khẩu thiết bị, vật tư và dịch vụ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Liên doanh trên cơ sở kế hoạch sản xuất hàng năm được Hội đồng Liên doanh duyệt.

Các thỏa thuận/hợp đồng nhập khẩu thiết bị, vật tư và dịch vụ được ký kết trên cơ sở cạnh tranh có tính đến tình hình thị trường thế giới.

Khi ký các thỏa thuận/hợp đồng, Liên doanh phải bảo đảm ưu tiên mua thiết bị, vật tư, thực hiện các công việc và dịch vụ tại CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga có tính đến khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Liên doanh có quyền vay tiền của các ngân hàng và các tổ chức của các Bên và nước thứ ba để cấp vốn cho hoạt động của mình, cũng như mở tài khoản ở các ngân hàng Việt Nam hoặc ở các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại CHXHCN Việt Nam khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.

Điều 14. Hạch toán và báo cáo

Việc hạch toán kế toán và thống kê và báo cáo trong Liên doanh được thực hiện bằng đôla Mỹ, phù hợp với luật pháp CHXHCN Việt Nam, bằng tiếng Việt và tiếng Nga.

Liên doanh hàng quý trình cho các Phía tham gia Liên doanh báo cáo về hoạt động kinh tế - tài chính của mình.

Để thực hiện quyền kiểm tra của mình, mỗi Phía tham gia Liên doanh bất kỳ lúc nào cũng có quyền nhận thông tin và báo cáo về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của Liên doanh, tham khảo các tài liệu, cũng như tiến hành kiểm tra tài sản của Liên doanh.

Để kiểm tra hoạt động tài chính và kinh doanh của Liên doanh, thành lập Ban thanh tra do Hội đồng Liên doanh bổ nhiệm.

Bộ Tài chính CHXHCN Việt Nam chỉ định cơ quan kiểm toán để kiểm tra hồ sơ kế toán, báo cáo và góp ý đối với việc thực hiện công tác hạch toán kế toán ở Liên doanh.

Điều 15. Cơ quan quản lý

Cơ quan quản lý cao nhất của Liên doanh là Hội đồng Liên doanh

Trong thành phần của Hội đồng Liên doanh, mỗi Phía tham gia Liên doanh có số đại diện thường trực bằng nhau do các Phía tham gia Liên doanh bổ nhiệm. Số lượng đại diện thường trực của các Phía tham gia Liên doanh trong Hội đồng Liên doanh được xác định trên cơ sở nhất trí của các Phía tham gia Liên doanh.

Kỳ họp của Hội đồng Liên doanh được tiến hành không ít hơn một lần trong một năm.

Các đại diện Phía tham gia Liên doanh của mỗi Bên có một phiếu trong Hội đồng. Tất cả các quyết định của Hội đồng được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận.

Cơ quan điều hành của Liên doanh là Ban giám đốc, gồm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc do Hội đồng bổ nhiệm. Tổng giám đốc được bổ nhiệm trong số công dân Việt Nam, còn Phó tổng giám đốc thứ nhất được bổ nhiệm trong số công dân Liên bang Nga.

Tổng giám đốc thực hiện việc lãnh đạo trực tiếp hoạt động nghiệp vụ của Liên doanh trên cơ sở chế độ một thủ trưởng, trong phạm vi chức năng và quyền hạn do Điều lệ và các nghị quyết Hội đồng Liên doanh quy định.

Tổng Giám đốc có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Liên doanh.

Theo nghị quyết của Hội đồng Liên doanh có thể thành lập các cơ quan khác của Liên doanh cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra đối với Liên doanh.

Điều 16. Biên chế nhân viên của liên doanh

Biên chế nhân viên của Liên doanh bao gồm các công dân Việt Nam, Liên bang Nga và các nước khác thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Liên doanh, xuất phát từ nhu cầu sản xuất và khả năng tài chính, tự xác định số lượng nhân viên của Liên doanh và mức tiền lương của họ có tính đến thuế thu nhập cá nhân. Số lượng nhân viên và mức tiền lương do các Phía tham gia Liên doanh thỏa thuận và Hội đồng Liên doanh duyệt.

Các điều kiện và thể thức trả công lao động, các quyền xã hội của cán bộ công nhân viên Liên doanh được quy định trong Quy chế nhân viên của Liên doanh. Quy chế này là đối tượng thỏa thuận riêng của các Phía tham gia Liên doanh và sẽ tính đến các đặc điểm và điều kiện đặc biệt của hoạt động sản xuất của Liên doanh.

Liên doanh thực hiện trích nộp vào ngân sách Việt Nam phần bảo hiểm xã hội của cán bộ công dân Việt Nam theo quy định của luật pháp CHXHCN Việt Nam và trích nộp để bảo đảm chế độ hưu trí cho cán bộ công nhân viên Liên bang Nga và các nước khác thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập theo Điều lệ của Liên doanh.

Các cán bộ công nhân viên Liên bang Nga và các nước khác thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập của Liên doanh được miễn các nghĩa vụ công dân theo quy định của luật pháp CHXHCN Việt Nam, cũng như được miễn thuế hải quan đối với các vật dụng cá nhân và gia đình trong giới hạn nhu cầu cá nhân bình thường, khi nhập cảnh vào CHXHCN Việt Nam và khi xuất cảnh trở về.

Điều 17. Bảo hiểm

Tài sản của Liên doanh phải bảo hiểm ở các tổ chức bảo hiểm CHXHCN Việt Nam.

Điều 18. Thành lập các chi nhánh và cơ quan đại diện

Liên doanh, khi cần thiết, có thể thành lập các chi nhánh và cơ quan đại diện của mình trên lãnh thổ của CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga, cũng như nước thứ ba. Việc thành lập chi nhánh hoặc cơ quan đại diện do Hội đồng Liên doanh quyết định.

Điều 19. Giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp giữa các Phía tham gia Liên doanh có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết bằng thương lượng để hòa giải. Trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận nhất trí, tranh chấp giữa các Phía tham gia Liên doanh sẽ được giải quyết theo thể thức quy định trong Điều lệ của Liên doanh.

Các tranh chấp giữa Liên doanh với các pháp nhân Việt Nam hoặc với các công dân Việt Nam được giải quyết tại cơ quan trọng tài hoặc tòa án CHXHCN Việt Nam.

Điều 20. Chấm dứt hoạt động của liên doanh tại lô 09-1

24h00 giờ Hà Nội ngày 31 tháng 12 năm 2030 Liên doanh chấm dứt hoạt động tại lô 09-1, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động tại các dự án khí khác (nếu có).

Trong trường hợp này hoặc trường hợp Liên doanh giải thể trước ngày 31 tháng 12 năm 2030, toàn bộ tài sản hữu hình được hình thành và có được bằng nguồn do các Bên góp vốn vào Vốn điều lệ và bằng nguồn bán dầu từ lô 09-1 để lại cho Liên doanh hàng năm, nhằm phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh lô 09-1 (trừ tiền mặt, tiền trong tài khoản, giấy tờ có giá nếu có) sẽ chuyển thành sở hữu của Bên Việt Nam; Liên doanh và các Phía tham gia Liên doanh không phải chịu bất kỳ khoản thuế, phí và (hoặc) khoản nộp tương tự nào khác liên quan đến việc chuyển giao này. Liên doanh có quyền ưu tiên tiếp tục sử dụng tài sản này tại các dự án dầu khí khác theo điều kiện thuê có tính đến hiện trạng thực tế và hao mòn tự nhiên của tài sản.

Tài sản còn lại ngoài các tài sản bàn giao được quy định tại khổ 2 của Điều này, sau khi thực hiện các khoản phải thu, phải trả và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định của pháp luật CHXHCN Việt Nam được chia cho các Phía tham gia Liên doanh tương ứng với tỷ lệ góp vốn vào Vốn điều lệ của Liên doanh mà không phải chịu bất kỳ một khoản thuế, phí nào khác được quy định theo luật pháp CHXHCN Việt Nam.

Điều 21. Điều lệ của liên doanh

Các Bên ủy quyền cho Liên doanh trước ngày 01 tháng 4 năm 2011 soạn thảo, thỏa thuận và trình các Phía tham gia Liên doanh về nội dung sửa đổi Điều lệ của Liên doanh theo các điều khoản của Hiệp định này và theo quy định của pháp luật CHXHCN Việt Nam.

Điều lệ của Liên doanh được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật CHXHCN Việt Nam.

Điều 22. Hiệu lực của hiệp định

Hiệp định này được áp dụng tạm thời kể từ 01 tháng 01 năm 2011 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày nhận được qua kênh ngoại giao văn bản thông báo cuối cùng về việc các bên hoàn thành các thủ tục pháp lý nội bộ cần thiết để Hiệp định chính thức có hiệu lực. Hiệp định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 Hiệp định này sẽ thay thế các văn bản sau:

- Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí tại thềm lục địa phía Nam CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô “Vietsovpetro” ký ngày 16 tháng 7 năm 1991;

- Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về việc tiếp nhận nghĩa vụ của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết theo Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí tại thềm lục địa phía Nam CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô “Vietsovpetro” 16 tháng 7 năm 1991, ký ngày 27 tháng 5 năm 1993;

- Nghị định thư kèm theo Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí tại thềm lục địa phía Nam CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô “Vietsovpetro” ngày 16 tháng 7 năm 1991 ký ngày 01 tháng 3 năm 2001;

- Nghị định bổ sung Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí tại thềm lục địa phía Nam CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô “Vietsvpetro” ngày 16 tháng 7 năm 1991 ký ngày 16 tháng 12 năm 2005;

- Nghị định thư bổ sung Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí tại thềm lục địa phía Nam CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô “Vietsovpetro” ngày 16 tháng 7 năm 1991 ký ngày 11 tháng 9 năm 2007;

- Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí trên cơ sở Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô “Vietsovpetro” ký ngày 27 tháng 10 năm 2008.

Hiệp định này có thể được sửa đổi và/hoặc bổ sung trên cơ sở đồng ý của hai Bên bằng văn bản.

Làm tại Hà Nội ngày 27 tháng 12 năm 2010 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Nga, cả hai bản đều có giá trị như nhau.

THEO ỦY QUYỀN CỦA CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG THƯƠNG




Vũ Huy Hoàng

THEO ỦY QUYỀN CỦA
CHÍNH PHỦ
LIÊN BANG NGA
ĐẠI SỨ ĐẶC MỆNH
TOÀN QUYỀN LIÊN BANG NGA




Kovtun. A - G

PHỤ LỤC

CỦA HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA VỀ VIỆC TIẾP TỤC HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI THỀM LỤC ĐỊA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ LIÊN DOANH VIỆT - NGA “VIETSOVPETRO”

TỌA ĐỘ RANH GIỚI VÙNG BIỂN THUỘC KHU VỰC
HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN DOANH VIỆT - NGA “VIETSOVPETRO”

Lô 09-1

Sơ đồ:

Tọa độ:

Điểm

Vietnam - 1978 Datum, CM 1060 E

WGS - 84 Datum

Latitude

Longitude

x (m)

y (m)

Latitude

Longitude

A

90 55’ 12” N

1080 00’ 12” E

719622 E

1097143 N

90 55’ 19.711” N

1070 59’ 56.339” E

B

90 51’ 42” N

1080 07’ 24” E

 732824 E

 1090771 N

90 51’ 49.734” N

1080 07’ 08.285” E

C

90 33’ 36” N

1070 58’ 48” E

 717296 E

1057306 N

90 33’ 43.817” N

1070 58’ 32.367” E

D

90 25’ 06” N

1070 58’ 30” E

 716836 E

1041632 N

90 25’ 13.859” N

1070 58’ 14.375” E

E

90 25’ 18” N

1070 46’ 30” E

 694869 E

1041883 N

90 25’ 25.849” N

1070 46’ 14.470” E

F

90 35’ 24” N

1070 46’ 30” E

 694774 E

1060501 N

90 35’ 31.799” N

1070 46’ 14.462” E

G

90 39’ 12” N

1070 52’ 48” E

 706261 E

1067568 N

90 39’ 19.785” N

1070 52’ 32.410” E

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo hiệu lực của Hiệp định về tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam trong khuôn khổ Liên doanh Việt - Nga "Vietsopetro"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.030

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.97.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!